Tttc

  • Uploaded by: yhtghgh
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tttc as PDF for free.

More details

  • Words: 10,477
  • Pages: 16
1. Thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ đón loạt chính sách mới : Ngân hàng Nhà nước vừa công bố loạt biện pháp cụ thể triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát năm 2008. Trọng tâm của những giải pháp trên là ổn định lãi suất trên thị trường, mở hướng linh hoạt hơn cho tỷ giá, giải tỏa bớt áp lực ngoại tệ và vốn VND tại các ngân hàng thương mại và hạn chế tín dụng tăng trưởng nóng. Sau khi áp trần lãi suất huy động VND 12%, trong loạt giải pháp trên, Ngân hàng nhà nước tiếp tục có trần mới cho lãi suất trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở từ 9 – 10%. Trường hợp tính thanh khoản của các thành viên có vấn đề, cơ quan này sẽ vào cuộc hỗ trợ. Điểm mà các ngân hàng thương mại có thể yên tâm trong thời gian tới là tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng các lãi suất chủ chốt sẽ được giữ nguyên như hiện nay. Đặc biệt, với kế hoạch phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, ngân hàng nào khó khăn về vốn sẽ được xem xét lùi thời hạn sau 17/3, tùy từng trường hợp cụ thể. Trong chính sách điều hành tỷ giá, lần thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ kể từ đầu năm 2008. Từ ngày 10/3 tới, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng nới thêm ±0,25% (tăng từ ±0,75% lên ±1%). Đây là một động thái cho thấy chính sách tỷ giá đang cởi mở hơn, phản ánh thị trường sát hơn trong thời gian tới. Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành tiền tệ, tránh sự thiếu hụt “đột ngột“ vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước theo một lộ trình nhất định trong năm 2008. Về cơ chế cho vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát để chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế về tín dụng, cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ngay từ đầu năm theo mục tiêu tăng trưởng tối đa 30%. Riêng với cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Về cơ chế lãi suất, lãi suất huy động vốn sẽ áp dụng ở mức hợp lý phù hợp với chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường và các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, ấn định các mức lãi suất, cơ cấu lãi suất huy động vốn, phù hợp với thông lệ và mặt bằng lãi suất thị trường đối với từng kỳ hạn.

Các ngân hàng thương mại trong thời gian tới sẽ không được áp dụng các hình thức khuyến mãi bằng tiền và hiện vật đối với người gửi tiền như là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh để thu hút tiền gửi, làm dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng, gây xáo trộn thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ và "bộ ba bất khả thi" : Nếu quan sát những diễn biến của thị trường tiền tệ trong thời gian qua sẽ thấy hai sự can thiệp trái chiều rất đáng chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một mặt, tung tiền đồng ra để mua vào đôla; nhưng mặt khác, tăng gấp đôi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc để thu hồi lại lượng tiền đã tung ra. Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại có những động thái như vậy và điều này tác động như thế nào đến nền kinh tế là vấn đề mà bài viết muốn lý giải phần nào. Mua vào đôla, việc phải làm! Khác với những năm trước đây, trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn. Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng đôla, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn. Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoại tệ dự trữ phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung tiền đồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tương đương với gần 50.000 tỉ đồng được đưa vào lưu thông. Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ quanh con số 16.000 như thời gian trước. Tăng dự trữ bắt buộc, việc nên làm? Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (WB 2007).

Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số 6,5% trở nên khó khăn hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước đang gặp thử thách. Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007, chỉ có cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được lựa chọn. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ 5% lên 10% thì theo ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỉ đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cất trong “két” nên chẳng có điều gì xảy ra cả! Gói chính sách vẹn toàn? Để đảm bảo mục tiêu của mình, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giải pháp tương đối đơn giản là đem cất bớt tiền. Tuy nhiên, việc cất bớt tiền ở thời điểm hiện nay có vẻ không hợp lý lắm. Điều này có thể giải thích bởi những do dưới đây. Thứ nhất, tuy các ngân hàng có vẻ dư thừa nguồn vốn trong những tháng đầu năm 2007, nhưng có lẽ bây giờ là thời điểm nền kinh tế sẽ hấp thụ một lượng vốn lớn khi mà những thuận lợi có được từ việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO bắt đầu được phát huy. Nhiều dự án, công trình đang chờ vốn, nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để gia tăng hoạt động kinh doanh. Nếu tăng dự trữ bắt buộc lúc này, không những làm cho chi phí đầu ra của ngân hàng và doanh nghiệp gia tăng mà sự khan hiếm vốn cũng có thể xảy ra và sẽ đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua lãi suất mới gây bất lợi cho nền kinh tế. Thứ hai, nếu Việt Nam đang thừa tiền như vậy thì liệu có cần triển khai kế hoạch phát hành thêm 1 tỉ Đôla trái phiếu quốc tế trong thời gian tới và trong trường hợp phát hành thì Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì với số tiền này? Phải chăng là tiếp tục đem cất? Liệu có xảy ra sự không ăn ý giữa cơ quan điều hành chính sách tài khóa và cơ quan điều hành chính sách tiền tệ? Thứ ba, mục tiêu đưa tiền vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài là để tạo ra lợi nhuận mà theo Giáo sư Ari Kokko, thuộc trường Kinh tế Stockholm thì suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu của các khoản đầu tư phải là 15%. Để có được suất sinh lợi nêu trên, chỉ có cách duy nhất là đem tiền đầu tư tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Trường hợp đem tiền cất vào trong két làm dự trữ hoặc đầu tư vào những loại chứng khoán ít rủi ro sẽ tạo ra suất sinh lợi thấp hơn 15% rất nhiều. Khi đó, khoảng cách giữa chi phí vốn và suất sinh lợi sẽ rất lớn.

Như vậy, thoạt nhìn thì thấy rằng việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước rất hay, nhưng phân tích kỹ một chút sẽ thấy những bất ổn từ chính sách này. Đâu là nghịch lý? Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: (1) dòng vốn chảy vào và chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) lạm phát luôn có liên hệ mật thiết với nhau. Khi dòng vốn ra vào (tài khoản vốn) được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Trong kinh tế học, tình huống này được gọi là “bộ ba bất khả thi” (impossible trinity). Không thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của một chiếc khăn khỏi bung lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hòn đá. Nhìn vào việc vận hành chính sách tiền ở Việt Nam có vẻ như cơ quan điều hành chính sách tiền tệ đang cố chứng minh tính khả thi của bộ ba nêu trên. Dòng vốn ra vào tương đối tự do, lạm phát vẫn được khống chế và tỷ giá thì ổn định. Thực ra đây chính là nghịch lý mà Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra. Khi làm như vậy, như đã phân tích ở trên, đồng tiền chảy vào không được đưa vào đầu tư mà lại cất trong két không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế và theo thời gian sẽ không lấy gì trả được cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về dài hạn chính sách như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. 2. Thị trường ngoại hối : Thị trường ngoại hối tự do đang chuyển sang giao dịch ngầm : Mấy ngày nay, khách vãng lai nào đến các cửa hàng vàng (làm đại lý thu đổi ngoại tệ cho các ngân hàng) hỏi mua USD thường nhận được câu trả lời: “Chúng tôi không có đô la bán. Mua được bao nhiêu bán hết cho ngân hàng rồi”. Nhiều khách hỏi qua điện thoại chỉ nghe trả lời gọn lỏn: “Không có, không mua, không bán”.

