Note On Apriaair2309.docx

  • Uploaded by: Khanh Nguyen
  • 0
  • 0
  • April 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Note On Apriaair2309.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 47,226
  • Pages: 99
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ HIỀN

ĐỀ TÀI KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU KHẢ THI, CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ HIỀN

ĐỀ TÀI KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU KHẢ THI, CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH •••

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC ••••

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102. Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Lan Hương

Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Luật Hà Nội đã sử dụng tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Lan Hương đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài luận văn này của em đã hoàn thành một cách tốt nhất. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô. Bài luận văn được thực hiện trong 2 tháng. Ban đầu em còn bỡ ngỡ vì vốn kiến thức của em còn hạn. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài luận được hoàn thiện hơn.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này. Tác giả luận văn

Lê Thị Hiền

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCHC

: Cải cách hành chính

HCNN

: Hành chính nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

TW

: Trung ương

TTHC

: Thủ tục hành chính

QPPL

: Quy phạm pháp luật

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU TÍNH KHẢ THI, CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ................. 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 6 Thủ tục hành chính .............................................................. 6 1.1.2. Các yêu cầu của thủ tục hành chính ................................................... 8 1.1.3. Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính ............................................ 10 1.2. Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính ...................... 12 1.2.1. Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của xây dựng và thực hi n thủ tục hành chính ......................................................................................................... 12 1.2.2. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính ......................................................................................................... 13 2 3 Thường xuyên, liên tục, gắn chặt với mục tiêu cải cách hành chính 14 1.3. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính ........ 15 1.3.1. Kiểm soát hoạt động xây dựng và ban hành các quy định về thủ tục hành chính ........................................................................................................ 15 1.3.2. Kiểm soát hoạt động thực hiện các quy định về thủ tục hành chính trên thực tế ............................................................................................................... 15 1.3.3. Kiểm soát công tác rà sóat, đánh gía các quy định về thủ tục hành chính trên thực tế ............................................................................................. 15 1.4. Yêu cầu kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính ........ 16 1.4.1. Đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính ................ 16 4 2 Đ p ứng yêu cầu công khai, minh bạch .................................................. 17 1.5. ngh a của việc iểm so t thủ tục hành chính đảm bảo u cầu hả thi, công khai minh bạch trong dựng và thực hiện thủ tục hành chính . 18 1.5.1. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần vào việc tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước ......................................... 18 1.5.2. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần xây dựng nền hành chính

chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại................................................................ 18 1.5.3. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi a c g, t u t , ạ c ế t o • o • • • O’ • • ’ • trạ g g y p ề à, s c u tro g t ực t ủ tục hành chính ............................................ 20 1.5.4. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần trực tiếp vào vi c cải thi n môi trườ g đầu tư, oà t ô trưởng sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. ....................................................... 20 1.5.5. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần nâng cao vị thế và uy tín của quốc g a trê trường quốc tế, t úc đẩy nhanh quá trình hội nh p ngày càng sâu rộ g vào đời sống quốc tế ............................................................................ 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ..........23 2 1 Thực trạng ph p uật về iểm so t thủ tục hành chính ................................. 23 2. Cơ qua k ểm soát thủ tục hành chính ................................................... 23 2.1.2. Chức ă g, m vụ, quyền hạn của cơ qua k ểm soát thủ tục hành chính .................................................................................................................. 27 2.1.3. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính .............................................. 34 2.2. Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay ...............40 2.2.1. Một số kết quả đã đạt được .................................................................. 40 2 2 2 g t c t ức, tồn tại, ạ c ế tro g qu tr k ểm soát thủ tục hành chính ......................................................................................................... 48 23 c c thủ tục hành chính ....................................................................... 64 23 đố vớ t ủ tục à c í c ưa đảm bảo vi c công bố công khai64 232 t ủ tục hành chính khi không thực hi n vi c niêm yết công khai thủ tục hành chính ........................................................................................... 66 2 3 3 t ủ tục à c í k c ưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong vi c thực hi n Quy chế tiếp nh n và x lý phản ánh, kiến nghị: .................................. 69 2 3 4 t trạ g c a quyề , ũ g u, gây sách nhi u, phiền hà trong quá trình tiếp nh n thủ tục à c í , k ô g đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hi n thủ tục hành chính: ................... 72 2.4. Nguyên nhân của những tồn tại th ch th c hạn chế ...................................74 2.4.1. H thố g cơ qua k ểm soát thủ tục à c í oạt độ g c c ưa u quả .............. 74 2 4 2 ố ượ g t ủ tục à c í ớ và sự tùy ti tro g quy định thủ tục hành chính ......................................................................................................... 75 2 4 4 Hạ c ế ă g ực của c bộ, cô g c ức à cô g t c k ể so t t ủ

