Phao Pldc

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Phao Pldc as PDF for free.

More details

  • Words: 8,089
  • Pages: 10
C©u 1: Kh¸i niÖm, b¶n chÊt nhµ níc, b¶n chÊt nhµ níc céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam. *Kh¸i niÖm:Theo quan ®iÓm M¸c-xÝt th× Nhµ níc lµ mét bé phËn cña hÖ thèng chÝnh trÞ cña x· héi cã giai cÊp, lµ mét c¬ quan quyÒn lùc cña giai cÊp thèng trÞ ®Ó cìng bøc c¸c giai cÊp kh¸c ph¶i tu©n theo ý chÝ cña m×nh. *B¶n chÊt cña Nhµ níc:Theo quan ®iÓm cña Mac-Lªnin th× Nhµ níc nµo còng mang b¶n chÊt giai cÊp thèng trÞ, biÓu hiÖn cña b¶n chÊt giai cÊp ®ã lµ: - Thuéc tÝnh giai cÊp cña Nhµ níc (tøc lµ Nhµ níc kh«ng ph¶i lµ 1 c¬ quan hoµ gi¶i, nã g¾n liÒn víi mét giai cÊp nhÊt ®Þnh nµo ®ã hay Nhµ níc lµ mét bé m¸y ®Æc biÖt n»m trong tay giai cÊp nµy ®Ó thèng trÞ giai cÊp kh¸c). - Nhµ níc mét mÆt mang thuéc tÝnh giai cÊp mÆt kh¸c l¹i mang thuéc tÝnh x· héi. V×: trong x· héi ngoµi giai cÊp thèng trÞ ra cßn cã c¸c giai cÊp kh¸c. Do vËy ngoµi viÖc b¶o vÖ lîi Ých cña giai cÊp thèng trÞ cßn ph¶i b¶o vÖ ®Õn lîi Ých chung, quan t©m ®Õn lîi Ých chung cña toµn thÓ XH. Tuú thuéc vµo lo¹i h×nh d©n téc, hay tõng níc mµ thuéc tÝnh giai cÊp vµ thuéc tÝnh x· héi th× thuéc tÝnh nµo lµ thuéc tÝnh tréi h¬n. *B¶n chÊt nhµ níc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam:

§iÒu 2 cña hiÕn ph¸p n¨m 1992 ghi: Nhµ níc cña ta lµ nhµ níc cña d©n, do d©n, v× d©n tÊt c¶ quyÒn lùc thuéc vÒ nh©n d©n mµ nÒn t¶ng lµ liªn minh giai cÊp c«ng nh©n, n«ng d©n vµ tÇng líp trÝ thøc. B¶n chÊt cña giai cÊp c«ng nh©n, tÝnh d©n téc, tÝnh nh©n d©n lµ nh÷ng thuéc tÝnh c¬ b¶n xuyªn suèt ®Ó thÓ hiÖn b¶n chÊt cña Nhµ níc ta. - B¶n chÊt cña giai cÊp c«ng nh©n: B¶n chÊt cña giai cÊp c«ng nh©n cña nhµ níc ta thÓ hiÖn tõ ph¸p luËt cho tíi c¬ chÕ, chÝnh s¸ch råi ®Õn c¸c nguyªn t¾c tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña nhµ níc lµ ph¶i qu¸n triÖt quan ®iÓm, t tëng cña giai cÊp c«ng nh©n nh»m phôc vô lîi Ých cña toµn thÓ nh©n d©n vµ toµn thÓ d©n téc. - TÝnh d©n téc: ngoµi b¶n chÊt giai cÊp c«ng nh©n Nhµ níc ta cßn thÓ hiÖn tÝnh d©n téc s©u s¾c biÓu hiÖn ë sù ra ®êi cña Nhµ níc XHCN ViÖt Nam lµ cuéc ®Êu tranh gi¶i phãng d©n téc, sø mÖnh cña Nhµ níc g¾n liÒn víi khèi ®¹i ®oµn kÕt d©n téc. - TÝnh nh©n d©n: ngoµi tÝnh d©n téc ra nhµ níc cßn cã tÝnh nh©n d©n, tÝnh nh©n d©n ®¬c biÓu hiÖn ë chç Nhµ níc cña ta do d©n bÇu ra, d©n kiÓm tra, d©n b·i miÔn vµ lÊy nhiÖm vô phôc vô nh©n d©n lµ môc tiªu cao c¶ cña m×nh.

