Tl Ky Nang Tranh Luan

  • Uploaded by: Mr Ben
  • 0
  • 0
  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tl Ky Nang Tranh Luan as PDF for free.

More details

  • Words: 3,155
  • Pages: 6
ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HỒ CHÍ MINH CÔNG TY LUẬT VIETSUN

KỸ NĂNG TRANH LUẬN I. Khái niệm Tranh luận là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về phải trái, đúng sai giữa các bên. Việc tranh luận phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt và các kỹ năng tranh cãi phức tạp. Ví dụ: bào chữa chỉ định cho một vụ án giết người (vụ án: N.T.H sử dụng hung khí đập đầu cho nạn nhân bất tỉnh, sử dụng dao cắt nạn nhân thành khúc) Tranh luận không có nghĩa là một cuộc đấu khẩu, chửi bới không luật lệ giữa các bên vốn có niềm tin vững chắc vào quan điểm riêng của mình. II. Những vấn đề chính yếu trong tranh luận Để đạt hiệu quả trong tranh luận, người tranh luận có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như mềm dẻo, hiếu chiến, áp đảo, ...... Tuy nhiên để đánh giá một bài phát biểu, chúng ta căn cứ vào ba điểm chính sau: 1. Nội dung: Nội dung là những điều bạn nói, là chất liệu của bài phát biểu của bạn. nội dung bao gồm phần lý luận và phần dẫn chứng. Lý luận là những phát biểu tựa như "Chủ đề là đúng (hoặc sai tùy theo bạn thuộc bên nào), bởi vì xyz", trong đó xyz chính là lý luận. Ví dụ: Sau khi nghe quan điểm luận tội của Viện kiểm sát, tôi không đồng ý với tội danh ...... Dẫn chứng là những sự thực hoặc ví dụ ủng hộ lập luận của bạn. Trong tranh tụng, thông thường các tình tiết được ghi tại các văn bản được sử dụng để làm dẫn chứng. Khi nêu tình tiết phải nêu bút lục đính kèm. Bất cứ dẫn chứng nào bạn dùng cũng phải có mối liên quan tới chủ đề đang thảo luận. Những dẫn chứng ít hoặc không dính dáng gì tới chủ đề làm bài phát biểu của bạn trở nên yếu đuối và thiếu nội dung. Nội dung không thể là một danh sách dài những dẫn chứng. Bạn không thể thắng một cuộc tranh luận bằng cách đưa ra một đống ví dụ hay sự thực. Những sự thực giống như viên gạch trên tường, nếu bạn không biết cách dùng chúng, không biết cách gắn kết chúng lại với nhau, thì chúng hoàn toàn vô dụng. Tương tự, bạn cũng không thể thắng một cuộc tranh luận nếu chỉ cung cấp một vài chứng cứ rằng đối thủ đã sai. Nó làm lập luận của bạn trở nên yếu đuối, cũng giống như bức tường khi bị gỡ vài viên gạch trong đó. Có một điều chắc chắn là bạn cần phải

tấn công mạnh vào những lập luận chính của đối phương, để làm sụp đổ bức tường mà họ xây lên. 2. Phương pháp Phương pháp là cách mà người tranh luận thể hiện điều muốn nói. 2.1 Tranh luận theo nhóm Khi tranh luận theo nhóm thì nội dung tranh luận phải bao gồm sự thống nhất và logic. Thống nhất được tạo ra khi tất cả các thành viên cùng nhận thức được định nghĩa của chủ đề, phương châm của nhóm là gì, và điều mà các thành viên khác đã nói. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ phải củng cố thêm phương châm của nhóm, và phải trước sau như một với những gì nhóm đã và sẽ nói. 2.2 Tranh luận với vai trò cá nhân Người tranh luận phải tạo xây dựng cấu trúc cho bài nói của mình. Bước thứ nhất là phải hiểu rõ lập luận của mình và những ví dụ mình dùng để hỗ trợ lập luận đó. Nếu có thể thì nên tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa các lập luận, và thông báo cho người nghe biết khi nào mình chuyển từ lập luận này sang lập luận kế tiếp. Điểm mấu chốt là phải nhớ, mặc dù khi tranh luận, người tranh luận biết rõ bản thân định nói gì, nhưng người nghe là người chưa từng được nghe nó, và chỉ được nghe một lần duy nhất bài phát biểu, do đó hãy nói rõ ràng để họ có thể nắm bắt được vấn đề. Khi trình bày một lập luận nhất định nào đó, hãy đảm bảo rằng lập luận đó có tính logic (có nghĩa), và làm rõ mối quan hệ giữa phương châm của đội và lập luận, giữa lập luận và chứng cứ mà người tranh luận trình bày để hỗ trợ nó. 3. Thái độ Thái độ là cách trình bày quan điểm của người tranh luận. Tuy nhiên không có một "khuôn mẫu" dành cho thái độ trình bày. Không phải cứ đấm bàn và hò hét là sẽ thuyết phục được người khác. Lời khuyên tốt nhất là hãy hình thành thái độ thuyết trình "tự nhiên". Khi trình bày phần tranh luận cần chú ý các vấn đề sau: 3.1 Đọc bài viết Đừng viết bài thuyết trình lên trên giấy và cắm cúi đọc bài thuyết trình. Tranh luận là một sự tương tác thực giữa hai bên, giữa hai bên và khán giả, chứ không phải là thực tập về đọc phát biểu. Chỉ sử dụng bài viết như lời nhắc, phòng trường hợp quên mất mình đang ở đâu, chứ không nên đọc y nguyên từ trong đó. Khán giả có thể nhận ra ngay ai đang đọc bài viết và ai là người tranh luận, hùng biện, ... 3.2 Tiếp xúc bằng ánh mắt Hãy nhìn về phía người nghe. Trong quá trình tranh luận, nếu người trình bày nhìn về phía người nghe, dù chỉ thỉnh thoảng, bạn sẽ dành được sự quan tâm của họ. Tuy nhiên, nếu như người tranh luận chỉ chăm chăm vào bài viết hoặc nhìn vào một