tục à c í và n thức của xã hội về kiểm soát thủ tục hành chính ... 77 2 4 5 C ưa t ực hi n vi c phổ biến, tuyên truyền về kiểm soát thủ tục hành c í cũ g ư cải cách thủ tục hành chính ............................................................. 79 CHƯƠNG 3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI, CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ............... 80 3.1. Hoàn thiện pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm soát thủ tục hành chính cũng như thủ tục hành chính; nâng cao vị thế, vai trò, quyền hạn của cơ quan KSTTHC trong quá trình KSTTHC .................................................. 80 3 2 Đ mạnh việc iểm so t việc thực hiện đ nh gi t c động của thủ tục hành chính theo các tiêu chí trong luật định ................................................... 83 3.3. Xây dựng quy trình kiểm soát thủ tục hành chính, mở rộng phạm vi của kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan iểm soát thủ tục hành chính khi có kiến nghị, phản hồi về thủ tục hành chính .. 84 3 4 N ng cao năng ực của bộ m chu n tr ch cũng như đội ngũ c n bộ, công ch c làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính ................................... 86 3 5 Đ mạnh tu n tru ền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính ......................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 93

1

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay đang hướng tới xây dựng một “Chính phủ kiến tạo và liêm chính . Để thực hiện mục tiêu này, nhà nước ta cần tiếp tục đ y mạnh kiểm soát và cải cách TTHC. iểm soát TTHC để nh m loại bỏ các TTHC không khả thi, gây khó khăn phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, s góp phần thúc đ y phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền và ngh a vụ của các tổ chức, cá nhân. Thông qua kiểm soát TTHC, những rào cản đối với môi trường kinh doanh và đời sống của nhân dân đã được gỡ bỏ; đồng thời, chi phí, rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện TTHC cũng được cắt giảm. iểm soát TTHC là một trong những hoạt động trọng tâm để cải cách và đơn giản hóa TTHC đã góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa, CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước phát triển và các nước đang phát triển đều xem CCHC, cải cách TTHC là một trong những giải pháp để tăng trưởng kinh tế, bảo đảm xây dựng một xã hội dân chủ, công b ng, văn minh. Có thể nói r ng, TTHC đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước; tuy nhiên theo thời gian một số TTHC đã trở nên lỗi thời và cần thay đổi. Chính vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là phải nhanh chóng cải cách TTHC, sửa đổi, bãi bỏ những TTHC không cần thiết, lạc hậu, lỗi thời, đi ngược với xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới. Do đó, kiểm soát TTHC là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta để đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: “Huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính để thực hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành và duy trì các thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất”1. Do đó, kiểm soát TTHC là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần bảo đảm mục tiêu xây Bộ Ngoại giao (2014), “ hái quát về công tác kiểm soát thủ tục hành chính , trang thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, tại địa chỉ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr110805094819/ ngày truy cập 11/7/2017 1

2

dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. KSTTHC được Nhà nước ta lựa chọn như là bước đi quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính, hiện diện là Đề án đơn giản hoá TTHC trên các l nh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (đề án 30) và sự hình thành các cơ chế, cơ quan KSTTHC. KSTTHC nh m phát hiện, bãi bỏ kịp thời những TTHC rườm rà, không phù hợp, và là hoạt động cần thiết phải được tiến hành thường xuyên. TTHC phải đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong quy định và thực hiện TTHC, ngh a là người dân có quyền tham gia và được biết về TTHC trước khi ban hành và sau khi ban hành để khi thực hiện TTHC người dân biết được quy trình ra sao, qua đó hạn chế được phiền hà, sách nhiễu từ cơ quan nhà nước, hơn nữa tạo ra những thủ tục thông thoáng, đơn giản, thuận tiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất.. .thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành đạt kết quả cao. Theo quy định của pháp luật hiện hành các cơ quan, cá nhân có th m quyền xây dựng và ban hành TTHC chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định để bảo đảm tính chặt ch của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, khi các cơ quan nhà nước, cá nhân có th m quyền ban hành TTHC không tránh khỏi góc nhìn phiến diện từ chính hoạt động của cơ quan hay những yêu cầu mà xã hội đặt ra với chính cơ quan đó. Vì vậy, kiểm soát để bảo đảm trong khi xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC thì các thủ tục đó có chất lượng tốt, khách quan, khoa học, khả thi, bản thân các quy định về thủ tục đảm bảo công khai, minh bạch là yêu cầu tất yếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về: “Kiểm soát thủ tục à c í đảm bảo yêu cầu k ả t , cô g k a , bạch trong xây dự g và t ực t ủ tục à •Z * ^5 * • ^5 •/ • ^5 • • • c í có ý ngh a quan trọng trong việc đ y mạnh hiệu quả của hoạt động cải cách hành chính. Luận văn này s tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của kiểm soát TTHC; ý ngh a, yêu cầu, thực trạng của KSTTHC ở nước ta hiện nay nh m đảm bảo yêu cầu về tính công khai, minh bạch trong quá trình ban hành và thực hiện TTHC. 2. Tình hình nghiên c u Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, bài phát biểu của một số đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về vấn đề cải cách nền hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng; TTHC đang