C©u 2: Kh¸i niÖm ph¸p luËt, vai trß cña ph¸p luËt. *Kh¸i niÖm:Ph¸p luËt lµ hÖ thèng c¸c quy ph¹m ph¸p luËt do Nhµ níc ban hµnh quy ®Þnh c¸c quy t¾c xö sù trong c¸c quan hÖ XH, lµ nh©n tè ®iÒu chØnh c¸c quan hÖ x· héi nh»m thùc hiÖn ý chÝ vµ b¶o vÖ lîi Ých cña giai cÊp cÇm quyÒn. *Vai trß cña Ph¸p luËt: Vai trß cña Ph¸p luËt cã rÊt nhiÒu nhng tùu chung l¹i cã 4 vai trß sau: - Ph¸p luËt lµ c¬ së ®Ó thiÕt lËp, cñng cè vµ t¨ng cêng quyÒn lùc Nhµ níc : + Nhµ níc lµ mét hÖ thèng tæ chøc phøc t¹p bao gåm nhiÒu bé phËn v× vËy khi tæ chøc Nhµ níc th× b¾t buéc quèc gia nµo còng ph¶i quy ®Þnh nh÷ng nguyªn t¾c tæ chøc, nguyªn t¾c ho¹t ®éng cña Nhµ níc nµy. + Cïng víi viÖc thiÕt lËp bé m¸y Nhµ níc th× Nhµ níc ph¶i quy ®Þnh ph¸p luËt tøc Nhµ níc quy ®Þnh quyÒn vµ nghÜa vô cho mäi ngêi. +Ph¸p luËt lµ c¬ së ®Ó thiÕt lËp, cñng cè t¨ng cêng quyÒn lùc Nhµ níc cßn thÓ hiÖn trong quan hÖ quèc tÕ: bao giê còng lÊy lîi Ých cña d©n téc lµm ®Çu. - Ph¸p luËt lµ ph¬ng tiÖn ®Ó Nhµ níc qu¶n lý kinh tÕ, qu¶n lý XH: + Khi nãi ®Õn ®iÒu nµy th× ngêi ta x¸c ®Þnh: Anh muèn qu¶n lý kinh tÕ, qlý XH th× anh ph¶i cã c«ng cô ®ã lµ Nhµ níc, ph¶i quy

®inh xem chÕ ®é kinh tÕ nµy ph¸t triÓn trong giai ®o¹n nµo… tÊt c¶ nh÷ng quy ®Þnh ®ã ®Òu thÓ hiÖn trong hiÕn ph¸p. +Trong qu¸ tr×nh tiÕn hµnh qu¶n lý kinh tÕ, qlý XH th× bÊt kú Nhµ níc nµo còng quy ®Þnh quyÒn lîi, nhiÖm vô cho tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng trong x· héi. + Ph¸p luËt lµ ph¬ng tiÖn ®Ó Nhµ níc qu¶n lý kinh tÕ, qu¶n lý XH v×: trong qu¶n lý th× bÊt kú mét quèc gia nµo bao giê còng ph¶i tiÕn hµnh nh÷ng biÖn ph¸p cìng ®èi víi nh÷ng hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt vµ th«ng qua ®ã Nhµ níc tiÕn hµnh qu¶n lý. - Ph¸p luËt sÏ gãp phÇn t¹o dùng nh÷ng quan hÖ XH míi lµm cho ®êi sèng XH phong phó vµ ph¸t triÓn. ë quèc gia nµo hÖ thèng ph¸p luËt cµng ®Çy ®ñ th× ë níc ®ã cã ®êi sèng XH ngµy cµng tèt lªn. - Ph¸p luËt t¹o ra m«i trêng æn ®Þnh cho sù thiÕt lËp c¸c mèi quan hÖ quèc tÕ gi÷a c¸c quèc gia víi nhau: + BÊt kú 1 quèc gia nµo khi quan hÖ quèc tÕ th× hä ®Òu nghÜ r»ng hä sÏ cã lîi g× vµ sang níc ®ã ®iÒu kiÖn an toµn cña hä cã ®îc ®¶m b¶o kh«ng? Do ®ã ph¸p luËt ph¶i gi÷ vai trß æn ®Þnh quèc gia. +Quan hÖ quèc tÕ lµ quan hÖ gi÷a 2 níc vµ níc nµo tham gia còng cã lîi lóc ®ã ph¸p luËt sÏ lµ trung gian ®Ó ®¶m b¶o quyÒn lîi kinh tÕ cho 2 bªn.