Một số đại lý chưa bao giờ thấy niêm yết nay cũng lấy tạm bảng học sinh ra niêm yết tỷ giá ngân hàng ủy nhiệm. Khách ghé vào hỏi mua ngoại tệ đều bị nhân viên cửa hàng nhìn xoi mói, cảnh giác. Hoạt động tích cực, bất ngờ của các đoàn kiểm tra liên ngành (Ngân hàng Nhà nước công an - quản lý thị trường) đã bước đầu khiến cho các hoạt động mua - bán ngoại tệ công khai theo giá “chợ đen” hầu như không còn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các cửa hàng vàng đã ngừng việc mua - bán ngoại tệ tự doanh. Trái lại, hoạt động mua bán này ngày càng có dấu hiệu ngầm tinh vi hơn. Không có số liệu về việc mấy ngày qua các đại lý thu đổi đã bán cho NHTM được bao nhiêu ngoại tệ. Nhưng trong mấy ngày nay, có tình trạng những người có nhu cầu mua ngoại tệ cho các mục đích hợp pháp (ví dụ như đi học, đi du lịch nước ngoài...) rất khó mua được từ các NHTM hay các cửa hàng vàng. Điều này không chỉ gây khó khăn nhất định cho người dân trong việc chi tiêu hợp pháp, mà còn gây tác động tâm lý làm cho nhiều người dân càng muốn tìm mua USD. Không mua được USD, một số người lại quay sang mua các ngoại tệ khác như đồng Euro, đô la Úc, đô la Singapore, nhân dân tệ, bảng Anh… Bên cạnh đó cũng có thông tin là một số DN cần ngoại tệ cũng không dễ mua được USD theo giá niêm yết từ các ngân hàng mà phải mua ngoại tệ qua môi giới với tỷ giá sát giá thị trường tự do. Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ 16.139 đồng/USD lên 16.461 đồng/USD từ 11/6 là một điều chỉnh theo hướng thị trường. Việc kiểm soát các hoạt động mua - bán ngoại tệ trên thị trường tự do cũng hoàn toàn đúng đắn để chặn tình trạng đầu cơ tiền tệ, làm phương hại đến an ninh tiền tệ quốc gia. Nhưng nếu tỷ giá do các ngân hàng niêm yết vẫn cách quá xa thị trường thì các ngân hàng khó có khả năng thu hút được ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, điều này càng khiến cho ngân hàng thiếu ngoại tệ để bán cho khách hàng và khiến khách hàng lại phải đi tìm kiếm mua ngoại tệ ngoài ngân hàng. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân khiến việc mua - bán ngoại tệ “chợ đen” vẫn tồn tại và đẩy giá lên cao. Đây là một vấn đề mà các cơ quan chức năng phải nghiên cứu để có các giải pháp hiệu quả hơn.

Để đáp ứng nhu cầu vốn vay ngoại tệ của các DN, trong điều kiện vốn huy động ngoại tệ không tăng, trong thời gian qua các NHTM đã rút khoảng 2 tỷ USD gửi ở nước ngoài về để đầu tư trong nước. Nguyên nhân sự gia tăng vốn vay ngoại tệ rất lớn đó ngoài việc do lãi suất thấp, tỷ giá ổn định, vay ngoại tệ có lợi hơn, một số DN vay ngoại tệ bán cho chính ngân hàng đó lấy vốn nội tệ, thì có nguyên nhân quan trọng khác là Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng cho vay bằng ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng, trong đó cho phép mở rộng đối tượng cho vay bằng ngoại tệ, nới lỏng điều kiện cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn. Nhiều DN đã vay vốn ngoại tệ trả nợ nước ngoài trước hạn các khoản vay trước đây với lãi suất cao. Một nguyên nhân

khác là nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh để mở rộng kim ngạch và thị trường XK tăng năng lực cạnh tranh trước xu thế hội nhập tăng lên. Người đi XK lao động được phép vay vốn ngoại tệ. Chính phủ quyết định giảm tỷ lệ kết hối xuống bằng 0%. Các DN và các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ được chủ động sử dụng số ngoại tệ của mình không bắt buộc phải bán cho ngân hàng. Quyết định này không chỉ giúp VN thực hiện đúng lộ trình đã cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mà còn giúp các nhà đầu tư nuớc ngoài và cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực hơn về môi trường đầu tư của VN. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của kỳ hạn đến 12 tháng từ 5% xuống 4%. Tỷ giá ĐVN/USD khá ổn định, chỉ tăng có 0,56%, thấp nhất trong cùng thời gian này gần 10 năm qua, cộng với một số biện pháp khác như: mở rộng số lượng bàn thu đổi ngoại tệ được NHNN cấp giấy phép, chuyển tiền và chuyển kiều hối qua hệ thống ngân hàng.... làm cho tình trạng USD hóa được kiểm soát chặt chẽ hơn. Lượng kiều hối chuyển về nước tăng nhanh, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ này năm ngoái. Các Ngân hàng thương mại mua được số ngoại tệ khá lớn đã bán tới 264,05 triệu USD cho Ngân hàng Nhà nước để lấy ĐVN mở rộng cho vay. Tình hình đó cộng với việc rút tiền gửi USD ở nước ngoài về đã làm cho cán cân thanh toán tổng thể thặng dư và tăng mạnh so với trước đây. Bên cạnh đó thì Quỹ dự trữ ngoại hối tăng mạnh, tăng tới 17,1% so với cuối năm 2002 và được quản lý an toàn, hiệu quả. Song bên cạnh đóđang có những lo ngại lớn. Đó là việc mở rộng cho vay vốn ngoại tệ đối với nhiều dự án, nhiều DN không có khả năng tái tạo nguồn thu ngoại tệ độc lập để trả nợ, kể cả khả năng trả nợ bằng ĐVN đúng hạn trong các lĩnh vực: xi măng, thuỷ điện, phân bón... gây rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại cho vay. Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng thương mại cổ phần XNK EximBank, tiếp theo đó là Ngân hàng Đầu tư - Phát triển VN thí điểm thực hiện nghiệp vụ Option - quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ, giúp các DN bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá. Song thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm rủi ro tỷ giá tối đa chỉ có 3 tháng, trong khi đó các khoản vay ngoại tệ từ 1 năm đến 5 năm, thậm chí tới 10 năm. Bên cạnh đó, giới hạn giá trị của mỗi hợp đồng nhỏ chỉ khoảng từ 500.000 USD đến 1 triệu USD, thấp xa so với nhu cầu các khoản vay của DN từ vài triệu USD, thậm chí vài chục triệu USD. Mới đây Chi nhánh Ngân hàng của Mỹ - CitiBank cũng được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ Option, nhưng không biết thời hạn bảo hiểm của mỗi hợp đồng là bao nhiêu và không phải DN nào của VN cũng đáp ứng được điều kiện của Ngân hàng đó đưa ra. Thị trường ngoại hối nước ta đang dần dần được tự do hóa theo thông lệ quốc tế có sự kiểm soát gián tiếp của NHNN và Quỹ dự trữ ngoại tệ của nhà nước. Các DN được tự chủ hơn, nhưng cũng đối mặt với rủi ro nhiều hơn. @ Mối quan hệ giữa các bộ phận trong thị trường tài chính :

