KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI KẾ HOẠCH HỌC TẬP Với đặc điểm học tập tại Đại học đã nêu trong phần Cơ sở lý luận, để học tập có hiệu quả, chúng ta phải có kế hoạch học tập, sinh hoạt hợp lý và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo kế hoạch đó. Khác với ở phổ thông, ở Đại học học rất nhiều môn với khối lượng kiến thưc khác nhau, mức độ yêu cầu của từng môn cũng khác nhau. Việc đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có một số đặc điểm sau: − Trường áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. − Đầu mỗi học kỳ, Trường có tổ chức cho sinh viên đăng kí môn học. + Việc đăng kí môn học, sinh viên có thể thêm, bớt hoặc chuyển nhóm các môn học do phong Đào tạo mở nhưng trong giới hạn quy định ( ≤ 40 tín chỉ) + Sinh viên có thể mở lớp học theo nhu cầu (tham khảo tại tài liệu hướng dẫn đăng kí môn học của từng học kỳ….) − Kết quả đăng ký môn học chính là thời khoá biểu cho của mỗi kỳ Vì vậy khi lên một kế hoạch học tập phải căn cứ vào: − Chương trình đào tạo( của từng ngành, tiến độ và trình tự các môn học) − Khả năng của mỗi cá nhân (năng lực, sức khoẻ, tài chính, điều kiện, thời gian..)
Khi xây dựng một kế hoạch trước tiên ta phải xác định được mục tiêu và sau đó mới tiến hành xây dựng và thực thi kế hoạch đó. Trong quá trình lập kế hoạch học tập học sinh sinh viên cần: A. Xác định mục tiêu Một kế hoạch học tập phải có mục tiêu (Cách xác định mục tiêu tham khảo phần Cơ sở lý luận). Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định hai mục tiêu chính là:
− Mục tiêu của Quá trình học Đại học −
Mục tiêu của từng học kỳ
để hoàn thành được 2 mục tiêu chính trên cần phải xác định các mục tiêu phụ sau: − Mục tiêu tuần − Mục tiêu mỗi ngày Và bắt đầu thực hiện từ mục tiêu tuần thông qua mục tiêu mội ngày B. Xây dựng kế hoạch học tập Khi xác định được mục tiêu tức là đã hình dung ra các công việc cần phải làm để đạt được mục tiêu đó. Đạt được mục tiêu từng học kỳ tức là đã đạt được mục tiêu trong toàn quá trình học Đại học. Vì vậy sinh viên nên lập cho mình một kế hoạch học tập cho từng học kỳ, từng tuần, mỗi ngày. Bắt đầu thực hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả theo kế hoạch mỗi ngày. Các bước xây dựng kế hoạch học tập: 1. Xác định a)
Mục tiêu (như trên)
b) Quỹ thời gian Xác đinh quỹ thời gian để bạn đăng kí môn học, học thêm lên kế hoạch cho mình trong học kỳ, từng tuần, hàng ngày… Nên liệt kê tất cả các khoảng thời gian có dành cho việc học tập ( Nên lập một bảng ghi rõ ra giấy hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch chuyên nghiệp của Microsoft để liệt kê quỹ thời gian và hỗ trợ bạn lập kế hoạch và quản lý thời gian ) 2. Phân bố công việc và thời gian thực hiện Khi phân bố công việc cần chú ý:
-
Tính chất các công việc Logic thứ tự các công việc Phân bổ thời gian hợp lý
3. Kiểm tra, chỉnh sửa kế hoạch Kiểm tra kế hoạch về: + Tính khả thi (thực hiện được) + Mục tiêu (vừa sức hay không) + Tính hợp lý thứ tự các công việc. + Tính mềm dẻo Kế hoach không nên cứng nhắc mà có thể thay đổi được tuỳ vào hoàn cảnh cho phù hợp mục tiêu.( Nên có một thời gian dự trữ trong kế hoạch) C. Thực hiện kế hoạch Sau khi lập xong một kế hoạch thì điều quan trọng nhất là thực hiện kế hoạch đó một cách nghiêm túc. Nên kiểm tra hàng ngày và đánh dấu vào các các công việc đã làm và đưa ra nhận xét về kết quả cũng như việc rút ra điều cần phải khắc phục cho những công việc đã làm và lý do tại sao công việc này không thực hiện được, tìm cách khắc phục .Nếu làm được điều này có thể nói là chúng ta đã thành công. thứ tự
Tên công việc
thời gian bắt kết đầu thúc
mức độ công việc
kết quả
Đánh giá (nêu rõ lý do không hoàn thành)
1 2 Chú ý: Không được khất lần, việc gì cũng ôm vào và việc gì cũng xem là quan trọng và gấp gáp vì chúng sẽ làm cho ta trở nên căng thẳng. Không làm những việc không cần thiết, việc này không dễ nhưng cũng không phải là không thể làm được nó sẽ giúp bạn chủ động hơn và thực hiện công việc theo đúng kế hoạch hơn. D. Vận dụng và bài tập
Tuy nhiên do mỗi sinh viên có nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, năng lực khác nhau và do thời gian không cho phép nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi Lập kế hoạch học tập cho một kỳ học. Trong mỗi học kỳ sinh viên cần phải lập 2 kế là: − Kế hoạch học tập theo chương trình đào tạo của trường −
I.
