Thuoc La

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thuoc La as PDF for free.

More details

  • Words: 4,901
  • Pages: 10
Link thuoc la:

Hút thuốc lá sẽ làm giảm đi 11 năm tuổi thọ của nữ giới và 3 năm tuổi thọ của nam giới. Đây là kết quả do Chính phủ Hà Lan tiến hành qua một cuộc nghiên cứu những người hút lá ở phụ nữ và nam giới.

http://www.vinacosh.gov.vn/?mPage=0AN80C02T182 Hút thuốc lá có hại đối với nữ giới hơn là nam giới Kết quả cho thấy hút thuốc sẽ làm giảm hơn mười năm tuổi thọ ở nữ giới và nam giới. Cơ quan thống kê CBS cho biết số người Hà Lan chết do ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá vào năm 2003 đã làm giảm đi ở nữ giới trung bình khoảng 11 năm. Ở nam giới giảm tuổi thọ trung bình khoảng 3 năm. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi và một số bệnh ung thư khác. Những người phụ nữ bị ung thư phổi thường chết trẻ hơn những người đàn ông chết vì nguyên nhân này. Tổng số ca ung thư trong số phụ nữ Hà Lan tăng lên đáng kể từ những năm 1970 có liên quan tới phụ nữ hút thuốc lá nhiều hơn. Trung bình, những người phụ nữ mắc ung thư phổi sẽ chết ở độ tuổi 70. Trong khi đó những người phụ nữ Hà Lan không mắc bệnh thường thọ tới 81 tuổi. Nam giới mắc bệnh ung thư phổi thường chỉ sống tới 73 tuổi. Trong khi đó những người đàn ông không mắc bệnh trung bình thọ đến 76 tuổi. Theo CBS cho biết tuổi thọ của đàn ông Hà Lan đã tăng lên khoảng 5 năm kể từ những năm 1970 do họ hút thuốc ít hơn. "Số ca ung thư phổi đã giảm đi, do thói quen hút thuốc lá của người dân Hà Lan đã giảm đi".

http://rapidshare.com/files/51688106/LTI_CD1.rar http://rapidshare.com/files/51688743/LTI-CD2.rar http://rapidshare.com/files/51688519/LTI-CD3.rar http://rapidshare.com/files/51688630/LTI-CD4.rar

http://rapidshare.com/files/51688595/LTI-CD5.rar Bạn hoàn toàn có thể làm được! Bỏ thuốc lá trong 5 ngày Bốn điểm tổng quát cần chú ý 1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Nhưng điều quan trọng là:

2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc. 3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG. 4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua: a) Nghĩ về việc bỏ thuốc b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc c) Bỏ hẳn thuốc d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc – Chọn ngày hợp lý rất quan trọng • Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc. • Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng. • Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình. 5 ngày trước ngày cai thuốc 1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy. - Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện, - Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác... 2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc. 3. Dừng mua thuốc lá! 4 ngày trước ngày cai thuốc 1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê … 2. Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn. Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...

3. Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc. 3 ngày trước ngày cai thuốc 1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ. - BS gia đình - Bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất. - Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp… 2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá. - Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm. - Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập… - Làm các việc có ích khác … 2 ngày trước ngày cai thuốc 1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó. • Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê • Sức ép của công việc (Stress) • Các triệu chứng của “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu): - Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn; Khó tập trung tư tưởng. - Thèm thuốc; Rối loạn tiêu hoá; • Tăng cân sau cai nghiện 2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì... 3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc: • Uống nhiều nước • Hít thở sâu • Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa… • Nói chuyện với người khác

• Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích… 1 ngày trước ngày cai thuốc 1. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc. 2. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc. 3. Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá. 4. Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình! Lên dây cót một lần nữa: “Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được” Ngày cai thuốc 1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn cai thuốc lá 2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng. 3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá. 4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên. a) Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức! b) Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần! c) Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm. Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá • Tuần đầu tiên: ‾ Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai. ‾ Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần. ‾ Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc. • Tuần thứ 2 – 6: Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa. Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :

– Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi. – Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh. – Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi. • Từ tuần thứ 7 trở đi : Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe(nên đọc) Năm 1976, lần đầu tiên người ta bắt đầu đề cập tới mối liên quan giữa hút thuốc lá và loãng xương. Một nghiên cứu tổng hợp đầu tiên vào năm 1993 cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy đầu trên xương đùi. Mới đây TS. Law (Anh) đã thực sự chứng minh được rằng thuốc lá có tác dụng rõ rệt lên mật độ xương và nguy cơ gãy đầu trên xương đùi. Hút thuốc lá làm giảm mật độ xương (MĐX) Law đã tổng kết 29 nghiên cứu trên 2.156 người hút thuốc lá và 9.705 người không hút thuốc lá. Ở những phụ nữ chưa mãn kinh, người ta không tìm thấy bất kỳ sự liên hệ có ý nghĩa giữa thuốc lá và MĐX. Trên những phụ nữ đã mãn kinh thì ngược lại, MĐX giảm đi có ý nghĩa thống kê ở phụ nữ hút thuốc lá, và sự khác nhau đó tăng dần theo tuổi tác. Tuổi cứ tăng lên 10 năm thì MĐX của những người hút thuốc lá lại giảm đi 2% ở thời điểm mãn kinh và 6% ở độ tuổi 80 so với người không hút thuốc lá. MĐX giảm đều ở cả đầu trên xương đùi, xương quay và cả xương gót. Các nghiên cứu khác cũng chứng tỏ những người hút thuốc lá bị mất xương rõ rệt ở cổ xương đùi cũng như trên toàn bộ hệ thống xương. Sự suy giảm MĐX này là do thuốc lá chứ không liên quan gì đến các yếu tố khác như trọng lượng thấp hay giảm vận động ở những người hút thuốc lá. Ngoài ra thời gian hút thuốc lá còn quan trọng hơn cường độ hút thuốc. Sự mất xương nhiều thường gặp ở những người hút thuốc lá cao tuổi. MĐX còn giảm rõ rệt ở những người đang hoặc đã từng hút thuốc lá trên quần thể 1.302 người Mỹ gốc Nhật có độ tuổi từ 51-82 và trong quần thể gồm 1.812 người dân Nhật Bản tuổi từ 51-82. Thuốc lá làm tăng tỷ lệ gãy xương do loãng xương Nguy cơ gãy đầu trên xương đùi không tăng ở phụ nữ hút thuốc lá có độ tuổi 50. Tuy nhiên bắt đầu từ tuổi 50 trở đi, nguy cơ gãy xương bắt đầu tăng lên gấp 1,17 lần ở độ tuổi 60; 1,41 ở độ tuổi 70; và lên tới 1,71 ở độ tuổi 90. Tỷ lệ gãy xương đùi tích lũy ở độ tuổi 85 là 19% ở người hút thuốc lá, trong khi tỷ lệ này chỉ là 12% ở những người không hút thuốc lá. Tới độ tuổi 90 thì tỷ lệ này tăng rất cao, lên tới 37% ở người hút thuốc lá so với 22% ở người không hút thuốc. Từ đó người ta tính ra rằng hút thuốc lá là thủ phạm của 13% các trường hợp gãy đầu trên xương đùi ở phụ nữ. Các nghiên cứu tiếp theo kéo dài trong 12 năm trên 116.229 phụ nữ hút thuốc lá chứng tỏ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ

gãy đầu trên xương đùi lên 1,3 lần. Nguy cơ gãy xương càng tăng, lên tới 1,6 lần nếu phụ nữ hút hơn 25 điếu thuốc lá mỗi ngày. Nguy cơ gãy xương tăng lên theo thời gian hút thuốc và số lượng thuốc lá sử dụng. Theo Seeman, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ gãy xương cột sống lên 2,3 lần, thậm chí lên tới 2,8 lần theo nghiên cứu của Scane. Hiệu quả của dừng hút thuốc lá lên nguy cơ loãng xương Tác dụng có hại của thuốc lá tồn tại rất lâu sau khi dừng hút thuốc. Nghiên cứu của Forsen trên 35.767 người hút thuốc lá cho thấy nguy cơ gãy đầu trên xương đùi vẫn còn cao ở những người đã từng hút thuốc lá, thậm chí 5-10 năm sau khi cai thuốc. Nguy cơ gãy xương đùi chỉ giảm xuống khi dừng hút thuốc lá trên 10 năm. Tác dụng xấu của thuốc lá lên phụ nữ còn tồn tại lâu hơn ở nam giới. Sau 5 năm dừng hút thuốc lá, nguy cơ gãy xương bắt đầu giảm xuống ở nam giới nhưng lại không hề giảm ở nữ giới. Cơ chế tác dụng của thuốc lá lên nguy cơ loãng xương Thuốc lá có thể tác động trực tiếp lên xương. Dioxin, một thành phần của khói thuốc lá đã được chứng minh là làm giảm quá trình tạo xương. Thuốc lá còn có tác dụng chống lại hormon sinh dục nữ estrogen. Nó làm bất hoạt estradiol tại gan khi thúc đẩy việc chuyển hóa nó thành những dẫn xuất ít có hoạt tính hơn. Hút thuốc lá còn làm mãn kinh tới sớm hơn. Do vậy tác dụng bảo vệ xương của hormon estrogen khỏi nguy cơ gãy xương bị suy giảm ở những phụ nữ hút thuốc lá. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm cân, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hút thuốc lá còn làm giảm hấp thu canxi và chuyển hóa vitamin D, làm giảm nồng độ vitamin D trong máu. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ té ngã, một yếu tố chủ chốt gây gãy xương. Tóm lại, hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương đã được khẳng định. Thuốc lá làm giảm MĐX, do vậy làm tăng nguy cơ gãy cột sống và đầu trên xương đùi. Tác dụng của thuốc lá trên xương kéo dài thậm chí nhiều năm sau khi cai thuốc. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng nguy cơ gãy xương giảm đi sau khi dừng hút thuốc lá. +5 EXP

Hút thuốc lá và những nguy cơ đối với sức khỏe Đi đôi với cảm giác khoan khoái của việc hút thuốc là những nguy cơ mắc các chứng bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, bệnh hô hấp và bệnh tim mạch, và hút thuốc lá là một việc rất khó từ bỏ đối với rất nhiều người. Hút thuốc lá là nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo và có thể gây chết người, bao gồm ung thư phổi, khí thũng, viêm phế quản kinh niên và các bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu khoa học Những nguy cơ gây hại đến sức khỏe do hút thuốc thường được phát hiện qua các nghiên cứu dịch tễ học. Nghiên cứu dịch tễ học là một môn khoa học dựa trên các số liệu thống kê, nghiên cứu các mối nguy cơ gây hại trên các nhóm người, thay vì trên từng cá thể. Thông qua các bảng câu hỏi và quan trắc trên các đối tượng, các nghiên cứu dịch tễ học có thể xác định tỷ lệ mắc bệnh trên nhóm đối tượng, ví dụ như nhóm người hút thuốc, và so sánh với nguy cơ trên nhóm đối tượng khác, ví dụ nhóm người không hút thuốc. Từ nhiều năm nay, các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy rằng tỷ lệ mắc một số bệnh trong nhóm những người hút thuốc luôn cao hơn nhiều so với nhóm những người không hút thuốc. Các nghiên cứu này cũng

cho thấy các mối nguy cơ gây hại giảm đi sau khi bỏ thuốc và bỏ thuốc càng sớm càng có tác dụng tốt đến việc giảm thiểu các mối nguy cơ gây hại đó. Từ trước đến nay, nghiên cứu dịch tễ học được sử dụng để xác định các mối liên quan đến các nguyên nhân của một căn bệnh, định hướng cho các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đối với việc hút thuốc lá, trong nhiều năm qua, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm còn cho kết quả rất mơ hồ, và khoa học cho đến nay chưa thể xác định được cơ chế sinh học nào có thể khẳng định một cách rõ ràng các mối liên hệ giữa hút thuốc lá và một số căn bệnh, và khoa học cho đến nay cũng chưa thể làm sáng tỏ vai trò của một số thành phần cụ thể trong khói thuốc trong quá trình diễn biến của một số căn bệnh. Điều này có nghĩa là khoa học vẫn còn phải xác định người hút thuốc nào sẽ mắc bệnh liên quan đến hút thuốc và người hút thuốc nào thì không; cũng như trong việc khẳng định liệu một cá nhân nào có thể bị ốm chỉ vì hút thuốc. Điều này một phần là do tất cả các căn bệnh có liên quan đến hút thuốc cũng xảy ra đối với những người không hút thuốc. Chúng tôi không có ý định dùng những hạn chế về mặt khoa học để bày tỏ sự nghi ngờ về việc hút thuốc lá là nguyên nhân của một số căn bệnh hiểm nghèo. Điều quan trọng là ở chỗ, sự thiếu hiểu biết đầy đủ về phương diện sinh học của cơ chế gây bệnh, và vai trò của các thành phần cụ thể trong khói thuốc, làm cho chúng tôi luôn bị mơ hồ trong việc nỗ lực tạo ra những loại thuốc lá ít có hại hơn. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn chúng tôi đã và đang tiến hành các nghiên cứu riêng về những loại thuốc lá ít có hại hơn. Chúng tôi vẫn tận tâm với công việc này, mặc dù những điều không chắc chắn về khoa học luôn là một thử thách lớn. Để biết thêm thông tin về những nỗ lực nghiên cứu của Tập đoàn chúng tôi, xin xem thêm phần “Research & Development” tại địa chỉ www.bat.com. Thông tin được trình bày bằng tiếng Anh.

