LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT
Tên
1
Biểu đồ 1.l. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao
Trang
động theo trình độ của công ty TNHH Afaly Việt Nam 2
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – T7/2018.
3
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu hàng hóa nhập khẩu qua các năm
DANH MỤC BẢNG STT
Tên
1
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Afaly Việt Nam
2
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty Afaly Việt Nam giai đoạn 20162018
3
Bảng 1.2. Cơ cấu vốn của công ty TNHH Afaly Việt Nam
4
Bảng 1.3. Năng lực tài chính của Công ty TNHH Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018.
5
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – T7.2018
6
Bảng 2.2 Bảng kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2016 – T7/2018.
7 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu các mặt hàng nhập
Trang
khẩu giai đoạn 2016 – T7/2018. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
KNNK
Kim ngạch nhập khẩu
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
L/C
Letter of Credit
Thư tín dụng
C/O
Certificate of origin
Chứng nhận xuất xứ
DAF
Delivered At Frontier
Giao hàng tại biên giới
VNĐ
Việt Nam Đồng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH AFALY VIỆT NAM. 1.1 Giới thiệu về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Afaly Việt Nam. Tên công ty: CÔNG TY TNHH AFALY VIỆT NAM. Tên giao dịch: AFALY VINA CO.,LTD. Đại diện pháp luật: Hoàng Tiến Thường Trụ sở chính: số 76 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Văn phòng điều hành: số 76 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: 0981223626 Mã số thuế: 0104058357 Ngày cấp mã doanh nghiệp: 30/05/2016 Ngày bắt đầu hoạt động: 27/05/2016 Email:
[email protected]
Qúa trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH Afaly Việt Nam được thành lập ngày 30/05/2016 có trụ sở chính tại. Công ty được thành lập với mục tiêu trở thành đơn vị phân phối các loại ghế gia đình, ghế công sở… có mặt khắp tại thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Qua 3 năm hoạt động công ty đã dần mở rộng hoạt động kinh doanh của mình không chỉ cung cấp các loại bàn ghế mà còn cung cấp các loại đồ dùng gia đình khác. Đến nay công ty đã trở thành đơn vị nhập khẩu và bán buôn các loại bàn ghế, đồ dùng gia đình uy tín tại thị trường trong nước. Để cung cấp đa dạng các loại bàn ghế cũng như các loại đồ dùng khác công ty đã không ngừng mở rộng hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài chủ yếu tại Trung Quốc. 1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Công ty TNHH Afaly Việt Nam là công ty chuyên nhập khẩu và bán buôn các loại bàn ghế và đồ dùng gia đình khác. Tuy nhiên công ty chủ yếu nhập khẩu và cung cấp các loại bàn ghế trên thị trường. Đến nay công ty đang cung cấp cho thị trường Hà Nội và rất nhiều thị trường khác trong cả nước. Dưới đây là các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: -
Nhập khẩu các loại bàn ghế và đồ dùng gia đình khác.
-
Bán buôn và bán lẻ các loại bàn ghế và đồ dùng gia đình khác (trừ ô tô, mô tô, xe máy và các xe có động cơ khác).
-
Bán buôn tổng hợp.