Những quan hệ kinh tế trong phân phối: Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối sản phẩm quốc dân. Nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế - xã hội đều thuộc phạm vi của tài chính. Tài

chính chỉ bao gồm những quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Các quỹ tiền tệ mang những đặc trưng cơ bản sau: + Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định của nguồn lực tài chính được dành cho một mục đích nhất định + Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn được tạo lập (hoặc bổ sung) và được sử dụng + Các hình thức của quỹ tiền tệ: * Quỹ tiền tệ cho mục đích tích lũy * Quỹ tiền tệ cho mục đích tiêu dùng * Quỹ tiền tệ trung gian, ví dụ: quỹ kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính,... Như vậy, những hiện tượng bên ngoài, sự vận động của các nguồn tài chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị-một bộ phận quan hệ kinh tế trong xã hội. Các quan hệ tài chính: Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có các mối quan hệ tài chính sau: -

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước:

Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định. -

Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính:

Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doang nghiệp. (Thị trường chứng khoán)

Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác. -

Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:

Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động,...Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ...Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị...nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường. -

Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp:

Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Đồng tiền thông minh sẽ chảy vào đâu? Diễn biến kinh tế thế giới trong nửa đầu Qúy II/2008 đã bắt đầu trở nên rõ ràng hơn so với đầu Quý I khi mà tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng đã bắt đầu ảnh hưởng ngược lại nền kinh tế toàn cầu ở diện rộng. Tùy theo đặc điểm khác biệt của từng khu vực khác nhau mà sự ảnh hưởng của cơn địa chấn tín dụng bộc lộ theo những cấp độ khác nhau. Điều này thể hiện rõ ràng thông qua các báo cáo chỉ số kinh tế của các khu vực khác nhau trên thế giới trong thời gian qua. Sau quá trình quan sát và ghi nhận, Nhóm Tư vấn thị trường tài chính tiền tệ nhận thấy một số đặc điểm chính như sau: •

: tiếp tục đi xuống và đã xác nhận dấu hiệu suy thoái trên diện rộng. Điều này thể hiện qua mức độ suy giảm tiếp tục của thị trường nhà ở tại Mỹ, thị trường lao động và mức độ lạc quan của nền kinh tế tại các mốc kỷ lục mới. Đối diện với mức độ khắc nghiệt về sự thiệt hại của các tập đoàn tài chính, sự gia tăng giá cả hàng hóa, sự thiếu hụt thanh khoản và mức độ rủi ro dâng cao … mức lợi nhuận biên của các công ty tại Mỹ đã bị ảnh hưởng và tiếp tục xuống mức thấp. Trong điều kiện đó, Ngân hàng trung ương Mỹ đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức 2.25% nhằm ngăn chặn đà suy thoái, đến ngày 30/04 lãi suất cơ bản còn 2%. Tuy nhiên, FED vẫn phải đối diện thường trực với rủi ro lạm phát cao trong nền kinh tế trong tiến trình FED hy vọng với sự suy giảm tăng trưởng trong nền kinh tế sẽ giảm áp lực giá trong tương lai. Liệu sự suy đoán của FED có đúng hay không? Và nền kinh tế Mỹ đối diện với giai đoạn suy thoái lạm phát cao như thế nào là một điều đáng suy nghĩ trong trường hợp này.



bắt đầu cảm thấy nghẹt thở từ sức ép của sự suy thoái của nền kinh tế bên kia bán cầu, đồng thời hiệu ứng giá cả hàng hóa tăng cao và tỷ giá EUR/USD dâng cao lâu

