Bai Thuye Trinhkiem Toan

  • Uploaded by: Ngo Tuan Anh
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai Thuye Trinhkiem Toan as PDF for free.

More details

  • Words: 4,530
  • Pages: 10
Bài thuyết trình Chương 4: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Nhóm 1- TCDN47B Để cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thì nhất thiết phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Vì vậy trong chương này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về: hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên các vấn đề sau: I. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ II. Các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ III. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ IV. Thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam Chúng em rất mong có sự góp ý của cô để hoàn thành tốt nhất việc nghiên cứu về lĩnh vực này. I.Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ: 1. Khái niệm: Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động. 1.1. Bảo vệ tài sản của đơn vị Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau. 1.2. Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý vì vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và độ tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ khách quan các nội dung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt động. 1.3. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh 1

doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức. Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần: - Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp. - Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận . - Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác lập BCTC trung thực khách quan. 1.4.Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực. *Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ tuy nằm trong một thể thống nhất tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Cụ thể như nếu chúng ta muốn tăng cường việc bảo vệ tài sản thì sẽ làm tăng thêm chi phí như vậy sẽ không đảm bảo được mục tiêu nâng cao tính hiệu quả của hoạt động. Vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài hòa bốn mục tiêu nói trên. 2. Ưu và nhược điểm cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ: 2.1 Ưu điểm: Đó chính là bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ. 2.2 Nhược điểm: Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì các kiểm toán viên cần nhận thức rằng một hệ thống kiểm soát nội bộ dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể nào ngăn ngừa phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đó là: - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với lợi ích đem lại. - Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn vị mà ít có tác động đối với các nghiệp vụ bên ngoài đơn vị. - Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của người bị kiểm soát. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý.

2

II. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được xây dựng và không ngừng củng cố dựa trên 4 yếu tố chính sau: - Môi trường kiểm soát - Hệ thống kế toán - Các thủ tục kiểm soát - Hệ thống kiểm toán nội bộ. 1. Môi trường kiểm soát: 1.1 Khái niệm: Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. 1.2 Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát: Tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra kiểm soát trong các hoạt động của một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý tại doanh nghiệp đó. Và như vậy các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan điểm, thái độ và nhận thức của các nhà quản lý. * Môi trường bên trong bao gồm 5 nhân tố: 1.2.1 Đặc thù về quản lý: Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động doanh nghiệp của các nhà quản lý. Các quan điểm nhận thức và hành động của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp, chi phối việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra tính hệ thống trong việc ban hành triển khai thực hiện cho tới việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định đó. Hơn nữa một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp. Để thiết lập một cơ cấu tổ chức tốt các nhà quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: - Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của DN, không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận. - Thực hiện sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản. - Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận. 3

1.2.3 Chính sách nhân sự: Một doanh nghiệp muốn phát triển được thì phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên vì họ là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong doanh nghiệp và họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Nếu các nhân viên có năng lực và tin cậy nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của hệ thống kiểm soát, ngược lại nếu các nhân viên kém năng lực và thiếu trung thực thì hệ thống kiểm soát nội bộ không thể phát huy hiệu quả. Vì vậy chính sách nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Việc đào tạo bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp. 1.2.4 Công tác kế hoạch Để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành đồng bộ, khoa học thì trong bất kỳ hoạt động nào các nhà quản lý doanh nghiệp đều phải có kế hoạch rõ ràng bao gồm: - Kế hoạch sản xuất - Kế hoạch tài chính - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch hay dự toán đầu tư - … Trong đó đặc biệt quan tâm tới các kế hoạch tài chính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự luân chuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu. Đó là căn cứ để các nhà quản lý xem xét tiến độ thực hiện nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý điều chỉnh kịp thời. Đồng thời đây cũng là khía cạnh mà kiểm toán viên thường quan tâm trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.2.5 Ủy ban kiểm soát: Ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Ủy ban kiểm soát thường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Giám sát sự chấp hành luật pháp của công ty. - Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ. - Giám sát tiến trình lập BCTC. 4