-
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu và bán buôn các loại đồ dùng nội thất. 1.3 Cơ cấu tổ chức. Công ty TNHH Afaly Việt Nam hoạt động dưới hình thức các phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng khác nhau được điều hành bởi các Trưởng phòng. Cơ cấu tổ chức của công ty được mô tả như sơ đồ sau đây:
Ban giám đốc
Phòng kế toán
Phòng nhân sự
Phòng kinh doanh
Phòng đặt hàng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Afaly Việt Nam. (Nguồn: Phòng nhân sự của công ty TNHH Afaly Việt Nam) Ban Giám đốc: là người đứng đầu đại diện của công ty điều hành và ra quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời giám đốc cũng là người sẽ chịu mọi trách nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu và kinh doanh bàn ghế của công ty. Phòng đặt hàng: là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu như chuẩn bị bộ chứng từ cần thiết cho việc nhập khẩu, thương lượng giá với đối tác, đặt hàng và theo dõi đơn hàng. Đồng thời làm khiếu nại cũng như đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nhập khẩu. Phòng nhân sự: Phòng này đảm nhiệm vai trò tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân sự đảm bảo trình độ và năng lực kinh doanh cho công ty. Đây cũng là bộ phận nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến nhân viên, lao động của công ty chẳng hạn chế độ đãi ngộ, chính sách hoặc ban hành các chính sách thi đua khen thưởng và kỷ luật. Ngoài ra, phòng nhân sự còn có chức năng nghiên cứu, sắp xếp và tham mưu điều chuyển nhân sự vào các vị trí để phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: là phòng thực hiện các chiến lược và quyết định của Gi ám đốc để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu và xúc tiến bán các sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Đây cũng là bộ phận tìm kiếm và làm việc trực tiếp với các đối tác nhập khẩu và khách hàng Việt Nam. Ngoài ra, phòng nhân sự còn có
trách nhiệm lên kế hoạch để xúc tiến bán và báo cáo hoạt động thường niên cho Giám đốc phê duyệt. Phòng kế toán: là phòng quản lý tài chính của công ty. Đây là phòng giúp thanh toán các đơn hàng, thống kê giá trị tiền hàng nhập về hàng ngày, giá trị hàng xuất kho hàng ngày. Các nhân viên phòng kế toán cần thực hiện lên kế hoạch và báo cáo tổng hợp doanh thu hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho Ban giám đốc. Ngoài ra, phòng này cũng giúp thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc vận hành bộ máy kinh doanh của công ty như thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền sinh hoạt tại công ty… 1.4 Nhân lực của công ty. Xét đến hết quý III/2018 thì nguồn nhân lực của công ty có 50 công nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau. Các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau và đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Các trưởng phòng chính là cầu nối để liên kết các hoạt động của các phòng ban đồng thời thông báo kịp thời, chính xác các thông tin, quyết định từ Giasm đốc và các phòng ban khác. Nhờ cách thức hoạt động như thế mà công ty luôn đảm bảo hoạt động hiệu quả, không chồng chéo, vừa độc lập mà vừa liên kết với nhau. Dưới đây là cơ cấu lao động của công ty TNHH Afaly Việt Nam trong 3 năm gần đây: Bảng 1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018. Năm Chỉ tiêu
Năm 2016 Số
Năm 2017
lượng Tỷ
(người)
(%)
lệ Số lượng
Năm 2018 Tỷ (%)
lệ Số lượng
Tỷ
(người)
(%)
26
70,27
7
18,92
(người) 7
53,85
Lao động có
70,84 17
trình độ từ ĐH trở lên 5
38,46
5
20,83
lệ
Lao động có trình độ từ CĐ trở lên Lao động phổ 1
7,69
2
8,33
4
10,81
100
24
100
37
100
thông Tổng
lao 13
động (Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty TNHH Afaly Việt Nam) Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ của công ty TNHH Afaly Việt Nam. (Đơn vị: %) 120 100 80 60 40 20 0
Năm 2016
Năm 2017
Lao động có trình độ từ ĐH trở lên
Đến T7/2018 Lao động có trình độ từ CĐ trở lên
Lao động phổ thông
Nhận xét: Dựa vào bảng thống kê trên ta thấy, do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, số lượng nhân viên cũng tăng lên rõ rệt và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016 số lượng nhân viên chỉ đạt 13 người nhưng con số này đã tăng lên lần lượt là 24 (tăng 16,86% so với năm 2016) và 37 (tăng 15,57% so với năm 2017) lao động trong năm 2017 và 2018. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đáng kể qua các năm. Qua bảng số liệu có thể thấy, nguồn nhân lực có trình độ ĐH trở lên chiếm quá nửa tổng số nhân lực của công ty.
