Hải Quan Quảng Ninh Trên Hành Trình Hiện đại Hóa

  • Uploaded by: tran ngoc dung
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hải Quan Quảng Ninh Trên Hành Trình Hiện đại Hóa as PDF for free.

More details

  • Words: 3,430
  • Pages: 11
Hải quan Quảng Ninh trên hành trình hiện đại hóa Cập nhật:

7/5/2009 16:20

Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc tổ quốc, hải quan Quảng Ninh được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động năng động trong thời gian qua. Tại nhiều chi cục, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong quá trình thông quan và sau thông quan. Mặc dù vậy, với địa bàn trải rộng và chia cắt, hành trình đi đến hiện đại hóa hoàn toàn của ngành hải quan Quảng Ninh vẫn còn rất gian nan.

Những điểm sáng... Chi cục hải quan Cảng Cái Lân là một trong những điểm sáng trong bức tranh hiện đại hóa của Cục hải quan Quảng Ninh. Đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản. Hệ thống máy móc được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Bắt đầu quá trình hiện đại hóa từ đầu năm 2007, đến nay, trên 90% tờ khai hải quan đã được khai báo qua mạng. Theo đại diện của Công ty Dầu thực vật Cái Lân: "Công ty đã bắt đầu áp dụng khai hải quan điện tử từ giữa năm 2007 và đến nay, chúng tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Thay vì phải chờ đợi, đi lại kiểm tra, chúng tôi có thể hoàn thiện hồ sơ ở nhà và mang đến đây để đối chiếu". Ông Đinh Việt Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục HQ cảng Cái Lân cho biết: "Đến nay chúng tôi đã hiện đại hóa gần như tất cả các khâu, từ thủ tục đăng ký tờ khai đến khâu giám sát. Đến nay, trên 90% tờ khai qua cảng Cái Lân được áp dụng hình thức khai báo từ xa". Cùng với cảng biển Cái Lân, chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái được xác định là địa bàn trọng điểm để triển khai kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá giai đoạn 2008-2010. Đóng vai trò là cửa ngõ thông thương giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc, hàng ngày các cán bộ Hải quan ở đây không chỉ tiến hành làm thủ tục xuất nhập cảnh cho nhân dân hai nước, mà một lượng hàng hóa lớn với nhiều chủng loại khác nhau cũng được làm thủ tục thông quan tại đây.

Khác với quang cảnh tấp nập tại khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh, tại khu vực khai báo hải quan khá yên ắng bởi mọi thủ tục đã được doanh nghiệp khai báo và truyền qua mạng, việc còn lại chỉ là mang đến đây bộ hồ sơ đã hoàn tất để cơ quan hải quan đối chiếu. Anh Nguyễn Quốc Hùng, nhân viên Công ty XNK Đông Hoa cho biết: "Khai báo thủ công thì cán bộ phải kiểm tra hồ sơ của mình từ đầu, còn với khai báo từ xa mình chỉ việc mang hồ sơ đến để đối chiếu. Với 1 lô hàng, mình chỉ cần làm thủ tục hải quan trong 1 ngày". Và hành trình gian nan... Không có được vị trí thuận lợi và cơ sở hạ tầng tốt như chi cục hải quan Cái Lân và Móng Cái, việc khai báo từ xa tại chi cục Vạn Gia hay Hoành Mô gần như không thể thực hiện được. Không thể thông quan qua mạng, những chiếc USB trở thành công cụ "bán hiện đại hóa" cho các doanh nghiệp làm thủ tục tại đây. Theo anh Nguyễn Trung, Phó chi cục trưởng chi cục hải quan Vạn Gia - Cục hải quan Quảng Ninh: "Đến nay việc khai hải quan điện tử tại chi cục HQ vạn Gia đã được thực hiện thông qua USB. Doanh nghiệp khai các nội dung theo mẫu hải quan và mang đến nên việc khai hải quan nó cũng được thuận lợi nhanh chóng hơn". Hành trình hiện đại hóa toàn diện, ở tất cả các chi cục trực thuộc hải quan Quảng Ninh xem ra, còn rất gian nan. Tuy nhiên, với lợi thế của một đơn vị hải quan năng động cộng với quyết tâm hiện đại hóa trong các khâu nghiệp vụ và trong quản lý điều hành, mục tiêu đưa Cục hải quan Quảng Ninh trở thành đơn vị đi đầu trong cải cách phát triển và hiện đại hoá của ngành Hải quan, đồng thời là điểm sáng của Hải quan khu vực biên giới Đông Bắc của Tổ quốc đang dần trở thành hiện thực. Đại diện của Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết: "Công tác thực hiện nhiệm vụ khai báo hải quan điện tử bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong thời gian tới, cục hải quan Quảng Ninh sẽ tập trung cao độ trí và lực để áp dụng triệt để các phần mềm trong quản lý thu ngân sách, đấu tranh chống buôn lậu và kiểm tra sau thông quan, sẽ tiến hành mở rộng khai báo điện tử từ xa, thí điểm thông quan điện tử... tạo môi trường chính quy hiện đại". N