- Dung hoà những bất đồng (nếu có) giữa Ban giám đốc với các kiểm toán viên bên ngoài. * Môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài là những nhân tố không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát như: đường lối phát triển đất nước, hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách của từng ngành nghề, sự kiểm soát của cơ quan cấp trên… 2. Hệ thống kế toán Hệ thống tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm: - Hệ thống chứng từ kế toán - Hệ thống sổ kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Mục đích của một hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức đó, thỏa mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán. Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết: - Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụ không có thực vào sổ sách của đơn vị. - Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý. - Tính đầy đủ: bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các khoản giá và phí. - Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đôg tài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán. - Tính đúng kỳ: bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịp thời theo quy định. - Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi vào sổ phụ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các BCTC của doanh nghiệp. 3. Các thủ tục kiểm soát Các thủ tục kiểm soát được các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: - Nguyên tắc phân công phân nhiệm - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm 5

- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn 3.1. Nguyên tắc phân công phân nhiệm Nội dung: trách nhiệm và công việc cần đựơc phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận. Tác dụng: tạo sự chuyên môn hoá trong công việc sai sót ít xảy ra, và khi xảy ra thường dễ phát hiện. 3.2 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm Nội dung: quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan. Tác dụng: nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn. 3.3 Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn Theo sự uỷ quyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định. Để tuân thủ tốt quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn. Sự phê chuẩn được thực hiện qua hai loại: phê chuẩn chung và phê chuẩn cụ thể. - Sự phê chuẩn chung được thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ. Ví dụ việc xây dựng và phê chuẩn bảng giá bán sản phẩm cố định, hạn mức tín dụng cho khách hàng… - Sự phê chuẩn cụ thể được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế riêng. 4. Kiểm toán nội bộ: Khái niệm: Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị. Kiểm toán nội bộ là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ phát huy tác dụng nếu: Về tổ chức: - Bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp đủ cao để không giới hạn phạm vu hoạt động của nó.

6

- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải được giao một quyền hạn tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra. Về nhân sự: -Tuyển chọn những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành. III.Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo một trình tự nhất định theo 4 bước sau: - Thu Thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho cac khoản mục trên báo cáo tài chính - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ) - Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ 1.Thu Thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc 1.1 Tìm hiểu Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trên hai mặt chủ yếu: - Thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm: + Thiết kế về quy chế kiểm soát + Thiết kế về bộ máy kiểm soát - Hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên phải tìm hiểu về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng theo từng yếu tố cấu thành để : - Đánh giá xem liệu BCTC có thể kiểm toán được hay không - Nhận diện đánh giá các sai phạm tiềm tàng - Quy định số lượng bằng chứng cần thu thập - Kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp Có rất nhiều phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó có hai cách phổ biến: Phương pháp tiếp cận theo khoản mục và Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ. - Phương pháp tiếp cận theo khoản mục: cách này dễ thực hiện nhưng kiểm toán viên sẽ khó đánh giá về những ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến các số dư của khoản mục trong BCTC. 7

Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ: theo phương pháp này các kiểm toán viên xem xét các chính sách, thủ tục kiểm soát đến từng chu trình nghiệp vụ. Phương pháp này cho phép kiểm toán viên phân chia các nghiệp vụ và các số dư tài khoản thành từng loại rõ ràng. Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ: Dựa vào kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng Xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng Kiểm tra chứng từ đã hoàn tất Quan sát các mặt hoạt động, quá trình hoạt động của công ty khách hàng. -

1.2 Mô tả: Phương pháp: Vẽ lưu đồ Bảng câu hỏi: bảng này đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, các câu hỏi được thiết kế dưới dạng “có”- “không” và các câu trả lời “không” sẽ cho thấy nhược điểm của kiểm soát nội bộ Bảng tường thuật Kiểm toán viên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc cả ba phương pháp tùy theo đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và quy mô của cuộc kiểm toán. *Ở bước 1 này nếu như trong quá trình tìm hiểu về các báo cáo tài chính này nếu kiểm toán viên thấy rằng các BCTC không thể kiểm toán được thì sẽ đưa ra lí do từ chối và rút khỏi hợp đồng còn nếu như có thể kiểm toán được thì ta hoàn tất các quá trình trong bước 1 và chuyển sang bước 2. 2.Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên báo cáo tài chính Các bước đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ: 2.1. Nhận diện mục tiêu kiểm soát: Kiểm toán viên sẽ vận dụng các mục tiêu kiểm soát nội bộ cụ thể cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu của công ty. 2.2. Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù Trong bước này kiểm toán viên không cần phải xem xét mọi quá trình kierm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ mang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán.