3

là một vấn đề hết sức phức tạp, nhận được nhiều sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân, ... Tuy vậy, khái niệm KSTTHC mới được đề cập chính thức lần đầu tiên trong VBQPPL vào năm 2010; chính vì vậy, số lượng các công trình nghiên cứu và lý luận đối với hoạt động KSTTHC còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu của một bộ phận tổ chức và cá nhân trong xã hội. Một trong những công trình nghiên cứu về hoạt động KSTTHC trong những năm vừa qua là luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Hồng Hạnh vào năm 2012 với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay”. Luận văn đã đề cập đến các cơ quan thực hiện KSTTHC, thực tiễn hoạt động của các cơ quan KSTTHC nói trên và thực tiễn về tổ chức, hoạt động của cơ quan KSTTHC tại tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nh m hoàn thiện về tổ chức, hoạt động của các cơ quan KSTTHC ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, có nhiều bài báo đăng trên tạp chí khác nhau đưa ra sự đánh giá và kết quả nghiên cứu của tác giả về công tác KSTTHC ở nước ta, ví dụ như tác giả Nguyễn Thị Trà Lê với bài “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: Đề cao vai trò của công tác kiểm soát thủ tục hành chính” đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ), Số 10/2015, tr. 58 - 61; tác giả Trần Thuý Mai với bài “Một số vấn đề về công tác kiểm soát thủ tục hành chính đăng trên Tạp chí Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), Số 3/2012, tr. 20 - 22, .. Các công trình nghiên cứu nói trên trong chừng mực đã đề cập đến nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động KSTTHC. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về hoạt động KSTTHC nói chung cũng như hoạt động KSTTHC đảm bảo yêu cầu về tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện TTHC. Việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về vấn đề này s góp phần nâng cao hiệu quả cải cách TTHC ở nước ta hiện nay; đồng thời, bảo đảm mục tiêu xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c u 3.1. Mục đíc g ê cứu Nghiên cứu để làm rõ hơn về lý luận và thực trạng pháp luật về KSTTHC nh m đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện TTHC;

4

thực tiễn của hoạt động KSTTHC ở Việt Nam có đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện TTHC hay không; từ đó nghiên cứu, xem xét, tìm ra nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, thiếu sót, khiếm khuyết nói trên để đánh giá được những kết quả đã đạt được cũng như những điểm chưa hoàn thiện của hoạt động KSTTHC. Thông qua đó, luận văn cũng s đề xuất một số giải pháp nh m hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động KSTTHC ở Việt Nam thời gian tới. 3.2. Nhi m vụ nghiên cứu - Nắm vững khái niệm TTHC, KSTTHC, nguyên tắc KSTTHC, cách thức tổ chức, vận hành KSTTHC trong các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) ở nước ta hiện nay. - Nhận thức, đánh giá được tầm quan trọng của yêu cầu về tính khả thi trong xây dựng và tính công khai, minh bạch trong thực hiện TTHC; phục vụ cho công cuộc phòng, chống tham nhũng, lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn được giao để trục lợi; cải cách, đơn giản hóa TTHC; phòng ngừa thói sách nhiễu, quan liêu, hách dịch, cửa quyền. - Có dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, có độ tin cậy cao; có số liệu, có sự tổng hợp, so sánh, đánh giá. - Nêu được một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động KSTTHC. - Đề ra một số giải pháp nh m hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như đảm bảo cho hoạt động KSTTHC được diễn ra một cách đồng bộ trên phạm vi cả nước. 4. Phạm vi nghiên c u đề tài Đề tài “Kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu khả thi c n khai minh bạch trong xây dựn và thực hiện thủ tục hành chính” tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu sau: Th nhất: Nghiên cứu một số vấn đề chung về hoạt động KSTTHC, hoạt động KSTTHC nh m bảo đảm yêu cầu khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện TTHC, qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong KSTTHC, nh m đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện TTHC.

