Y Thuc

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Y Thuc as PDF for free.

More details

  • Words: 1,881
  • Pages: 3
Vấn đề là ý thức của người tham gia giao thông (lượm lặt trên mạng) [Lưu Trữ] Nơi Hôi ̣ Tụ Sinh Viên Giao ThôngNơi Hôi ̣ Tụ Sinh Viên Giao Thông > CỘNG ĐỒNG SINH VIÊN GTVT > CÁC LỚP HỆ CHêNH QUY > Khoá 47 > Kỹ Thuật An Toàn Giao thông > Vấn đề là ý thức của người tham gia giao thông (lượm lặt trên mạng) PDAView Full Version : Vấn đề là ý thức của người tham gia giao thông (lượm lặt trên mạng)

hoang_kim06-02-2008, 14:08 Khi nói đến việc làm sao để giảm thiểu các hành vi không an toàn của người tham gia giao thông chắc mọi người sẽ nghĩ ngay đến vai trò của CSGT. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng sẽ không đủ để giải quyết bài toán TNGT của chúng ta hiện nay. Tôi không phủ nhận tác dụng của những hình phạt nghiêm khắc và công bằng đối với những người vi phạm, nhưng hình phạt dù nặng đến mấy cũng chỉ dành cho một thiểu số mà thôi và tốt hơn là ít phải sử dụng đến chúng. Tôi cũng không phủ nhận những chuyện tiêu cực khá phổ biến hiện nay của CSGT, nhưng căn cứ vào tình cảnh hiện tại thì nếu có thay hết tất cả CSGT bằng người máy thì cũng không thể xử phạt hết những vi phạm tràn lan hiện nay và vì thế TNGT cũng sẽ chẳng giảm đi bao nhiêu. Đó là chưa kể tới việc chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong các hành vi không an toàn có thể chế tài bằng luật, còn đa số các hành vi không an toàn khác thì chỉ trông chờ vào ý thức tự giác của người tham gia giao thông mà thôi. Do vậy, để giảm thiểu hàng trăm ngàn, hàng triệu hành vi không an toàn có thể dẫn đến TNGT đó cần phải huy động sự tham gia của các cấp các ngành và mọi tổ chức, đơn vị trong xã hội, của mỗi gia đình và tất cả mọi người chứ không phải chỉ có CSGT. Điều đó chỉ có thể đạt được thông qua công tác truyền thông và thực hành ATGT. Công tác truyền thông và thực hành ATGT theo nguyên tắc “vết dầu loang”, “mưa dầm thấm lâu” và phải bắt đầu từ các cơ quan chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, cơ quan và trường học của Nhà nước rồi sau đó lan dần ra các loại hình tổ chức khác trong xã hội và đến với mọi người, mọi nhà. ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò đầu tàu của chính quyền các cấp, cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước trong công tác truyền thông và thực hành ATGT. Có thể bắt đầu bằng những quy định bắt buộc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về việc đảm bảo ATGT cho nhân viên của mình trong các cơ quan Nhà nước thông qua các chương trình huấn luyện ATGT hàng năm đến việc xây dựng thói quen nói chuyện trực tiếp với nhau và thực hành ATGT hàng ngày. Các nhân viên cơ quan Nhà nước này đến lượt họ lại khuyến khích thực hành ATGT tới các thành viên gia đình mình. Từ các cơ quan Nhà nước tiếp tục khuyến khích cách làm tương tự đến tất cả các loại hình tổ chức khác trong xã hội, đến với mỗi gia đình và mọi người dân. Mục tiêu của truyền thông là nhằm nâng cao ý thức ATGT của người dân qua đó sẽ dần dần làm thay đổi hành vi ứng xử của tất cả mọi người về ATGT đặc biệt là đông đảo người tham gia giao thông. Có nhiều kênh để truyền thông ATGT đến với tất cả mọi người, có thể thông qua các phương tiện truyền thông, thông qua nhà trường hoặc kết hợp với các lớp học Luật Giao thông trước khi cấp bằng lái xe,… ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến hình thức truyền thông ATGT bằng cách nói chuyện trực tiếp với nhau hàng ngày. Cách thức nói chuyện ATGT hàng ngày phải dựa trên sự chân thành, quan tâm, lo lắng thật sự đến sự an toàn của nhau, là trao đổi hai chiều chứ không phải là sự “lên lớp”, “dạy dỗ”. Mỗi người trong các cơ quan Nhà nước nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý hãy bắt đầu bằng cách dành tối thiểu mỗi ngày 3 phút để nói chuyện với nhân viên của mình về ATGT. Những người chủ trì các cuộc họp lớn, nhỏ trước

khi bắt đầu những bài diễn văn, nhiều khi dài quá mức cần thiết của mình, hãy dành 3 phút để quan tâm đến việc “đi đến nơi về đến chốn” của tất cả mọi người dự họp. Ủy ban ATGT Quốc gia có thể là đầu mối để chuẩn bị tài liệu hỗ trợ công tác truyền thông ATGT. Nội dung tài liệu này là nói về các mối nguy hiểm khi tham gia giao thông, các nguy cơ dẫn đến TNGT và cách thức để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho người khác. Tài liệu hỗ trợ công tác truyền thông ATGT khác với giới thiệu Luật Giao thông là sẽ được chuẩn bị ngắn gọn với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ cho tất cả mọi người (có thể minh họa bằng hình ảnh hoặc băng hình các TNGT nếu có thể). Tùy theo đối tượng, thời gian, điều kiện mà sẽ phổ biến một phần hoặc tất cả tài liệu như ATGT cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe máy hay lái ô tô.