Tõ nh÷ng vÊn ®Ò ®· nãi ë trªn th× ta thÊy ®îc r»ng: khi nghiªn cøu nh÷ng vÊn ®Ò cña XH th× vÊn ®Ò luËt ph¸p lµ vÊn ®Ò chóng ta ph¶i nghiªn cøu. Câu 3: Quy phạm pháp luật – khái niệm, cơ cấu của quy phạm pháp luật. *Kh¸i niÖm quy ph¹m ph¸p luËt : Trong XH quan hÖ gi÷a con ngêi víi con ngêi lu«n lu«n ph¶i tu©n theo nh÷ng quy t¾c xö sù chung. Mµ nh÷ng quy t¾c xö sù chung ng«n ng÷ ph¸p lý gäi lµ quy ph¹m. Nh vËy trong XH tån t¹i rÊt nhiÒu quy ph¹m vÝ dô nh: quy ph¹m tËp qu¸n, quy ph¹m ®¹o ®øc, quy ph¹m t«n gi¸o, kû luËt, quy ph¹m cña mét sè tæ chøc chÝnh trÞ, quy ph¹m ph¸p luËt … Nh vËy quy ph¹m ph¸p luËt lµ nh÷ng quy t¾c xö sù mang tÝnh b¾t buéc chung do Nhµ níc ban hµnh thÓ hiÖn ý chÝ vµ b¶o vÖ lîi Ých cña giai cÊp thèng trÞ vµ lµ nh©n tè ®iÒu chØnh c¸c nh©n tè XH. *Cơ cấu của quy phạm pháp luật: Thông thường mỗi quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: - Bộ phận giả định. - Bộ phận quy định. - Bộ phận chế tài. - Bộ phận giả định: Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu rõ với điều kiện nào, hoàn cảnh nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Như vậy phần giả định là phần quy định về mặt thời

gian, địa điểm, chủ thể, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Ví dụ: Trong lớp không được hút thuốc. (“Trong lớp” chính là phần giả định) Do đó nội dung của giả định phải rõ ràng, chính xác và sát với thực tế, không dùng từ 2 nghĩa. Có 2 loại giả định là giả định cụ thể và giả định trừu tượng: + Giả định cụ thể là giả định nêu một cách rõ ràng, dứt khoát, chính xác những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của việc áp dụng quy phạm pháp luật Ví dụ: Trong luật kinh doanh nêu rõ những người bị tâm thần không được thành lập doanh nghiệp. + Giả định trừu tượng: là giả định không nêu dứt khoát, rõ ràng 1 hoàn cảnh, điều kiện nào cả mà là nêu những điều kiện, hoàn cảnh chung có thể vận dụng rộng rãi vào nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Ví dụ: Trong điều 51 nêu: Không có sự đồng ý của quốc hội, trong thời gian quốc hội không họp, không có lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội không được bắt giam đại biểu quốc hội. - Bộ phận quy định: Quy định cũng là một bộ phận của quy phạm pháp luật nó chỉ rõ trong điều kiện, hoàn cảnh mà đã nêu ở phần giả định thì người ta được làm gì, không được làm gì và phải làm gì. Ví dụ: Kinh doanh thì phải nộp thuế. Quy định này có 3 loại: +Quy định mệnh lệnh: nêu dứt khoát điều cấm làm hoặc điều bắt buộc phải làm mà chủ thể không có quyền lựa chọn. Quy định mệnh lệnh bao gồm quy định ngăn cấm và quy định bắt buộc.