5

Th hai: Nghiên cứu pháp luật quy định về KSTTHC. Việc thực hiện KSTTHC trong xây dựng và thực hiện TTHC trên thực tế đã đảm bảo các yêu cầu về tính khả thi, công khai, minh bạch chưa để bước đầu xác lập cơ sở thực tiễn cho các giải pháp được phân tích cụ thể trong luận văn. Th ba: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc KSTTHC trong xây dựng và thực hiện TTHC ở nước ta hiện nay, đưa ra một số quan điểm, giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động KSTTHC ở nước ta. 5 . Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5 Cơ sở lý lu n Lý luận: Vận dụng chủ ngh a Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý thuyết về khoa học kiểm soát thủ tục hành chính. 5 2 P ươ g p p g ê cứu Ngoài phương pháp luận của chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, khảo sát văn bản kết hợp quan sát thực tiễn, 6. Kết cấu luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính - Chương 2: Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính - Chương 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU TÍNH KHẢ THI, CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

6

1.1. Một số khái niệm cơ bản t ủ tục hành chính Khái niệm TTHC, rộng hơn là khái niệm thủ tục nhà nước liên quan đến một khái niệm chung hơn, là khái niệm thủ tục. Về mặt thuật ngữ, ngh a của từ thủ tục được các từ điển giải thích nhưng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn “thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức 2; “thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung và trình tự nhất định theo quy định của cơ quan nhà nước 3. Từ các quan niệm trên có thể thấy ở góc độ chung nhất, thủ tục bao gồm hai yếu tố cơ bản là trình tự và cách thức, trong đó trình tự xác định quy trình, tức là trật tự các bước, các giai đoạn tiến hành công việc; cách thức xác định phương pháp tiến hành các công việc, gắn với những hoạt động cụ thể. Các hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có các hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được diễn ra phổ biến với nhiều hành vi kế tiếp nhau, với trình tự thời gian và những công việc cụ thể, xác định, theo những thủ tục nhất định. Như vậy, trình tự là yếu tố quan trọng và không thể thiếu của thủ tục nói chung và của TTHC nói riêng. Tuy nhiên, trình tự mới chỉ là yếu tố có tính hình thức, để trình tự được tôn trọng và thực hiện thì đòi hỏi phải có cách thức phù hợp. Ngược lại cách thức để tiến hành các hoạt động có ý ngh a rất quan trọng, nhưng nó chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được áp dụng một cách đúng đắn, theo những trình tự và thời gian nhất định. Nói cách khác, trình tự và cách thức thực hiện các hoạt động cụ thể nh m đạt được mục đích đặt ra là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau của thủ tục. Khái niệm thủ tục là khái niệm cơ bản cho phép đi sâu nghiên cứu khái niệm thru tục trên các l nh vực cụ thể, trong đó có khái niệm TTHC. Theo tác giả Nguyễn Hạnh khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân đã quan niệm: ‘TTHC là trình tự, cách thức do pháp luật hành chính quy định để các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động của mình trong phạm vi và lĩnh vực quản lý hành chính, nhằm mục đích thực hiện các quy Nguyễn Như Ý (2011), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.927 Nguyễn Như Ý (2011), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1535 2 2

