Tư duy đột phá Kỳ 1: Điều gì khiến Toyota trong một thời gian ngắn đã đánh bật tất cả những đại gia trong làng chế tạo ôtô? Điều gì "chống lưng" cho Toto làm mưa làm gió trên thị trường hàng ngàn tuổi đời của ngành sứ vệ sinh?... Tất cả là nhờ họ áp dụng học thuyết "tư duy đột phá”.
Những khu phố cổ là tài sản vô giá của Usuki hiện nay
Không chỉ trong kinh doanh, học thuyết "tư duy đột phá” đang tạo nên một cuộc "cách mạng về tư duy" trong mọi lĩnh vực ở Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. TT ghi lại những câu chuyện đột phá do giáo sư Shozo Hibino - đồng tác giả của Tư duy đột phá - kể lại trong chuyến sang VN thuyết giảng tại TP.HCM và Long An cuối năm 2007. Tỉnh Oita (Nhật) có thành phố cổ Usuki nổi tiếng với những tượng đá cổ. Những năm 1990, Usuki rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Những tượng đá cổ gãy đổ ngổn ngang, đường vắng, hoang tàn. Một ngày, tôi đang thuyết trình, một nhân viên y tế gặp tôi than: "Thành phố tôi sắp diệt vong rồi, làm sao còn có thể phục hồi cho du khách tới tham quan đây?". Tôi hơi do dự bởi Usuki xa quá. Rồi nghĩ đi nghĩ lại, tôi biết nơi ấy vừa có một thị trưởng mới và họ cũng đang làm một số cải cách. Vậy là đến Usuki.
Biến giá trị cũ thành tài sản Nói chuyện với thị trưởng Usuki, ông cho hay vừa "giật mình té ngửa" khi đọc đề án phát triển Usuki dày cộm mà họ phải thuê chuyên viên tận Tokyo làm. Trong một số trang của đề án, phần tên thành phố hiện ra một cái tên khác. Té ra, những "thầy dùi" tận Tokyo đã sao chép một đề án làm cho một thành phố nào đó và bán cho nhiều thành phố khác. Họ chỉ thay cái GS Shozo Hibino với cuốn Tư duy đột phá - Ảnh: Tiến Hùng tên trên máy tính trước khi in ra. Lần này, vội thế nào còn sót lại vài cái tên cũ. Đề án được mang ra hội đồng thành phố duyệt. Đã có nhiều tranh cãi gay gắt: làm theo hay không làm theo, nhiều ý kiến nói nên làm theo bởi tiếc số tiền 500 triệu yen. Thị trưởng nói thà bỏ đề án đó đi còn hơn là gánh lấy hậu quả nặng nề bởi áp dụng cái không phải của mình. Tôi đề nghị họ ngồi lại bàn kế hoạch họ muốn gì, làm gì và sẽ làm ra làm sao. Tôi nói họ nên để cho người dân cùng tham gia và họ sẽ nỗ lực hợp tác với chính phủ. Nhiều người bàn đến
chuyện phá Usuki đi để xây dựng một thành phố hiện đại. Tôi nói với mọi người nếu thử đứng từ tương lai nhìn về, những con đường, những tượng đá của thành phố sẽ là những tài sản vô giá, tại sao lại phải phá bỏ đi? Bỏ đi thì Usuki sẽ lấy gì mà phát triển, sẽ đi với ai, có thế mạnh gì? Không hề có. Bao nhiêu năm rồi, thành phố muốn phát triển công nghệ thông tin nhưng đâu có chuyên gia nào thèm về? Sau đó, mọi người dân đồng ý bắt tay vào kế hoạch giữ một thành phố cho tương lai. Những tượng cổ người ta định vứt đi lại được nhặt lên, sửa chữa tôn tạo; những tượng nhỏ được phục hồi bán cho du khách. Usuki tổ chức lễ hội tượng cổ, lễ hội tre, phát động phong trào làm sạch đẹp khu phố. Chỉ trong một
Tiến sĩ Shozo Hibino là hội
thời gian ngắn, thành phố cổ đã trở nên sạch đẹp, người dân trưởng Hội Qui hoạch kế hoạch sống trong một không khí hoàn toàn mới ở một thành phố cũ. Nhật Bản, giáo sư ngành hoạch Họ không muốn phá bỏ nó nữa, chỉ muốn biến mọi giá trị cũ kỹ định thiết kế chiến lược Đại học Chukyo, tiến sĩ xã hội - điều thành tài sản cho tương lai. Một nơi tưởng chừng như bị các thành phố khác "nuốt chửng" trong quá trình phát triển đã khiển học sản xuất. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm giảng dạy được trả về với chính nó. và tư vấn, đã từng làm cho các
"Dự án ước mơ”
tập đoàn lớn thuộc nhiều lĩnh vực, quốc gia khác nhau.
Tỉnh trưởng tỉnh Gifu, một tỉnh miền núi, gọi cho tôi bảo rằng ông muốn có một kế hoạch phát triển thành phố mà Tiến sĩ Shozo Hibino đã có hơn chưa biết làm sao cả. Ông than phiền về cách thức quản 100 bài viết được đăng tải và 20 lý hành chính theo kiểu "tiền lệ": cái gì phải có tiền lệ mới quyển sách. Cuốn Breakthrough làm được. Tôi hỏi tại sao không làm ngược lại đi, hãy làm thinking (Tư duy đột phá) viết một điều chưa từng có trong tiền lệ. Họ hỏi làm thế nào. chung với tiến sĩ Gerald Nadler là sách best-seller trên thế giới, Tôi bảo: Hãy làm dự án ước mơ! được xuất bản bằng nhiều thứ Cách thức mà tôi bày cho họ là lôi kéo người dân tham gia lập
tiếng khác nhau.