Ví dụ: Không lợi dụng chức quyền để tham ô. (Đây là quy định mệnh lệnh ngăn cấm). + Quy định tuỳ nghi: là quy định mà nó không nêu dứt khoát, rõ ràng một cách xử sự nhất định mà nêu 2 hoặc nhiều để cho các bên tự thoả thuận, định đoạt trong một phạm vi nào đó. Ví dụ: Trong điều 8 luật hôn nhân và gia đình quy định: việc hôn nhân là việc của UBND xã (bên nam hoặc bên nữ). + Quy định giao quyền: là quy định trực tiếp xác định quyền của một chức vụ hoặc một cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc xác định một quyền nào đó của công nhân hay tổ chức. Ví dụ: Trong luật doanh nghiệp nhà nước quy định: Những doanh nghiệp có quy mô lớn thì thủ tướng có quyền ký quyết định thành lập. - Bộ phận chế tài: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nó chỉ rõ nếu làm như thế hoặc không làm như thế thì phải chịu hậu quả như thế nào. Ví dụ: Người trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt tù từ…. Phần chế tài này có thể quy định ngay trong điều khoản đó hoặc quy định ở điều khoản khác hoặc văn bản khác. Tuỳ theo từng ngành luật mà có các loại chế tài sau: + Chế tài hình sự. + Chế tài dân sự. + Chế tài kỷ luật. +Chế tài hành chính. Câu 4: Khái niệm QHPL, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật a) khái niệm: những quan hệ nảy sinh trong XH được PL điều chỉnh thì người ta gọi đó là quan hệ pháp luật, nó có đặc điểm: - quan hệ có ý chí của cá nhân nhưng thông qua khuân khổ của nhà nước

- xuất hiện trên cơ sở quy phạm. nội dung của quy phạm được cấu thành quyền và nghĩa vụ pháp lý. - quy phạm được phân thành các dạng khác nhau: + QPPL chung: là được xuất phát từ hiến pháp và các đạo luật. + quy phạm cụ thể: được phân thành 2 loại: Tương đối : là quyền và chủ thể có nghĩa vụ ngang nhau Tuyệt đối : một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ phải tuân theo. b) các yếu tố cấu thành QHPL gồm có: chủ thể ; nội dung và khách thể * chủ thể của QHPL là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể, tức là được nhà nước trao cho quyền và nghĩa vụ nhất định. năng lực chủ thể được thể hiện ở năng lực PL và năng lực hành vi. + năng lực PL là khả năng được hưởng quyền và nghĩa vụ mà nhà nước cho phép chủ thể thực hiện . + năng lực hành vi là khả năng công dân bằng chính hành vi của mình để thực hiện quyền chủ thể được nhà nước thừa nhận. * nội dung của QPPL: là yếu tố ko thể thiếu được, nội dung cũng bao gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Về quyền chủ thể : là cách xử sự mà PL cho phép để chủ thể tiến hành trong hoạt động sống của mình. Đặc tính của quyền chủ thể: + chủ thể có thể xử sự theo cách thức nhất định mà luật cho phép. + chủ thể có quyền yêu cầu chủ thể khác chấm dứt hành vi ngăn cản quyền chủ thể của mình và phải chịu quyền và nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền nghĩa vụ ấy. + chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

bảo vệ quyền chủ thể của mình. nghĩa vụ chủ thể : là cách sử sự bắt buộc mà chủ thể phải tiến hành đáp ứng quyền của chủ thể khác. + sử sự bắt buộc + phải chịu trách nhiệm pháp lý khi ko thực hiện sử sự bắt buộc. quyền và nghĩa vụ là 2 bộ phận ko thể tách dời của chủ thể. • khách thể là những vấn đề về vật chất và tinh thần mà các chủ thể mong muốn khi tham gia vào QHPL. Câu 5: khái niệm VPPL, các dấu hiệu VPPL và các loại VPPL a) khái niệm : VPPL là hành vi,(hành động or ko hành động) trái với PL và có lỗi do chủ thể có đủ năng lực pháp lý thực hiện xâm hại đến nhưng quan hệ xã hội được PL bảo vệ. b) những dấu hiệu VPPL + VPPL phải là hành vi (bao gồm cả hành động và ko hành động). + hành vi (hành động or ko hành động ) trái PL ( trái với những yêu cầu mà PL đề ra). + hành vi (hành động or ko hành động ) có lỗi ( là trạng thái chủ quan của chủ thể gây VPPL) + hành vi (hành động or ko hành động ) tính đến ý chí của hành vi mà chủ thể có ý chí hành vi hay ko. c) các loại VPPL có 4 loại + VPPL hình sự, VPPL dân sự, VPPL hành chính, VPPL kỷ luật Câu 6: căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý * khái niệm trách nhiệm pháp lý: là 1 loại QHPL đặc biệt giữa nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền với chủ thể VPPL trong đó bên VPPL (