Có thể thấy, năm 2016 khi công ty mới bắt đầu thành lập nguồn nhân lực chưa thực sự lớn tổng số chỉ có khoảng 13 người bao gồm cả Ban giám đốc. Trong năm đầu thành lập, tỷ lệ lao động có trình độ từ ĐH trở lên chiếm đa số với 53,85%. Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý cũng như điều tiết hàng hóa, năm 2016 công ty mới chỉ thuê 1 nhân viên để quản lý kho với trình độ là lao động phổ thông. Khi khối lượng công việc tăng lên nhờ số lượng đặt hàng nhiều, nhu cầu sắp xếp và bốc dỡ hàng hóa nhiều nên số lượng lao động phổ thông đã tăng lên 4 người trong năm 2018. Mặc dù vậy, số lượng nhân viên có trình độ ĐH trở lên vẫn chiếm đa số với 70,27% Theo kế hoạch hoạt động của công ty, công ty đang có kế hoạch triển khai thêm nhiều chi nhánh nữa. Do đó nhu cầu nhân sự trong thời gian tới của công ty là tương đối lớn. 1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật. Công ty TNHH Afaly Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 76 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Trụ sở chính được thiết kế nhà kho tại tầng hầm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và các an toàn theo quy định. Các không gian bên trên được thiết kế làm văn phòng làm việc của các phòng ban khác nhau trong công ty. Mỗi phòng ban được trang bị những thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng theo nhu cầu của từng bộ phận. Mỗi phòng làm việc được lắp đặt đầy đủ hệ thống máy vi tính, máy in, máy fax, bàn ghế và môi trường làm việc hiện đại… Bên cạnh đó, công ty đang tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư để mở rộng nhà kho tại các tỉnh thành và khu vực khác để thuận tiện trong việc phân phối nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Hơn nữa với nhu cầu ngày càng cao, số lượng khách hàng của công ty cũng ngày càng gia tăng, do vậy để đáp ứng nhu cầu này công ty cũng đang dự định thành lập các chi nhánh văn phòng tại các tỉnh thành trọng điểm để thuận tiện giao dịch. 1.6. Năng lực tài chính của công ty Cơ cấu vốn của công ty.
Vốn điều lệ của công ty là 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng chẵn). Vốn điều lệ được huy động theo hình thức vốn góp. Cụ thể được thể hiện trong bảng cơ cấu vốn của công ty dưới đây: Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của công ty TNHH Afaly Việt Nam Stt
Cá nhân
Trị giá vốn góp Tỷ lệ (%) (VNĐ)
1
Phạm Quang Thức
350.000.000
35%
2
Hoàng Tiến Đạo
300.000.000
30%
3
Lê Thị Liễu
250.000.000
25%
4
Phạm Quang Dũng
50.000.000
5%
5
Hoàng Tiến Thường
50.000.000
5%
6
Tổng
1.000.000.000
100%
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Afaly Việt Nam) Doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2016 – tháng 7/2018. Bảng 1.3. Năng lực tài chính của công ty TNHH Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018. (Đơn vị: VNĐ) STT
2016
2017
2018
Năm Chỉ tiêu
1
Doanh thu thuần về bán 925.043.035 2.186.085.411 1.674.788.484 hàng và cung cấp dịch vụ
2
Lợi nhuận thuần từ hoạt 67.873.731
595.904.847
521.351.481
506.234.304
446.010.892