kế hoạch xây dựng nền hành chính cho Gifu. Vậy là Gifu bắt đầu một dự án mang tên "Dự án ước mơ”. Chính quyền xây dựng khoảng 3.500 địa điểm tạo ra giấc mơ. Ở đó, vào dịp cuối tuần, người dân có thể thoải mái mang rượu sake và thức nhắm đến ngồi nhâm nhi một tí, bàn với nhau về những ước mơ làm cho tỉnh nhà tốt hơn. Họ viết nó thành những bảng ước mơ. Sau đó, người dân bắt đầu bỏ phiếu để chọn ra những ước mơ có thể thực hiện được. Rồi "bản đồ ước mơ” được vẽ lên, người ta trân trọng ghi tên những tác giả có ước mơ được chọn. Gifu bắt đầu trở thành "thành phố của ước mơ”. Có những ước mơ tưởng như viển vông đã thành hiện thực: hồi đó cột đèn giao thông trên toàn quốc của Nhật là giống nhau, người dân Gifu bảo tỉnh ta là tỉnh lâm nghiệp, tại sao không làm cột đèn bằng gỗ? Vậy là có cột đèn bằng
gỗ. Một suối nước nóng vốn im lìm trong triền núi được khai thác thành khu du lịch. Một vùng đất có nhiều ước mơ về máy tính và công nghệ thông tin đã được vẽ lên và các nhà đầu tư tìm đến xây dựng khu công nghệ phần mềm. Cứ như thế, những ước mơ lan rộng dần. Tỉnh bắt đầu phân bổ 93% ngân sách để nuôi dưỡng những ước mơ, nghĩa là số ngân sách của Gifu không còn được phân bổ như trong quá khứ nữa mà nó dùng cho những giấc mơ tương lai và được sử dụng trong hiện tại. Có một nhà đầu tư ở tỉnh khác muốn xin tỉnh mình tài trợ kế hoạch kinh doanh mạo hiểm nhưng người ta từ chối: "Hồi đó giờ không có tiền lệ". Nhà đầu tư ấy bảo: "Kinh doanh mạo hiểm mà đòi tiền lệ cái gì?". Vậy là anh mang ước mơ đó sang Gifu, nó được đưa vào dự án ước mơ, người thanh niên đó đã trở thành một doanh nghiệp có tầm cỡ.
Cách mạng thông tin, sự phát triển của hệ thống Internet… làm thế giới biến đổi cực kỳ nhanh chóng. Nhưng 400 năm qua, loài người đã quen thuộc với tư duy phân tích của Descartes (nhà triết học người Pháp René Descartes), nghĩa là phân tích từ quá khứ đến hiện tại để suy đoán tương lai. Nghe đọc nội dung toàn bài:
Kỳ 1: Làm điều chưa từng có tiền lệ Điều đó dần trở nên nguy hiểm khi mà tương lai không cùng nằm trên một đường thẳng với quá khứ và hiện tại. Nó đã rẽ sang một hướng khác trong khi con người vẫn theo quán tính trên lối mòn cũ, và đến một ngày nào đó lạc đường rồi rơi vào cái bẫy của chính mình.
Lạc lối bởi tư duy quen thuộc Tại sao người ta cứ phải phân tích quá khứ và hiện tại để suy diễn một tương lai? Với những thay đổi hiện tại của thế giới, người ta phải tập "học hỏi từ tương lai", đứng từ tương lai nhìn lại, rút ra cho mình những cách thức, con đường và cả một triết lý hành động để đi tắt và rút ngắn mọi thời gian. "Tư duy đột phá” chính là lý thuyết của sự thay đổi và đi tắt, học hỏi từ tương lai thay vì từ quá khứ và hiện tại. Tại đại hội của các nữ chuyên viên y tế ở Hokkaido, tôi được mời đọc tham luận. Tôi hỏi: Quí vị làm việc với mục đích gì? Trả lời: Tìm ra người bệnh để đưa vào bệnh viện khám. Rồi sau đó?
Khám rồi mổ. Sau đó? Nằm viện và mổ đến tối đa. Vì sao phải thế? Bệnh viện cần phải đông khách, đảm bảo chỉ tiêu của một thành phố lý tưởng mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) qui định! Một câu chuyện khác: vì đảm bảo chỉ tiêu, nhân viên y tế phải kiếm thật nhiều người có bệnh (hoặc giống như thế). Vào bệnh viện rồi bác sĩ tha hồ khám, tha hồ mổ. Xong ba tháng sau trở lại tái khám. Vấn đề nằm ở chỗ: càng kiểm tra bệnh nhiều, phí kiểm tra nhiều; mổ càng nhiều, phí càng tăng; bệnh nhân chỉ cần nằm viện một tuần, bệnh viện cho nằm hai tuần để thu phí gấp đôi từ… bảo hiểm y tế. Thật ra bác sĩ không xấu, nhưng động cơ thúc đẩy bác sĩ làm chuyện này xấu. Cơ chế bảo hiểm y tế có vấn đề! Tôi hỏi nhân viên y tế: "Các chị là nhân viên tiếp thị cho bệnh viện à?". Không phải. Tôi hỏi: "Đầu vào cho bệnh viện là gì?". Là bệnh nhân. "Đầu vào của đầu vào là gì?". Là người chưa có bệnh. "Đầu ra của bệnh viện?". Người lành bệnh. "Đầu ra của người ra viện?". Người khỏe mạnh. Rõ ràng công việc của người làm y tế này là làm cho người khỏe mạnh trở thành khỏe mạnh. Tôi nói với họ: "Điều lý tưởng nhất trong công việc của các chị là phải làm cho mất cái bệnh viện. WHO qui định một thành phố phải có bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu bác sĩ... trên tỉ lệ dân số là quá sai lầm. Một thành phố lý tưởng là thành phố không có bác sĩ, không có bệnh viện nhưng người ta có thể sống tới 100 tuổi". Các nhân viên y tế đã phải nỗ lực tối đa, họ đã bỏ những khoản tiền thuế một cách vô ích trong công việc của mình. Họ đang lạc lối bởi tư duy phân tích quen thuộc, trong khi nếu nhìn từ tương lai, người ta phải chọn con đường để giảm dần bệnh tật chứ không phải để đạt được chỉ tiêu mang tính công thức của WHO.