chủ thể VPPL) phải ghánh chịu hậu quả bất lợi do những biện pháp cưỡng chế của nhà nước đã ghi trong quy phạm PL ( chính là sự trừng phạt của nhà nước đối với chủ thể). được gọi là truy cứu trách nhiệm pháp lý. * những căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý - nhưng nhân tố cấu thành vi phạm quan hệ PL + mặt khách quan của VPPL: là những yếu tố ở bên ngoài vi phạm được biểu hiện xem hành vi đó có trái PL hay ko và con người đó có tham gia hay ko? gây thịêt hại cho XH do hành vi gây ra. + mặt chủ thể : phải tính đến yếu tố lỗi ( mục đích động cơ của hành vi con người) có 2 loại lỗi : lỗi cố ý: gồm có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp cố ý trực tiếp: người vi phạm biết rằng sự nguy hiểm cho XH do hành vi của mình, nhưng mong muốn điều đó xảy ra. cố ý gián tiếp: người vi phạm thấy được nguy hiểm do hành vi của mình nhưng để mặc nhiên cho nó xảy ra. lỗi vô ý: gồm có vô ý quá tin và vô ý cẩu thả: +vô ý quá tin: người vi phạm cũng thấy tính nguy hiểm do hành vi của mình nhưng tin là điều đó ko xảy ra . +vô ý cẩu thả: người vi phạm ko cần biết trước sự nguy hiểm do hành vi của mình. - mặt chủ thể vi phạm là cá thể và tổ chức khách thể là những yếu tố vật chất và tinh thần do vi phạm PL xâm hại tới. - trách nhiệm pháp lý về nguyên tắc : áp dụng đối với những hành vi trái PL và có lỗi có những cưỡng chế ko phải pháp lí.

Câu 7: Quyền nghĩa vụ công dân trong hiến pháp 1992: Công dân nước CHXHCN Việt Nam có những loại quyền: Các quyền về chính trị: Công dân được quyền bẩu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (từ 18 tuổi trở lên có quyền bẩu cử, từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử), quyền được tham gia quản lý Nhà nước pháp luật, xã hội, thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước,biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội: Công dân nước CHXHCNVN có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, những của cải để dành, tư liệu sản xuất, vốn và những tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi, công dân có thể góp vốn, góp sức sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức với quy mô và mức độ tập thể hoá thích hợp. Tổ chức và cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể liên doanh với cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tài sản hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo hộ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước cho phép các tổ chức và công dân được sử dụng ruộng đất một cách lâu dài, có quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Mọi công dân đều có quyền lao động, quyền được học tập, quyền được nghiên cứu, được sáng tạo

khoa học, nghệ thuật, được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền được Nhà nước bảo hộ về hôn nhân gia định… Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân: Công dân theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCNVN được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, họi họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, có quyền bất khả xâm phạm về than thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn quyết định bị bắt giam của Viện kiểm sát. Công dân có quyền bất khả xâm phạm chố ở, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do đi lại và cư trú, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luât. Các nghĩa vụ của công dân: Công dân nước CHXHCN VN có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiếp pháp, pháp luật, đóng thuế.. Ở nước ta tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân, có hai hình thức mà nhân dân dùng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Và hình thức thứ hai được thể hiện bằng việc nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, thay mặt nhân dân giải quyết các công việc của Nhà nước. Cả hai hình thức nêu trên đều dùng biện pháp bỏ phiếu tức là bầu cử để thực hiện quyền lực Nhà nước. Đồng thời với ý nghĩa nêu trên, bầu cử là phương pháp