động kinh doanh. 3
Tổng lợi nhuận trước (2.313.744) thuế
4
Tổng lợi nhuận sau thuế (2.313.744)
394.862.757
347.888.496
thu nhập doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo kết quả doanh thu năm 2016, 2017, 2018 – Phòng kế toán công ty TNHH Afaly Việt Nam) Nhân xét: Dựa vào bảng trên ta thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng đáng kể, cùng với đó là mức lợi nhuận tăng ấn tượng. Theo đó lợi nhuận năm 2017 tăng 136% so với năm 2016. Mặc dù mới tính đến tháng 7/2018 nhưng mức lợi nhuận ghi nhận được gần xấp xỉ. Có thể thấy năng lực tài chính của công ty ngày càng lớn mạnh nhờ sự phát triển không ngừng trong 3 năm qua. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH AFALY VIỆT NAM. 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – tháng 7/2018. Công ty TNHH Afaly Việt Nam là công ty khởi nghiệp thành lập từ năm 2016 với quy mô nhỏ. Tuy nhiên sau 3 năm hoạt động, công ty đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Ngoài mở rộng về quy mô thị trường công ty đã và đang dần mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chính vì thế khi mới thành lập công ty mới chỉ bắt đầu với mặt hàng nội thất thông thường. Cho đến nay công ty đã trở thành đơn vị nhập khẩu và bán buôn nhiều loại đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ ti vi và nhiều đồ dùng gia đình khác phục vụ nhu cầu người dùng. Từ khi mới thành lập, công ty mới đánh trọng tâm vào thị trường phân phối là thị trường Hà Nội. Sau quá trình đầu tư, công ty đã lấn sân sang nhiều thị trường trọng điểm khác như TPHCM, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng….Tất cả những sự cố gắng đó được thể hiện rất cụ thể thông qua Bảng báo cáo doanh thu kinh doanh của công ty Afaly Việt Nam từ 2016 đến tháng 7/2018. Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – tháng 7/2018. (Đơn vị: VNĐ)
Stt Chỉ tiêu 1
2016
Doanh thu bán hàng và 2.043.883.035
2017
2018
2.364.581.932
1.783.035.842
178.496.521
108.247.358
cung cấp dịch vụ 2
Các khoản giảm trừ doanh 118.840.000 thu
3
Doanh thu thuần về bán 1.925.043.035
2.186126.085.41 1.674.788.484
hàng và cung cấp dịch
1
vụ(1-2) 4
Gía vốn hàng hóa
607.710.615
5
Lợi nhuận gộp về bán 1.317.332.420
1.278.981.306
870.231.102
907.104.105
804.557.382
36.213
35.670
9.653.797
7.854.781
301.581.674
275.386.790
9.837.888.090
10.521.351.481
hàng và cung cấp dịch vụ (3-4) 6
Doanh thu hoạt động tài 34.956 chính
7
Chi phí tài chính
5.367.337
8
Chi phí quản lý doanh 244.126.308 nghiệp
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt 7.825.948.945 động kinh doanh (5+6-78)
10
Lợi nhuận khác
1.526.323.000
1.637.435.300
2.739.777.900
11
Lợi nhuận trước thuế
9.352.271.945
11.582.892.925
13.626.721.900
12
Thuế suất thuế TNDN (%) 22
22
22
13
Thuế
2.572.567.897
3.174.564.233
9.034.656.482
10.767.895.554
thu
nhập
doanh 0
nghiệp 14
Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.352.271.945 (11 -13)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2016, 2017 – Phòng Kế toán Công ty TNHH Afaly Việt Nam.