Câu chuyện của những lập trình hành chính Tôi làm tư vấn cho một công ty lớn chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng, họ muốn máy tính hóa toàn bộ hệ thống dữ liệu của công ty. Thường thì theo kiểu phân tích của tư duy Descartes, người ta phải phân tích hiện trạng trước khi chuyển sang hệ máy tính. Chỉ riêng việc phân tích hiện trạng cũng mất cả năm, rồi máy tính hóa cũng mất cả năm nữa. Tôi tư duy cách khác. Thử đặt vấn đề xem nếu không cần phân tích hiện trạng mà vẫn máy tính hóa được công ty này? Nhiều người phản ứng, tôi chứng minh bằng những phép thử hết sức đơn giản mà người ta làm rất tốt nhưng không bị lệ thuộc bởi cách làm của quá khứ. Ví dụ, để giải quyết vấn đề "thanh toán công tác phí trên máy tính", ở Nhật hệ thống này phức tạp. Nhân viên đi công tác về làm báo cáo chi tiết, các báo cáo đó được gửi lên cho 5-6 người duyệt lại. Chi phí gián tiếp rất cao. Tại sao báo cáo? Vì đã có kẻ xấu lợi dụng gian dối nên phải kiểm tra nhiều khâu, tốn nhiều tiền. Giờ tôi dùng cách thức mới: đặt giả thiết hầu hết nhân viên
đều chân thật. Như vậy, họ đi công tác về cần báo cáo những thông tin gì? Tôi là ai, hôm nay đi đâu, tốn bao nhiêu tiền. Chỉ cần ba thông tin đó, nhập vào máy tính. Thông tin gửi tới ngân hàng, ngân hàng chuyển tới nhân viên. Không có chi phí gián tiếp. Đây chính là giá trị căn bản tuyệt đối mà người ta cần khi giải quyết vụ "quyết toán" này. Công ty phản ứng ngay: "Rủi trong 10.000 nhân viên có người khai khống cả trăm triệu yen thì sao?". Tôi đáp: "Việc cần làm nhất bây giờ là tìm cách ngăn ngừa đối tượng đó!". Đơn giản lắm: chỉ cần sửa chương trình phần mềm một tí, nếu mức yêu cầu chi cho công tác hơn mức bình thường một chút, máy tính sẽ không chạy nữa. Người nào làm máy tính không chạy ba lần sẽ bị đuổi việc. Như thế, không có nhân viên nào vì tham lam mà dại dột. Hệ thống máy tính giải quyết vấn nạn hành chính của công ty kia được xây dựng trên nguyên tắc như vậy. Đó là xuất phát từ điều cơ bản để giải quyết vấn đề. Tìm cách cởi bớt chiếc áo khoác quá dày của tư duy phân tích thống trị trái đất trên 400 năm qua, nhưng thuyết "tư duy đột phá” lại không rũ bỏ hoàn toàn di sản phân tích của ông Descartes. Bởi nói như giáo sư Hibino, đó chỉ là "gắn thêm một động cơ cho chiếc Lexus hiện đại của bạn", tức bên cạnh động cơ chạy xăng cần có động cơ chạy điện hoặc trang bị thêm cho cái đầu của bạn một "phần mềm tư duy đột phá” bên cạnh phần mềm phân tích của bốn thế kỷ. Nếu nhìn tư duy Descartes như một con ếch từ dưới nhảy lên và "tư duy đột phá” như một con khỉ từ trên nhảy xuống thì trong hiện tại, hai loại tư duy này cần kết hợp với nhau để có một cách nhìn hoàn thiện nhất về quá trình phát triển; để cải tiến mọi thứ của ngày hôm nay, người ta dùng tư duy phân tích; để chuẩn bị cất cánh cho ngày mai, người ta buộc phải dùng "tư duy đột phá”. ________________ Một lãnh đạo của Toyota nói: "Để không thua người khác, Toyota cải tiến; nhưng để thắng người khác, chúng tôi dùng tư duy đột phá”.
Tư duy đột phá Kỳ 3: Kỳ
1:
Làm
điều
chưa
từng
có
tiền
lệ
Kỳ 2: Học hỏi từ tương lai Nếu khi bạn nói: "Tôi muốn thay đổi thế giới", ai đó nói ngay với bạn: "Anh có điên không, làm sao làm việc đó được?" thì bộ máy suy nghĩ của người đó hư rồi.
Anh ta đã bị quá khứ và hiện tại trì níu, không còn năng lực sáng tạo, không còn nghĩ ra được những thay đổi thuộc về tương lai. Lẽ ra anh ta phải gật đầu và nói ngay với bạn: "Nào, chúng ta phải ngồi lại bàn xem ta sẽ tiến hành việc đó như thế nào đây!". Đó chính là cách của "tư duy đột phá”.