Kế hoạch tự học
Kế hoạch học tập theo chương trình đào tạo 1. Đăng ký môn học a.
Cơ sở : đăng kí học môn nên dựa vào: − Chương trình đào tạo (sổ tay sinh viên) −
Cố vấn học tập
− Lịch học vụ và tài liệu hướng dẫn đăng ký môn học theo từng học kỳ − Kinh nghiệm của người đi trước. b. Xác định mục tiêu cho kì học − Mục tiêu chung cho cả học kì − Mục tiêu cho từng môn học c. Lựa chọn môn học Việc lựa chọn môn học nên dựa vào: − Tiến độ học trong sổ tay sinh viên − Tiến độ của bản thân sinh viên − Yêu cầu của môn học trước sau
− Đặc điểm các môn học trong cả kì −
Chọn một số môn xã hội học trước để dành thời gian cho các kì sau học các môn chuyên ngành nhưng không nên quá nhiều trong một kì
Cần tránh: −
Đăng kí trùng thời gian học: vì đây là một thiệt thòi lớn cho sinh viên về mặt kiến thức đồng thời gây khó dễ cho sinh viên nếu thầy cô điểm danh, dễ dẫn đến cấm thi
− Quá nhiều môn có tính chất khác nhau d.
Một số điểm cần lưu ý − Thời gian đăng ký − Khả năng điều chỉnh môn học (thêm, bớt, chuyển nhóm…) − Xu hướng đăng ký qua mạng
2.
Xác định thời khoá biểu: Sau khi kết thúc đăng ký môn học, kết quả đăng ký cũng chính là thời gian biểu học tập cho cả học kỳ và là kế hoạch học tập trên lớp cho cả kì.
3. Thực hiện: 4. Đánh giá kết quả: II.
Kế hoạch tự học Kế hoạch tự học ở đây bao gồm kế hoạch thực hiện cho: − Làm bài tập, chuyên đề, báo cáo của môn học trên lớp −
Học thêm (đây là một việc không thể thiếu vì nó giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn các kiến thức, kỹ năng khác là các công cụ hỗ trợ, hành trang
bước vào cuộc sống như: Chuyên môn, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, giao tiếp…) Một số điểm cần lưu ý khi đăng ký học thêm dựa vào: + Đặc điểm ngành học +
Năng lực, điều kiện, thời gian bản thâncó thể có dành cho nó
+ Tránh đăng ký trùng và làm ảnh hưởng tới việc học trên lớp 1. Xác định Mục tiêu: Xác định mục tiêu tự học phải dựa vào - Mục tiêu học kì, năm học - Mục tiêu trong quá trình học đại học b) Quỹ thời gian Liệt kê các thời gian còn lại dành cho việc tự học sau khi đã trừ đi thời gian học trên lớp và thời gian cần thiết dành cho sinh hoạt và các hoạt động cá nhân khác. a)
2. Phân bố công việc và thời gian thực hiện Khi phân bố công việc cần chú ý : a) Đảm bảo phân bố thời gian hợp lý cho từng công việc (môn học với khối lượng thông tin tương ứng) Để làm tốt bước này,nên tham khảo thông tin về môn học từ: − Sổ tay Sinh viên (để xem số tín chỉ của môn học. Thường thì số tín chỉ tương ứng với khối lượng công việc cần phải học tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào tính chât môn học cụ thể) − Giáo viên phụ trách môn học − Sinh viên khoá trước − Đề cương nội dung môn học b) Đảm bảo phân bố xen kẽ, luân phiên hợp lý cho các môn học có tính chất khác nhau Bộ não chỉ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất nếu chúng hoạt động trong một thời gian nhất định, nếu làm một loại công việc trong