nay góp phần triệt tiêu phần nào áp lực lạm phát nay đã trở nên rào cản kinh tế lớn, góp phần đẩy nền kinh tế Châu Âu vào giai đoạn mới khó khăn hơn. Tất cả các chỉ số kinh tế đều chỉ ra điều này và mọi người đều nhận thấy sự suy giảm đó và nguy cơ suy giảm sâu hơn. Tuy nhiên, khác với người bạn lâu năm của mình là FED, ECB vẫn chủ trương ở mức ổn định với lập trường hơi cứng rắn và có phần bảo thủ khi tiếp tục chú trọng tới tình hình lạm phát cao và chưa có hành động trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Đây có thể là điều có lợi cho cộng động tiền tệ Châu Âu, có lợi cho một đồng tiền trở thành đồng tiền dự trữ của toàn cầu sau USD nhưng áp lực về sự điều chỉnh sâu của EUR vẫn hiện diện trong thời điểm hiện nay. Chúng ta ở đây không phán xét sự đúng sai của chính sách điều hành kinh tế mà chỉ cần chú trọng tới Trong bối cảnh mới và phức tạp, chỉ có kết quả trong tương lai mới có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên có thể rút ra một điểm khác biệt lớn, đó là trong 2 tháng trước khi chỉ mình FED đơn thương độc mã trong việc cắt giảm lãi suất so với cộng đồng thế giới thì hiện nay các ngân hàng trung ương khác như BOC, BOE đều đã đi theo xu hướng này. Đây có thể cho thấy sự khác nhau trong tính linh hoạt của các ngân hàng trung ương và điều kiện thị trường toàn cầu đã có dấu hiệu thay đổi một cách căn bản. Sự thay đổi trong nhận thức đó đã đưa lại một kết quả là đồng USD bắt đầu mạnh lên trở lại. Sự mạnh lên đó không dựa trên nền tảng sức mạnh nền kinh tế Mỹ mà là sự điều chỉnh trên diện rộng cơ cấu đầu tư của các dòng vốn trên thế giới. Với môi trường đầu tư rủi ro cao hiện nay, câu hỏi “Đồng tiền thông minh sẽ chảy về đâu, vào loại tài sản nào, và mức độ như thế nào?” được trả lời thông qua quá trình điều chỉnh kinh tế đang hiện hữu trong thời điểm hiện nay. Và để có thể có một căn cứ để xác định vấn đề này, ta cần phải chú trọng vào giải quyết vấn đề kinh tế cơ bản “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức độ nào trong thời gian tới?”. bởi vì cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ vừa qua là dấu hiệu cho sự chấm dứt một kỷ nguyên tín dụng mở rộng, hậu quả của nó càng trầm trọng thêm khi sự điều chỉnh giá lên đồng bộ của thế giới hàng hóa. Đó là sự điều chỉnh lâu dài, bền vững bởi các nhân tố cơ bản của thị trường thay đổi chứ không phải sự thiếu hụt cung tạm thời. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ có thể kéo theo các cực kinh tế khác xuống dốc như Châu Âu, Nhật Bản nhưng sự trổi dậy của thế giới thứ 3 như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Trung Đông, Đông Nam Á đã phần nào hoặc có thể bù đắp hoặc vượt trội hơn để kéo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh giá đồng bộ của thị trường hàng hóa, áp lực giá tăng mạnh do các nguyên nhân bất ổn luôn thường trực khiến cho các nền kinh tế mới nổi trở nên mong manh hơn khi phải đối diện với vấn đề nội tại của chính mình. Đó là mức lạm phát tăng cao có thể vượt mức kiểm soát trong nền kinh tế. Hậu quả đó nếu xảy ra sẽ gây tác hại cực kỳ to lớn. Theo kết quả lịch sử, một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái sẽ kéo theo sự suy thoái toàn cầu và hệ quả là đồng USD sẽ hưởng lợi từ quá trình này bởi sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư, sự linh hoạt của FED, sự cứng nhắc của các các ngân hàng trung ương khác, … và theo đó là sự suy giảm trên diện rộng của thị trường hàng hóa. Nhìn lại quá khứ, sự tăng trưởng nở rộ của thị trường hàng hóa đã kéo dài hơn 7 năm qua. Liệu đây có phải là sự kết thúc của chu kỳ này và bong bong sẽ nổ. Nếu như lịch sử lặp lại, thì kết quả đó là hiển nhiên. Và thực tế cho thấy thị trường hàng hóa đã suy giảm trong tháng 04/2008 quá với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt cần chú ý, và đó có thể là nguyên nhân

chính khiến cho lịch sử không lặp lại tiến trình đó. Đó là Có thể nói lợi thế so sánh đã nghiên về các tài sản thực hơn là các tích sản tài chính sau cuộc khủng hoảng tín dụng và thực tế luồng vốn đầu tư ngày càng đổ dồn nhiều vào thị trường hàng hóa hơn. Đồng tiền “đen” trong thế giới tài chính “Thiên đường tài chính”, những đồng lương kinh hoàng, tiền thưởng vô liêm sỉ, lương hưu “cây dù bọc vàng”, quỹ đầu cơ, công ty bình phong... đều đã xảy ra với Liên Xô năm 1991, nay đang từ từ đến với nước Mỹ? Bởi vì nền tài chính Tây phương đã được điều động theo “phong cách” mafia, một cách hoàn toàn hợp pháp... Từ cuộc đại khủng hoảng làm chấn động các thị trường tài chính vào giữa tháng 9-2008, cả thế giới phát hiện ra một điều không thể tưởng tượng nổi: nền tài chính quốc tế hoạt động trên rất nhiều mặt trận cùng lúc. Đối với thế giới này, lợi lộc chính là tiền. Tiền là vua, và phải nhất định kiếm lợi bằng mọi giá. Các thị trường tài chính (TTTC) được tổ chức hoàn toàn hợp pháp: cùng ngôn ngữ, cùng mật mã, cùng nghi thức, cùng một tập đoàn ngân hàng lập ra các quy luật, cùng nguyên lý hợp tác, cùng lối tổ chức kim tự tháp, kể cả cùng chung những công ty nước ngoài để cất giấu tài sản. Chính các “bố già” ngày nay cũng muốn cải tổ hệ thống này. Chủ tịch nhóm Âu châu, được xem là người lập ra quy luật và đạo lý trong TTTC Âu châu và quốc tế, không ai khác hơn là Jean - Claude Juncker, Thủ tướng Luxembourg, một nước quân chủ lập hiến bé con, còn có biệt danh là “thiên đường tài chính”. Hơn nữa, khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy huy động cả Âu châu vào cuộc chiến chống các “thiên đường tài chính” thì Luxembourg, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Áo đã từ chối tham gia. Cuối cùng đồng tiền bẩn, giống như chất độc đã lây lan. Chính cựu tổng giám đốc ngân hàng doanh nghiệp Goldman Sachs, trở thành Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, Henry Paulson đã tuyên bố: Phải giết chết các quỹ đầu cơ bẩn thỉu nhất và áp đặt quy chế cho các quỹ khác. Và nếu người ta buông vũ khí trước những tên “côn đồ tài chính” này thì có ngày tất cả các nền kinh tế trên hành tinh sẽ bị nuốt chửng. Ngay cả tổng thống Pháp từng thành công nhờ vào thế giới tài chính, hết lời tán tụng mô hình Anglo-Saxon này, nay cũng đã chán ngán đến mức muốn... tính toán sổ sách. Cái người ta phát hiện, nhờ các cuộc điều tra cấp chính phủ và quốc hội, diễn ra trên khắp thế giới là rất kinh khủng. Chẳng hạn, trong cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ, Richard Fuld - cựu giám đốc ngân hàng Lehman Brothers, phá sản vào ngày 15-9-2008 - đã thú nhận lãnh được 260 triệu USD tiền “thù lao” trong khoảng thời gian 2004 - 2008. Martin Sullivan, tổng giám đốc công ty bảo hiểm AIG, mà nước Mỹ đã phải bỏ ra 122 tỉ USD để cứu nó, khi rời chức vụ vào tháng 3-2008 đã được “thưởng” 5 triệu USD và kèm theo 15 triệu USD phụ cấp. Tại Đức, thu nhập của tổng giám đốc Deutsche Bank Josef Ackermann (người Thụy Sĩ) làm người ta phải “kêu trời”: 10 triệu euro/năm. Năm 2007, các thành viên ban giám đốc ngân hàng đã bỏ túi riêng 33,2 triệu euro.