Tuyệt đối không bắt chước
Bảy nguyên tắc của "tư duy đột phá”:
Từ mấy chục năm qua, Tập đoàn Toyota đã xây dựng một 1. Nguyên tắc về sự khác nhau độc viện nghiên cứu đầu tiên trên thế giới với tên gọi "Viện đáo: vạn vật trên đời không có điều nghiên cứu căn bản". Châm ngôn làm việc của viện này là gì giống nhau nên tuyệt đối không bắt chước. "nghiên cứu tất cả những gì kết nối được từ thế kỷ 22 với hiện tại". 2. Nguyên tắc triển khai mục đích Đây là viện nghiên cứu đầu tiên áp dụng "tư duy đột phá”
(tự hỏi: "Mục đích của mục đích,
trên thế giới. Họ đưa mọi vấn đề về chiếc xe tương lai của
của mục đích… là gì” để tìm ra
Toyota lên bàn nghiên cứu theo những hướng căn bản
điều căn bản cần thiết nhất).
nhất. Ví dụ như mục tiêu của chiếc xe tương lai là càng chạy càng làm sạch môi trường, càng chạy càng ít hư;
3. Nguyên tắc "học hỏi từ tương
hoặc mục tiêu của việc bán hàng là thời gian tồn kho bằng
lai" (sau khi có điều căn bản, tiếp
không, chi phí lưu chuyển bằng không… Rồi từ đó đặt ra tục định ra một hình dáng tương lai các giải pháp hướng đến những giá trị tuyệt đối do mình cần phải có để duyệt xét lại từ hiện xác định.
tại đang ở vị trí nào trên đường đến tương lai đó).
Khi Toyota mới ra đời, các công ty xe hơi của Mỹ đã là những người khổng lồ, nhưng chỉ vài chục năm sau Toyota
4. Nguyên tắc thiết lập hệ thống
đã thành thương hiệu lẫy lừng. Một lãnh đạo của Toyota
(để tiến dần về tương lai cần có).
nói: "Để không thua người khác, Toyota cải tiến. Nhưng để thắng người khác, chúng tôi dùng tư duy đột phá”. Công việc ngày hôm nay dùng tư duy phân tích, công việc ngày mai dùng "tư duy đột phá”.
5. Thu thập thông tin thích hợp với mục đích (những thông tin nằm trong đầu nhà tư vấn gọi là thông tin nóng, những thông tin chạy ra
Công việc của VN hôm nay, cứ dùng tư duy phân tích, khỏi đầu họ chui vào Internet thì nó nguội lạnh rồi). không sao cả, nhưng hình ảnh lý tưởng năm 2020 của VN phải dùng "tư duy đột phá” xem căn bản nó ở đâu, nó có hình dạng gì trong tương lai. Muốn như thế, ta phải "sửa chữa" bộ máy suy nghĩ cũ kỹ của mình.
6. Lôi cuốn tham gia kế hoạch (tạo sự phấn khởi, kích thích và kêu gọi mọi người cùng tham gia kế hoạch của mình). 7. Thay đổi và cải cách liên tục.
Gắn thêm cho nó một phần mềm có tên là "tư duy đột phá” để giải quyết chuyện tương lai. "Tư duy đột phá” để tìm ra lời giải đặc biệt, nó tuyệt đối không giống ai và không bắt chước ai cả. Với mỗi địa phương, nền văn hóa, con người, lối sống… đặc biệt thì sẽ có giải pháp đặc biệt, trên thế giới không thể xây dựng một thành phố này giống hệt thành phố kia. Tôn giáo, tư duy, dạng thức đời sống, môi trường, nhiệt độ, khí trời… khác nhau thì chung một giải pháp sao được! Hãy tìm ra đáp số riêng và như thế nguyên tắc của nó là không thể bắt chước.
Trở về với điều căn bản nhất Phải tìm ra giá trị căn bản thì mới có giải pháp được. Đây là bước đầu hết sức quan trọng. Người Trung Quốc có một loại hộp, trong hộp có hộp, trong hộp lớn có hộp nhỏ hơn. Vạn vật đều là hệ thống. Cơ cấu hành chính của mọi quốc gia cũng nằm trong một hệ thống và mọi thứ đều có mục đích. Vì thế, phải đặt câu hỏi: Mục đích của mục đích là gì? Càng hỏi, chúng ta sẽ càng lọt vào hộp lớn nhất: Thấy được tổng thể và từ tổng thể ấy sẽ thấy được từng phần. Việc đưa một cái máy suy nghĩ vào trong đầu chỉ để luôn luôn đặt câu hỏi mục đích của mục đích, của mục đích, của mục đích… là cái gì? Cố gắng làm sao trả lời thật ngắn gọn bằng danh từ và động từ: Cây viết là để viết chữ? Mục đích viết chữ là thể hiện chữ. Thể hiện chữ để làm gì? Thể hiện thông tin. Để làm gì? Truyền đạt thông tin. Để làm gì? Truyền đạt kiến thức, ý chí... Cuối cùng suy ra điều căn bản: cây viết đâu chỉ để viết chữ mà còn để truyền đạt ý chí của con người và để truyền đạt ý chí con người, người ta có thể nghĩ đến nhiều cách khác nhau! Nếu truy cứu mục đích mà bỏ sót sẽ gây lỗi về sau. Khi Hãng bảo hiểm AIG của Mỹ muốn nhảy vào thị trường Nhật Bản đã nhờ đến một công ty tư vấn Nhật. Công ty tư vấn bảo phải mất một năm rưỡi, gồm sáu tháng khảo sát thị trường, sáu tháng phân tích, sáu tháng phát triển sản phẩm bảo hiểm… với số chi phí là 500 triệu yen. Công ty bảo hiểm gặp tôi than: "Tiền không thành vấn đề, nhưng mất một năm rưỡi sẽ vuột mất mọi cơ hội trên thị trường. Nếu ông làm giúp sẽ mất bao lâu?". Tôi bấm ngón tay bảo một tuần. Họ trố mắt: "Làm sao có thể làm được?". Tôi bảo cứ yên tâm, họ ra về mà lo. Tôi mời một người giỏi nhất trong lĩnh vực nắm thông tin thị trường Nhật, một chuyên gia giỏi về luật bảo hiểm Nhật, một chuyên gia hàng đầu trong việc mở đại lý bảo hiểm Nhật… Cuối cùng, chúng tôi có 13 chuyên gia "số 1" cùng tham gia và bắt đầu áp dụng "tư duy đột phá” phát triển sản phẩm. Đầu tiên phải xác định hình dạng cơ bản nhất của sản phẩm: xác định sản phẩm bảo hiểm dành cho ai? Cho người già, cho người bệnh ung thư… Đó là điều cần nhắm tới.
