Thanh Phaolo Guong Kien Nhan

  • Uploaded by: VSL Regional Vicariate
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thanh Phaolo Guong Kien Nhan as PDF for free.

More details

  • Words: 2,634
  • Pages: 3
Thánh Phaolô, mẫu gương vĩ đại nhất về lòng kiên nhẫn (Bản Dịch : G. Nguyễn Cao Luật op)

Thánh Phaolô, Từ một người bách hại, và một người của bạo lực, đến mẫu gương vĩ đại nhất về lòng kiên nhẫn. St. Paul, From “Presecutor and Man of Violence” to “Greatest Model of Patience” Francesco Gioia, Libreria Editrice Vaticana, 2004.

Lời Tựa Từ ngữ “kiên nhẫn-patience”, với nhiều sắc thái khác nhau (1), phần lớn vẫn được hiểu theo nghĩa thụ động, có nghĩa là sự sẵn sàng đón nhận đau khổ và bất công, hay là từ khước đấu tranh để thay đổi một tình trạng không vừa ý. Thực vậy, kiên nhẫn là sự chiến thắng của lý trí vượt lên trên cảm xúc và là lý trí được soi sáng bởi đức tin. Thoáng nhìn về lịch sử của nhân loại, kiên nhẫn nổi bật trong mọi cuộc cách mạng đem lại nhiều lợi ích cho thế giới: Từ cuộc đánh giá lại toàn bộ những giá trị của con người do Đức Giêsu thành Nazareth đem lại, Đấng đã tuyên bố rằng người nghèo khó, người than khóc và người bị bách hại là những người được chúc phúc (Xc. Mt 5,3; Lc 6,20-23), cũng là Đấng đã rao giảng sự tha thứ cho kẻ thù, như gương mẫu Người để lại (Xc. Mt 18,21-22; Lc 23,34), cho tới chủ trương bất bạo động của Gandhi (1869 -1948), người đã dạy rằng “bất bạo động không phải là thái độ thụ động cũng không lm phát sinh từ tình trạng này, trái lại, đó là sức mạnh chủ động nhất trong thế giới (2). Đó là luật lệ của loài người, và là luật lệ vô cùng lớn lao vượt lên trên sức mạnh tàn bạo. Đó là sức mạnh mà mọi người đều có thể vươn tới, dù là trẻ em, thiếu niên, nam cũng như nữ, giúp họ có được niềm tin sống động vào Thiên Chúa tình yêu và vì thế nuôi dưỡng một tình yêu bình đẳng đối với mọi người (3). Kiên nhẫn là “nhân đức của những người có sức mạnh” (4) như vẫn thường được hiểu trong các thư của thánh Phaolô. (5). Thường thì đời sống bấp bênh chắc chắn đòi phải có sự tập luyện cam go và lâu dài về đức kiên nhẫn. Nếu không có sức mạnh của đức kiên nhẫn, con người sẽ không thể có được bình an nội tâm, nhất là khi gặp những hoàn cảnh khổ đau, hay hoang mang trong nỗi cô đơn, hoặc những bất công dày vò tinh thần, hay đơn giản vì “ngày đã xế và bóng chiều đã ngả” (Gr 6,4). Những tình cảnh như thế đòi một cái gì hơn nữa, chứ không chỉ là sự nhẫn nại có khả năng vượt lên trên sự nóng giận thình lình ập đến vào lúc bất hạnh, cũng không đơn thuần chỉ là một sự tự kiềm chế giúp mỗi người có lựa chọn hợp lý, biết đáp ứng thế nào cho phù hợp trước những yếu tố không biết trước trong những thách đố của cuộc sống. Vì thế, cần phải có nhân đức kiên nhẫn. Kiên nhẫn - patience, theo nghĩa là kiên trì, là sự bền vững, là sức mạnh, là chịu đựng, là quảng đại, nhẫn nại, là điều cần phải có trong cuộc sống của người Kitô hữu. Thánh Phêrô nhấn mạnh: anh em hãy đem tất cả nhiệt tình, làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ là thêm hiểu biết, có hiểu biết lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo đức, có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái” (2 Pr 1,5-7). Thánh Phaolô nhấn mạnh sự liên kết giữa đức kiên nhẫn và ba nhân đức đối thần là Tin – Cậy – Mến khi khuyên các tín hữu Rôma: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12,12). “Chúng ta tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên thì có quyền trông cậy”. (6) Theo Thánh Phaolô, kiên nhẫn phát xuất từ đức tin và được nâng đỡ trong đức cậy. Đó là mối dây liên kết giữa điều đang có và điều đang hình thành, từ điều đã đạt được với điều chưa hoàn thành: “nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ” (Rm 8,25).