3 3

7

phạm vật chất do pháp luật hành chính và các quy phạm của các ngành luật khác quy định 4. Theo quan niệm này, TTHC được hiểu là các quy phạm thủ tục, là một bộ phận cấu thành của pháp luật hành chính; giữa quy phạm thủ tục và quy phạm vật chất có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy phạm thủ tục được quy định để thực hiện các quy phạm vật chất. Khái niệm TTHC cũng được để cập trong các giáo trình giảng dạt của một số cơ sở đào tạo luật. Nhìn chung, trong các giáo trình này đều có một điểm chung là coi TTHC là một chế định độc lập của ngành luật hành chính, bao gồm ác quy phạm hình thức, đồng thời đều giải thích TTHC là trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, về nội hàm và cách thể hiện khái niệm TTHC trong mỗi giáo trình cụ thể vẫn có những khác biệt nhất định. Ví dụ, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội “Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước 5 : hay trong giáo trình “Hành chính học đại cương do GS. Đoàn Trọng Tuyến chủ biên “Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian và không gian và là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan tổ chức, cá nhân công dân. Nó được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện một hình thức hoạt động cần thiết của mình tron đó bao ồm cả trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính 6. Từ cách phân tích trên cho thấy, quan niệm về TTHC về cơ bản đã có sự thống nhất, mà cụ thể là đã có sự thống nhất về những yếu tố tạo thành TTHC, về những đặc điểm chung của TTHC. Tuy nhiên các quan niệm trên còn còn có hạn chế là chưa đề cập hoặc đề cập chưa rõ những yêu cầu mới đối với TTHC trong cải cách TTHC hiện nay, và trong mối quan hệ giữa cải cách TTHC với cải cách nền hành chính trong quá trình chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ. Vì vậy, quan niệm TTHC cần được hoàn thiện nh m đáp ứng những yêu cầu của cải cách hành chính, tăng cường tính hợp lý, công khai, minh bạch của TTHC, làm cho nó thực sự là công Nguyễn Hạnh (2005), Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.144. 6 Đoàn Trọng Tuyến (Chủ biên) (1997), Giáo trình Hành chính học đại cương, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.208 4

5

8

cụ để cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng, tham gia tích cực vào các giao dịch hành chính. Trên cơ sở kết thừa các yếu tố trong các quan niệm về TTHC như đã nêu ở trên, tôi xin đưa ra định ngh a về TTHC như sau: “TTHC là trình tự và cách thức do quy phạm luật hành chính quy định để các cơ quan nhà nước n ười có thẩm quyền hành chính tiến hành các hoạt động nhằm ổn định tổ chức và trật tự quản lý nội bộ hoặc để các chủ thể này tổ chức cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hoạt động cụ thể trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, cung cấp các dịch vụ công nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước, phục vụ xã hội và nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước cơ quan tổ chức và cá nhân . 1.1.2. Các yêu cầu của thủ tục hành chính Hoạt động quản lý hành chính nhà nước hay hoạt động chấp hành- điều hành chỉ do các chủ thể nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện, do đó, hoạt động này không thể được thực hiện một các tùy tiện, theo ý chí chủ quan của chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Các hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về nội dung, th m quyền cũng như trình tự thực hiện các hoạt động quản lý. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có nội dung rất đa dạng, phong phú, nó diễn ra trên các l nh vực khác nhau của đời sống xã hội do đó không thể có một quy định chung về trình tự, cách thức tiến hành để áp dụng cho tất cả các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xuất phát từ chính đặc điểm này mà các hoạt động quản lý hành chính nhà nước tùy thuộc vào từng nội dung quản lý s có các cánh thức và trình tự thực hiện khác nhau. Như vậy, thủ tục thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chất rất đa dạng. Hơn nữa, các chủ thể quản lý không thể tùy tiện đặt ra các cách thức, trình tự giải quyết công việc theo ý chí chủ quan của mình. Để đảm bảo tính thống nhất chung trong hoạt động quản lý thì các cách thức, trình tự này phải được quy định giống nhau và có tính bắt buộc chung, có ngh a là cách thức, trình tự giải quyết công việc này phải do pháp luật quy định và tuân thủ những nguyên tắc nhất định. - Nguyên tắc pháp chế: Đây là nguyên tắc cơ bản, làm nền tảng cho các nguyên tắc khác của hoạt động quản lý HCNN. Nguyên tắc pháp chế thể hiện trước hết là chỉ cơ quan có th m quyền mới có quyền định ra TTHC. Hiện nay, chủ yếu các cơ quan nhà nước ở TW thực hiện