Tiếp theo, xác định xem những người như vậy họ mua bảo hiểm để làm gì (liên hệ tính mục đích). Việc sau đó chỉ là xây dựng cơ chế bảo hiểm bệnh ung thư, xây dựng hệ thống phân phối cho loại bảo hiểm này: Bán thế nào? Mạng lưới tiếp thị ra sao? 13 chuyên gia dành ra bốn ngày thảo luận, đến ngày thứ tư dứt điểm hoàn thành được cơ chế, tạo ra sản phẩm bảo hiểm mới toanh trên thị trường. Sáu tháng sau, sản phẩm bảo hiểm được triển khai và nhảy vào thị trường Nhật Bản. Họ đã chiếm trọn vẹn nó, giờ nó có bảy công ty bán bảo hiểm do chúng tôi tư vấn. Bài học quan trọng nhất của việc này: yếu tố sáng tạo giúp ta bay qua mọi trở ngại, tránh được sự bắt chước và nỗ lực cải tiến không ngừng để hướng về giá trị tuyệt đối. Hiện tại, các cơ quan quản lý hành chính của Nhật Bản đang yêu cầu những giá trị như vậy.
Tư duy đột phá (kỳ cuối): Trong chuyến sang VN, giáo sư Shozo Hibino đã có buổi nói chuyện với hơn 150 cán bộ của tỉnh Long An.
Câu chuyện về tư duy đột phá là một thông điệp được ông gửi tới những nhà lãnh đạo địa phương: hãy làm cho địa phương mình trở thành một tỉnh (thành phố) toàn cầu. Kỳ Kỳ
1:
Làm
2:
điều Học
chưa hỏi
từng từ
có
tiền tương
lệ lai
Kỳ 3: "Sửa chữa" bộ máy suy nghĩ của bạn Năm 1983, tôi sang Trung Quốc tư vấn. Lúc đó, chính quyền muốn phát triển Bắc Kinh, tôi nghĩ họ xây dựng thành phố theo mô hình hoàn toàn mới, kết hợp cả công nghiệp và nông nghiệp. Viện Nghiên cứu khoa học Trung Quốc nghiên cứu đề xuất đó, nhưng rồi họ thấy mô hình Mỹ hay nên chọn lối phát triển đô thị kiểu Mỹ. Họ xây dựng thành phố, các khu dân cư cách xa và nối liền bằng đường cao tốc. Hậu quả khiến Bắc Kinh ngày nay giống như một Tokyo của Nhật. Tình trạng ô nhiễm môi trường, kẹt xe gay gắt… ở Tokyo đã chuyển nguyên vẹn sang Bắc Kinh.
Hãy bắt đầu từ tương lai nhìn lại Nếu Long An cũng làm y hệt vậy, mười năm sau sẽ kẹt xe, không khí ô nhiễm và không còn là nơi cư trú lý tưởng nữa. Ít ra, hãy thử đặt một câu hỏi rằng Long An có thể thành cái gì của
tương lai năm 2020: nó có thể là chỗ cung cấp cà chua, thực phẩm hay cung cấp chỗ ngủ cho những vùng lân cận chăng? Từ những câu hỏi đó, chúng ta sẽ tìm ra được giá trị căn bản mà Long An cần hướng tới. Hãy bắt đầu từ tương lai Long An nhìn lại. Chúng ta cần tỉnh Long An ngày mai như thế nào, dân chúng nơi khác sẽ đổ dồn về tỉnh Long An như thế nào? Long An không giống TP.HCM, không giống Tokyo, Bắc Kinh… Khi nghĩ như vậy, ta sẽ thấy cần một máy suy nghĩ mới: máy suy nghĩ kiểu hỗn hợp. Hãy nghĩ đến toa xe lửa 300km/giờ của Nhật: tất cả cùng kéo, đẩy và chạy tới phía trước. Hiện các bạn chính là đầu máy và người dân là những toa xe người. Để Long An trở thành tỉnh mạnh, mỗi người dân phải được gắn động cơ để cùng tăng tốc như một đoàn tàu hiện đại. Phải làm sao cho mọi người có năng lực suy nghĩ, khát khao, và mục đích của công việc quản lý hành chính phải làm cho được việc đó. Và xin nhớ hiện nay các bạn mới có một cái máy suy nghĩ trong đầu, nó là chiếc Honda hay chiếc xe hơi đời cũ. Còn với chiếc Lexus đời mới nhất, người ta đã gắn tới hai động cơ, một động cơ xăng và một động cơ điện. Các bạn hãy gắn thêm một động cơ để lôi kéo tỉnh nhà lên. Nhưng chúng ta sẽ không thành công nếu không có một ngọn lửa trong lòng. Thật ra "động cơ” suy nghĩ không thấy được bằng mắt, chỉ có thể thấy được các giải pháp. Tôi sống ở Tokyo, có rất nhiều du khách tới tham quan thành phố. Những người khách tham quan thường nhìn bằng con mắt thường. Tôi thường nói với họ tới đây đừng xem bằng con mắt thường, mà hãy xem người dân Tokyo đã kết tinh suy nghĩ như thế nào để tạo ra một thành phố như thế. Ý tôi muốn nhắn với người đi xem là hãy xem cái phần mềm, xem cái không thấy được chứ không phải cái bề nổi.
