đặc điểm Cơ Bản Kiến Trúc Và điêu Khắc Thời Lê.docx

  • Uploaded by: Blanc Cleve
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View đặc điểm Cơ Bản Kiến Trúc Và điêu Khắc Thời Lê.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 3,254
  • Pages: 6
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC THỜI LÊ Nghệ thuật và văn hóa dưới sự cai trị của nhà Lê, cũng rất đạt đỉnh cao của nó trong thời gian này. Những kỳ tích vĩ đại trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc tất cả đều đạt được trong thời đại nhà Lê I.Kiến trúc thời Lê 1.Khái quát chung Kiến trúc thời Lê có thể chia làm 2 loại: kiến trúc thời Lê Sơ (cung điện thời Lê Trung Hưng cũng giữ nguyên kiến trúc Lê Sơ) và kiến trúc Lê trung Hưng, tiêu biểu là một số đình chùa Bắc Bộ còn lại đến nay. Kiến trúc thời Lê Sơ về tổng quan giống kiến trúc nhà Minh, các tổ vật lúc này không còn là hệ thống thị vĩ - phượng điểu mang dáng dấp thời Đường Tống, mà là hệ thống si vẫn - linh thú mang đặc trưng Minh. Ngói ống lợp mái phủ men xanh và men vàng (thanh lưu li và hoàng lưu li) vốn là màu ngói phổ biến ở Minh. Ngói ở bờ mái cũng vậy, chạm khắc nổi hình rồng tương tự kiến trúc minh. Ngoài ra, việc tiếp tục sử dụng ngói mũi hài, bắt đầu phổ biến từ thời Trần song song với dạng ngói âm dương phương Đông đã tạo nên một nét đặc trưng cho kiến trúc Việt dù mang phong cách kiến trúc nào. Đến thời Lê Trung HƯng, kiến trúc đã mang rất nhiều nét biến cải, thậm chí có thể nói là phá vỡ phần lớn kiểu cách xây dựng kiến trúc cổ điển phương Đông, mà ta có thể thấy phần nào diện mạo kiến trúc thời kỳ này qua một số đình chùa Bắc Bộ còn lại đến nay, tiêu biểu phổ biến của thời kỳ này là: "con sô, con kìm" và đầu đao trên bờ mái bờ nóc, thay ngói úp nóc, ngói bò bằng hàng gạch hoa chanh, ngói vảy cá lấn át ngói ống, dùng kẻ bảy đỡ mái thay đấu củng, mặt mái thẳng mái cong vút lên chứ không cong nhẹ toàn bộ mái như kiểu kiến trúc truyền thống Đông Á. Có khả năng vì bỏ đi một loạt chi tiết, kết cấu nên kiến trúc Lê Trịnh về sau nhỏ dần, không còn mang quy mô to lớn nữa. 2. Một số tác phẩm kiến trúc tiêu biểu thời Lê a.Kiến trúc cung đình Thành Đông Kinh, nhà Lê Sơ vẫn giữ nguyên bố cục thành Thăng Long (thời Lý –Trần). Các cung điện trong thành Đông Kinh ngoài xây dựng mới, chủ yếu tu bổ trên cơ sở cũ. Nói chung, kiến trúc thời Lê Sơ có những bố cục theo khuôn mẫu, gợi vẻ trang nghiêm song kém phần đồ sộ, bề thế so với thời Lý, Trần. Cũng tùy theo mức độ quan trọng mà kiến trúc Lê Sơ có kích thước to, nhỏ khác nhau. Các trụ sở to của triều đình là 5 gian, 2 chái. Thường là 3 gian 2

chái. Kiến trúc Lăng mộ quy mô cũng không to bằng thời Lý – Trần. Các triều cuối của Lê sơ đặc biệt là Lê Tương Dực do ăn chơi sa đọa còn cho xây dựng các lầu gác phục vụ mục đích đó Ngoài ra, triều đình nhà Lê còn cho xây dựng phía nam kinh đo một số đàn để tế trời đất , các đàn này cũng có quy chế nhất định    

Đàn Nam Giao: để tế trời đất Đàn xã tắc :để cầu quanh năm được mùa Đàn phong vân: để cầu mưa Kiến trúc Lam Kinh:

Lê Thái Tổ không những xây dựng Đông Kinh còn chú trọng cho xây dựng, sửa sang vùng Lam Sơn. Đó là mảnh đất quê hương Hoàng tộc của Lê Lợi, và là nơi tụ nghĩa, của nhiều anh hùng hào kiệt, nơi phong trào khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc. Lam Sơn mảnh đất thiêng của dân tộc, trở thành kinh đô thứ hai, nằm phía Tây. Được gọi là Tây Kinh (Tây Đô hay Lam Kinh – nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân Thanh Hóa). Điện Lam Kinh là công trình xây dựng ngay sau khi Lê Lợi mất (1418 – 1433). Năm 1456 , có 3 cung điện: Quang Đức, Diên Khánh và Sùng Hiếu đã được tu sửa lại. Điện Lam Kinh nguy nga, bề thế xây dựng trên triền đồi thoai thoải, được cải tạo thành 3 lớp nền phẳng hình chữ nhật (315m x 256m). Sau các lần bị cháy, đã tu bổ vào thời Lê Trung Hưng b.Kiến trúc tôn giáo Chùa chiền trong thời Lê Sơ không được dựng mới nhiều nhưng vẫn được trùng tu tôn tạo. Dấu tích mỹ thuật thời Lê Sơ còn lại trên các chùa rất ít ỏi, có nơi lưu giữ được bia (như chùa Kim Liên, Bối Khê), có nơi thì những thành phần kiến trúc tu sửa của thời kỳ sau đã thay thế hầu hết. Những di vật đáng giá về kiến trúc Phật giáo hiện còn là tháp đá Huệ Quang, vốn có từ thời Trần được đại trùng tu thời Lê Sơ, bệ tượng bằng gỗ chùa Thầy… Tháp đá Huệ Quang thuộc chùa Hoa Yên (trên núi Yên Tử-Uông Bí-Quảng Ninh). Tháp được dựng phía trước cổng chùa, ngay ở lối đi, tháp vốn có từ thời Trần, nhưng bị sụp đổ nên đầu thời Lê đã trùng tu lại. Tháp cao 7m. Đế tháp hình lục lăng, chạm trổ hoa văn sóng nước mang đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Trần. Chân tháp phình ra hình cổ bồng, phía trên là đài sen có 102 cánh sen đỡ lấy khám thờ ở tầng một. Cánh hoa sen được trang trí hình hoa dây mềm mại mang đặc trưng nghệ thuật thời Trần. Tháp xây năm tầng, ghép bằng các khối đá xanh. Mái tháp được trang trí hoa văn lá đề với hình rồng mang đậm phong cách thời Trần. Tầng một của tháp, về hướng Nam, có khám thờ bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá cẩm thạch, tượng ngồi thiền ở thế liên hoa (hoa sen). Bệ tượng được trang trí hình hoa văn rồng, hoa cúc, hoa sen và mây lửa.

Các mảng chạm khắc trên tượng và bệ tượng đều mang phong cách nghệ thuật trang trí thời Lê sơ. Phía trong còn có tượng và ngai đá của thời Lê Sơ và có dòng chữ “ Lê triều trùng tu…” ở cột cây hương trước tháp Hiện nay chỉ có phần nền và bệ tòa Sen phần đế tháp còn giữ được dáng vẻ ban đầu của nó. Kiến trúc đền , miếu thờ cũng được sửa sang tu bổ, trong các địa phương đền miếu nhỏ cũng được nhân dân tự tổ chức xây dựng thờ cúng khá nhiều. Cũng như các thời trước, vào thời Lê Sơ, nhân dân ta rất coi trọng lăng mộ của tổ tiên. Điều đó được xuất phát từ truyền thống” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc ta. Triều đình nhà Lê Sơ sau khi lên cầm quyền cũng hết sức chú ý đến điều đó. Có 6 vua đầu triều Lê Sơ đã tang mộ tại Lam Sơn là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông.Từ sau Lê Túc Tông triều đình Lê Sơ có 4 vua nữa là Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng nhưng không có ai lên ngôi được trọn vẹn cho đến lúc mất, mà bị vua sau chiếm đoạt , phế đi hoặc bị giết, nên không theo tập tục đưa về Lam Sơn tang nữa, mà tang ở nơi khác. Ngoài ra ở Lam Sơn còn có mộ của bà hoàng, công chúa như lăng Ngô Thị Ngọc Giao (vợ Lê Thái Tông) lăng Nguyên Thị Ngọc Huyên (vợ Lê Thánh Tông) mộ công chúa Thụy Hoa… Lăng Lê Thái Tổ được xây sát ngay sau điện Lam Kinh, mặt bằng của lăng là hình chữ nhật gần vuông (24m7x24m) xung quanh có tường bao bọc, phía trong cùng là mộ, dọc theo lăng là 5 đôi tượng đá đứng chầu đối xứng nhau qua trục chính mà thuật ngữ kiến trúc cổ gọi là đường thần đạo, các đôi tượng này thú tự tính từ trong mộ ra có: tượng quan hầu, lân, tê giác, ngựa, hổ. các tượng đều nhỏ bé, đục chạm có phần sơ sài, cao không quá 1m2. Dọc theo đường thần đạo từ lăng đi ra, hơi chếch về phía bên phải có nhà bia Vĩnh Lăng, cũng là một phần của lăng mộ, bia ghi sự tích người nằm dưới mộ Bia Vĩnh Lăng có kích thước lớn cao 2m8, rộng 1m92, dày 0m72. Choán gần hết khung giữa của nhà bia, bia được đặt trên lưng một con rùa rất đẹp cao 0m80, dài 3m58, rộng bằng chiều rộng của bia. Bia và rùa là hai khối đá lớn riêng biệt, được gắn vào nhau bằng mộng ngàm sâu, khít nên trông chắc chắn như là một khối Những quy chế khắt khe trong trật tự xã hội do ảnh hưởng khá nặng nề của nho giáo đem lại,không những đã ảnh hưởng đến kích thước của công trình kiến trúc mà nó còn tạo nên những bố cục rập khuôn theo mẫu nhất định. Lối bố cục theo trục dài đã trở thành khuôn mẫu cho các lăng thời Lê Sơ. Lăng Lê Thái Tổ (Hựu Lăng) Lăng bị hỏng nặng, mộ sạt lở, tượng bị vỡ và di chuyển nên kiến trúc lăng không còn gì. Lăng Lê Nhân Tông (Mục Lăng) hoàn toàn không còn vết tích