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – tháng 7/2018. 2500
2000
1500 Doanh thu 1000
500
0 Năm 2016
Năm 2017
Đến T7/2018
Nhận xét: Qua số liệu thống kê trong Bảng báo cáo doanh thu ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động đáng kể. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên công ty hoạt động, do đó còn gặp nhiều khó khăn và phải đầu tư nhiều khoản chi phí cố định ban đầu. Do vậy, năm 2016 ghi nhận mức lợi nhuận âm công ty bị thua lỗ. Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, do tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như xây dựng được bộ máy hoạt động ổn định, tiết kiệm chi phí, lợi nhuận của công ty tăng vọt lên 136% đạt mức lợi nhuận là 394.862.757 thoát khỏi tình trạng thua lỗ và đạt được mức lợi nhuận khá ấn tượng trong thời gian đầu khởi nghiệp còn nhiều khó khăn. Đến năm 2018, mặc dù mới tính 7 tháng đầu năm nhưng lợi nhuận của 7 tháng đầu năm 2018 đã đạt 347.888.496 gần tương đương với mức lợi nhuận của năm 2017. Như vậy, có thể nói, lợi nhuận của công ty đang tăng đều qua các năm với mức tăng vô cùng ấn tượng. 2.2. Hoạt kinh doanh quốc tế của Công ty TNHH Afaly Việt Nam 2.2.1. Quy mô và cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. a. Gía trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – tháng 7/2018.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các đồ dùng nội thất gia đình, văn phòng, các hàng quán ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn hàng trong nước chưa đáp ứng được hết những tiêu chí và yêu cầu của người dùng. Do đó công ty đã không ngừng nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh nhập khẩu các loại bàn, ghế, kệ tủ và đồ dụng nội thất khác….nhằm làm đa dạng sản phẩm, mẫu mã. Kim ngạch nhập khẩu của công ty được thể hiện cụ thể trong bảng sau đây: Bảng 2.2: Bảng kim ngạch nhâp khẩu của công ty giai đoạn 2016 – T7/2018. (Đơn vị: VNĐ) Năm 2016 KNNK
403.278.495
2017
2018
1.045.516.832
749.391.673
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, KNNK của công ty TNHH Afaly Việt Nam tăng đáng kể qua các năm. Năm 2016 khởi điểm với giá trị nhập khẩu hơn 400 triệu đồng. Tuy nhiên sang đến năm 2017, hoạt động kinh doanh có nhiều khởi sắc, KNNK đã tăng lên hơn 1 tỷ đồng. Mới trải quả 7 tháng đầu năm 2018 nhưng KNNK của công ty đã ghi nhận ở mức gần 750 triệu đồng. Có thể thấy, nhờ nỗ lực mở rộng thị trường, ổn định hoạt động kinh doanh, công ty đã ngày càng gia tăng giá trị nhập khẩu và mang lại lợi nhuận cao cho công ty. b. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Công ty kinh doanh các mặt hàng nội thất chủ yếu là bàn, ghế và kệ tủ tivi cùng nhiều đồ dùng khác. Theo đó cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu được thể hiện chi tiết thông qua bảng dưới đây: Bảng 2.3: Bảng cơ cấu các mặt hàng nhâp khẩu giai đoạn 2016 – tháng 7/2018 (Đơn vị: %) 2016 Năm Mặt hàng
2017
2018
Ghế
47,29
51,73
53,91
Bàn
25,7
27,67
27,78
Tủ kệ
11,19
10,32
10,73
Khác
15,82
10.28
7.58
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Afaly Việt Nam) Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu được thể hiện qua biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty qua các năm. (Đơn vị: %) 120 100 80 60
40 20 0 Năm 2016
Năm 2017
Ghế
Bàn
T7/2018
Tủ kệ
Khác
Nhận xét: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty có sự phân hóa tương đối rõ rệt. Theo đó trong cả 3 năm các loại ghế vẫn là mặt hàng chiếm đa số thậm chí là chiếm 1/2 cơ cấu nhập khẩu chung. Cụ thể trong năm 2016, giá trị nhập khẩu mặt hàng ghế chiếm 47,29% và tăng lên 51,73% và đạt 53,91% trong 7 tháng đầu năm 2018. Đứng thứ 2 là mặt hàng bàn chiếm tỷ lệ 25,7% trong năm 2016 và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm lên 27,67% năm 2017. Riêng mặt hàng tủ kệ lại có xu hướng giảm nhẹ từ 11,19% xuống còn 10,32% trong năm 2017. Gía trị nhập khẩu của các mặt hàng khác cũng có xu hưởng giảm. Điều này là do sự biến động của thị trường cũng như khả năng tiếp cận thị trường của các loại mặt hàng này còn mới, chưa thu hút được lượng lớn người tiêu dùng.
