Thi Truong Nhan Sam - Ko The Kiem Soat

  • Uploaded by: mail
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thi Truong Nhan Sam - Ko The Kiem Soat as PDF for free.

More details

  • Words: 735
  • Pages: 3
Thị trường nhân sâm: Không thể kiểm soát! Thứ sáu, 07 Tháng chín 2007, 10:04 GMT+7

Thông tin một số dược liệu như hồng kỳ, nhân sâm thực chất chỉ là… rác khi đa phần đã bị tách chiết hết hoạt chất trước khi nhập vào VN đang thực sự gây sốc cho nhiều người. Tuy nhiên với tâm lý chuộng sâm và coi nhân sâm như một dược liệu quý, nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra cả đống tiền để mua… rác về. Trong khi đó, về mặt quản lý, cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn trong tình trạng bó tay! Chất lượng đã kém nay còn kém hơn! Ngay cả nhân sâm thật, người tiêu dùng cũng khó biết được có đạt chất lượng hay không.

Dược sĩ Trần Văn Trễ – Trưởng Khoa Dược, Viện Y dược học dân tộc TPHCM khẳng định: Sâm bán trên thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là sâm trồng theo phương pháp công nghiệp nên tuổi thọ của các loại sâm đang bị rút ngắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vì sâm trồng càng lâu năm mới tích lũy được hết các hoạt tính vốn có. Dù vậy, cho đến nay, trong các cửa hàng, tất cả các mặt hàng sâm đều được giới thiệu với tuổi thọ từ vài năm đến vài chục năm và đều là nhân sâm mọc tự nhiên. Ngoài yếu tố tuổi thọ, theo các chuyên gia về dược liệu, nơi trồng (xuất xứ) của sâm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của sâm. Theo khảo sát của các chuyên viên Viện Y dược học dân tộc TPHCM, sâm trên thị trường hiện nay chủ yếu là trồng ở Cát Lâm (Trung Quốc) nhưng một số cửa hàng đã đổi xuất xứ. Không chỉ dừng ở đó, chất lượng nhân sâm vẫn giảm sút nghiêm trọng với kỹ thuật cuối cùng là tách chiết hết hoạt chất! PGS-TS Trần Hùng – Trưởng bộ môn Dược liệu Trường ĐH Y dược TPHCM cho biết: Kỹ thuật tách chiết hoạt chất từ các loại dược liệu là rất đơn giản. Theo đó, chỉ cần ngâm dược liệu đó vào cồn hoặc dung dịch cồn nước (giống như cách người ta thường ngâm rượu thuốc) chỉ một thời gian, những hoạt chất chính trong dược liệu này sẽ thôi ra dung dịch ngâm. Theo kết quả khảo sát của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, giá nhân sâm – loại bị tách chiết gần hết hoạt chất – bán sang Việt Nam từ đầu nguồn chỉ có giá khoảng 2.500 đồng/củ, khoảng 200.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo khảo sát của phóng viên trong ngày 5-9, giá nhân sâm các loại bán trên thị trường TPHCM có giá không dưới 40.000 đồng/100g (mức thấp nhất) và mức cao nhất có khi lên đến 40.000-50.000 USD/củ loại 450g được quảng bá là nhân sâm đã gần 100 tuổi. Với những loại sâm có độ tuổi từ 10 năm trở lên thì thường người bán không tính theo giá trị VNĐ nữa mà thường quy đổi thẳng bằng USD với giá từ 300 USD đến vài chục ngàn USD. Theo dược sĩ Trần Văn Trễ: Sâm qua nhiều khâu phân phối có thể đội giá nhưng không đến mức chênh giá quá xa. Việc chênh lệch giá ở mức đó chẳng qua là do nhiều người bán đã lấy sâm phế phẩm (sâm đã bị rút bớt hoặc tách chiết hết hoạt chất) thay cho sâm chính phẩm, bán với giá thấp như thế để câu khách. Quản lý: bó tay! Theo PGS-TS Trần Hùng: Quản lý đông dược nói chung và các mặt hàng nhân sâm hiện nay là một việc rất khó khăn. Nếu so với tân dược, mỗi mặt hàng chỉ có 1-2 hoạt chất rất dễ kiểm tra, phân tích, kiểm nghiệm thì ngược lại, mỗi loại dược liệu lại có rất nhiều hoạt chất mà không phải đơn vị kiểm nghiệm nào cũng có thể làm được nếu không có trang thiết bị và phương pháp kiểm nghiệm tốt, chuẩn. Hơn nữa, trong khi tân dược được phân phối theo hệ thống và thường được người dân sử dụng với sự hướng dẫn của bác sĩ thì đông dược vẫn được dùng theo phương thức dân gian rất khó

Related Documents

Kiem Soat Loi
April 2020 3
Truong Thi > Ho_so_to_14_tt
November 2019 13
Thi Truong Sx
November 2019 19
Thi-truong-muc-tieu
June 2020 9
Cung Cau Thi Truong
November 2019 27

More Documents from ""