Su 7

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Su 7 as PDF for free.

More details

  • Words: 1,152
  • Pages: 2
Bài: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN VƯƠNG TRIỀU GÚP - TA Năm 320, vua của vương quốc rộng lớn ở miền Bắc Ấn Độ đã lên ngôi, lấy niên hiệu là Chan - đra Gúp - ta I, lập ra một vương triều mới - Vương triều Gúp - ta. Dưới chiều Gúp - ta, Ấn Độ ổn định về chính trị, xã hội và có điều kiện phát triển kinh tế, đặc biệt dưới chiều vua Chan - đra Gúp - ta II (380 - 414). Nhiều công trình thuỷ lợi có giá trị kinh tế đc xây dựng. Giao lưu, buôn bán đc đẩy mạnh giữa các vùng trong nước. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Tây Á đã có quan hệ thương mại với Ấn Độ, chủ yếu bằng đường biển. "Con đuờng tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử nối Trung Quốc với vùng Trung Á, có một nhánh đi qua Ấn Độ. Nền văn hoá Ấn Độ cũng đạt đc nhiều thành tựu rực rỡ dưới thời Chan - đra Gúp - ta II. Ông cho dời đô từ Pa - ta - li - pu tra về Au - ta, đặt chế độ thuế khoá phải chăng, khuyến khích phát triển văn học, nghệ thuật, khoa học và tôn giáo. Chan đra Gúp - ta II còn tập hợp quanh mình những trí thức tài năng và thi sĩ lỗi lạc, đc gọi chung là "9 viên ngọc quý". Thêm nữa nè: NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO ĐÊ-LI: Ấn Độ đã trải qua một thời kỳ phát triển, nhất là về văn hoá truyền thống, nhưng sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc). Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát-da, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên một vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên một vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ. Người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn rồi lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li), một thành phố Bắc Ấn. Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526) đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hindu giáo, tự dành cho mình những ưu đãi về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Ví như ngoài thuế ruộng đất (1/5 thu hoạch), những người không theo Hồi giáo phải nộp thêm một khoản thuế ngoại đạo (jaziah). Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi những chính sách mềm mỏng để ổn định tình hình trong nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân. Tuy nhiên, một yếu tố văn hoá mới – văn hoá Hồi giáo, cũng được du nhập vào Ấn Độ, vốn đã có một nền văn hoá rất phong phú và đa dạng. Có một số công trinh kiến trúc do chính quyền Hồi giáo xây dựng, mang đậm dấu ấn kiến trúc Hồi giáo. Trải qua sáu đời vua, chinh chiến nhiều hơn xây dựng, nhưng kinh đô Đê-li cũng đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV, như một người đương thời nhận xét sau khi đã đi rất nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, đây là thời kỳ tiếp xúc và giao lưu giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hindu giáo và A-rập Hồi giáo. Bước đầu, sự giao lưu văn hoá Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn(1)

Người A-rập Hồi giáo tấn công lưu vực sông Ấn năm 710, châu Âu năm 732, lập quốc gia Coóc-đô-ba thế kỉ VIII – IX. Các từ như hoá học Chimi, rượu Alcool, đại số Algebra v.v… có nguồn gốc A-rập. Điều không kém quan trọng là thời Vương triều Hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á. Ở đó, một vài cộng đồng nhỏ Hồi giáo A-rập đến từ trước, đã được gia tăng sâu đậm hơn với thương nhân Ấn Độ theo Hồi giáo

Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa Thứ nhât: Kinh tế thành thị là nền kinh tế mở trong đó mọi người được tự do lập các phường hội kinh doanh theo những quy chế riêng. Còn kinh tế lãnh địa là nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế khép kín. Thứ hai: Nền kinh tế thành thị chủ yếu là kinh tế thương nghiệp và buôn bán còn nền kinh tế chính của các lãnh địa là kinh tế nông nghiệp. Thứ 3: Trong các thành thị, người dân được tự do sản xuất theo những quy tăc tự đặt ra nhưng trong các lãnh địa thì nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào các lãnh chúa. Thứ 4: Bầu không khí ở các thành thị tương đối "dễ thở", tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân trong khi người dân lại hoàn toàn bị kìm hãm trong các lãnh địa. Thứ 5: Sự ra đời của thành thị là điều kiện quan trọng cho sự hình thành của kinh tế thị trường và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính nó sẽ quay lại tấn công vào phương thức sản xuất phong kiến, tạo điều kiện cho sự xác lập hệ thống tư bản chủ nghĩa. sự giống nhau và khác nhau của xã hội phuơng Đông và phương tây thời kì phong kiến, cảm ơn các bạn nhiều lắm. 1. Điều kiện tự nhiên Phương đông: Có nhiều đất đai canh tác, khí hậu nóng ẩm, ở lưu vực các con sông nên đất đai màu mỡ Phương tây: Đất đai ít, khô cằn, đất ven đồi. 2. Nền tảng kinh tế Phương đông: Kinh tế nông nghiệp Phương Tây: Kinh tế Thủ công và thương nghiệp 3. Thời gian hình thành nhà nước: Phương đông: Khoảng thiên nhiên kỷ thứ IV - II TCN Phương Tây: Khoảng thiên nhiên kỷ thứ I TCN 4. Cơ cấu XH: Phương đông: Quý tộc và nông dân công xã Phương tây: Quý tộc chủ nô, nô lệ 5. Thể chế chính trị Phương đông: Quân chủ chuyên chế Phương Tây: Dân chủ chủ nô

Related Documents

Su 7
May 2020 7
Su 7
June 2020 4
Rosenbaum Su Irving 7
May 2020 13
Su 7 Phan 1
November 2019 8
Su
April 2020 23
Su
October 2019 34