8

2.3. Nhận diện đánh giá nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ Nhược điểm được hiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC. 2.4. Đánh giá rủi ro kiểm soát • Nếu rủi ro kiểm soát đựơc đánh giá là tối đa, kiểm toán viên phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những gian lận sai sót. Trong trường hợp này kiểm toán viên không cần thử nghiệm kiểm soát . • Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên sẽ dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt thử nghiệm cơ bản. Trong trường hợp này sẽ thực hiện tuần tự thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản 3. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ) Mục đích: Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của quy chế, thủ tục kiểm soát để giảm thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ Phương pháp: Nếu thủ tục để lại dấu vết trên tài liệu » Kiểm tra tài liệu » Thực hiện lại thủ tục kiểm soát Nếu thủ tục không để lại dấu vết trên tài liệu » Quan sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ » Phỏng vấn nhân viên đơn vị về thủ tục kiểm soát. 4. Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ Bảng đánh giá kiểm soát nội bộ phản ánh các thông tin Mục tiêu của kiểm soát nội bộ với từng khoản mục, chu trình nghiệp vụ Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ do kiểm toán viên thu thập Bản chất, tính hệ trọng của rủi ro tương ứng Nguyên tắc thiết kế, vận hành thủ tục kiểm soát Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với từng khoản mục, chu trình

9

IV.Thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam: Hầu hết các DN VN đều chưa hình thành lên hệ thống kiểm soát nội bộ nếu cócũng chỉ là hữu danh vô thực Nguyên nhân: - Chưa hình thành hệ thống pháp lý đồng bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ trong DN: Trong quy định đối với công ty TNHH 1 thành viên, không có quy định cụ thể nào về kiểm toán nội bộ. Các quy định về cán bộ kiểm soát không đầy đủ và không thể thực hiện được nếu chưa có hướng dẫn cụ thể. Với loại hình công ty TNHH 2 thành viên, Luật DN không nêu quy định nào về trách nhiệm đối với tính đầy đủ và hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Quy định về vấn đề này đối với loại hình công ty cổ phần là đầy đủ nhất trong Luật DN, song vẫn thiếu các quy định cụ thể về kiểm toán nội bộ và không có yêu cầu nào về trách nhiệm liên quan đến kiểm soát nội bộ - Do đặc điểm của các DN Việt Nam hiện nay: phần lớn các doanh nghiệp VN hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều công ty quản lý theo kiểu gia đình, nhiều công ty khác do “lịch sử” để lại (trường hợp công ty Nhà nước) được xem là một giải thích tại sao quản trị doanh nghiệp, trong đó có kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Việt Nam chưa bài bản, việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng đúng mức. Khi thiếu hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ, những thông tin của DN dường như không được kiểm soát một cách hệ thống và đầy đủ. Điều đáng nói là, ngay cả cấp lãnh đạo, điều hành DN cũng khó có thể chắc chắn được mức độ chính xác của thông tin về tình hình hoạt động của DN. Lý do là, trong hoạt động của DN Việt Nam, rất nhiều chi phí, hoạt động của các bộ phận nằm ngoài sự kiểm soát của các cấp lãnh đạo DN. Hiện nay sự hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thích nghi, phải cố gắng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, trong đó yếu tố vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh hội nhập đó là phải xây dựng và củng cố bộ máy kiểm soát nội bộ. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, đó là một quy trình và là biện pháp để đạt mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích. Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của chúng em về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong quá trình nghiên cứu có những chỗ chúng em chưa có cái nhìn thấu đáo và có gì sai sót chúng em rất mong sự nhận xét của cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn

10

Related Documents

Bai Thuye Trinhkiem Toan
October 2019 21
Toan-a2-(bai-tap)
May 2020 14
Bai Toan Min Max
April 2020 18
Bai Toan Toi Uu
May 2020 10
Lap Trinh Bai Toan
May 2020 12

More Documents from ""

Bai Thuye Trinhkiem Toan
October 2019 21
070-076.pdf
June 2020 11
August 2019 27
Chuong 08
October 2019 23
1
August 2019 28
1 (1).docx
August 2019 49