Tttc

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tttc as PDF for free.

More details

  • Words: 2,318
  • Pages: 4
Đề tài : anh chị hãy tìm hiểu về các công cụ tài chính phái sinh hiện có trên thị trường Việt Nam. Mở đầu Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Các công cụ tài chính phái sinh đã trở thành người bạn đồng hành của các nhà đầu tư ở khắp mọi nơi.Trên thị trường tài chính quốc tế hiện đang giao dịch rất nhiều các dạng công cụ tài chính phái sinh, cả các công cụ phái sinh chuẩn như hợp đồng kỳ hạn,hợp đồng tương lai,hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng quyền chọn và các công cụ phái sinh không chuẩn như hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên và chặn hai đầu,hợp đồng lựa chọn trước trong một khoảng định,… Trên thị trường tài chính ở Việt Nam,các công cụ tài chính phái sinh tuy đã xuấ hiện và phát triển nhưng vẫn còn rất hạn chế, một phần do xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại, mặt khác thói quen và tập quán kinh doanh cũng là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam… Và để hiểu rõ hơn về các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đến với phần nghiên cứu dưới đây : A.SƠ LƯỢC VỀ CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH . 1.Định nghĩa công cụ tài chính phái sinh: Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận.

Hiện nay trên thị trường tài chính quốc tế có rất nhiều dạng công cụ tài chính phái sinh, nhưng nhìn chung có bốn dạng cơ bản là hợp đồng kỳ hạn,hợp đồng tương lai,hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn ( các công cụ chuẩn).Ngoài ra còn có một số những “biến tướng” của các công cụ phổ biến trên ( các công cụ không chuẩn). 2.Các công cụ tài chính phái sinh: 2.1. Các công cụ tài chính phái sinh chuẩn: 2.1.1.Hợp đồng kỳ hạn : Đây là một công cụ phái sinh đơn giản, là thoả thuận hay hợp đồng mua hoặc bán hàng hoá hay tài sản tài chính tại một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định trước. Công cụ này là loại hợp đồng “song phương”, thực hiện vô điều kiện, hai bên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ qui định trong hợp đồng. * Đặc điểm: + Hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung, không có một qui định hay thể chế nào bắt buộc đối với các giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân; + Không thực hiện thanh toán bù trừ hàng ngày và giá trị khác “0” chỉ được hạch toán vào ngày đáo hạn cho bên thắng (+) và bên thua (-) nếu hợp đồng được thực hiện thành công.

+ Hai bên buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua hay bán khi hợp đồng đáo hạn. VD: B:

Vaøo ngaøy 1/9/2002, A kyù hôïp ñoàng kyø haïn mua cuûa

 1 taán gaïo  Sau 3 thaùng (töùc laø vaøo ngaøy 1/12/2002) môùi chuyeån giao  Vôùi giaù 5.000ñ/kg. B ñöôïc goïi laø ngöôøi baùn vaø A laø ngöôøi mua trong hôïp ñoàng. Sau 3 thaùng B phaûi baùn cho A 1 taán gaïo vôùi giaù 5.000ñ/kg vaø A phaûi mua 1 taán gaïo cuûa B vôùi giaù ñoù, cho duø giaù gaïo treân thò tröôøng sau 3 thaùng laø bao nhieâu ñi nöõa. 2.1.2. Hợp đồng tương lai: Công cụ hợp đồng tương lai tương tự như hợp đồng kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá cao hơn, giá cả, số lượng và các chi tiết của hợp đồng được đảm bảo bởi trung tâm thanh toán bù trừ, hoặc bởi một Định chế tài chính đóng vai trò này. Các hợp đồng được chuẩn hoá và các thành viên tham gia thị trường phải tuân thủ các qui định giới hạn về giá để hạn chế sự biến động mạnh gây bất ổn cho thị trường. * Đặc điểm : + Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường tập trung,thông qua các nhà môi giới, do đó các bên tham gia thường không quen biết nhau. + Các bên tham gia phải có tiền đặt cọc hay ký quĩ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. + Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng kỳ hạn, mà được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao 2.1.3. Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua quyền lựa chọn quyền (không phải nghĩa vụ) mua (call) hoặc quyền bán (put) một công cụ hoặc một tài sản gốc theo giá cụ thể - giá thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai. Giá trả cho quyền này, ngoài giá chính thức chỉ biết được từ hiệu số rủi ro kỳ vọng trong hợp đồng xác định trước với rủi ro thực lúc đáo hạn thì người mua quyền còn phải trả trước phí đặt cọc cho người bán (premium). Phí đặt cọc, hay phí cuộc chơi chính là một bộ phận của giá để nhận ra năng lực dự báo rủi ro của người mua, do đó phí đặt cọc trở thành giới hạn thấp nhất của rủi ro nếu người mua quyền “thua cuộc” và từ chối thực hiện hợp đồng vào thời điểm nào đó trong giới hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng. * Đặc điểm: + Hợp đồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể: Thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền. + Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Người mua quyền chọn có thể thực hiện quyền trong khoảng thời gian từ lúc ký hợp đồng