Tại Anh, chủ tịch Barclays Bank Bob Diamond tự thú đã nhận được 50 triệu euro tiền lương/năm. Fred Goodwin, TGĐ Royal Bank of Scotland, vừa phải từ chức sau khi ngân hàng được nhà nước mua lại, đã từ chối số “tiền thưởng” 2,5 triệu euro, nhưng thu nhập trong năm 2007 của ông ta cũng lên đến 5,3 triệu euro, mà phân nửa là... tiền thưởng! Hơn nữa, khi ông ta dẫn dắt ngân hàng đi đến phá sản, lại tranh thủ được tiền lương hưu 734.000 euro/năm. Có nghĩa là cao gấp 50 lần người ăn lương tối thiểu. Andy Hornby, giám đốc ngân hàng HBOS, cũng phá sản, năm 2007 lãnh được 3 triệu euro... Ngay tại Thụy Sĩ, nổi tiếng là đất nước thanh bình, người dân cũng muốn nổi loạn khi báo chí tiết lộ lương giám đốc ngân hàng UBS, Marcel Ospel, được nhà nước “bơm” 60 tỉ euro để cứu nguy: 15,7 triệu euro. Thế mà UBS là của ai? Không phải cổ đông tư nhân mà của nhà nước Thụy Sĩ 100%. Người ta hiểu được vì sao đại diện đảng cực hữu Fulvio Pelli đòi ông ta “phải trả lại tiền thưởng”. Từ những thu nhập vô liêm sỉ này là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Chính Giám đốc cơ quan dịch vụ tài chính Anh (FSA) đã quả quyết trong một bức thư gởi đến các ngân hàng Anh: Dường như cách thức trả lương hiện nay không thích nghi với việc quản lý tốt các nguy cơ. Có thể các ngân hàng thường xuyên khuyến khích nhà quản lý lao vào nguy hiểm bằng cách phá bỏ các hệ thống kiểm soát nguy hiểm này, bất chấp các cổ đông, những người gởi tiền tiết kiệm, các chủ nợ và sau cùng là người dân đóng thuế. Không phải “có lẽ” mà là “chắc chắn” đồng tiền đó, đồng tiền bẩn thỉu đã kích thích tất cả các nhà ngân hàng mà không chỉ tại Hoa Kỳ, Thụy Sĩ hay Anh quốc, chấp nhận những nguy hiểm điên cuồng nhất, để kiếm được nhiều tiền hơn, nhiều hơn nữa. Tại thành phố Luân Đôn, nhân viên ngành tài chính được gọi là “con mèo mập”. Quả thực, tiền thưởng và phụ cấp cho họ vào năm 2007 đã lên đến 11,2 tỉ euro. Từ tháng 12 đến tháng 4, số tiền thưởng của họ đã tăng gấp đôi so với trước đó 7 năm. Phá sản trong năm nay, nhưng họ vẫn còn tự trích thưởng cho mình khoảng 5 tỉ euro, sau đó còn phát minh thêm những “sản phẩm tài chính” tinh quái hơn để... vơ vét tất cả nguy hiểm vào mình. Tại Hoa Kỳ, tổng số tiền thưởng và trợ cấp cho khu vực tài chính đã lên đến con số khổng lồ 70 tỉ USD/năm. Con số này vốn chẳng bao giờ làm cho Henry Paulson khi còn làm giám đốc ngân hàng Goldman Sachs sợ hãi, lại trở thành cơn ác mộng lúc trở thành bộ trưởng ngân khố! Lý do: nó chiếm đến 10% ngân sách kế hoạch cứu nguy tài chính của ông. Ngay bây giờ ông còn phải thuyết phục họ dành số tiền thưởng cho đúng... những người đáng thưởng với những việc làm đáng thưởng. Tiền thưởng bình quân hàng năm của một nhân viên ngân hàng doanh nghiệp như Goldman Sachs đã lên đến 662.000USD/năm, cao gấp 12 - 15 lương trung bình của một công nhân Mỹ. Khôi hài hơn nữa, theo nhật báo cánh tả Anh The Guadian, tổng số tiền lương và thưởng của nhân viên ngân hàng Morgan Stanley cao hơn giá trị trên thị trường chứng khoán của nó! Theo Daniel Lebègue, chủ tịch Viện Hành chính Pháp quốc: Đã đến lúc phải thay đổi quy chế xét thưởng, bởi vì hàng chục ngàn tay giao dịch ngân hàng tại New York và Luân Đôn đang không có hy vọng tìm được việc làm. Họ mất khả năng thương lượng, quan hệ sức mạnh bị đảo lộn. Đức muốn giới hạn trợ cấp mất việc cho họ ở mức 500.000 euro.

Irlande quyết định thành lập một ủy ban độc lập do bộ tài chính bổ nhiệm để giám sát lương bổng, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác. Hà Lan lại đánh thuế 30% vào tất cả các món tiền thưởng trên 500.000 euro. Tại Hoa Kỳ, kế hoạch Paulson cấm trợ cấp thôi việc thuộc loại “cây dù bọc vàng” buộc các quan chức tài chính phải trả lại số tiền thưởng mà họ nhận được một cách trơ trẽn. Khốn thay, điều tồi tệ nhất do việc lạm dụng công quỹ còn chưa thực sự xảy đến. Mỗi ngân hàng hiện đang nhận được 25 tỉ tiền thuế của dân và sử dụng một phần lớn để lo lót chống lại các đạo luật của quốc hội Hoa Kỳ nhằm kiểm soát họ. Chưa đầy 2 tháng mà các quỹ đầu cơ của Nga bị thất thoát 33 tỉ USD, loại quỹ hedge funds lừng danh mà trùm tài chính Mỹ Henry Paulson gọi là... dơ dáy! Còn nữa, 3 tháng vừa qua chính các quỹ đầu tư này đã bị thua lỗ 210 tỉ USD, mất đi 10%. Nguyên nhân làm ăn thua lỗ và các nhà đầu tư rút tiền ra ồ ạt. Theo tổ chức Nghiên cứu quỹ đầu cơ (HFR), tài sản của họ vẫn còn ở mức 1.800 tỉ USD. Những “con chó sói tài chính quốc tế” này gom tiền tiết kiệm của các nhà giàu, các định chế tài chính, kể cả ngân hàng, những kẻ đang ôm nhiều nguy cơ trong tài sản của mình. Cho đến năm 2007, các quỹ đầu cơ thắng gần như bất thình lình. Họ quản lý đến 2.100 tỉ USD tài sản. Lĩnh vực hoạt động gần như vô giới hạn: sản phẩm thuộc đủ mọi loại, vay mượn giữa các ngân hàng và tổng số tiền thanh toán hàng năm giữa họ lên đến 600.000 700.000 tỉ USD. Thế mà từ khi bùng nổ khủng hoảng là một cuộc tháo chạy tán loạn. Các nhà đầu tư vốn cần tiền, đòi lại tiền gửi. Chẳng hạn chỉ riêng trong quý 3-2008, tại Hoa Kỳ họ đã rút ra 31 tỉ USD. Chỉ số kết quả của quỹ đầu cơ, một loại CA 40, rơi tự do 12,6% kể từ đầu năm 2008. Bởi thế quỹ đầu cơ Ospraie, với số tiền 2,8 tỉ USD, mới đây đã tuyên bố giải thể sau khi thua lỗ 38,6%. Theo Ken Heinz, chủ tịch HFR: 350 quỹ đầu cơ bị giải thể, với tốc độ này trong năm 2008 sẽ có đến 700 đơn vị biến mất. Chiếm 1/10, bởi vì tháng 6-2008 đã có 7.652 quỹ đầu cơ đăng ký hoạt động. Thế mà khi sụp đổ càng nhiều, số lượng cổ phiếu mất đi càng lớn, thì nhà đầu tư đòi tiền lại càng dữ dội hơn. Vòng xoáy chết người này không ai cứu vãn được, vì người nào “ra tay nghĩa hiệp” cũng sẽ đến phiên mình chết theo. Phải theo dõi cuộc khủng hoảng tàn phá ngày qua ngày, các nền kinh tế Tây phương đã gần như quên đi “bộ mặt thật” nấp sau toàn cầu hóa và chủ nghĩa tư bản tài chính. 50 “quốc gia két sắt” mà Cơ quan Minh bạch quốc tế liệt kê chỉ là dùng để cất giấu tiền của mấy anh thợ nhổ răng tại Chicago hay mụ đàn bà góa tại Edimbourg. Thực tế, các “thiên đường tài chính” mới là nơi trao đổi thực sự của thế giới tài chính. Chẳng hạn, có ai biết quần đảo Trinh nữ, thông qua các quỹ đầu tư và công ty bình phong của mình đã đầu tư nhiều tiền vào Trung Quốc hơn Hoa Kỳ? Có ai biết nguồn đầu tư chính vào TQ xuất phát từ Hồng Kông, trong đó các công ty TQ tự nhận mình là ngoại quốc để được hưởng quy chế ưu đãi?