2.2.2. Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Afaly Việt Nam giai đoạn 2016 – tháng 7/2018. Thị trường nhâp khẩu chính của công ty là các đối tác, nhà cung cấp tại Trung Quốc. Theo đó công ty đã và đang tìm kiếm những đối tác có uy tín và quy mô sản xuất lớn tại Trung Quốc. Hiện tại công ty mới đang lựa chọn trọng tâm một thị trường đó là Trung Quốc. Công ty đang không ngừng phát triển phát triển, tích lũy kinh nghiệm cũng như bổ sung tiềm lực tài chính để tìm kiếm và liên kết với nhiều đối tác lớn giúp ổn định nguồn nhập, giảm thiểu chi phí và rủi ro. 2.2.3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Afaly Việt Nam. Bước 1: Tìm kiếm đối tác và hỏi hàng. Đầu tiên công ty cần tìm kiếm các đối tác trên mạng lưới internet, các trang web của các công ty sản xuất và chế tác đồ nội thất tại Trung Quốc. Cùng với đó, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam để lựa chọn đối tác phù hợp. Sau đó liên hệ với đối tác để hỏi hàng, và xin báo giá. Công ty sẽ cân nhắc dựa trên mức giá mà đối tác cung cấp đồng thời so sánh với giá nhập tại thị trường Việt Nam. Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng. Sau khi cân nhắc về mức giá, công ty sẽ tiến hành thỏa thuận với đối tác bao gồm các điều khoản sau: giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, bảo hành, các điều kiện giải quyết khiếu nại và tranh chấp…Sau khi các điều khoản được thỏa thuận xong, hai bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Theo đó, hợp đồng được soạn thảo bằng tiếng Anh bao gồm các khoản mục như đã thỏa thuận. Bước 3: Làm thủ tục mở L/C Công ty cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc mở L/C như hợp đồng nhập khẩu. Sau đó ra ngân hàng yêu cầu mở tài khoản tín dụng theo đúng quy định. Thực hiện thanh toán phí mở tài khoản L/C và thực hiện ký quỹ. Tùy thuộc vào giá trị mỗi lô hàng nhập công ty sẽ thực hiện ký quỹ các mức khác nhau 100% hoặc dưới 100%. Bước 4: Chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu.
Sau khi nhận được bộ chứng từ công ty tiến hành kiểm tra xem có đầy đủ các loại chứng từ cần thiết phục vụ cho việc làm thủ tục Hải quan chưa. Đồng thời rà soát để phát hiện lỗi kịp thời để thông báo để điều chỉnh ngay. Theo đó công ty cần chuẩn bị những chứng từ cơ bản sau: Hợp đồng mua bán ngoại thương, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Bảng liệt kê danh sách hàng hóa (Packing List), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)…. Bước 5: Thuê phương tiện vận tải. Do công ty đã làm việc và ký kết hợp đồng với đối tác giao hàng theo điều kiện DAF (Incoterm 2010). Do đó hàng hóa sẽ được đối tác Trung Quốc vận chuyển đến khu vực biên giới và làm thủ tục xuất khẩu. Trách nhiệm của công ty là thuê phương tiện vận tải chở hàng hóa từ biên giới về kho của Công ty. Công ty cần làm việc cụ thể với đơn vị vận chuyển về chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng, bốc dỡ hàng hóa cũng như các vấn đề phát sinh khác… Bước 6: Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu và nhận hàng. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục xuất khẩu tại Trung Quốc, nhân viên của công ty sẽ thực hiện thủ tục Hải quan nhập khẩu. Theo đó công ty sẽ chuẩn bị theo các bước bao gồm: Mua tờ khai và kê khai tờ khai dựa trên những thông tin trong Hợp đồng ngoại thương, Hóa đơn thương mại, Vận đơn, Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng…Tiếp theo công ty thực hiện gửi tờ khai đến Cơ quan hải quan và chờ thông quan. Sau khi Hải quan phân luồng hàng hóa, công ty sẽ tiến hành nhận hàng và bàn giao cho đơn vị vận chuyển để vận chuyển hàng hóa về kho của công ty. Ngoài ra công ty còn tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng. Theo đó, công ty sẽ kiểm tra đầy đủ về số lượng hàng hóa, tình trạng hàng hóa có đảm bảo và tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng hay không? Bước 7: Thanh toán cho người bán. Công ty thường lựa chọn hình thức thanh toán L/C trả ngay. Do đó, sau khi kiểm tra bộ chứng từ mà Ngân hàng bên nước xuất gửi cho, Ngân hàng của Công ty sẽ bàn giao bộ chứng từ cho công ty. Nếu bộ chứng từ đúng quy định thì Ngân hàng của Công ty sẽ thanh toán cho Ngân hàng bên xuất khẩu theo quy định thanh toán bằng phương thức L/C trả ngay.