Lăng Lê Thánh Tông (Chiêu Lăng) bố cục mặt và hiện vật giống Vĩnh Lăng , tuy nhiên kích thước nhỏ hơn. Thứ tự các tượng bị thay đổi :quan hầu , tê giác , ngựa , lân , voi(thay hổ) , các tượng này một số bị sứt mẻ hoặc bị mất, nét chạm cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn ở Vĩnh Lăng. Bia không có nhà che chắn nên các họa tiết đã hơi mòn. Lăng Lê Hiến Tông (Dụ Lăng) bố cục mặt bằng và cấu trúc của lăng cũng giống các lăng trên, nhưng kích thước lại có phần nhỏ hơn, các tượng dọc trục đường thần đạo bị sứt gãy mất một số, thứ tự tượng cũng bị thay đổi: quan hầu, ngựa, voi ,lân, tê giác Lăng Lê Túc Tông (Kính Lăng) dấu vết còn lại ngày nay chỉ là những mảnh vỡ của các tượng và tấm bia trước đường thần đạo, chữ và hoa văn trên bia cũng đã mờ nhiều. Như vậy kiến trúc lăng mộ Lê Sơ nhìn chung có kích thước nhỏ và sơ sài, bố cục tuân theo một khuôn mẫu nhất định, đó là lối bố cục đăng đối theo trục dài, nó khác hẳn lối bố cục hình vuông lớp trong lớp ngoài quy tụ ở giữa như thời Trần, có bia to ở trướ Mặc dù có một phong cách mỹ thuật với những đặc trưng hơn so với các thời kỳ khác, nhưng do biến động về xã hội và chính sách nhà nước nên kiến trúc Phật giáo không có tiếng nói trong mỹ thuật và kiến trúc thời kỳ này. Như vậy, về mặt kiến trúc Phật giáo, các công trình thời Lê thực chất là không có nhiều và không đủ tư liệu để xác định được những nét đặc trưng kiến trúc. II.Điêu khắc thời Lê Nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lý rất độc đáo, chủ yếu dựa trên chất liệu gốm, đất (nung) và đá. Đề tài được ưa dùng nhất trong thời kỳ này là dây leo, mây, nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề, rồng uốn khúc mềm mại, thanh thoát trên sóng nước – mơ ước xuất phát nền nông nghiệp lúa nước, đồng thời cũng phản ánh sự tích gắn liền với vị vua đầu triều của nhà Lý: Vừa dời đô tới Đại La đã nhìn thấy điềm rồng vàng bay lên từ sông nước. Từ thời Lê, con rồng dân gian trước đây đã được thay, trở thành biểu trưng và là vật sở hữu của vua chúa, quan lại quý tộc. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn chuẩn mực như con rồng thời Lý nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoắn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thường thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Những con rồng trong cung Chí Nguyên và Từ vũ mang đầy đủ các đặc trưng của hình tượng rồng thời Lê Trung hưng. Tuy vậy, những nét phóng túng dân gian tài hoa thường thấy trên những hình tượng rồng thời Lý, Trần và cả thời Lê, Mạc đã nhường chỗ cho sự khô cứng, niêm