9

th m quyền quy định về TTHC. Nguyên tắc pháp chế cũng quy định, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có th m quyền mới có quyền thực hiện TTHC và thực hiện TTHC trong phạm vi th m quyền do pháp luật quy định. Do đó, các TTHC thực hiện không đúng th m quyền thì không những việc thực hiện thủ tục đó không hợp pháp mà hiệu quả quản lý cũng bị ảnh hưởng. - Nguyên tắc công khai, minh bạch Theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 thì nhiệm vụ của chương trình cải cách TTHC “Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính b ng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính 7 . Như vậy, mọi TTHC s được công khai và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế tránh tình trạng tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch trong việc ban hành và thực hiện TTHC. Việc công khai TTHC s được thực hiện theo nguyên tắc đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác sử dụng và phải được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết và thực hiện. - Nguyên tắc khách quan: Khách quan liên quan trực tiếp đến công khai, minh bạch. Đó là xem xét vấn đề một cách công minh, vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi, khi thực hiện TTHC ở các khâu, các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên các căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có th m quyền khi thực hiện TTHC không được áp đặt ý chí chủ quan của mình mà phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo về mặt quản lý nhà nước, không tuyệt đối hoá lợi ích của quản lý cũng như đối tượng quản lý, TTHC không được sử dụng để phục vụ những lợi ích mang tính chủ quan của chủ thể quản lý. - Nguyên tắc đơn giản, tiết kiện, nhanh chóng, kịp thời: Nhanh chóng, kịp thời là đặc trưng của hoạt động hành chính. Các TTHC được xây dựng và thực hiện đều xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý. 7

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011, Điểm đ khoản 2 Điều 3.

10

Mỗi TTHC chỉ bao gồm những khâu, những bước với sự tham gia của những chủ thể thật sự cần thiết để việc thực hiện TTHC không bị lãng phí thời gian, chi phí, trí tuệ vào những hoạt động không thiết thực. Như vậy, TTHC vừa dễ thực hiện, vừa góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm chi phí của cá nhân, tổ chức cũng như của nhà nước. - Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia thủ tục hành chính: Bất kỳ TTHC nào cũng có sự tham gia của chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước và chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước. Dưới góc độ của quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ TTHC là quan hệ giữa chủ thể bắt buộc và chủ thể thường, trong đó chủ thể bắt buộc có quyền nhân danh Nhà nước để áp đặt ý chí đối với bên kia. Tuy nhiên, trong thực hiện TTHC, cả hai bên tham gia quan hệ đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước quy định rõ quyền lợi và ngh a vụ của mỗi bên trong quan hệ giải quyết TTHC, theo đó mỗi bên đều có thể đưa ra yêu cầu, nguyện vọng chính đánh của mình và bên kia phải thực hiện. Bên cạnh đó, do TTHC được công bố, niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC phải tuân thủ theo đúng nội dung đã được công bố và niêm yết công khai. 1.1.3. Khái ni m kiểm soát thủ tục hành chính TTHC có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của của doanh nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân. Thông qua TTHC, quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức được thực hiện trên thực tế, các chủ thể quản lý HCNN thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định. Khái niệm KSTTHC được xây dựng trên cơ sở xác định r ng đây là một hoạt động do nhà nước tiến hành thực hiện trên cơ sở và căn cứ vào quy định của pháp luật. Thứ nhất, KSTTHC với tính chất là hoạt động của nhà nước, do các chủ thể được nhà nước trao quyền thực hiện. Như vậy, KSTTHC có thể được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước. Ở nước ta hiện nay, công việc KSTTHC được trao cho cơ quan KSTTHC từ TW đến địa phương. Về phương diện tổ chức, cơ quan KSTTHC được tổ chức là một bộ phận của cơ quan HCNN chuyên trách thực hiện công việc KSTTHC. Thứ hai, KSTTHC hướng trực tiếp đến hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện TTHC. Những hoạt động này do các chủ thể có th m quyền tiến hành.

11

KSTTHC trước hết là việc xem xét, đánh giá các quy định về TTHC nh m bảo đảm r ng những quy định về TTHC này được ban hành đúng pháp luật, hợp lý và có tính khả thi. Nội dung công việc của KSTTHC gắn trực tiếp với hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm có chứa quy định về TTHC của các chủ thể có th m quyền theo quy định của pháp luật. Cùng với nội dung công việc này, việc KSTTHC gắn với việc theo dõi, kiểm tra hoạt động tổ chức thực hiện TTHC trong thực tiễn quản lý HCNN nh m đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để các quy định về TTHC của cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Thứ ba, hoạt động KSTTHC được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc được pháp luật quy định nh m hướng đến mục tiêu chung đã được đề ra. Về cơ bản, việc KSTTHC phải đạt được mục tiêu loại bỏ được những TTHC rườm rà, gây phiền hà, cản trở đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác. Bao trùm hơn cả, hoạt động này hướng đến việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các TTHC theo quy định của pháp luật, hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ. Như vậy, kiểm soát thủ tục hành chính là hoạt động do các chủ thể chuyên trách có thẩm quyền thực hiện có nội dung là việc xem xét đánh iá theo dõi nhằm bảo đảm tính hợp pháp, khả thi của quy định về thủ tục hành chính, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính và đạt được các mục tiêu đề ra. 8 1.2. Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính Theo ngh a chung nhất, nguyên tắc được hiểu là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo trong một loạt các việc làm. Nguyên tắc là những quy định, phép tắc, tiêu chu n làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính, nguyên tắc của hoạt động KSTTHC: - KSTTHC phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC và cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình KSTTHC. - Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, Đoàn Thị Hồng Hạnh (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát TTHC ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.11 8