Sử dụng cái đầu để câu cá Đứng từ tương lai nhìn về, tôi thấy Long An là một tỉnh nông nghiệp, chúng ta phải làm gì để đi từ tương lai của Long An, làm theo cách Long An… mà có thể tiến lên thành một tỉnh toàn cầu, không để bị TP.HCM "nuốt chửng" trong vài chục năm nữa. Hãy vẽ ra một hình ảnh mình mơ ước rồi ngó về thực tại xem sao.
Giáo sư - tiến sĩ Shozo Hibino (trái) thuyết trình tại Long An
Vấn đề kế tiếp là phải xem có bao nhiêu phần trăm công việc tương lai Long An cùng nằm trên đường thẳng, và bao nhiêu phần trăm không còn nằm trên đường thẳng với hiện tại và quá khứ? Chắc chắn rằng trong tương lai chung của VN, 70-80% tương lai Long An không cùng nằm trên đường thẳng với quá khứ và hiện tại. Khi nghĩ về sự phát triển của tỉnh nhà, hãy nghĩ ra hình ảnh tương lai của Long An chứ không phải của bất kỳ một nơi nào khác. Tôi thấy chúng ta dễ nghĩ rằng Mỹ làm như vậy, Nga làm như
vậy, Ấn Độ hay Trung Quốc làm như vậy thì chúng ta cũng cứ như vậy mà làm. Tôi xin gửi thông điệp là chúng ta tuyệt đối không bắt chước, nếu chúng ta muốn làm gì cho Long An mà lấy từ một mô hình của Pháp, Nga, Mỹ, Nhật… sang tham khảo thì quá nguy hiểm. Nhật có 39.000 người tự tử hằng năm. Tỉ lệ ly dị ở Singapore là 65% và tỉ lệ đó ở Trung Quốc cũng đang tăng, ở Nhật cũng sắp tăng… Nếu ta bắt chước Nhật sẽ có đông người tự sát, đầu óc lùng bùng, rối ren lắm. Thường người ta nói những điều không làm được, nếu nói cả ngày thì cũng không tới đâu. Đây là vấn đề của tâm thức và trái tim. Suy nghĩ kiểu cũ thì chúng ta chỉ tìm lý do để làm không được, còn nếu mang những ước mơ, hoài bão thật to lớn và tìm mọi cách để làm cho bằng được với ngọn lửa trái tim mình thì không có gì là làm không được. Chúng ta ai cũng bị pháp luật ràng buộc, nhưng chúng ta cũng có thể thay đổi luật pháp. Các bạn có thể nghĩ đến việc thay đổi qui định của tỉnh để lôi cuốn người dân phấn chấn vẽ nên thành phố mơ ước của mình. Nếu có ai hỏi tôi chỉ giùm giải pháp cho Long An, đó là câu hỏi sai lầm. Khi tham gia giảng dạy tại Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, tôi thường nói với người các nước khác tới học tại Nhật Bản là các bạn đừng bao giờ trở thành kẻ đi xin, mà hãy trở thành người thợ câu giỏi. Những người tới Nhật học hay trọng tâm lý xin con cá, xin tiền và nhận những thứ đó. Ăn trúng con cá dở không ngon thì phiền và đòi xin những con cá khác. Cứ như vậy họ mất hết mọi thứ, kể cả động cơ cuối cùng cũng mất. Họ quên mất nhiệm vụ đầu tiên của mình là phải suy nghĩ dùng cần câu để câu cá. Tôi chỉ dạy cách làm sao để câu cá thôi! Long An cũng hãy như vậy, đừng dựa vào việc xin tiền trung ương, hãy sử dụng cái đầu để câu con cá. Đó chính là tư duy đột phá.
Những đột phá trong tư duy về sáng tạo và tiếp đó là thiết lập những cơ chế phát huy tiềm năng và khai thác giá trị sáng tạo của con người sẽ làm nên những đột phá mà chúng ta đang mong đợi trong tương lai. Chúng ta đã và đang đặt ra vấn đề sáng tạo như một nhân tố cốt lõi làm nên những đột phá đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu như hiện nay. Nhưng dường như vấn đề sáng tạo được đặt ra còn khá chung, hình thức và thiếu chiều sâu. Các nước trên thế giới đã đi trước chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực khuyến khích sáng tạo. Họ đang làm nên những thay
Chuẩn bị rời bệ phóng
đổi lớn lao, cải thiện vị thế trên trường quốc tế. Ở đây, không nói đến những quốc gia phương Tây hay Mỹ ở rất xa, mà chỉ muốn nêu lên những ví dụ về những quốc gia châu Á, những láng giềng Hệ
của
chúng
thống
ta:
sáng
tạo
Trung quốc
Quốc gia
và
của
Singapore.
Trung
Quốc
Ngay từ những thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc sớm nhận ra một điều đơn giản, nếu không khai thác được sự sáng tạo mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quản lý kinh doanh, chắc chắn sẽ thua trên trường quốc tế và thua những đối tác cạnh tranh vô hình của họ, đó là tiến bộ kỹ thuật. Một hệ thống sáng tạo quốc gia đã ra đời nhằm khai thác mạnh mẽ những sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ áp dụng ý tưởng mới vào đời sống sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, hệ thống sáng tạo quốc gia của Trung Quốc đã tạo bước
đột
phá
quan
trọng
về
cả
lý
thuyết
và
thực
tiễn
sáng
tạo.