luật. Được tạo tác trên một tấm đá dày, chạm nổi hai mặt để tạo ra cảm nhận thị giác là khối tròn, nhưng những nét chạm trên mình rồng ở Từ vũ và cung Chí Nguyên vẫn cho thấy độ tinh xảo và sự lành nghề của người thợ đục đá. Những con rồng ở đây có chiều dài thân ngắn, mập mạp, đăng đối qua trục. Các khúc uốn yên ngựa đặc trưng của con rồng Việt không còn, các chi tiết cần nhấn mạnh như vẩy được chạm khắc rõ ràng, vây sắc, có gân cứng cáp, khỏe mạnh. Đầu rồng được phủ một lớp vân xoắn hình dấu hỏi, trong đó lớp vân xoắn (5 chiếc) thể hiện bờm sư tử của rồng được thể hiện to hơn, mạnh mẽ, dứt khoát hơn. Miệng rồng để lộ cặp răng nanh to bản, sắc nhọn giữ chặt viên ngọc - biểu tượng sức mạnh uy linh của nó. Đôi đao lửa từ hốc mắt bay ra với 5 đuôi được đè lên chiếc râu to bản hình chữ S. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây chính là biểu tượng sấm chớp trong tín ngưỡng cầu mưa của cư dân châu thổ Bắc Bộ. Nhìn toàn bộ con rồng, những yếu tố nước được tạo hình đậm đặc như ước vọng của cư dân nông nghiệp, sống bằng nghề trồng lúa nước. Đó là các vân xoắn, đao lửa che khuất gần như toàn bộ thân rồng. Một phần, hình thức tạo hình như thế làm cho con rồng mềm mại hơn, linh hoạt hơn, một phần khác, nó tăng thêm dáng vẻ huyền bí cho linh vật huyền bí này. Mặt khác, người ta cũng có thể hiểu là vân xoắn và đao lửa biểu tượng của sấm và ánh sáng, kết hợp với rồng là biểu tượng của trời mây, hợp lại là biểu tượng cầu mưa. Đặt trong một tổng thể không gian văn hóa thờ tứ pháp của một vùng rộng lớn gồm các xã của huyện Văn Lâm kéo dài đến tận khu vực chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), ta có thể thấy rằng, tuy được tạo tác dành cho trang trí một khu thờ tự, một dinh thự quý tộc, nhưng tâm thức dân gian vẫn lồng lộng trong các chi tiết tạo hình các con rồng đá ở hai di tích Từ vũ và cung Chí Nguyên. Bước sang thời Lê, Phật giáo không còn được trọng vọng, nhường bước cho Nho giáo. Điều này cũng dễ hiểu, vì tư tưởng của Nho giáo rất gần gũi với chế độ quân chủ ở bất kỳ đâu, vì thế, người ta vẫn gọi Nho giáo là đạo “trị quốc”. Những đề thi trong quá trình thi cử đều xuất phát từ tư tưởng chủ đạo của Nho giáo, bởi vậy đã tạo ra một lực lượng nhà Nho đông đảo trong xã hội, trong số ấy có những người thăng tiến trong con đường quan chức, những người không thăng tiến thì bằng lòng với nghề thầy Nho, và nhiều lớp thế hệ nhà Nho khác tiếp nối ra đời, tạo thành thế đứng vững chãi của Nho giáo dưới thời Lê. Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lê cũng mang nặng tính khuôn thước, mẫu mực. Bởi thế, những người thợ thủ công không được khuyến khích để thăng hoa trong mỗi lần sáng tạo ra những tác phẩm trang trí, điêu khắc. Tính nghệ thuật, tính độc đáo trong các tác phẩm trang trí, điêu khắc thời Lê vì vậy không cao như thời Lý và thời Trần. Các tác phẩm điêu khắc dưới thời Lê được gìn giữ trọn vẹn nhất cho tới nay là 11 con rùa đội bia trong Văn Miếu. 11 con rùa này cũng phản ánh khá rõ tính khuôn thước trong nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Đôi rồng đá thềm điện Kính Thiên, còn lưu giữ đến ngày nay trong khu trung tâm Thành cổ Hà Nội, cũng không thoát ly được tư tưởng của Nho giáo, mang tính mẫu mực của hình tượng rồng đế vương với dáng vẻ trang nghiêm, dữ tợn.

Chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo .Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật , đánh cờ, trai gái vui đùa, chèo thuyền, uống ruợu....được chạm khắc trên gỗ ở các đình làng. Các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ, Hàng Trổ nga đời đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc ,trở thành tài san quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. Nói về hình tương con rồng trên bia đá . Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi ,trang trí hình rồng bên cạnh các hoạ tiêt sóng ,nước, hoa, lá.... Trên lăng vua Lê Thái Tổ, ở cảc hai mặt trên bán bia được chạm khác hàng chục hình rồng lớn nhỏ.Sự hiện hình rồng thời Lý-Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh. Nhìn chung, hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam cho đến nửa đầu thời Lê vẫn là hình rồng có đặc điểm rất riêng. Còn ở nửa sau thời Lê,hình dáng của rồng mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuât thời Lê.

Related Documents

C V
May 2020 14
C V
December 2019 30
C V
November 2019 24
C V
November 2019 28
De Thi C++
October 2019 7
C-c++
November 2019 73

More Documents from ""