Tình hình đầu tư Việt Nam – EU: EU là một nhà đầu tư lớn và sớm có mặt ở Việt Nam. Các nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam từ cuối năm 1987, khi Việt Nam mới ban hành Luật Đầu tư nước ngoài. Nhìn lại sau 30 năm thu hút FDI từ EU có thể nhận định rằng, EU là một trong những nhà đầu tư lớn của nước ta, chỉ đứng sau các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, tính theo giá trị vốn đầu tư, Hà Lan đứng đầu, tiếp theo là Anh, Pháp, Lúc-xăm-bua, Đức…Đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng tăng đầu tư vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ). Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển). EU có mặt hầu hết tại các địa phương và các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã đầu tư vào 18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Ba lĩnh vực tại Việt Nam được các nhà đầu tư EU quan tâm đầu tư nhiều là công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 630 dự án có tổng vốn đầu tư 8 tỷ USD, chiếm 32,2% số dự án và chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư của khối EU tại Việt Nam. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư. Lĩnh kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ ba với 51 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD, chiếm 2,6% số dự án và chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư khối EU có mặt tại 54/63 địa phương của cả nước, tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế lớn và các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh đứng thứ nhất về thu hút dự án của khối EU với 799 dự án và 3,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 17,1% tổng vốn đăng ký của EU tại Việt Nam. Tiếp đến là Hà Nội với 436 dự án và 3,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 16,9% tổng vốn đăng ký. Thứ ba là Bà Rịa-Vũng Tàu với 39 dự án với số vốn đăng ký là 2,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12,1% tổng vốn đăng ký. Trong tổng số 24 quốc gia EU có dự án còn hiệu lực tại Việt Nam các quốc gia đầu tư nhiều gồm Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp, Luxembourg và Cộng hòa Liên bang Đức. Riêng 5 quốc gia này chiếm 71,7% số dự án và 83,1% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam. Trong đó, Hà Lan đứng đầu với 282 dự án và 7,6 tỷ USD, chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Vương quốc Anh đứng thứ hai với tổng số vốn đầu tư là 3,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ ba với số vốn đầu tư 2,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư..
Như vậy, về thực chất, có thể nói EU là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam sau Nhật Bản. Các dự án đầu tư của EU có tỷ lệ vốn vay là 42%, trong khi tỷ lệ vốn vay trung bình của các dự án FDI ở Việt Nam là 54%. Điều này chứng tỏ các dự án đầu tư của EU cũng ít rủi ro hơn. Tính đến hết tháng 8/2018, đã có 24/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 2.141 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 24,17 tỷ USD, đứng thứ năm trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (sau Hàn Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore). Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, tính theo giá trị vốn đầu tư, Hà Lan đứng đầu (318 dự án với tổng vốn đầu tư 9,16 tỷ USD), tiếp theo là Pháp (527 dự án với tổng vốn đầu tư 3,63 tỷ USD), Anh, Đức... Nhìn chung đầu tư Việt Nam sang EU là không nhiều, tính đến tháng 8/2018 có 94 dự án với tổng vốn đăng ký 207,4 triệu USD. Các nhà đầu tư có thể thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh như đào tạo nguồn nhân lực, lao động, thành phố thông minh, công trình hạ tầng, phát triển xanh… Việt Nam đã và đang đi đúng hướng trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là hướng dòng vốn FDI vào các lĩnh vực quan trọng và phục vụ phát triển đa dạng ngành nghề. Ở góc độ địa phương, ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết mối quan hệ Việt Nam và EU được tăng cường và củng cố qua từng năm; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác với EuroCham. Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp EU. Cùng với nội lực của thành phố, các nguồn lực đầu tư nước ngoài cũng như sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển và đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội. Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được hơn 44 tỷ USD vốn FDI với 7.373 dự án. Đại diện một số cơ quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, EuroCham và các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đều có đặc điểm chung là mong muốn cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Vào ngày 18/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tới châu Âu tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 tổ chức tại Bỉ và có các chuyến thăm Áo, Bỉ, EU và Đan Mạch. Sau những thành công trong chuyến đi Nhật Bản và Indonesia tuần trước, với các thỏa thuận hợp tác đầu tư được ký kết có giá trị xấp xỉ 10 tỷ USD, thì chuyến công du châu Âu kéo dài tới ngày 21/10 của Thủ tướng tiếp tục được kỳ