thành lập nên bộ máy Nhà nước. Đây là phương pháp dân chủ thể hiện quyền lựcNhà nước thuộc về nhân dân. Ở nhà nước CHXHCN VN chế độ bầu cử thực hiện theo nguyên tắc phổ thông bình đẳng, bỏ phiếu kín. Bầu cử phổ thông là mọi người dân đến tuổi trưởng thành không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, nghề nghiệp thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bầu cử bình đẳng thể hiện ở chỗ mọi công dân đều có quyền lợi ngang nhau trong việc bầu cử và ứng cử. Nhân dân trực tiếp bầu ra những đại diện vào cơ quan quyền lực Nhà nước không thông qua tuyển cử đoàn. Câu 8: Nhiệm vụ của luật hình sự 1999 và các dấu hiệu của tội phạm: a) Nhiệm vụ của luật hình sự 1999: Trong điều 1 của luật hình sự nêu rõ: - Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân lao động, quyền bình đẳng của các dân tộc, quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, trật tự pháp luật và chống tội phạm. - Giáo dục moij người ý thức tuân theo pháp luật ( tính nhân đạo trong pháp luật lấy phòng bệnh hơn để chữa bệnh và lấy chữa bệnh để cứu người). b) Các dấu hiệu của tội phạm: - Tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây lên, đây là dấu hiệu cơ bản nhất. - Tính có lỗi: Trạng thái chủ quan của con người với

hành vi của mình bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý (điều 9khoản 10 của luật hình sự). - Tính trái pháp luật của hành vi phạm tội và có lỗi. - Tính phải chịu hình phạt do người có năng lực hành vi thực hiện. Câu 9: Khái niệm hình phạt - Hệ thống hình phạt, trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên. a)Khai niệm hình phạt: hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ, hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. - Mục đích: Không chỉ nhằm trừng trị kẻ phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành những người công dân tốt. - Đặc điểm hình phạt: •Đây là biện pháp cưỡng chể nghiêm khắc nhất nếu cần có thể tước bỏ cả quyền sống của người phạm tội. •Hình phạt phải được quy định trong bộ luật hình sự nhưng chỉ áp dụng đối với cá nhân phạm tội. •Hình phạt phải do toà án nhân danh nhà nước quyết định. b)Hệ thống hình phạt Có hai hình phạt : - Hình phạt chính: gồm có 7 mức sau: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, chung thân, tử hình. - Hình phạt bổ sung: Có 7 hình thức: •Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm một việc nào đó. •Cấm cư trú. •Quản chế.( quản thúc) •Tước một số quyền công dân. •Tịch thu tài sản. •Phạt tiền.

•Trục xuất ( phạt tiền và trục xuất khi không áp dụng hình phạt chính). Chú ý: Mỗi kẻ phạm tội chỉ áp dụng 1 hình phạt chính và có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. c)Trách nhiệm hình sự người chưa thành niên. Người đủ từ 14 đến dưới 18 tuổi: - Nguyên tắc xét xử: •Nhằm giáo dục họ sửa chữa sai lầm để phấn đấu và phát triển lành mạnh thành công dân tốt. •Có thể miễn trách nhiệm hình sự với tội ít nghiêm trọng và nếu nghiêm trọng nhưng được gia đình, nhà trường, địa phương nhận để giáo dục. •Không phạt chung thân và tử hình. •Không phạt tiền từ tuổi đủ 14 đến dưới 16 tuổi. •Hậu quả pháp lý nhẹ hơn người thành niên: oTuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nếu phạt tiền thì bằng 50% số tiền của người thành niên phạm tội cùng tội. o Phạt tù cao nhất là 18 năm. oTuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì tù cao nhất là 12 năm. Tù có thời hạn bằng 50% số năm của người thành niên cùng tội. - Biện pháp giáo dục: •Biện pháp giáo dục phòng ngừa tại xã, phường, trường giáo dưỡng. •Cải tạo không giam giữ, phạt tiền và tù có thời hạn.

