Hon 90% Hang Dong Duoc Nhap Lau Vao Vn

  • Uploaded by: mail
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hon 90% Hang Dong Duoc Nhap Lau Vao Vn as PDF for free.

More details

  • Words: 1,248
  • Pages: 2
Nguồn dược liệu trong nước: Tiềm năng vàng bị bỏ phí * Hơn 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, 90% hàng đông dược là nhập lậu Với số lượng trên 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật, Việt Nam được xem là một nước có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc khai thác các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu tại Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có. Đây là kết luận chung của các chuyên gia đầu ngành tại Hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ 2 tổ chức tại TPHCM hôm qua 26-10. Lãng phí tiềm năng lớn! Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết: Trong vài thập kỷ gần đây, Thuốc bắc bán trên đường Hải Thượng Lãn Ông, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc TPHCM. Ảnh: ĐỨC TRÍ nghiên cứu các chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc. Thị trường dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang đem lại nguồn thu lớn cho các quốc gia. Tại Mỹ, 25% các đơn thuốc pha chế tại cửa hàng sử dụng hoạt chất từ cây cỏ. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 700.000 tấn dược liệu được đưa vào sản xuất 6.266 mặt hàng, mang lại doanh thu khoảng 17,57 tỷ USD; việc buôn bán dược liệu cũng là một nguồn thu lớn của Ấn Độ khi mỗi năm, mặt hàng này đem về cho quốc gia trên 60 tỷ rupi, cung cấp 12% nhu cầu thế giới. Tại Việt Nam, dược liệu và thuốc từ dược liệu cũng là thị trường đầy hứa hẹn khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này của trên 80 triệu dân là rất lớn. Không chỉ là thuốc, xu thế mỹ phẩm dùng nguyên liệu từ thiên nhiên thay thế nguyên liệu tổng hợp đã chiếm 90% tổng số mỹ phẩm được sản xuất. Đây là một thị trường có tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao: 11,7%/năm. Thị trường đã sẵn có, tiềm năng về nguồn cung cũng nằm trong tầm tay khi sở hữu “kho dược liệu” với trên 3.800 loài cây, nhưng theo thừa nhận của Thứ trưởng Bộ Y tế - TS Cao Minh Quang, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và lưu thông, phân phối dược liệu, nguồn dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và còn rất nhiều bất cập. Trong khi nguồn dược liệu là rất phong phú đa dạng nhưng theo thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam, thuốc từ dược liệu chỉ chiếm khoảng 30% tổng số đăng ký thuốc sản xuất trong nước; hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu, chủ yếu sản xuất những loại thuốc thông thường. Các loại nguyên liệu thuộc dạng hoạt chất nhập đã đành nhưng trên thực tế ngay cả những mặt hàng thuộc về thế mạnh của Việt Nam là các loại thuốc y học cổ truyền (YHCT), dược liệu lưu hành trên thị trường cũng chủ yếu nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Singapore. Tại TPHCM, nơi chiếm đến 70% tỷ trọng số lượng thành phẩm và nguyên liệu dược liệu của cả nước, 90% mặt hàng đông dược lưu hành trên thị trường là hàng nhập lậu. Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, tính đến thời điểm cuối năm 2006, trên địa bàn TPHCM có 1.563 cơ sở hành nghề YHCT tư nhân được cấp phép, trong đó có 385 cơ sở kinh doanh thuốc đông dược. Trung bình mỗi cơ sở kinh doanh 300 - 500 mặt hàng nhưng chỉ có khoảng 50 mặt

hàng nhập khẩu chính thức, 20 mặt hàng mua từ các cơ sở sản xuất trong nước, số còn lại là hàng nhập lậu tiểu ngạch hoặc từ nguồn trôi nổi trên thị trường. Một điều đáng lưu tâm nữa là chất lượng dược liệu hiện nay vẫn chưa được kiểm soát (trên 50% mẫu kiểm tra không đạt tiêu chuẩn chất lượng) và tỷ lệ này với các loại thuốc từ dược liệu là 10%. Dược liệu sản xuất trong nước không cạnh tranh nổi với dược liệu nhập ngoại về giá và chủng loại. Để không thua ngay trên sân nhà Bức xúc trước những nguy cơ thua ngay trên sân nhà của dược liệu Việt Nam, DS Nguyễn Tiến Hùng (Công ty cổ phần Dược phẩm Vimedimex) cho rằng, bước đi của ngành công nghiệp dược Việt Nam bắt đầu từ dược liệu thiên nhiên là không cần bàn thêm nữa. Điều quan trọng nhất lúc này là giải đáp được vấn đề: vì sao không khai thác được tiềm năng sẵn có? Ngoài sự đổ bộ của các loại dược liệu kém chất lượng, dược liệu “rác” từ biên giới với giá rẻ mạt đang được nhập lậu qua các cửa khẩu biên giới không kiểm soát được đã bóp chết dược liệu trong nước thì việc thiếu một chính sách vĩ mô tầm quốc gia cho sản xuất dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu, xuất khẩu dược liệu cũng là nguyên nhân khiến “tiềm năng vàng” này đang bị bỏ phí. Việc trồng dược liệu hiện nay vẫn thiếu sự quy hoạch tập trung, thiếu sự hỗ trợ căn cơ từ nhà nước khiến thị trường dược liệu không ổn định, cây dược liệu vì thế cũng không phát triển dù nông dân vẫn rất thiết tha với loại cây trồng này. Theo các chuyên gia, cho đến nay, vẫn chưa có một cơ quan chuyên môn nào đảm trách khâu kỹ thuật sản xuất (trong khi tất cả cây lương thực, thực phẩm được nhà nước đầu tư nhiều vào các viện nghiên cứu) dẫn đến tình trạng các cây dược liệu không đảm bảo được năng suất – chất lượng – giá cả ổn định để cạnh tranh được với dược liệu nhập khẩu. Ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn dược liệu, việc phát triển công nghệ chiết xuất dược liệu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng. PGS – TS Trần Hùng, Trường ĐH Y Dược TPHCM cho rằng: Công nghiệp chiết xuất dược liệu của Việt Nam chưa phát triển. Phương pháp chiết xuất hiện chủ yếu là nấu cao, cô cao trực tiếp ở áp suất thường trong không khí. Để có được một nền công nghiệp chiết xuất hiện đại cần có sự đầu tư đồng bộ về chính sách, vùng nguyên liệu, kỹ thuật tiên tiến và con người. Đảm bảo được những yếu tố này, nghĩa là đã đảm bảo được hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thuốc từ dược liệu để đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu sử dụng của thị trường trong nước và tham gia vào thị trường thế giới. Một vấn đề khác cũng được các đại biểu khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng phải cùng vào cuộc với Bộ Y tế là kiên quyết loại trừ và ngăn chặn bằng được các mặt hàng thuốc từ dược liệu và dược liệu rác đang bị nhập khẩu tràn lan qua đường tiểu ngạch. Có thế, dược liệu Việt Nam mới tránh được bàn thua trông thấy ngay trên sân nhà!

Theo SGGP

Related Documents

Vn Sauthangtu Den 90 95
November 2019 14
Hop Dong Ban Hang 1
November 2019 18
Hop Dong Ban Hang 2
November 2019 16
Hon
June 2020 16

More Documents from "momon"