12

phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. - KSTTHC được thực hiện ngay khi đề nghị xây dựng văn bản QPPL về TTHC và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC. Trước đây, KSTTHC được thực hiện khi có dự thảo văn bản QPPL về TTHC, tức là quy định mới đã nâng cao vai trò, vị trí của KSTTHC khi cho phép diễn ra ngay từ khi có đề nghị xây dựng văn bản QPPL về TTHC. Ngoài ra, việc thực hiện hoạt động KSTTHC cũng phải tuân thủ những nguyên tắc đặc thù phù hợp với tính chất và nội dung của công việc này. 1.2.1. Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của xây dựng và thực hi n thủ tục hành chính Hoạt động KSTTHC hướng tới việc xây dựng và thực hiện một cách hiệu quả TTHC trên thực tế, phục vụ đắc lực cho tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia. Do đó hoạt động KSTTHC phải lấy các nguyên tắc trong xây dựng và thực hiện TTHC làm căn cứ, cơ sở để tiến hành các công việc kiểm soát của mình. Khi tiến hành kiểm soát thủ tục hành chính, cơ quan có th m quyền dựa trên các tiêu chí cụ thể về công khai, minh bạch, khả thi để tiến hảnh rà soát, đánh giá các dự thảo về thủ tục hành chính cũng như các thủ tục hành chính hiện hành. Do đó, cần hiểu rõ về từng tiêu chí và có những chỉ số đánh giá cụ thể về công khai, minh bạch và khả thi. Ví dụ như, liên quan đến tính công khai của thủ tục hành chính, có thể xác định thông qua việc đánh giá số lượng người biết được về thủ tục hành chính, hình thức công bố thủ tục hành chính. Liên quan đến tính khả thi cần đánh giá được mức độ phù hợp của thủ tục, chi phí thực hiện thủ tục và thời gian thực hiện thủ tục. Đặc biệt là, thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau do đó khi tiến hành kiểm soát thủ tục hành chính trong từng l nh vực thì các tiêu chí để đánh giá về mức độ tuân thủ các nguyên tắc xây dựng thủ tục và thực hiện thủ tục cũng cần phải đảm bảo được điểm đặc thù của l nh vực đó. 1.2.2. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính Thông điệp của Chính phủ đưa ra đối với hoạt động KSTTHC của nước ta “Huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính để thực

13

hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành và duy trì các thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất”9. Việc KSTTHC khẳng định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này trong quá trình thực hiện CCHC ở nước ta hiện nay. KSTTHC gồm nhiều khâu, nhiều bước, do đó đòi hỏi sự tham gia không chỉ của cơ quan nhà nước, mà cần sự tham gia của toàn xã hội. KSTTHC là một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá tác động các quy định về trong quá trình dự thảo do các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL thực hiện; gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị KSTTHC; công khai, minh bạch TTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn. Cuối cùng là tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính nh m phát hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành chính, cũng như giám sát việc thực thi TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua việc KSTTHC, mọi TTHC s được công khai hóa và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu công khai, minh bạch trong việc ban hành và thực hiện TTHC tại nhiều cơ quan hành chính. KSTTHC góp phần đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đem lại lợi ích cho nhân dân, cho cộng đồng doanh nghiệp, cho sự phát triển của đất nước. Để công tác KSTTHC đạt hiệu quả cao, cần phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội; đề cao vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc thực hiện, tuân thủ TTHC ở các cấp chính quyền. Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong xã hội cần đ y mạnh vận động các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ, tham gia kiểm soát việc thực hiện TTHC; tích cực tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật sát thực tiễn; tập hợp và kịp thời phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có th m quyền. 10 2 3 T ường xuyên, liên tục, gắn chặt với mục tiêu cải cách hành chính KSTTHC được thực hiện từ khi đề nghị xây dựng VBQPPL về TTHC, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC. Cải cách TTHC là một nội dung của CCHC, nhưng là nội dung phản ánh rõ Bộ Ngoại giao (2014), “ hái quát về công tác kiểm soát TTHC , trang thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, tại địa chỉ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr110805094819/, ngày truy cập 10/7/2017 Đoàn Thị Hồng Hạnh (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm soát TTHC ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.18. 9