Câu 10: Chế định quyền sở hữu, thừa kế trong luật dân sự 1995. a) Quyền sở hữu: Mác nói : “ Mọi quan hệ trong xã hội nảy sinh đều xuất phát từ kinh tế” do đó quyền sở hữu là trọng tâm của luật dân sự va chi phối các luật khác.

Khai niệm: quyền sở hữu là phạm trù pháp lý dùng để chỉ tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực chiếm hữu sử dụng định đoạt các TLSX và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Quyền sở hữu đây là một quyền năng cơ bản trong bộ luật dân sự. Nội dung quyền sở hữu: Điều 173 bộ luật dân sự nêu: Quyền sở hữu là quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo yêu cầu của pháp luật. - Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ quản lý kiểm soát và chi phối vật sở hữu đó theo ý của chủ thể mà không bị hạn chế về thời gian hoặc sự chi phối của chủ thể khác. Có hai loại chiếm hữu: •Chiếm hữu hợp pháp là chiếm hữu có căn cứ pháp luật: tự làm ra, có tiền mua, được cho, được tặng, được thừa kế, nhận quà biếu, nhặt được của rơi và chia hoa hồng. •Chiếm hữu bất hợp pháp là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và co 2 dạng : oChiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: Người chiếm hữu vật không thể biết được vật mình chiếm hữu của người chủ thể không có quyền chuyển dịch. oChiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: Người chiếm hữu vật biết chắc được vật mình chiếm hữu của người chủ không có quyền chuyển dịch ( tình gian lý gian) Bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp còn chiếm hữu bất hợp pháp tuỳ theo trường hợp cụ thể. - Quyền sử dụng: Là quyền khai thác những lợi ích vật chất, công dụng kể cả hoa lợi của vật mình sở hữu.

-

Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận của vật sở hữu có thể bán, cho, tặng hoặc tiêu huỷ. Đây là 3 quyền năng cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay có 7 hình thức sở hữu. b) Quyền thừa kế - Khái niệm: Thừa kế là 1 chế định pháp luật dân sự gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống và quy định quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Quy định chung: •Người để lại di sản đó là người thành niên kể cả người chưa thành niên nhưng người đó phải có tài sản riêng và tài sản chung và kể cả quyền sử dụng đất. Phải là công dân đơn lẻ (chứ không phải là tập thể hay cơ quan nhà nước). •Người thừa kế là người được hưởng di sản do người chết để lại, kể cả theo di chúc hoặc pháp luật. Nhưng người thừa kế phải tuân thủ theo nguyên tắc: Công dân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, còn tổ chức và cơ quan nhà nước phải tồn tại vào lúc mở thừa kế, những người chưa ra đời vào thời điểm thừa kế phải hình thành thai trước khi bố, ông, cụ… mất. - Thừa kế theo di chúc: Là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người chết khi họ còn sống: •Người viết di chúc có thể để lại tài sản cho ai hoặc truất quyền. Quyền định mức tài sản, có quyền sửa chữa, viết lại di chúc, hoặc di chúc bằng miệng hoặc bằng văn bản và quy định thời gian mở di chúc và gửi ở nơi nào tin cậy.

•Người thừa kế là người có tên trong di chúc có thể là cá nhân, tổ chức, nhà nước hay người nước ngoài. Trong trường hợp di chúc không cho hưởng hoặc hưởng ít hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật hoặc người từ chối không nhận thì sẽ được nhận thừa kế theo pháp luật. Tập chung vào các đối tượng vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi nhưng con phải chưa thành niên hoặc đến tuối thành niên nhưng tàn phế thì mới được hưởng thừa kế theo pháp luật. - Thừa kế theo pháp luật: Là viêch chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người thừa kế theo quy định của pháp luật. •Không có di chúc: căn cứ vào mức độ nuôi dưỡng, tình mẫu tử thì pháp luật chia thành 3 hàng thừa kế: oBố, mẹ, vợ, chồng, con (nhận con nuôi dưới 15 tuổi được nhà nước thừa nhận). oÔng, bà (nội ngoại), anh, chị em ruột của người chết. oCụ, kể cả nội ngoại, chú bác ruột, cậu, dì ruột của người chết và người cháu gọi người chết bằng chú bác ruột và cậu dì, ruột. •Theo nguyên tắc phân chia: Cùng một hàng thì những xuất này bằng hàng sau chỉ được hưởng khi hàng trước chết hết hoặc từ chối không nhận. - Thừa kế vị: Là quyền được hưởng lại quyền thừa kế. Điều kiện: Người thừa kế vị phải sống vào lúc ông, bà, cụ, chết hoặc hình thành thai trước lúc ông, bà, cụ chết. Chỉ được thừa kế vị khi trừ các khoản: •Tang lễ. •Trả nợ nếu cơ. •Thuê trông coi.