Không có đức cậy, đức tin sẽ chết; không có đức tin, đức cậy sẽ tan biến. Thánh Giacôbê cũng khuyên nhủ: “Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì” (Gc 1,2-4). Chỉ có đức kiên nhẫn dựa trên đức tin, đức cậy và đức mến mới đem lại ý nghĩa cứu độ cho mỗi khoảnh khắc của cuộc sống. Từ viễn tượng này, mỗi biến cố được xem như việc thực hiện cách diệu kỳ chương trình của Thiên chúa chứ không phải là kết quả rủi ro do vận mệnh mù quáng. Như lịch sử minh chứng, nhân đức kiên nhẫn là nền tảng của thái độ lạc quan, cho phép con người tiến về phía trước với niềm xác tín rằng sự dữ sẽ phải tan biến dù rằng không ai biết khi nào và như thế nào, đồng thời cũng biết rằng mỗi tình trạng đen tối cũng sẽ có một kết thúc tốt đẹp và tương lai sẽ tốt hơn hiện tại. Bởi vì như thánh Phaolô khẳng định: “chúng ta biết rằng: Thiên chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến người” (Rm 8,28). Chính từ nhãn quan này của thánh Phaolô mà Manzoni đã đọc câu chuyện bi thương của Renzo và Lucia, những người, lc đầu, được coi như những nạn nhân của bất công, khi ông giải thích: “Thiên Chúa không bao giờ được vui vì con cái của Người trừ khi để chuẩn bị cho họ niềm vui chân thực và bền vững hơn”. (7) Như thế, người thực sự kiên nhẫn sẽ không bị bấn loạn vì sự công chính có thể bị trì hoãn, là người hoàn toàn nhận biết rõ ràng rằng “sự thật là biết thinh lặng khi đó là thời gian phải thinh lặng, và chính trong sự thinh lặng m sự thật hơ vang : hy kiên nhẫn” (8). Trong mọi lúc, người kiên nhẫn luôn vững vàng chờ đợi sự can thiệp của Thiên Chúa để tái lập tình trạng an bình đã bị gián đoạn do bất công và đau khổ. Người nào muốn đi vào cuộc phiêu lưu trn con đường “nhân đức” của “kẻ mạnh”, phải biết quên sự mất kiên nhẫn của ngày hôm qua và bắt đầu cuộc đời mới mỗi ngày theo mẫu gương thánh Phaolô viết cho tín hữu Philíp: “Quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 3,13-14). Vào lúc khởi đầu và kết thúc của tiến tình này, mỗi người chỉ có thể đạt tới đức kiên nhẫn qua một xác tín mãnh liệt rằng “ người kiên nhẫn là người nhẫn nại với sự bất kiên nhẫn của mình” (9). Với những người như thế này có thể nói một cách đúng đắn: “người được gọi là hạnh phúc chính là những người kiên định” (Gc 5,11). Nỗ lực khó khăn để biết kiên nhẫn với chính sự bất kiên nhẫn của mình có thể được trợ giúp nhờ việc nhìn lại hành trình dài và đầy gian khổ đã biến Tông Đồ Phaolô từ một “người bách hại và bạo lực” (1Tm 1,13) thành một “mẫu gương vĩ đại nhất về đức kiên nhẫn” (10) như Đức Giáo Hoàng Clêment đã diễn tả rất đúng trong thư gửi giáo hữu Côrinthô, được viết vào khoảng năm 96. Với những ai có ước nguyện tiến bước trong đức kiên nhẫn, thánh Phaolô dùng cùng một lời khuyên thường được nhắc lại trong các thư của thánh nhân: “Anh em hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Đức Kitô” (1Cr 11,1; Xc. 1Cr 4,16; Pl 3,17; 1Tx 1,6; 2,14; 2Tx 3,7). Ông Timôthê là một trong những người đã cố gắng noi gương thánh Phaolô, như thánh nhân đã diễn tả rõ ràng: “phần anh, anh đã theo sát đạo lý, cách sống, dự định của tôi; anh đã thấy lòng tin, sự nhẫn nại, lòng yêu mến, sự kiên trì của tôi; anh đã biết những cơn bắt bớ, những sự đau khổ tôi đã gặp” (2Tm 3,10-11). Bí quyết của việc theo sát thánh Phaolô hệ tại xác tín rằng: “nhờ Đức Kitô anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người” (Pl 1,29). Cuốn sách này, bao gồm nội dung từ hai tác phẩm trước đây của tôi về vị tông đồ dân ngoại (11). Cuốn sách này có mục đích thu lượm từ các thư của thánh nhân sứ điệp về đức kiên nhẫn với hy vọng có thể gợi lên cảm hứng mỗi ngày để noi theo mẫu gương của thánh nhân là kiên nhẫn hơn với chính sự không kiên nhẫn. Francesco Gioia, Tổng giám mục, Giám quản Vương cung thánh đường thánh Phaolô, Roma ngày 10 tháng 08 năm 2004. --------