điểm trên trời hay dưới đất, người nghe sẽ mất tập trung rất nhanh. Khi tranh luận, nếu nhìn vào mắt người nghe, trái tim và cái đầu của họ sẽ theo bạn. 3.3 Giọng nói Trong tranh luận, giọng nói cực kỳ quan trọng. Có nhiều thứ chúng ta có thể làm để giọng của chúng ta trở nên hiệu quả. Bạn phải nói lớn để người khác nghe được bạn, nhưng 4 phút to tiếng liên tiếp sẽ làm người ta bực bội. Sử dụng âm lượng, cao độ và tốc độ để nhấn mạnh những điểm quan trọng trong bài thuyết trình. Cất giọng bất ngờ và trong thời gian ngắn sẽ thu hút được sự chú ý của thính giả, trong khi những đoạn nói nhỏ nhẹ có thể lôi cuốn thính giả và khiến họ buộc phải lắng nghe cẩn thận. 3.4 Cử chỉ Khi tranh luận, bạn hãy luôn vận động và vận động. Cơ thể của chúng ta là một công cụ hữu ích mà bạn cần tận dụng. Vận động có thể thực hiện bằng nhiều cách như cố tình tạo những điệu bộ bằng tay với sự tự tin hay di chuyển đầu và nửa trên của thân để duy trì tiếp xúc bằng ánh mắt, nét mặt với tất cả người nghe. Nếu bạn muốn đi đi lại lại, nên di chuyển một cách hiệu quả và có chủ ý, đừng tạo ra cảm giác bạn đang bối rối. Nếu bạn muốn đứng yên, hãy đứng với sự tự tin. Đừng để cơ thể bạn tỏ ra rằng mình đang bối rối. 3.5 Những thói quen khi bối rối Khi tranh luận, tất nhiên chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bối rối, lúng túng. Tốt nhất là bạn nên tránh xa chúng ra và đừng để bất cứ thứ gì lấy đi khả năng thuyết phục của bạn. Ví dụ: trường hợp cầm bài thuyết trình đọc hoặc luôn chú ý vào 1 khán giả có những hành động kỳ quặc. 3.6 Tránh sử dụng từ ngữ đao to búa lớn. Khi tranh luận nên tránh thái độ xuồng xã quá, nhưng cũng đừng lên gân quá. Bài tranh luận chẳng bao giờ thuyết phục nếu khi dùng những từ ngữ đao to búa lớn mà không hiểu hoặc không phát âm được đúng. 3.7 Không nhờ người khác viết bài phát biểu dùm. Đây là một sai lầm lớn nếu người để ai đó viết bài phát biểu giùm bạn. Những người nhờ người khác viết sẽ không cảm nhận được không khí của buổi tranh luận, và không xây dựng được kỹ năng tranh luận, và thường trông rất ngớ ngẩn khi vấp phải những từ ngữ mà họ không phát âm được hoặc không nhớ được những vấn đề trọng tâm cần tranh luận III. Những điều cần chú ý khi tranh luận 1. Tôn trọng ý kiến của người khác Mỗi người có những niềm tin khác nhau vì vậy khi tranh luận, người tranh luận đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với mình cũng như

đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu "Tất cả những gì tôi biết là đúng". Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ. 2. Khi tranh luận, hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu kẻ khác ném những luận điệu hắn ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình? Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng, và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ. 3. Khi phát hiện sai lầm, hãy mạnh dạn thừa nhận sai lầm Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn, dám nhận sai lầm của mình. Người khác không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu anh ta sai lầm thì bạn cũng sẽ rất dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua cho anh ta. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy, và ai cũng thích những người hùng rộng lượng. 4. Khởi động một cách nhẹ nhàng Khi mở đầu một cuộc tranh luận, người tranh luận hãy đắt đầu bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái. Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt thì chỉ càng làm cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn. Ví dụ: luôn giữ nụ cười trên khuôn mặt khi tranh luận 5. Dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của bạn Cho dù nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm chung với đối phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của anh ta. Bằng cách đồng ý với đối phương, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và anh ta đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý và thường được các luật sư vận dụng thường xuyên. 6. Khi tranh luận, bạn phải để cho đối phương có cơ hội lên tiếng Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Làm sao mà bạn có thể chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy để họ nói nhiều hơn một chút. Như vậy là bạn đã cho họ một ân huệ, và họ sẽ cảm kích về cái sự “rộng lượng” này của bạn. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế hãy lắng

nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình. 7. Khi tranh luận, bạn phải chứng minh đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ chứ không phải sự áp đặt của bạn. Có thể bạn sẽ phải hy sinh là khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của anh ta đúng. Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiến dần đến một kết quả tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào trận địa bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ. 8. Khi tranh luận, bạn hãy thể hiện là người cởi mở và chân thành Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả mọi người chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều đương nhiên. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình. 9. Cảm thông với những mong muốn của đối phương Hãy luôn nhớ rằng trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đối phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Họ đến công sở để có đồng lương, họ đến câu lạc bộ tập thể dục để trở thành hấp dẫn hơn, ai cũng có kế hoạch thực hiện các mong muốn của mình. Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai, đem lại tình thế thắng - thắng cho cả hai chứ không nhất định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi. 10. Khi tranh luận, hãy bày tỏ thái độ thẳng thắn Bởi vì người ta đã chứng minh rằng những kẻ lạnh lùng nhất cũng có tâm tư riêng của mình. Khi đưa ra quan điểm tranh luận, người tranh luận cần đưa các lý do về đạo đức và nhân bản khi lý giải quan điểm. Ai cũng có lòng hướng thiện của mình và không ai muốn làm những điều phi đạo đức cả. 11. Thiết lập các luận cứ vững chắc Hãy củng cố các lập luận của bạn thông qua việc đưa các chứng cứ, sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điển của bạn. Nếu bản thân lập luận của bạn hợp lý và đúng đắn thì chắc là mọi người chẳng

ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh họa nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác. 12. Hãy khéo léo đưa ra các thách thức Về mặt di truyền nam giới thường tự kiêu và không muốn người khác nói với mình rằng có những điều họ không thể làm được. Họ lúc nào cũng mong muốn chứng minh tính cách đàn ông của họ bằng cách này vì thế hãy biết cách kích thích họ tự nói về mình. Thế rồi bạn chỉ việc ngồi đó và nghe đối phương hăng say diễn giải quan điểm của mình. Từ đó, chúng ta có thể nắm được những điểm yếu của họ để mà phản bác. Điều cần lưu ý là hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ. 13. Hãy tỏ ra điềm tĩnh Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kìm nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cố gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình, nhưng hãy cố uốn lưỡi vài lần trước khi nói. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp và bám vào sự kiện, chứng cứ chứ không phải cảm xúc và đối phương sẽ phục bạn ngay. 14. Hãy biết dừng lại đúng lúc Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý. Khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận ra cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Song biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững. 15. Các trường hợp tối kỵ khi tranh luận - Tấn công cá nhân - Vơ đũa cả nắm - Kết luận sai - Đa số thắng thiểu số: - Vỗ ngực xưng tên - Thầy là đúng - Cóc ngồi đáy giếng - Chứng minh ngược - Tuổi tác - Mai hoa quyền

Related Documents

Tl Ky Nang Tranh Luan
July 2020 9
Ky Nang
November 2019 23
Tl Ky Nang Dam Phan 2
July 2020 6
Tl Ky Nang Dam Phan 1
July 2020 10

More Documents from "Mr Ben"