Theo Christian Chavangneux, tác giả quyển sách điều tra Các thiên đường tài chính (NXB La Découverte 2007), 80% quỹ đầu tư được đăng ký hành nghề tại quần đảo Caimans, nơi quy tụ khoảng 1.200 tỉ USD tiền mặt. Để khống chế cỗ máy địa ngục này, các quốc gia có một vũ khí: cấm ngân hàng của mình làm việc với các lỗ đen tài chính và lập ra quy chế ngân hàng. Baudouin Prot, chủ tập đoàn BNP Paribas quả quyết: “Ngân hàng mình không làm việc với các thiên đường tài chính”. Người ta sẽ tự hỏi, vậy các chi nhánh của ông ta đăng ký tại Bahamas, Hồng Kông, quần đảo Caiman, Jersey, Labuan (Malaysia), Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Panama và Singapore để làm gì? Trong khi đó 5.000 công ty bảo hiểm đều đăng ký tại quần đảo Bermude mà thực chất chỉ là chi nhánh của các tập đoàn lớn, nếu không phải là để tránh né các quy luật “bảo vệ người gởi tiết kiệm” và “quy luật tài chính”? Tại Hoa Kỳ, lừa đảo tài chính đã lên đến con số 100 tỉ USD/năm. Còn ở Pháp, ngân sách quốc gia bị đánh cắp từ 30 - 40 tỉ euro. Đại khủng hoảng kinh tế đã... mở miệng cho tất cả mọi người, nên các thiên đường tài chính bị kết tội nặng nhất: tạo ra bọt khí đầu cơ, từ chứng khoán đến bất động sản và nguyên liệu. Trong khi người ta chết đói ở các nước thứ ba, bọn tội phạm này vẫn nhởn nhơ hóng mát dưới bóng hàng dừa trên quần đảo Trinh nữ hay Caiman. Những lãnh thổ xa xôi đó là nơi chứa chấp không dưới 2 triệu công ty bình phong, nắm trong tay khoảng 10.000 tỉ USD tài sản thế giới. Điều kỳ lạ là chỉ có 3 quốc gia bị nằm trong “danh sách đen” của khối Tổ chức Hợp tác kinh tế Âu châu (OCDE): Monaco, Andorre và Leichtenstein. Tất cả những nơi khác đều... “sạch sẽ”! Ngân hàng Thụy Sĩ UBS vừa công nhận đã cố tình “tránh né” tinh thần của “Hiệp ước hợp tác tài chính” ký kết với Hoa Kỳ năm 2001. Vụ lừa đảo liên can không dưới 19.000 trương mục mà người Mỹ mở ra tại Thụy Sĩ, với tổng trị giá khoảng 18 - 20 tỉ USD. Đầu tháng 10-2008, tất cả các khách hàng đều nhận cùng một bức thư: cho phép họ có 45 ngày để đóng cửa trương mục và đưa tài sản sang chi nhánh của UBS tại Hoa Kỳ. Nơi đó... cảnh sát tài chính Mỹ đang chờ họ! Tài chính luôn luôn là một phương tiện, một đòn bẩy phục vụ nền kinh tế. Khốn thay, mức độ tinh quái của các sản phẩm tài chính cuối cùng đã thoát khỏi tầm kiểm soát của những kẻ đã phát minh ra chúng. Các nhà đầu tư dù to hay nhỏ, kể cả các ngân hàng cũng không biết mình đã bỏ tiền vào hệ thống nào. Thị trường các loại sản phẩm, từ đầu cơ nguyên liệu đến hoạt động bên ngoài sổ sách, qua di chuyển các chỉ số tín dụng, buôn bán tiền mặt... Giống như Frankenstein, công nghệ tài chính đã thoát khỏi tầm tay nhà sáng tạo và con virus lây lan với tốc độ dịch hạch đến mọi tầng lớp kinh tế. Đến nỗi không thể nào phân biệt được giữa ngân hàng tương tế với ngân hàng thương mại, giữa ngân hàng cất giữ với ngân hàng doanh nghiệp. Ngay cả quỹ tiết kiệm, trong thời đại khủng hoảng tài chính cũng có thể chơi những trò linh tinh, bị mất trắng đến gần 700 triệu euro! Thủ tướng Francois Fillon vừa tuyên bố nhà nước Pháp cho các đơn vị hành chính địa phương vay 5 tỉ euro để vượt qua thời kỳ khó khăn cuối năm. Đó là sự thú nhận: tài chính của nhiều quận, thành phố và vùng đã bị “bốc hơi”. Các thị trưởng kể cách họ bị ngân hàng quen thuộc đuổi khéo dù rằng nhiều năm liền vẫn trung thành và tiền bạc được cung cấp sòng phẳng. Jean - Christophe Lagarde, thị trưởng Nouveau Centre de Drancy (Seine