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo phương pháp quản lý rủi ro

Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Nguyễn Viết Hồng trả lời phỏng vấn báo Hải quan

KTSTQ thực chất là khâu nghiệp vụ tiếp theo của kiểm tra hải quan, qua kiểm tra cơ quan hải quan có thêm thông tin để xác định mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở cho việc ưu tiên hay không ưu tiên khi tiến hành kiểm tra hàng hoá XNK. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Hồng, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan- TCHQ để làm rõ hơn về vấn đề này. P.V: Theo quy định mới về KTSTQ tại Điều 32 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan, KTSTQ không căn cứ vào dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan của DN. Xin ông cho biết rõ hơn về vấn đề này? - Ông Nguyễn Viết Hồng: Luật Hải quan hiện hành quy định

KTSTQ chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của hải quan. Quy định này đã làm rõ trách nhiệm của hải quan và DN. Dấu hiệu vi phạm trong Luật cũng được cụ thể hoá trong Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính làm cơ sở pháp lý cho hải quan tiến hành KTSTQ. Tuy nhiên, quy định này khi thực hiện đã bôïc lộ những hạn chế: Do việc kiểm tra phụ thuộc vào dấu hiệu vi phạm nên cứ KTSTQ là DN mặc nhiên bị coi là có vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín trong hoạt động kinh doanh; đồng thời Hải quan khi tiến hành KTSTQ cũng phải khẳng định được DN vi phạm. Trong khi KTSTQ thực chất là khâu nghiệp vụ của thủ tục hải quan. Vì vậy, KTSTQ chưa áp dụng được phương pháp quản lý rủi ro trong quản lý hải quan hiện đại.

Hơn nữa, trong điều kiện thực hiện Hiệp định trị giá GATT, việc xác định trị giá hải quan theo trị giá giao dịch không thực hiện được chính xác tất cả ngay trong quá trình

thông quan mà phải KTSTQ mới xác định được. Thực tế thời gian qua cho thấy, theo quy định của Luật Hải quan, công tác KTSTQ chưa đạt được hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật hải quan như mong muốn, dẫn đến vẫn phải kiểm tra nhiều tại cửa khẩu. Điều này không phù hợp với chuẩn mực quốc tế về KTSTQ. Theo quy định của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Công ước Kyoto, đặc biệt là theo quy trình KTSTQ của các nước ASEAN, KTSTQ là hoạt động thông thường của cơ quan hải quan nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện những sai sót của cơ quan hải quan trong quá trình làm thủ tục thông quan. Do vậy, việc sửa đổi Luật Hải quan tại Điều này để đáp ứng yêu cầu phù hợp với chương trình cải cách hiện đại hoá Hải quan hiện nay là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm bớt kiểm tra tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho DN thông quan nhanh hàng hoá, giảm các chi phí không cần thiết, trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế mà vẫn bảo đảm quản lý hải quan, ngăn chặn gian lận thương mại. P.V:

Xin ông cho biết những điểm mới của quy định KTSTQ theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan? - Ông Nguyễn Viết Hồng: Những