Bước 8: Giải quyết khiếu nại và tranh chấp khiếu nại . Dựa trên căn cứ các điều khoản đã được thỏa thuận và nêu trong hợp đồng, hai bên sẽ giải quyết khiếu nại với nhau khi gặp phải trường hợp rủi ro ngoài ý muốn. Theo đó hai bên sẽ cố gắng giải quyết hòa giải bằng biện pháp thương lượng bồi thường. Nếu không giải quyết được thì hai bên sẽ gửi đơn lên Tòa án Trọng tài thương mại để được giải quyết ổn thỏa nhất. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 3.1 Những thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Afaly Việt Nam. 3.1.1. Thành tựu mà công ty đạt được. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty em nhận thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Mặc dù thời gian đầu còn nhiều khó khăn trong công tác tổ chức cũng như triển khai các hoạt động kinh doanh. Song bằng sự cố gắng, công ty đã vươn mình trở thành đơn vị nhập khẩu và phân phối bàn ghế, đồ dùng nội thất gia đình uy tín trên thị trường. Theo đó, công ty đã đạt được một số những thành tựu nổi bật sau đây: -
Về kim ngạch nhập khẩu:
KNNK có nhiều thay đổi đáng kể. Theo đó, giá trị KNNK của năm 2017 đã tăng đáng kể sau thời gian khó khăn 2016 tăng từ … đến … năm 2017. Đến năm 2018, giá trị KNNK cũng vô cùng ấn tượng. Có thể thấy, công ty đang trên đà phát triển, giá trị KNNK đang tăng trưởng rất tốt. -
Về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu:
Thông qua bảng cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu qua các năm có thể thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là các loại ghế. Theo đó, tỷ trọng mặt hàng này năm 2016 đạt 47,29% đến năm 2016 tăng lên 51,73% và đạt 53,91% trong 7 tháng đầu năm 2018. Lượng nhập khẩu ghế đang chiếm hơn 1/2 giá trị nhập khẩu của công ty. Tiếp theo đó là sản phẩm bàn với 27,78% năm 2018. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các tủ kệ và các đồ dùng nội thất khác. Tuy nhiên do việc tiếp cận thị trường trong nước còn nhiều cạnh tranh do đó giá trị nhập khẩu của các mặt hàng chưa cao.
-
Về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu của công ty ngày càng đa dạng mẫu mã, sản phẩm, giá cả linh hoạt. Như vậy công ty sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được lượng lớn khách hàng. Ngoài ra để đảm bảo nguồn hàng chất lượng, công ty đã tìm kiếm và hợp tác nhiều nhà cung cấp là đơn vị uy tín tại Trung Quốc để có thể thỏa thuận và nhập khẩu những sản phẩm thực sự chất lượng và đạt tiêu chuẩn của người Việt. -
Về quy trình nhập khẩu:
Quy trình nhập khẩu của công ty đảm bảo chặt chẽ và liên kết, tuân thủ theo quy trình nhập khẩu của Cơ quan Hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên và Hải quan khi khai báo Hải quan. Đồng thời đảm bảo đầy đủ các bước giúp nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy trình, an toàn về chất lượng, giảm thiểu rủi ro. -
Về nguồn nhân lực của công ty:
Đội ngũ nhân viên của công ty đã cải thiện đáng kể về kinh nghiệm, chuyên môn. Cơ cấu nhân sự của công ty chủ yếu là lao động có trình độ từ ĐH trở lên. Hơn nữa, do mở rộng quy mô hoạt động từng năm nên số lượng nhân lực của công ty cũng tăng lên đáng kể, đáp ứng nhu cầu công việc. -
Về quy mô hoạt động kinh doanh:
Thời gian đầu, số vốn điều lệ của công ty là 1.000.000.000. Sau 1 năm hoạt động công ty đã mở rộng hoạt động và chạm mức doanh thu 2.364.581.932 vào năm 2016. Cho đến nay công ty vẫn đang không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, quy mô thị trường, nhân sự… 3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. a. Những hạn chế Ngoài những thành công ấn tượng, công ty còn gặp phải nhiều hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể là: -