Hệ thống sáng tạo quốc gia là mạng lưới thúc đẩy sáng tạo gồm các tổ chức thúc đẩy sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế và khoa học-kỹ thuật. “Sáng tạo ở đây là những hoạt động từ lĩnh vực tư tưởng đến thiết kế, chế tạo thử, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thị trường hóa, cũng gồm cả việc sáng tạo, chuyển đổi và ứng dụng tri thức, mà thực chất là tạo ra kỹ thuật mới và ứng dụng vào thương mại. Nó gồm có sáng tạo kỹ thuật và sáng tạo phi kỹ thuật như sáng tạo về quản lý, sáng tạo thể chế và sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ. Chức năng chủ yếu của hệ thống sáng tạo quốc gia là thúc đẩy sáng tạo tri thức, sáng tạo kỹ thuật, truyền bá tri thức và ứng dụng tri thức, cụ thể gồm có sáng tạo về phân phối tài nguyên, thực hiện hoạt động sáng tạo, xây dựng chế độ sáng
tạo
và
xây
dựng
các
công
trình,
hạ
tầng
có
liên
quan”.
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống sáng tạo quốc gia là thúc đẩy nâng cao trình độ, quy mô và năng suất sản xuất, truyền bá và ứng dụng tri thức. Hệ thống sáng tạo quốc gia của Trung Quốc có thể được
chia
thành
4
hệ
thống
chính
bao
gồm:
1) Hệ thống sáng tạo tri thức: mạng lưới gồm các cơ quan và tổ chức sản xuất, mở rộng và chuyển dịch tri thức, bộ phận cốt lõi của nó là các tổ chức nghiên cứu khoa học quốc gia và các trường
đại
học
kiểu
vừa
dạy
học
vừa
nghiên
cứu
khoa
học.
2) Hệ thống sáng tạo kỹ thuật: là hệ thống mạng lưới gồm các cơ quan và tổ chức có liên quan tới toàn bộ quá trình sáng tạo kỹ thuật, bộ phận cốt lõi của nó là các doanh nghiệp. 3) Hệ thống truyền bá tri thức: chủ yếu là hệ thống giáo dục và đào tạo nghề, vai trò chủ yếu của nó là đào tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng cao, có tri thức mới nhất và có năng lực sáng tạo. 4) Hệ thống ứng dụng tri thức: Chủ thể của hệ thống ứng dụng tri thức xã hội là xã hội và các doanh nghiệp, chức năng chủ yếu của nó là ứng dụng tri thức và kỹ thuật vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, để tạo nền tảng cho sự sáng tạo và phát triển bền vững, Trung Quốc nhấn mạnh vào nghiên cứu khoa học cơ bản bởi họ cho rằng, nghiên cứu khoa học cơ bản là cái gốc của năng lực sáng tạo quốc gia, là cơ sở vận động của hệ thống sáng tạo quốc gia. Có thể thấy, hệ thống sáng tạo quốc gia của Trung Quốc là hình thức cao nhất nhất thể hóa sản xuất, giáo dục và
nghiên
cứu
khoa
học.
Năm 1999 Đại hội công tác sáng tạo của Trung Quốc đã đặt doanh nghiệp là khâu đột phá và là chủ thể của hoạt động sáng tạo. Trong hệ thống sáng tạo quốc gia đó, chính phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không có sự ủng hộ, phối hợp sắp đặt toàn diện của nhà nước về mặt chính sách, tài nguyên, tổ chức, mục tiêu thì không thể tiến hành sáng tạo khoa học kỹ thuật. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy sáng tạo. Những bước đột phá trong Hệ thống sáng tạo quốc gia của Trung Quốc phải kể đến việc xác lập cơ chế đầu tư chấp nhận rủi ro, xác định cơ chế đầu tư và bộ phận vốn đầu vào, gây dựng thị trường vốn và sau một thời gian dài nhắm vào phân khúc thị trường sản phẩm giá rẻ trong thập kỷ 90 thế kỷ trước để tích lũy vốn, “nhập khẩu thiết bị để mô phỏng họ đã và đang chuyển dần sang quỹ đạo tiêu hóa và tiến tới tự sáng tạo”. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng áp dụng sáng tạo các chính sách thuế, các biện pháp gián tiếp kích thích doanh nghiệp đầu tư cho sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh khoa học kỹ thuật có được nguồn vốn vay sáng nghiệp và sáng tạo, tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp trở thành chủ thể sáng tạo, thu hút các doanh nghiệp tham gia các công trình nghiên cứu chiến lược
cấp
quốc
gia,
thúc
đẩy
sự
hợp
tác
giữa
các
chủ
thể
sáng
tạo.
Và họ đã sớm nhận ra, mấu chốt của sáng tạo chính là vấn đề sử dụng nhân tài. Bước đột phá thứ ba của Trung Quốc là khuyến khích tri thức mạnh dạn nghiên cứu vấn đề quyền tài sản, cho phép họ tham dự vào việc phân phối kỹ thuật và yếu tố quản lý, hơn nữa cho phép họ tham dự vào việc phân phối quyền tài sản để huy động tính chủ động, sáng tạo của họ”. Singapore
và
VIAT
Vào năm 2005, khi một cuốn sách về kinh doanh của W.Chan Kim và Renée Mauborgne, hai giáo sư của trường INSEAD-trường đào tạo kinh doanh lớn thứ hai thế giới mang tên “Chiến lược Đại dương xanh” trở thành một tâm điểm chú ý của giới kinh doanh, không ít người đã đặt ra những câu hỏi về quan niệm cạnh tranh truyền thống-chúng ta có thể tồn tại và thành công mà hoàn toàn không phải cạnh tranh không? Làm thế nào để có thể tồn tại và chiến thắng trong thế giới kinh doanh mà cạnh tranh đã trở thành bản chất-câu trả lời mà cuốn sách đưa ra rất đơn giản-hãy
tìm
ra
những
không
gian
chiến
lược
mới
không
có
sự
cạnh
tranh.