đến ngày đáo hạn mà không cần phải chờ đến lúc hợp đồng đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ. .2.1.4.Hợp đồng hoán đổi : Hợp đồng hoán đổi là là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán. Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về một số nội dung. 2.2.Các công cụ tài chính phái sinh không chuẩn : Những năm gần đây, trên thị trường tài chính đã suất hiện nhiều công cụ tài chính phái sinh khác được thiết kế dựa trên những nguyên lý cơ bản của các công cụ tài chính quyền chọn (call, put) và hợp đồng mua bán tương lai, gọi là hợp đồng lựa chọn Exotics, hay còn gọi là những công cụ phái sinh không chuẩn. Một số ví dụ như : 2.2.1.Hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên và chặn hai đầu : + Quyền chọn lãi suất chặn trên tối đa : được áp dụng khi khách hàng vay vốn theo lãi suất thả nổi nhưng không phải trả vượt quá một mức lãi suất được xác định trước. Đến thời điểm đáo hạn nếu lãi suất thực tế vượt mức lãi suất xác định trước, khách hàng chỉ phải trả lãi suất theo mức đã xác định trước trong hợp đồng. Trường hợp lãi suất hiện thời thấp hơn lãi suất xác định trước khách hàng trả theo lãi suất hiện thời. Để có quyền này, khách hàng phải trả một mức phí nhất định theo thoả thuận. + Quyền chọn chặn hai đầu : được áp dụng khi khách hàng vay lãi suất thả nổi với mong muốn phải trả lãi suất trong một khung xác định trước. 2.2.2.Nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ (Dual Currency Deposit) : Nghiệp vụ này có thể được mô tả như sau: Khách hàng và tổ chức tín dụng thoả thuận với nhau về một giao dịch tiền gửi thông thường kèm theo một hợp đồng quyền chọn, theo đó đến ngày đáo hạn, nếu tỷ giá đồng tiền thấp hơn (hoặc cao hơn) tỷ giá thoả thuận ban đầu thì người gửi tiền sẽ nhận được tiền gốc và tiền lãi bằng đồng tiền đã gửi ban đầu; nếu tỷ giá lớn hơn (hoặc thấp hơn) mức tỷ giá thoả thuận ban đầu thì người gửi tiền sẽ nhận tiền gốc và tiền lãi bằng đồng tiền khác theo tỷ giá và loại đồng tiền do khách hàng và tổ chức tín dụng thoả thuận ban đầu. * Đặc điểm: + Có kỳ hạn cố định và thường là ngắn hạn . + Lãi suất của loại tiền gửi này có thể cao hơn lãi suất tiền gửi thông thường cùng kỳ hạn và gắn với quyền chọn tiền tệ có thể phát sinh rủi ro. Ngoài ra thì còn có rất nhiều các công cụ khác như hợp đồng lựa chọn trước trong một khoảng định, trái phiếu I CON, trái phiếu của Standard Oils… B.CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1.Hợp đồng kỳ hạn :

1.1.Cơ sở pháp lý : Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quy chế này giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. 1.2.Tình trạng thực hiện : Hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia tăng. Do vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu nên làm quen với loại giao

Related Documents

Tttc
December 2019 1
Tttc
June 2020 1
C1. Dai Cuong Tttc
July 2020 0
Chuong Trinh Tttc
June 2020 4