Mọi người nên cân nhắc điều gì về các mối nguy hại: • • • • •

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo và gây tử vong. Những mối nguy hại về sức khỏe là khác nhau tùy theo lượng thuốc được hút, cao nhất là các nhóm đã hút trong nhiều năm và hút nhiều thuốc hàng ngày. Các mối nguy hại giảm đi trong các nhóm người bỏ thuốc, và giảm nhiều nếu bỏ thuốc sớm. Các chuyên gia khuyến cáo không nên hút thuốc trong thời gian mang thai. Cách duy nhất để chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hại do hút thuốc là không hút thuốc.

Bệnh phổi liên quan đến thuốc lá gia tăng mạnh (ANTĐ) - Theo thống kê của BV Lao và Bệnh phổi Trung ương, mỗi năm BV này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 9.000 - 10.000 bệnh nhân, trong đó 90% bệnh nhân ung thư phổi có tiền sử hút thuốc lá. BS Tạ Chi Phương - Trưởng khoa Ung bướu cho biết, tỷ lệ bệnh nhân điều trị các bệnh về phổi liên quan đến thuốc lá đang ngày càng gia tăng. Không chỉ nam giới, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phổi liên quan đến thuốc lá cũng có xu hướng tăng. Trước đây, cứ 10 bệnh nhân nam mới có 1 bệnh nhân nữ, nhưng nay 10 bệnh nhân nam có tới 4 - 5 bệnh nhân nữ. Nguyên nhân chủ yếu gia tăng bệnh nhân nữ là do hút thuốc thụ động (thường xuyên sống trong môi trường có khói thuốc lá). Đáng nói hơn, rất nhiều bệnh nhân dù đang điều trị tại BV nhưng vẫn tiếp tục hút thuốc lá.

Duy Tiến Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành , các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các

phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. Phía trên các bạn là ảnh của 1 lá phổi bình thường, tức là của người ko hút thuốc lá, còn dưới đây là ảnh 1 lá phổi của người hút thuốc. Hãy xem và tự biết mình nên làm j các bạn nhé. Tớ rất ghét màu đen. Ko thể để phổi mình đen thế kia được.

Hút thuốc và các bệnh ung thư Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành , các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. 1. Ung thư phổi Cách đây gần 50 năm Doll và Hill đã chỉ ra rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Tỷ lệ ung thư phổi thấp ở những quần thể dân cư không phổ biến hút thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5 đến 20 lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng 2 đến 5 lần so với những người không hút thuốc.

Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm. Hút bao nhiêu thuốc thì tăng nguy cơ bị ung thư phổi? Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nói cách khác không có giới hạn dưới của của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung thư phổi. Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư ** là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư ** trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần. 2. Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm chế xuất từ thuốc lá cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư. - Ung thư thực quản. Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu. - Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc. - Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc. - Ung thư mũi. Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi. 3. Ung thư thận và bàng quang Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá. 4. Ung thư tuyến tuỵ

Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30 % của tổng số ung thư tuyến tuỵ. 5. Ung thư bộ phận sinh dục - Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ. - Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc. - Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc. 6. Ung thư hậu môn và đại trực tràng - Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100 %…so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.

Related Documents

Thuoc La
June 2020 4
Thuoc Sachsnuoc
November 2019 9
Thuoc Ungthu
November 2019 8
Thuoc Ho Hap
April 2020 5
Thuoc Huong Than
December 2019 9
Thuoc Do Laser
July 2020 5