Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận
Ngô Đình Xây Tạp chí Triết học
05:41' PM - Thứ năm, 14/12/200 6
Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Ph.Ăngghen đã viết như vậy về vai trò của tư duy lý luận. Song, theo Ph.Ăngghen, ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào cũng như con người nào, tư duy lý luận cũng chỉ là năng lực bầm sinh, "đặc tính bẩm sinh". Muốn để cho "đặc tính bẩm sinh" ấy chuyển thành tư duy lý luận thực sự, cần phải có những điều kiện đảm bảo cho nó. Ph.Ăngghen đã chỉ ra những điều kiện cơ bản sau: Điều kiện thứ nhất: Tư duy lý luận phải được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm. Điểm xuất phát của tư duy lý luận là kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm thì không có sự khám phá thực sự về nhưng quy luật tất yếu, nội tại của sự vật, hiện tượng. Ph.Ăngghen viết: "... Cái mà Hêgen coi là sự phát triển của hình thức tư duy của phán đoán với tính cách là phán đoán, thì ở đây, đã thành ra sự phát triển của những tri thức lý luận của chúng ta về bản chất của sự vận động nói chung, tri thức đưa trên một cơ sở kinh nghiệm. Chính cái đó chứng minh rằng những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên nhất trí với nhau một cách tất nhiên”. Theo Ph.Ăngghen, sở dĩ kinh nghiệm có thể đóng được vai trò là cơ sở cho tư duy lý luận là do: Một là, kinh nghiệm được tích luỹ tự nó đã đòi hỏi phải có sự hệ thống hoá và phải tìm ra một liên hệ bên trong tất yếu của nó. Thực hiện được điều đó cũng có nghĩa là tư duy đã chuyển từ giai đoạn kinh nghiệm lên giai đoạn lý luận. “Khoa học tự nhiên kinh nghiệm đã tích lũy được một khối lượng tài liệu chính diện to lớn đến ngày nay tuyệt đối bức thiết phải sắp xếp những tài liệu ấy một cách có hệ thống và dựa vào mối liên hệ từ nội tại của chúng trong linh vực nghiên cứu riêng biệt. Người ta cũng thấy không kém cần thiết phải sắp xếp những lĩnh vực khác nhau của tri thức theo một liên hệ đúng đắn giữa lĩnh vực nọ với lĩnh vực kia. Nhưng làm như thế thì khoa học tự nhiên đã chuyển sang lĩnh vực lý luận và trong linh vực này nhưng phương pháp kinh nghiệm trở nên bất lực, chỉ có tư duy lý luận mới có thể giúp ích được. Hai là, bát cứ một dạng thức nào của tư duy kinh nghiệm cũng có chung một đặc tính là mang tính tiên đề, định đề. Theo Ph.Ăngghen có hai loại kinh nghiệm: "bên ngoài, vật chất và bên trong - các quy luật và hình thức của tư duy". Kinh nghiệm bên ngoài là kết quả của sự trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, có thể là sự đúc rút từ lao động sản xuất, từ đấu tranh xã hội và hoạt động nghiên cứu khoa học. Còn kinh nghiệm bến trong,
Thông tin liên quan: Giá của tri thức [23/02/2007] Khái niệm lý luận [04/12/2006] Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan [27/10/2006] Tư duy chiến lược và khoa học mới [16/10/2006] Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội [28/09/2006] Ngôn ngữ có đóng khuôn tư duy không? [01/01/1900] Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận [16/09/2006] Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt [09/09/2006] Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó [23/08/2006] Phép biện chứng duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở ta [05/07/2006] Cần đổi mới công tác lý luận [01/06/2006] Bertrand Russell và tư duy triết học [06/05/2006] Tư duy hệ thống [25/04/2006] Nghịch lý của tư duy [20/04/2006] Một phương thức tư duy mới [19/04/2006] Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn? [24/03/2006] Năng lực tư duy toàn cầu [23/03/2006] Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi [17/03/2006] Hiện tượng luận của E. Husserl và sự tự sáng tạo của chủ thể tư duy [26/02/2006] Tư duy sáng tạo và
Theo Tạp chí Triết học