tranpro05-27-2009, 23:50 Khi nói đến việc làm sao để giảm thiểu các hành vi không an toàn của người tham gia giao thông chắc mọi người sẽ nghĩ ngay đến vai trò của CSGT. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng sẽ không đủ để giải quyết bài toán TNGT của chúng ta hiện nay. Tôi không phủ nhận tác dụng của những hình phạt nghiêm khắc và công bằng đối với những người vi phạm, nhưng hình phạt dù nặng đến mấy cũng chỉ dành cho một thiểu số mà thôi và tốt hơn là ít phải sử dụng đến chúng. Tôi cũng không phủ nhận những chuyện tiêu cực khá phổ biến hiện nay của CSGT, nhưng căn cứ vào tình cảnh hiện tại thì nếu có thay hết tất cả CSGT bằng người máy thì cũng không thể xử phạt hết những vi phạm tràn lan hiện nay và vì thế TNGT cũng sẽ chẳng giảm đi bao nhiêu. Đó là chưa kể tới việc chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong các hành vi không an toàn có thể chế tài bằng luật, còn đa số các hành vi không an toàn khác thì chỉ trông chờ vào ý thức tự giác của người tham gia giao thông mà thôi. Do vậy, để giảm thiểu hàng trăm ngàn, hàng triệu hành vi không an toàn có thể dẫn đến TNGT đó cần phải huy động sự tham gia của các cấp các ngành và mọi tổ chức, đơn vị trong xã hội, của mỗi gia đình và tất cả mọi người chứ không phải chỉ có CSGT. Điều đó chỉ có thể đạt được thông qua công tác truyền thông và thực hành ATGT. Công tác truyền thông và thực hành ATGT theo nguyên tắc “vết dầu loang”, “mưa dầm thấm lâu” và phải bắt đầu từ các cơ quan chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, cơ quan và trường học của Nhà nước rồi sau đó lan dần ra các loại hình tổ chức khác trong xã hội và đến với mọi người, mọi nhà. ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò đầu tàu của chính quyền các cấp, cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước trong công tác truyền thông và thực hành ATGT. Có thể bắt đầu bằng những quy định bắt buộc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về việc đảm bảo ATGT cho nhân viên của mình trong các cơ quan Nhà nước thông qua các chương trình huấn luyện ATGT hàng năm đến việc xây dựng thói quen nói chuyện trực tiếp với nhau và thực hành ATGT hàng ngày. Các nhân viên cơ quan Nhà nước này đến lượt họ lại khuyến khích thực hành ATGT tới các thành viên gia đình mình. Từ các cơ quan Nhà nước tiếp tục khuyến khích cách làm tương tự đến tất cả các loại hình tổ chức khác trong xã hội, đến với mỗi gia đình và mọi người dân. Mục tiêu của truyền thông là nhằm nâng cao ý thức ATGT của người dân qua đó sẽ dần dần làm thay đổi hành vi ứng xử của tất cả mọi người về ATGT đặc biệt là đông đảo người tham gia giao thông. Có nhiều kênh để truyền thông ATGT đến với tất cả mọi người, có thể thông qua các phương tiện truyền thông, thông qua nhà trường hoặc kết hợp với các lớp học Luật Giao thông trước khi cấp bằng lái xe,… ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến hình thức truyền thông ATGT bằng cách nói chuyện trực tiếp với nhau hàng ngày.

Cách thức nói chuyện ATGT hàng ngày phải dựa trên sự chân thành, quan tâm, lo lắng thật sự đến sự an toàn của nhau, là trao đổi hai chiều chứ không phải là sự “lên lớp”, “dạy dỗ”. Mỗi người trong các cơ quan Nhà nước nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý hãy bắt đầu bằng cách dành tối thiểu mỗi ngày 3 phút để nói chuyện với nhân viên của mình về ATGT. Những người chủ trì các cuộc họp lớn, nhỏ trước khi bắt đầu những bài diễn văn, nhiều khi dài quá mức cần thiết của mình, hãy dành 3 phút để quan tâm đến việc “đi đến nơi về đến chốn” của tất cả mọi người dự họp. Ủy ban ATGT Quốc gia có thể là đầu mối để chuẩn bị tài liệu hỗ trợ công tác truyền thông ATGT. Nội dung tài liệu này là nói về các mối nguy hiểm khi tham gia giao thông, các nguy cơ dẫn đến TNGT và cách thức để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho người khác. Tài liệu hỗ trợ công tác truyền thông ATGT khác với giới thiệu Luật Giao thông là sẽ được chuẩn bị ngắn gọn với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ cho tất cả mọi người (có thể minh họa bằng hình ảnh hoặc băng hình các TNGT nếu có thể). Tùy theo đối tượng, thời gian, điều kiện mà sẽ phổ biến một phần hoặc tất cả tài liệu như ATGT cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe máy hay lái ô tô. ông gì ơi viết bài thì phải có hình ảnh minh họa thì mới thuyết phục người đọc chứ?

vBulletin® v3.8.1, Copyright ©2000-2009, Jelsoft Enterprises Ltd.

Related Documents

Y Thuc
May 2020 6
Y Khoa Thuong Thuc
July 2020 4
723 Thuc Tap, Thuc Te
May 2020 22
Thuc Hanh2
April 2020 7
Thuc Uong
October 2019 7
Thuc Pham
November 2019 13