Cuốn sách Chiến lược Đại dương xanh có một mục rất lạ, đó là VIAT. VIAT là gì? Đó là từ viết tắt của Value Innovation Action Tank (Tạm dịch là Cố vấn hành động Cải tiến giá trị) và đó là cách thức sáng tạo mà Singapo chuẩn bị để hướng đến việc tồn tại và thành công trong tương lai. VIAT-một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập, với 15 thành viên sáng lập bao gồm nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp của Singapore như Bộ Tài chính, Bộ Thông tin, Viễn thông, Nghệ thuật, Bộ Ngoại giao, Ban Phát triển Kinh tế Singapore… Mục tiêu chiến lược của VIAT là cung cấp những mô hình, quy trình, công cụ cũng như các chương trình đào tạo cho phép Singapore và các doanh nghiệp của mình thực thi những cải tiến giá trị sáng tạo trong các khu vực công, tư và ở mỗi
cá
nhân.
Có thể nói, Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đưa lý thuyết này của W.Chan Kim và Renée Mauborgne vào thực tiễn. VIAT chính là nơi giúp hai giáo sư này đưa những nội dung nghiên cứu của mình vào thực tiễn và đồng thời cũng hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập những chiến lược kinh doanh mới sáng tạo, phát triển những phân đoạn và ngành nghề kinh doanh mới, và thông qua những chương trình đào tạo, khuyến khích và hướng dẫn người dân Singapore,
doanh
nghiệp
Singapore
tạo
ra
những
giá
trị
mới
cho
tương
lai.
Việc triển khai VIAT ngay từ tháng 3 năm 2004 đã cho thấy một ví dụ sinh động về tầm nhìn chiến lược rất đáng học tập của quốc gia này trong phát huy sáng tạo của con người. Đó là sự tôn trọng sáng tạo; khuyến khích những điều mới mẻ và tạo ra và cải tiến giá trị- một bước chuẩn bị cho người dân và doanh nghiệp và cả đất nước Singapo chuyển hướng sang một nền kinh tế tri thức. Có thể với nhiều người, cuốn sách chỉ là một sự tham khảo, là một cái nhìn mới, nhưng quốc gia nhỏ bé này đã nhìn thấy ở đó một tiềm năng lớn và khát vọng tạo ra những giá trị mới cho tương lai. Kinh doanh không chỉ đơn thuần là cạnh tranh, cạnh tranh có thể bị vô hiệu bởi khả
năng
và
sự
sáng
tạo
của
con
người
là
vô
hạn.
Việc đưa VIAT vào hoạt động cho thấy một điều Singapore hiểu rằng, sáng tạo và cải tiến giá trị chính là công cụ mạnh nhất để họ cạnh tranh trong tương lai. VIAT không chỉ đơn thuần dừng lại ở triển khai ý tưởng về phát kiến giá trị dựa trên những nghiên cứu và thử nghiệm của hai giáo sư người Pháp – mà đi xa hơn, Singapore nhìn thấy ở đó một tiềm năng phát triển những giá trị làm nên những khâu đột phá trong năng lực sáng tạo của quốc gia mình sau này. VIAT không chỉ dừng lại việc hướng cải tiến giá trị đến các doanh nghiệp, mà hướng đến mọi tổ chức, mọi cá nhân. Họ đã sớm nhận ra, con người và những ý tưởng mà con người sở hữu có giá trị như thế nào
đối
với
sự
phát
triển
của
một
quốc
gia.
Tầm nhìn ấy còn thể hiện ở cách mà các nhà đầu tư Singapore đang tìm hiểu và khai thác giá trị của nguồn chất xám vô tận từ các nước đang phát triển thông qua chính sách cấp học bổng thu hút du học sinh và kế tiếp là thu hút đầu tư chất xám ngược trở lại Singapore. Họ kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào Singapore trong lĩnh vực ý tưởng và sáng tạo. Và họ quan tâm
đến sàn giao dịch ý tưởng không chỉ đơn thuần để tìm kiếm ý tưởng, mà họ hiểu, đó chính là sự đầu
tư
khôn
ngoan
nhất
cho
tương
lai.
Chấp nhận cái mới và khuyến khích sự phát triển bền vững chính là một trong những nền tảng cơ bản của một xã hội hướng tới sự phát triển toàn diện. Và nó cũng cho ta thấy một điều cuộc cạnh tranh sắp tới sẽ là cuộc chạy đua trong sáng tạo để tạo ra những giá trị mới và gia tăng giá trị cho khách hàng, cho chính bản thân doanh nghiệp và là cuộc chạy đua của tốc độ tiếp thu những ý tưởng mới. Cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia nào nắm bắt và thấu hiểu và tuân theo quy
luật
ấy
sẽ
là
người
chiến
thắng
trong
tương
lai.
Chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế dễ thấy thế hệ trẻ của chúng ta còn thiếu đi rất nhiều sự chủ động, sáng tạo và tự tin, dám nghĩ dám làm, sống thiếu lý tưởng. Nhìn vào lịch sử, sự sáng tạo của những cá nhân và tập thể tưởng chừng nhỏ bé đã khiến dân tộc ta - một dân tộc nhỏ chiến thắng nhiều kẻ thù lớn và cũng đã đến lúc, truyền thống sáng tạo ấy phải được phát huy một cách đúng lúc và hiệu quả để chúng ta chiến thắng những kẻ thù vô hình đó là sự nghèo nàn,
lạc
hậu.
Thiết nghĩ, chính những đột phá trong cách tư duy về sáng tạo và tiếp đó là thiết lập những cơ chế phát huy tiềm năng và khai thác giá trị sáng tạo của con người sẽ làm nên những đột phá mà chúng ta đang mong đợi trong tương lai.