một khoảng thời gian dài thì dễ sinh ức chế dẫn đến làm việc không hiệu quả và chán nản. Vì vậy, để học tập đạt được hiệu quả cao nên: − Xen kẽ các môn học cần tính toán (nhóm môn học khoa học tự nhiên và chuyên ngành) các môn học đòi hỏi trí nhớ (môn xã hội) − Môn học yêu thích với môn học không thích. c) Đảm bảo xen kẽ hợp lý giữa thời gian học với nghỉ ngơi và hoạt động ngoại khoá khác. - Tốt nhất là sau khi học được 50 phút thì nên giải lao 5-10 phút rồi trở lại ngay không nên nghỉ qua lâu bởi vì chỉ cần 5-10 phút bộ não chúng ta lại có thể hoạt động một cách bình thường. Nếu nghỉ lâu sẽ làm mất tập trung và các mối liên hệ kiến do trước đó để lại. - Nên tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khoá tuy nhiên trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng tới việc học (vì các hoạt động ngoại khoá giúp cho chúng ta phát triển thêm nhiều về các kỹ năng thực tế khác và cho ta thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm) 3. Kiểm tra, chỉnh sửa kế hoạch Kiểm tra kế hoạch về: + Tính khả thi (thực hiện được) + Tính mềm dẻo Bài tập vận dụng Bài tập1: xác định mục tiêu học tập cho: toàn khoá học, cho học kì hiện tại Bài tập 2: lập kế hoạch học tập cho học kì hiện tại Bài tập 3: lập kế hoạch học tập cho từng tuần học và thực hiện trong từng ngày trong tuần.
Nghe giảngvà ghi chép Nhiệm vụ chính của học sinh sinh viên là tới trường để lên lớp nghe giảng. Thông qua giảng dạy ở trên lớp giáo viên truyền đạt một luợng lớn kiến thức của mình tới các học viên. Các học sinh, sinh viên tiếp nhận thông tin, mà lượng thông tin mà thầy muốn truyền đạt tới trong đó có một lượng lớn thông tin thông qua kênh nghe. Lượng thông tin này được học nghi nhớ và tiếp nhận chỉ được25- 30% ngay tại trên lớp. Lượng thông tin còn lại học sinh sinh viên sẽ phải tự ghi chép vào tập theo cách riêng của mỗi người. Vì vậy việc nghe giảng và ghi chép là hai kĩ năng không thể thiếu đối với mỗi người học. Nghe để tiếp nhận kiến thức mới, để ghi nhớ. Ghi chép..
Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là trường dạy Kỹ thuật (hiện nay có đào tạo thêm một số ngành kinh tế thuộc khoa Kinh tế) nên quá trình học người học sẽ tiếp thu rất nhiều các các định lý, khái niệm khoa học, các công thức và biến đổi các công thức này, có sự liên hệ giữa các công thức các nội dung cũ với các nội dung, công thức mới. A. Nghe giảng Nghe giảng trên lớp là một phần hết sức quan trọng của một khoá học vì phần lớn những gì bạn cần phải tiếp thu đều được cô đọng trong các bài giảng. Tuy nhiên, lắng nghe và hiểu những gì thầy cô nói là một quá trình tư duy đòi hỏi bạn phải hết sức chú ý và suy nghĩ về những gì bạn nghe thấy. Bạn có thể nghe giảng tốt hơn khi biết áp dụng đúng cách những điều dưới đây: 1. Chuẩn bị
Để nghe giảng tốt, cần phải chuẩn bị trước, bởi vì nếu chuẩn bị trước sẽ giúp học sinh, sinh viên -
Tiếp nhận thông tin một cách chủ động, có chọn lọc hơn Nghe giảng thuận lợi hơn và dễ dàng tiếp thu do đã nắm vững và làm quen với các thuật ngữ. Ghi chép sẽ chọn lọc hơn. Có thời giant ham gia thảo luận tích cự hơn.