•Thuê thờ cúng. Một số người bị tước quyền thừa kế: •Người xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người để lại di sản. •Người vi phạm nghiêm trọng đến người để lại di sản. •Người vi phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người thừa kế khác. •Người di chúc bị lừa đảo, tẩy xoá hoặc giả dối thì những trường hợp đó không được thừa kế.

đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

Câu 11: Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình: có 6 nguyên tắc 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồngbình đẳng 2. Hôn nhân giữa công nhân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đước tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình 4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dayj con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà,; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. 5. Nhà nước và xã hội khôn thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. 6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp

Câu 12: Nội dung kết hôn và quan hệ giữa vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Nội dung kết hôn: Điều 9: Điều kiện kết hôn: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo những điều kiện sau:

1. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên 2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép cản trở 3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại điều 10 của Luật này. Điều 10: Những trường hợp cấm kết hôn Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: 1. Người đang có vợ hoặc có chồng 2. Người mất năng lực hành vi dân sự 3. Giữa những người về dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời 4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 5. Giữa những người cùng giới tính Điều 11: Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý. Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì khôgn được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ

chồng muốn ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn. 2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa Điều 12: Thẩm quyền đăng ký kết hôn Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Điều 13: Giải quyết việc đăng ký kết hôn 1. Sau khi nhận được giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn. 2. Trong trường hợp một bên hoặc 2 bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Điều 14: Tổ chức đăng ký kết hôn Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu 2 bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu 2 bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho 2 bên Điều 15: Người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật

1. Bên bị cưỡng ép bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Việ kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này 2. Viện kiểm dát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyên tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này a. Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn b. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em c. Hội liên hiệp phụ nữ 4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật Điều 16: Huỷ việc kết hôn trái pháp luật Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, quy định tại Điều 15 của Luật này, Toà án xem xét và quyết định việc huỷ kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.

Điều 17: Hậu quả pháp lý của việc huỷ kết hôn trái pháp luật 1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì 2 bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. 2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn 3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con Quan hệ giữa vợ và chồng Điều 18: Tình nghĩa vợ chống Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Điều 19: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình Điều 20: Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Điều 21: Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ,chồng 1. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. 2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

Điều 22: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép,cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều 23: Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Điều 24: Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng 1.Vợ chồng có uỷ thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản 2.Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó. Điều 25: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong 2 người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình Điều 26: Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về

Khi toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ or chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. Điều 27: Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc đươc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận, Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luâtk quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ chồng 3. Trong trường hợp không có chứng nhận chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản iêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Điều 28: Chiếm hữu sử dụng , định đoạt tài sản chung 1.Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong

việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 2.Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng 3.Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia sẻ để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này. Điều 29: Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết 2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận Điều 30: Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng Điều 31: Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng 1. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế

2. Khi vợ or chồng chết or Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản or những người thừa kế thoả thuận cử người khá quản lý di sản 3. Trogn trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ or chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế. Điều 32: Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Vợ,chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung Điều 33: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của

mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này 2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ or chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó 4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng 5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ or chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sáng duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được thoả thuận của cả vợ chồng.

Related Documents

Phao Pldc
November 2019 11
Pldc
June 2020 6
Pldc
June 2020 4
Phao
June 2020 6
Pldc
November 2019 5
Phao Qlcn
November 2019 6