1. Kiên nhẫn – to have patience. Bắt nguồn từ tiếng Latin patior nghĩa là chống đỡ, chịu đựng và thường được xử dụng trong tiếng Hy lạp bằng thành ngữ hypoméno, xuất phát từ động từ méno nghĩa là tồn tại, chờ đợi, vững vàng, không trốn chạy khi phải đối diện với một địch thù. 2. Harijan, 24 – 12 – 1938, tr. 393, trong R. K. PRABHU – U. R. RAO (eds), Gandhi: il mio credo, il mio pensiero, Newton, Roma 1992, tr. 149; Xc. Young India, 16 – 6 – 1927, tr. 196, sđd tr. 161-162 3. Harijan, 5 – 9 – 1936, tr. 236, sđd tr. 135. 4. Xc. F. Gioia, forza della pazienza: il camino della pace interiore (San Paolo, Cinisenllo Balsamo, 1994) & Il Vangelo della pazienza nelle religioni del mondo (San Paolo, Cinisenllo Balsamo, 1994), 1996. 5. Truyền thống gán cho thánh Phaolô là tác giả 14 lá thư. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy thánh nhân không viết lá thư gửi người Dothái. Như vậy, chỉ còn lại 13, trong đấy có 7 lá thư lớn” (1Tx, 1&2Cr, Gl, Rm, Pl, Plm) không bao giờ bị đặt thành vấn đề. Một vài vị coi thư thứ 2Tx là “giả danh” – pseudo work, có nghĩa là bản văn được gán cho 1 tác giả nào đó dựa theo ý kiến quần chúng, điều thường xảy ra trong văn chương cổ thời. 2 thư gửi cho ông Timôthê và Titô được viết vào “thời hậu Phaolô – post Pauline” và như thế cũng có nghĩa là “giả danh”. Một số người khác dè dặt khi nói Phaolô là tác giả của thư Cl và Ep. Lá thư đầu tiên của thánh Phaolô là thư gửi giáo đòan Thessalônica được viết từ Côrintô vào khỏang năm 50, muộn nhất là vào năm 51, chính là tác bản văn xưa nhất của Tân ước. Các thư của thánh Phaolô không phải là “thư riêng”. Thật vậy, 10 lá thư được gửi cho các giáo đòan và có mục đích để đọc ở nơi công cộng như chính thánh nhân đã viết: “nhân danh Chúa, tôi yêu cầu đọc thư này cho tất cả các anh em” (1Tx 5,27; Xc. 2 Tx 2,14-15; Cl 4,16). Sau đó, thánh nhân còn viết: “nếu có ai không tuân theo lời chúng tôi nói trong thư này, anh em hãy ghi lấy tên và đừng giao du với người ấy, để họ biết xấu hổ” (2Tx 2,14-15). 4 lá thư khác của thánh Phaolô, mặc dù được gửi cho các cá nhân (1 & 2 Timôthê, Titô, Philêmon), nhưng vẫn có ý gửi cho cộng đòan, bởi vì vẫn giả thiết các thư ấy gửi cho các cộng đòan, cho thấy tính giáo huấn trong các lá thư (Xc. 1Tm 1,15; 3,1; 4,9; 2Tm 2,11; Tt 3,8). Thánh Phaolô viết các lá thư với xác tín rõ ràng tư cách tông đồ của mình, được Đức Kitô sai đi (Xc. Gl 1,1. 