Các công việc chuẩn bị bao gồm: -
Xác định rõ mục tiêu của môn học: biết được mục tiêu sẽ biết được trọng tâm kiến thức môn học cần phải tiếp thu, các kiến thức của từng bài học Ôn lại bìa cũ, làm đầy đủ các bài tập Đọc trước bài mới: đánh dấu những chỗ khó hiểu, đặt ra những câu hỏi để hỏi thầy cô khi lên lớp… Xác định các điểm kiến thức cần phải nắm đươc trong bài mới khi lên lớp nghe giảng Chọn chỗ ngồi
2. Cách nghe giảng: −
Lắng nghe có mục đích: Xác định xem bạn mong đợi và hy vọng mình sẽ học được điều gì từ buổi học sắp tới và khi đến lớp hãy lắng nghe những gì thầy cô nói để trả lời cho những thắc mắc mà bạn đã nghĩ tới. Có mục đích khi nghe sẽ giúp bạn ghi bài tốt
Lắng nghe một cách cởi mở: Hãy lắng nghe những gì thầy cô bạn nói. Việc đặt ra những câu hỏi là rất tốt miễn là bạn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những quan điểm khác không ngoài quan điểm của bản thân. Lắng nghe một cách chủ động: Bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ với tốc độ nhanh hơn tốc độ nói của thầy cô. Hãy tận dụng ưu thế này để đánh giá những gì thầy cô đã nói và cố gắng hình dung những gì thầy cô sẽ nói tiếp theo. Đừng quên ghi lại những ý quan trọng, những chi tiết cần lưu ý trong bài giảng của thầy cô. Tuy bạn có thể suy nghĩ nhanh hơn tốc độ nói của thầy cô nhưng tốc độ viết bao giờ cũng chậm hơn tốc độ nói. Vì vậy, ghi bài đòi hỏi bạn phải quyết định nên viết cái gì, mà để làm được điều này bạn phải biết lắng nghe một cách chủ động. Đây cũng là phương pháp giúp cải thiện tư duy để phát triển kỹ năng nói của bạn. 3. Lên lớp nghe giảng
Công viêc chung trong suốt buổi học là pải tập trung chú ý lắng nghe cố gắng hiểu những điều giáo viên truyền đạt - Tập trung chú ý tới những từ, cụm từ thầy cô nhấn mạnh, nhắc lại nhiều lần hoặc sử dụng những kí hiệu, tô màu khác… - Tư duy suy nghĩ các câu hỏi cũng như các vấn đề giáo viên đề ra. - Thảo luận, trả lời các câu hỏi, bài tập - Đánh dấu thêm, ghi chú thêm những chỗ mà mình chú ý, khó hiểu để về nhà tìm hiểu thêm - Hồi tưởng so sánh liên hệ với kiến thức cũ, kiến thức đã đọc trước ở nhà với kiến thức mới - Đặt các câu hỏi, tranh luận với bạn bè với những câu hỏi đặt ra trong lúc đọc bài trước ở nhà và nhữg câu hỏi thắc mắc với bìa giảng của thầy. - Vận dụng các kiến thức vào trong các trường hợp thực tế - Hệ thống kiến thức sau cuối mỗi buổi học B. Ghi chép Trong quá trình nghe giảng kết hợp ghi chép để lưu thông tin lại đồng thời một lần nữa tri giác lại kiến thức theo cách riêng của mình. Trong quá trình ghi chép đối với mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo sau khi ghi chép có thể tri giác lại, dễ nhớ, dễ hồi tưởng lại bài học và phải dễ vì vậy trong quá trình ghi nên: -
-
Mỗi môn học phải có một cuốn tập riêng. Chừa lề với độ rộng cần thiết để có thể nhắc lại, chú ý, bổ sung…. Đầu bài và đề mục cần ghi to, rõ bằng bút màu để làm nổi bật dễ phân biệt. Đóng khung bằng bút mầu các công thức quan trọng. Ghi chú giải thích rõ các kí hiệu mới.
-
Lựa chọn thông tin quan trọng và mối quan hệ giữa chúng (có thể ghi cả lời giảng của thầy nếu thấy cần thiêt và chứa nhiều thông tin trong đó) Đánh dấu vào chỗ chưa hiểu trên lớp để về tìm hiểu sau Kiểm tra xem lại phần ghi chép, phần ghi thắc mắc để phát hiện ra phần ghi chưa chính xác thiếu để bổ xung.