vọng sẽ mang lại những thỏa thuận hợp tác đầu tư mới giữa các doanh nghiệp Việt Nam và EU. Theo kế hoạch, trong chuyến công du châu Âu, Thủ tướng sẽ là một trong các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEM được mời gặp gỡ và đối thoại với các doanh nghiệp Á - Âu trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 16, dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp tại Áo và Đan Mạch, làm việc và tọa đàm với các tập đoàn lớn của Bỉ… Tuần trước, tại Nhật Bản, Thủ tướng đã khẳng định rằng, Việt Nam là “cơ hội để các tập đoàn đa quốc gia đa dạng hóa, làm mới và tạo ra sự khác biệt cho chuỗi cung ứng của mình”. Thông điệp này có lẽ không chỉ có ý nghĩa với riêng các doanh nghiệp Nhật Bản, mà còn là đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, trong đó có các nhà đầu tư đến từ EU. “Việt Nam đang là điểm đến thương mại và đầu tư rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Âu cũng như quốc tế”, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham khẳng định điều này tại Hội nghị 30 năm thu hút FDI của Việt Nam. Để bổ sung cho nhận định này của ông Nicolas Audier, có thể lấy kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) do EuroCham thực hiện vào quý II/2018 để chứng minh. Cụ thể, Chỉ số BCI đã tăng 6 bậc so với quý I/2018. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp EU đã ngày càng tin tưởng hơn vào tiềm năng và cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Có một thực tế là, sau 30 năm thu hút FDI, một trong những hạn chế luôn được nhắc tới là thu hút FDI từ Mỹ và EU còn hạn chế, thậm chí quá ít ỏi so với tổng vốn FDI vào Việt Nam, cũng như so với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư này trên thế giới và vào các nước ASEAN. Cụ thể, năm ngoái, EU đã đầu tư ra nước ngoài tới 334 tỷ USD, tuy giảm 41% so với năm 2016, song vẫn là một khoản đầu tư rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam chỉ nhận được một phần rất nhỏ từ khoản vốn đầu tư này. Hiện đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong số các nước thành viên EU là Hà Lan (9,33 tỷ USD), Pháp (3,62 tỷ USD), Luxembourg (2,33 tỷ USD), Đức (hơn 1,8 tỷ USD)… Các thành viên còn lại từ EU, khoản đầu tư vào Việt Nam là không đáng kể. “Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và EU phát triển tương đối thuận chiều, nhưng FDI vẫn còn quá ít, đặc biệt vào các ngành công nghệ cao và dịch vụ hiện đại từ một số nước dẫn đầu EU như Đức, Pháp, Italy…”, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thừa nhận.
Tổng kết 30 năm thu hút FDI, xây dựng định hướng chiến lược giai đoạn tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh việc tăng cường thu hút FDI từ châu Âu, bởi đây không chỉ là thị trường đầu tư nhiều tiềm năng với nguồn vốn lớn, mà còn là thị trường có khả năng mang tới Việt Nam những dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn - lĩnh vực mà Việt Nam đang khuyến khích đầu tư. * Việc các nhà đầu tư EU tham gia đầu vào Việt Nam là cơ hội tốt để Việt Nam có thể mở thị trường, phát triển nền kinh tế, vì : Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng, dân số đông (hơn 80 triệu dân), nền kinh tế đang trong quá trình phát triển với các chính sách, chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu tiêu dùng về tư liệu sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, người Việt Nam với trình độ giáo dục khá tốt, sự tinh tế, khả năng ứng xử và bàn tay khéo léo sẽ đem lại một nguồn lực dồi dào, kèm theo đó là một thị trường lao động tương đối rẻ và ổn định. Thêm vào đó là tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. Tình hình chính trị trong nước ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo tuy còn nhiều tệ nạn, nhưng Chính phủ cũng có những biện pháp để xoá bỏ. Đồng thời sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài với nhiều điểm mới nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những chính sách phát triển kết cấu hạ tầng. Sau nhiều năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu có được những kinh nghiệm của cơ chế thị trường, và nó ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn, từng bước từng bước động bộ và vững chắc hơn. Đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và từng nước EU đã có từ lâu, và cho tới ngày nay thì quan hệ song phương này cũng như đa phương giữa Việt Nam và EU đã tăng cường mạnh mẽ. Chính vì thế mà luồng đầu tư vốn FDI của EU vào Việt Nam ngày càng tăng lên với nhiều nước EU đầu tư hơn. Khi mới bắt đầu mở cửa thì chỉ có Đan Mạch, Pháp, CHLB Đức, và Thuỵ Điển, thì bây giờ các nước khác đã lần lượt đi vào đầu tư ở thị trường Việt Nam. Các luồng FDI của EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các hoạt động xây dựng và bất động sản, ngoài ra cũng có một vài dự án về khai thác đá quý, chế tạo kim cương như dự án của Bỉ. Bên cạnh đó, một phần vốn cũng được đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, và một số ngành nghề mới ở nước ta hiện nay như những ngành về năng lượng(dự án của Hà Lan), ngành dầu khí(dự án của Anh), ngành bưu chính viễn thông (dự án của
Thuỵ Điển) những ngành đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại, cùng với đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ vô cùng xuất sắc. Đó là những ngành mạnh mà ta cần phải đầu tư để làm bước đi cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá mà ta đang làm. Dự kiến, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU được dự đoán tăng trưởng hơn nữa. EU sẽ dành khoảng 350 triệu Euro hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển năng lượng bền vững như tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, điện khí hóa nông thôn. Việt Nam cũng có cơ hội trở thành địa bàn thu hút mạnh đầu tư của EU và là điểm trung chuyển, kết nối các hoạt động thương mại - đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư, xuất khẩu từ EU cũng có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực với quy mô dân số gần 100 triệu người.
http://congly.vn/thoi-su/viet-nam-tang-cuong-hop-tac-voi-ao-bi-dan-mach-va-lien-minhchau-au-271858.html http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trien-vong-dau-tu-truc-tiep-cua-lien-minhchau-au-vao-viet-nam-125578.html http://kinhtevn.com.vn/dau-tu-fdi-tu-eu-sang-viet-nam-se-kha-quan-tren-nen-tang-evfta31594.html https://baodautu.vn/rong-cua-thu-hut-von-dau-tu-tu-eu-d89373.html