- Saint - Denis), cũng bị ngân hàng chi nhánh Dexia trở mặt. Ông kinh hãi kể lại: “Họ bảo tôi hãy đi tìm đối thủ của chúng tôi đi!”. Lý do: Dexia, ngân hàng chính phủ và Quỹ dự trữ đã được giải cứu bằng cách bơm vào 3 tỉ euro công quỹ. Thế mà, với số tiền mặt như thế Dexia vẫn không còn khả năng hoạt động. Nó cần thêm 55 tỉ euro nữa để giữ được những cam kết trong quá khứ của mình, không thể đáp ứng cho những nhu cầu mới của các đơn vị hành chính địa phương hay bệnh viện. Ai đã đưa Dexia đến tình trạng này? Hai lãnh đạo: ông chủ người Pháp Pierre Richard và người Bỉ Axel Miller. Họ đã từ chức và không ai dám làm gì cả. Nhưng đó cũng là những “thiên tài” về tài chính từng chứng minh sức “sáng tạo phi phàm” của mình. Lãnh đạo Dexia chỉ định Bruno Deletré từ năm 2005 phụ trách “dịch vụ tài chính công cộng, tài trợ các dự án và nâng cao giá trị tiền tệ”. Với nhiệm vụ cuối cùng là nâng giá đồng tiền trên thị trường Mỹ đã làm cho Dexia... chìm xuồng! Chính các “dịch vụ tài chính” đã đề nghị những kiểu vay mượn “độc hại” với các đơn vị hành chính địa phương tại Pháp. Trong những năm qua, Dexia đã bán cho Hội đồng nhân dân Seine - Saint - Denis do Hervé Brami cầm đầu, những “sản phẩm tài chính kỳ lạ” dẫn đến nợ nần và có thể phá sản bất kỳ lúc nào. Dexia đã bán tại Pháp những kiểu tín dụng thứ cấp, hứa hẹn tỉ lệ tiền lời thấp trong những năm đầu tiên và chết người ở những năm sau. Theo Olivier Nys, phó tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước thành phố Lyon: Dexia quản lý 44% số nợ của các đơn vị hành chính địa phương, nhưng cũng đã đưa vào 75% sản phẩm tài chính do mình chế tạo. Bruno Deletré, thanh tra tài chính ngân hàng X-ENA bị đuổi việc vào tháng 6-2008, với “tiền thưởng” 2 triệu euro mà ông ta đã trả lại vào lúc cuối cùng, khi chính phủ Pháp phải cứu nó vào tháng 9-2008. Dường như ông ta đã cảm thấy hổ thẹn! Khi phải đối diện với các thành viên Ủy ban giám sát của quốc hội và quan chức tài chính chính phủ vào ngày thứ hai 6-10-2008, hai hàm nghiến chặt và ánh mắt tối sầm, ông chủ ngân hàng phá sản Lehman Brothers, Richard Fuld không hề bị ai lừa vào tròng. Qua các đại biểu quốc hội, ông biết mình phải chịu đựng cơn phẫn nộ của người dân Mỹ. Những người mà sau cuộc “động đất tài chính” đã chĩa mũi dùi vào các quan chức không nhìn thấy gì cả, ngoài việc vơ vét đủ loại tiền lương, thưởng, trợ cấp và lương hưu thuộc loại “cây dù bọc vàng” trong những năm hoạt động điên cuồng. Vào lúc ông ta bước đến chỗ để tuyên thệ, dưới ống kính của các đài truyền hình, bao quanh bởi các nhà chính trị mặt mày nhăn nhó, một kế hoạch cứu nguy 700 tỉ USD được thông qua, và Wall Street đang giãy chết. Quốc hội đang nắm trong tay hàng ngàn trang tư liệu nội bộ của Lehman cho thấy sự mâu thuẫn quái đản giữa những cuộc bàn cãi của các quan chức ngân hàng về tình hình thực sự suy sụp, với điều báo cáo láo trước các cổ đông và nhà đầu tư. Điều đó không đơn giản. Nếu Fuld và ban lãnh đạo cố tình lừa cổ đông về tình hình kinh doanh thực sự của ngân hàng, họ có nguy cơ bị truy tố trước pháp luật. Suốt thời gian làm việc cho Lehman, Fuld đã vơ vét được 260 triệu USD tiền thưởng chỉ trong khoảng 2004 2008, được báo chí Mỹ mệnh danh là “con dã nhân” khi tuyên bố: Lehman Brothers bị kẹt trong trận sóng thần tài chính. Nhưng tôi muốn được thật trong sạch. Tôi nhận hoàn toàn mọi trách nhiệm mà mình đã làm. Dựa vào các thông tin mà chúng ta có hiện nay, tôi nghĩ rằng các quyết định và hành động là thận trọng và thích ứng (...). Chúng ta đã vượt qua được khó khăn. Ông ta còn nhắc rằng chính mình đang nắm giữ 10 triệu cổ phiếu Lehman lúc phá sản! Henry Waxman, chủ tịch Ủy ban thuộc đảng Dân chủ đã tấn