Về vấn đề phát triển thị trường:
Hiện nay công ty đang ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường trong nước. Thế nhưng mức độ bao phủ thị trường chưa thực sự là do tính cạnh tranh cao đồng thời sản phẩm nhập khẩu của công ty còn chưa đáp ứng được các mong
muốn và kỳ vọng của người tiêu dùng như kiểu dáng, chất lượng….Chính vì thế, thị trường chính của công ty hiện đang là Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, trọng điểm. -
Về khả năng cạnh tranh:
Năng lực canh tranh của công ty còn yếu. Bởi lẽ tiềm lực tài chính của công ty chưa thực sự lớn, công ty còn non trẻ trên thị trường do đó còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hiện tại nguồn nhập chủ yếu của công ty là tại Trung Quốc. Công ty đang bị phụ thuộc vào đối tác, dễ bị đối tác ép giá hay khi đối tác gặp phải rủi ro trong sản xuất cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. -
Về quy trình nhập khẩu:
Do công ty đang phải thuê ngoài đơn vị thuê khai hải quan. Chính vì thế, nhiều khi việc kê khai chưa thực sự đảm bảo và thiếu sự chủ động, linh hoạt, chưa liên kết được với các bước còn lại trong quy trình nhập khẩu. Ngoài ra công ty còn phải thuê ngoài đơn vị vận chuyển. Do đó công ty chưa chủ động trong việc vận chuyển hàng hóa đồng thời khiến giá thành sản phẩm đang cao khó tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. b. Nguyên nhân: Công ty gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế kể trên có thể là do những nguyên nhân sau: -
Hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về quy trình nhập khẩu, hoạt động nhập khẩu mặc dù có nhiều đổi mới tuy nhiên vẫn còn rườm rà và chưa thực sự mang lại hiệu quả.
-
Nhu cầu thị trường có nhiều biến động do đó khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trên thị trường còn có rất nhiều các doanh nghiệp, công ty khác kinh doanh các loại mặt hàng đồ nội thất. Do vậy, với kinh nghiệm chưa nhiều, công ty đang gặp phải ít nhiều về sức ép cạnh tranh.
-
Ngoài ra, công ty đang bị lệ thuộc vào nhà cung cấp tại Trung Quốc chưa tự sản xuất, gia công do đó chi phí nhập khẩu cao khiến giá thành sản phẩm cũng cao. Đồng thời sự khác biệt về văn hóa giữa hai quốc
gia, rào cản kỹ thuật, phi thuế cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu. Trải qua một thời gian ngắn nghiên cứu, thực tập tại Công ty TNHH Afaly Việt Nam. Em xin đề xuất một số vấn đề nghiên cứu sau: Đề tài 1: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH Afaly Việt Nam. Đề tài 2: Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế và hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan cho công ty TNHH Afaly Việt Nam.
Tài liệu tham khảo 1. Công ty TNHH Afaly Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2 quý đầu năm 2018. 2. Công ty TNHH Afaly Việt Nam, Báo cáo tài chính hàng năm 2016, 2017. 3. Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị hành chính, Hà Nội. 4. Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bài giảng môn Nghiệp vụ Hải quan. 5. Luật Thương mại Việt Nam 2005. 6. Các trang website điện tử bao gồm: -
http://www.thongtincongty.com/company/3f8aa725-cong-ty-tnhhafaly-viet-nam/
-
http://voer.edu.vn/m/quy-trinh-nhap-khau-cua-cac-doanh-nghiep-hiennay/cf4a0215