15-16; 5,2) với nhiệm vụ rõ ràng là công bố Tin mừng (Xc. 1 Cr 9,16), khích lệ và sửa dạy. Tiếp đến, các lá thư của thánh nhân đựơc xem như những bài diễn từ nhằm trả lời cho những hòan cảnh cụ thể. Trong ý nghĩ của thánh Phaolô, các lá thư của ngài, nhằm chuẩn bị cho các cuộc viếng thăm hay thay thế khi thánh nhân không thể hiện diện được (Xc. 1Cr 4,19) 6. Rm 5,3-4; Ba nhân đức đối thần, mặc dù không nhất thiết đựơc bàn đến cùng lúc, nhưng vẫn được nói đến trong các thư của thánh Phaolô (1Cr 13,7. 13; Rm 5,1-5; 12,6-12; Gl 5,5-6; Cl 1,4-5; Ep 1,15; 4,2-5,1; 1Tx 1,3; 5,8; 1Tm 6,11; Tt 2,2; Dt 6,10-12; 10,22-24). Chúng ta thấy “tin và yêu” đi liền với nhau (Xc. 1Tx 3,6; 2Tx 1,2; Plm 5), “nhẫn nại và tin tưởng” (Xc. 2Tx 1,4), “yêu mến và nhẫn nại” (Xc. 2Tx 3,5). Trong 3 nhân đức ấy, đức mến là cao cả nhất (Xc 1Cr 13,13), vì lòng mến không bao giờ kết thúc trong trong khi đức tin và hy vọng sẽ chấm dứt khi chúng ta diện kiến Thiên Chúa (1Cr 13,8-12). 7. A. Manzoni, The Betrothed, cap. VIII. 8. Th. Catarina Siena “Letter to Card. Pietro De Luna. ” 9. E. Jungel – K. Rahner, La pazienza di Dio e dell’uomo, Morcelliana, Brescia 1973, p. 41. 10. Đây là bản văn của thánh Clêment “thánh Phaolô minh chứng ngài đã đọat giải thưởng nhờ đức kiên nhẫn. Bảy lần bị cầm tù, đã bị trục xuất và bị ném đá. Thánh nhân đã rao giảng cả miền đông lẫn miền Tây. Cuối cùng đã đạt được vinh dự lớn lao nhờ lòng tin. Ngài đã giảng dạy cách đúng đắn cho tòan thế giới, đã đi đến tận cùng biên giới phía tây của đế quốc và chịu tử đạo. Vì vậy, ngài đã kết thúc vụ trần thế và chiếm được chỗ nơi thiên quốc như mẫu gương vĩ đại nhất về đức kiên nhẫn” (thư gửi người Côrintô, 5,6-7); thánh Pôlycarpô, người cùng thời với thánh Clêment, cũng gọi thánh Phaolô là mẫu gương của lòng kiên nhẫn. Xc. Thư gửi người Philípphê, 9,1) 11. Paul of Tarsus: the Apostle Everyone Ought to Know” và “The Apostle Paul: The Testimony of Joy amidst Suffering”. Cả hai đều được ấn hành do NBX Vatican Polyglot Press (Vatican City) năm 2002 và 2004.

Related Documents


More Documents from "VSL Regional Vicariate"