điểm mới là bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro; không kiểm tra tràn lan do việc quyết định kiểm tra không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của công chức hải quan mà dựa vào kết quả phân tích thông tin từ các nguồn khác nhau để đánh giá khả năng vi phạm pháp luật hải quan làm căn cứ cho việc kiểm tra. Công tác KTSTQ được chủ động theo kế hoạch có tác dụng phòng, chống vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; thẩm định tính chính xác, trung thực nội

dung tự khai, tự tính thuế của người khai hải quan cũng như việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của công chức hải quan khi làm thủ tục thông quan, đồng thời đỡ gây tâm lý bị kiểm tra cho DN. Qua đó có biện pháp chấn chỉnh nâng cao chất lượng công tác của cơ quan và công chức hải quan, chuyển từ hình thức quản lý từng lô hàng sang quản lý hoạt động XNK của DN. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện cung cấp chứng từ kế toán, các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan. P.V: Vậy DN sẽ được hưởng lợi gì theo quy định mới này? - Ông Nguyễn Viết Hồng: Theo quy định mới, xu hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ có lợi cho DN làm ăn trung thực, đúng đắn, đó là giải phóng nhanh lô hàng đưa vào sản xuất, lưu thông. Trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn, cơ quan chức năng sẽ cố gắng làm minh bạch về vấn đề này. Tuy nhiên, trách nhiệm của Hải quan lớn hơn, khối lượng công việc nhiều hơn. Tới đây, khi thực hiện Luật Hải quan (sửa đổi) và hiện đại hoá hải quan thì tỷ lệ kiểm tra còn giảm đi rất nhiều. Kiểm tra để chứng minh và khẳng định rằng khai báo của DN là trung thực. P.V: Ông có thể nói rõ hơn về quy trình và thời gian KTSTQ? - Ông Nguyễn Viết Hồng: Trước hết thu thập thông tin, xác lập dữ liệu, hồ sơ... để phân loại các đối tượng kiểm tra. Đối với DN chấp hành tốt pháp luật về hải quan thì việc kiểm tra chủ yếu trên giấy tờ, sổ sách. Hình thức có thể kiểm tra tại doanh nghiệp hoặc kiểm tra tại trụ sở hải quan; kiểm tra chủ hàng, nguồn gốc xuất xứ lô hàng, kiểm tra trong quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá XNK. Thời gian KTSTQ trước đây quy định mỗi cuộc kiểm tra không quá 5 ngày làm việc, nếu có vi phạm thì thêm 5 ngày nữa. Dự kiến tới đây thời

gian KTSTQ 30 ngày, nếu có vi phạm thêm 30 ngày hoặc dài hơn tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của DN. Hầu hết Hải quan các nước không giới hạn thời gian, Hải quan một số nước như Nhật Bản, Inđônêxia quy định là 30 ngày.

Xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh Ngành Hải quan đẩy mạnh chống tệ sách nhiễu, tiêu cực

Để tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật của cán bộ công chức, viên chức ngành Hải quan có hiệu quả hơn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký ban hành Chỉ thị số 1461/CT-TCHQ ngày 30/6/2008. Theo đó, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan phải thường xuyên tổ chức quán triệt, giáo dục kiến thức pháp luật, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định pháp luật, các giải pháp, chương trình hành động phòng chống tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức trong đơn vị mình. Các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, trong đó chú trọng việc rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc cho phù hợp với đặc điểm, hoạt động và tình hình của đơn vị, quy định rõ ràng trách nhiệm của cán bộ ở từng vị trí công tác. Lựa chọn để bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, có trình độ có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng vào các vị trí, các khâu chuyên môn nghiệp vụ quan trọng, nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực như: kiểm tra thực tế hàng hoá, áp mã, áp giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, tiếp nhận đăng ký hồ sơ, điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm, giám sát… Bên cạnh đó, đơn vị phải có kế hoạch tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ và kiểm tra đột xuất tại những cửa khẩu và các khâu nghiệp vụ trọng yếu, việc làm thủ tục đối với những loại hàng hoá XNK nhạy cảm, phức tạp, hàng hoá của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan. Khi phát hiện vi phạm thì phải xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh và thông báo công khai kết quả xử lý trong đơn vị. Chỉ thị nêu rõ đối với cán bộ lãnh đạo, công chức thừa hành có hành vi tiêu cực như làm trái quy định, nhận tiền bồi dưỡng, hối lộ hoặc gây thất thoát tiền thuế của nhà nước thì tuỳ mức độ và hậu quả của vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật đến mức buộc thôi việc theo đúng qui định hiện hành, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Cán bộ lãnh đạo được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp

dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm, tham nhũng. Chỉ thị cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức hải quan không được tự ý đặt ra bất cứ yêu cầu nào ngoài quy định để bắt người dân, doanh nghiệp thực hiện. Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền phải báo cáo lãnh đạo, kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết, không được tự ý giải quyết, xử lý vượt thẩm quyền.

Xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh Áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức Hải quan

Kiểm tra sau thông quan: Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp 15/11/2008

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Hải quan là chuyển dần kiểm tra hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm, lực lượng kiểm tra sau thông quan Hà Nội đang tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: kiểm tra những doanh nghiệp lớn và các mặt hàng trọng điểm; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của nhóm doanh nghiệp lớn và xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Theo ông Văn Bá Tín, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan -Cục Hải quan Hà Nội, kiểm tra sau thông quan không chỉ thuần tuý là kiểm tra truy thu thuế của doanh nghiệp, mà cơ bản là để doanh nghiệp ý thức rõ được hậu quả lâu dài từ việc vi phạm pháp luật, qua đó có thái độ đúng đắn khi tuân thủ pháp luật. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế qua giá ở khâu thông quan, đã bị lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện, truy thu gần chục tỷ đồng thuế. Đến nay, kiểm tra sau thông quan Hà Nội đã xây dựng danh bạ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, trên cơ sở thông tin lựa chọn các doanh nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm để phục vụ công tác đấu tranh, chống gian lận thương mại qua giá… Với đặc điểm địa bàn rộng, bao gồm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, là trung tâm hoạt động kinh tế của miền Bắc, có nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu, nhưng chỉ với quân số 22 người, thì những việc kiểm tra sau thông quan Hà Nội đạt được trong thời gian qua cũng là điều đáng ghi nhận. Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hà Nội trở thành đơn vị dẫn đầu Ngành Hải quan về công tác truy thu thuế, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Trong năm 2007, kiểm tra sau thông quan Hà Nội đã tiến hành kiểm tra trực tiếp hơn một trăm doanh nghiệp, tổng số thuế truy thu hơn 14 tỷ đồng; 10 tháng đầu năm 2008, kiểm tra sau thông quan Hà Nội đã phúc tập trên 333 ngàn hồ sơ xuất nhập khẩu, đạt 94,3% số hồ sơ cần phúc tập, đã phát hiện nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đã kiểm tra trực tiếp 120 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, tập trung vào các loại hàng hóa giá trị như ô tô, điện tử, công nghệ thông tin, thép, hóa chất, may mặc gia công... truy thu trên 15 tỷ đồng thuế nộp ngân sách nhà nước. Những thủ đoạn gian lận tinh vi đối với những mặt hàng công nghệ cao của doanh nghiệp không thể “qua mặt” được lực lượng kiểm tra sau thông quan Hà Nội. Cụ thể như mặt hàng modems nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan đã kịp thời phát hiện thông báo cho lực lượng hải quan cửa khẩu áp mã thuế chính xác đối với các lô hàng; mặt hàng “phôi đế trục lái”, khi kiểm tra sau thông quan phát hiện, thông báo cho các chi cục tính thuế cho các lô hàng sau theo mức thuế suất 50% (trước áp thuế suất 20%), số thuế thu tăng hàng trăm triệu đồng. Trước những khó khăn như thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động, lực lượng kiểm tra sau thông quan Hà Nội đang tự thân nỗ lực vượt qua khó khăn này. Chi cục trưởng Văn Bá Tín cho hay, quân số của kiểm tra sau thông quan hiện nay mới chiếm 1/3 nhu cầu biên chế của Chi cục. Vì vậy áp lực công việc là rất lớn, tính trung bình mỗi công chức trực tiếp làm công tác nghiệp vụ phải xử lý hàng chục vụ việc trọng tâm, trọng điểm, ngoài ra còn phải theo dõi quản lý địa bàn doanh nghiệp được phân công. Để có thể phát hiện thủ đoạn gian lận tinh vi của doanh nghiệp, cán bộ kiểm tra sau thông quan không chỉ có trình độ nghiệp vụ hải quan mà còn phải tinh thông nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, hiểu biết về công nghệ sản xuất hàng hoá, phát luật… Và hiện tại, 100% công chức của lực

Related Documents

Ninh
November 2019 15
Ha Mac Hi
November 2019 9
Trn
June 2020 24
Ha Mac Hi
November 2019 9
Thye Hin
November 2019 7
Mathqp-hin
June 2020 8

More Documents from ""

Sms Cua Cam
May 2020 7
May 2020 7
De Cuong Haiquan
May 2020 8
May 2020 10
Diem Huyet
December 2019 20
May 2020 19