công ngay “chỗ hiểm nhất”: Từ năm 2000 đến nay ông đã kiếm được hơn 480 triệu USD, tức là gần nửa tỉ. Đối với nhiều người, chuyện đó thật khó hiểu. Công ty của ông phá sản, nền kinh tế của chúng ta lâm vào khủng hoảng nhưng ông lại có quyền giữ cho mình 480 triệu USD. Việc đó có đúng không? Fuld cho rằng con số thực sự chỉ vào khoảng 250 triệu. Waxman gào lên: Ông có một căn nhà giá 14 triệu USD quay mặt ra biển tại Florida, một căn nhà nghỉ mát tại Sun Valley, bang Idaho. Vợ chồng ông có một bộ sưu tập nghệ thuật với những bức tranh trị giá hàng triệu USD... Người ta không thể tiếp tục có một hệ thống tài chính mà các ông chủ tại Wall Street gom hết mọi quyền lợi về cho cá nhân mình và đẩy thiệt hại cho cả xã hội gánh lấy. Fuld trả lời: Khi công ty thành công, chúng tôi cũng thành đạt. Khi nó không tốt, chúng tôi cũng phải chịu chung số phận. Waxman cắt ngang: Phải lắm, thưa ông Fuld, nhưng chỉ có một chút rắc rối. Bởi vì các ông kiếm được rất khá khi xã hội phát triển và khi nó... không phát triển. Còn các cổ đông của công ty ông thì chẳng được gì cả. Các đại biểu quốc hội lưu ý, vào tháng 6-2008 khi các cổ đông lớn yêu cầu ông ta đừng “tự thưởng” nữa, nhưng Fuld và George W. Walker (em họ Tổng thống Bush) đã phớt lờ. Ngày 10-9, tức 5 ngày trước khi tuyên bố phá sản, Fuld mở cuộc họp báo qua điện thoại với các nhà đầu tư, quả quyết rằng Lehman không cần bơm thêm vốn. Sáng hôm sau đến phiên hai thủ lĩnh của công ty bảo hiểm khổng lồ AIG thay thế chỗ ông Fuld. AIG vừa được chính phủ quốc hữu hóa bằng số tiền trả thêm 85 tỉ USD. Các đại biểu quốc hội từng bị cử tri của mình chất vấn vì sao không dùng tiền này để trả nợ mà họ vay mượn của dân chúng, lại lo đi “cứu nguy”? Có một nhóm AIG tại Luân Đôn lao vào kiểu kinh doanh linh tinh. Người phụ trách là Joseph Cassano lại được thưởng 34 triệu USD và vẫn còn được trợ cấp 1 triệu USD/tháng sau khi đã nghỉ việc. Waxman tấn công Martin Sullivan, giám đốc AIG trong khoảng từ năm 2005 đến tháng 8-2008, người đã ký sắc lệnh này mà ông ta nói là để giới hạn tổn thất: Khi nào về hưu, tôi cũng rất muốn đến làm việc với ông để kiếm được mỗi tháng 1 triệu USD. Ông này xúi thủ lĩnh mình lao vào các chiến dịch khiến cho AIG phá sản, và hắn lại nhận được mỗi tháng 1 triệu USD để... tiếp tục hiến kế cho các ông nữa! Dù kết quả rất tồi tệ vào cuối năm 2007, do chiêu đầu cơ của nhóm Cassano, Sullivan vẫn thuyết phục Ủy ban khen thưởng vào tháng 3-2008 đừng cắt giảm năm 2007 cho các lãnh đạo, kể cả bản thân mình là 5,4 triệu USD! Waxman hỏi lý do nào Sullivan làm như thế. Ông ta trả lời: Hãy tin tôi, tôi làm cho họ và cả cho tôi nữa(?!). Lợi nhuận cao – rủi ro cao, đó là bài học vỡ lòng mà bất kỳ nhà đầu tư tài chính nào cũng cần phải nhớ. Tuy nhiên không phải ai cũng thấu suốt và cảm nhận được đúng ý nghĩa của nó. Làm sao mà nhớ đến được khi có một thời, nếu có một ít vốn để mua cổ phiếu, chẳng cần phải làm gì mà tiền vẫn sinh sôi nảy nở, chứng khoán mua hôm nay hôm sau giá đã lên gấp đôi, Và khi thị trường (chứng khoán, bất động sản) xuống như hiện nay, mọi người mới sực nhớ đến chân lý này. Người ta thi nhau bán cổ phiếu, bán bất động sản, cốt sao chỉ mong thu về đủ tiền bỏ ra đầu tư. Bất động sản và chứng khoán phát triển quá nóng, kiếm được tiền dễ nên ai cũng tự tưởng thưởng cho mình, và họ tiêu tiền. Điều này dẫn đến việc giá cả hàng hoá tăng lên

và mở rộng khoảng cách giàu nghèo. Khi thị trường chứng khoán tuột dốc, nó đã được cứu bằng cách SCIC mua vào một lượng cổ phiếu nhất định, và giải pháp này đã được thực hiện. Người được lợi từ việc “cứu trợ” này hầu như chỉ là các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư. Còn số đông người dân vẫn đang đương đầu với cơn bão giá hàng ngày. Xét chăng chứng khoán cũng chỉ là một loại hàng hóa, được giao dịch trên thị trường Tài chính, do đó cũng phải chịu tác động và ảnh hưởng của các qui luật cung cầu thị trường, có lúc giá cao, có lúc giá giảm là chuyện bình thường. Và thực tế là sau khi SCIC mua vào chứng khoán, VN-Index có tăng được vài phiên và sau đó tiếp tục giảm. Khi thị trường Bất động sản bất ổn định, lập tức Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) gửi công văn lên UBND Tp.HCM, Văn phòng Chính phủ, và các bộ, ngành liên quan để đề xuất 15 giải pháp giúp thị trường nhà đất phát triển bền vững. Điều này là đúng, tuy nhiên người được lợi hầu như cũng vẫn là những nhà đầu tư và Doanh nghiệp kinh doanh Bất Động Sản. Đáng chú ý là chưa thấy Hiệp hội đề xuất giải pháp nào về nhà ở cho người có thu nhập thấp. Chỉ có Bộ Xây dựng đang quyết tâm thực hiện dự án nhà ở xã hội với quy mô lớn. Nhà nước sẽ cấp và bỏ vốn ra xây dựng các khu chung cư, sau đó sẽ cho CBCNVC mua trả góp hoặc thuê dài hạn với giá ưu đãi, mục tiêu dự kiến là trong vài năm tới sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở khu vực đô thị cho khoảng 1,2 triệu CBCNVC. Đây thực sự là một tin tốt cho những ai đang ấp ủ có một ngôi nhà. Dự kiến vào tháng 6 năm nay Bộ xây dựng sẽ trình Chính phủ xem xét đề án. Quá trình từ khi trình dự án đến khi phê duyệt, chọn nhà thầu, khởi công xây dựng là cả một thời gian tương đối dài. Vì vậy phải mất ít nhất 2 – 3 năm thì người có thu nhập thấp mới được sở hữu nhà ở. Hàng ngày đọc báo thấy năm này chúng ta thu hút được bao nhiêu phần trăm FDI, FII, tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước. Thấy đáng mừng khi kinh tế nước nhà phát triển, được đánh giá là thị trường tiềm năng… Tuy nhiên tăng trưởng và phát triển luôn đi kèm lạm phát, phân hóa giàu nghèo… Giá cả tăng, đối với người giàu thêm vài ba ngàn cho một món hàng là điều dễ dàng, tuy nhiên đó lại là cả một vấn đề cho người nghèo. Thu nhập từ lương tăng dưới 10%/năm, lạm phát tăng trên 12,5%/năm, như vậy phân vân đắn đo khi mua một món hàng cũng là điều dễ hiểu. Thị trường nhà đất và chứng khoán không phải là những thị trường độc lập, trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Nhà đất có liên hệ mật thiết với các thị trường khác như tài chính, ngân hàng, sản xuất VLXD, dịch vụ...Tuy nhiên thị trường bất động sản hay chứng khoán có thực sự là đầu tàu phát triển nền kinh tế hay không, chúng ta cần có thời gian xem xét và trải nghiệm thực tế. Nên chăng bây giờ ta cứ để cho nó tự điều chỉnh để chứng khoán và bất động sản quay về với giá trị thực. Hãy tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nông nghiệp. Đó mới thực sự phát triển nền kinh tế bền vững và mọi người dân cùng được hưởng.

Related Documents

Tttc
December 2019 1
Tttc
June 2020 1
C1. Dai Cuong Tttc
July 2020 0
Chuong Trinh Tttc
June 2020 4

More Documents from ""

Tttc
December 2019 1