10

14

nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời cũng là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó cải cách TTHC nói chung, KSTTHC nói riêng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục bởi đội ngũ cán bộ, công chức thật sự tâm huyết, tận tâm. Có như vậy, công cuộc cải cách TTHC của nước ta mới thật sự đem lại hiệu quả, người dân, doanh nghiệp mới thực sự được hưởng lợi từ việc cải cách TTHC. Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, TTHC không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của người dân và doanh nghiệp, thiết lập cho được cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong giải quyết các TTHC với người dân và doanh nghiệp. Cơ quan KSTTHC phải luôn luôn kiểm soát, nâng cao chất lượng cải cách TTHC; coi trọng việc đánh giá tác động TTHC trong dự thảo văn bản QPPL. 1.3. Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 1.3.1. Kiểm soát hoạt động xây dự g và ba à c c quy định về thủ tục hành chính Theo quy định của pháp luật, TTHC phải được quy định trong văn bản QPPL của một số chủ thể nhất định. Về nguyên tắc, văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành phải theo th m quyền, hình thức, trình tự, thủ tục nhất định; phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 5 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, đồng thời, trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan được giao chủ trì phải tiến hành đánh giá tác động các quy định về TTHC trong dự thảo văn bản, tiếp thu ý kiến của cơ quan KSTTHC trước khi gửi th m định. Việc kiểm soát hoạt động xây dựng và ban hành các quy định về TTHC của cơ quan KSTTHC giúp giảm dần, tiến tới loại bỏ TTHC ban hành không đúng quy định, không đáp ứng được mục tiêu về cải cách TTHC của nước ta, gây khó khăn, cản trở cho cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân

15

khi thực hiện. 1.3.2. Kiểm soát hoạt động thực hi c c quy định về thủ tục hành chính trên thực tế Kiểm soát hoạt động thực hiện các quy định về TTHC của cơ quan KSTTHC nh m mục đích kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, gây phiền hà; đồng thời bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng được nhu cầu thực tế; đảm bảo quy định TTHC phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. 1.3.3.

Kiể so t cô g t c rà so t, đ g c c quy định về thủ tục hành chính trên thực

tế Sau khi ban hành quy định về TTHC trong các văn bản QPPL, người có th m quyền trong các cơ quan công bố công khai TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (công bố bao gồm công bố TTHC mới ban hành; công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và công bố TTHC bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ). Việc rà soát, đánh giá các quy định về TTHC được tiến hành trên cơ sở thống kê, tập hợp đầy đủ các TTHC, các quy định có liên quan đến TTHC cần rà soát, đánh giá, xem xét theo các nội dung của TTHC với các quy định có liên quan đến TTHC được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác. Kết quả rà soát TTHC tốt s là tiền đề để cắt giảm các TTHC không cần thiết, mang lại hiệu quả cho công cuộc cải cách TTHC nói chung, do đó rất cần sự vào cuộc không chỉ của cơ quan KSTTHC, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội. 1.4. Yêu cầu kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu tính khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính Như đã phân tích ở trên, KSTTHC là hoạt động do các chủ thể chuyên trách có th m quyền thực hiện có nội dung là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nh m bảo đảm tính hợp pháp, khả thi của quy định về TTHC, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC và đạt được các mục tiêu đề ra. Cũng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính thì “Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét đánh iá theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành

16

chính đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính . Như vậy, khi KSTTHC cần đáp ứng đủ các tiêu chí về: 1.4.1. Đảm bảo tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính Theo từ điển Tiếng Việt: Khả thi là có khả năng thực hiện được. 11 Tính khả thi của quy định về TTHC theo ngh a hẹp là khả năng các quy định về TTHC có thể thực hiện được trong thực tế hay không. Còn theo ngh a rộng, tính khả thi của quy định về TTHC được xem xét trên các góc độ như các quy định TTHC đó có hợp pháp, hợp lý hay không, có rõ ràng, minh bạch hay không, có khả năng thực hiện được hay không và có khả năng mang lại hiệu quả cao hay không... Có thể thấy, tính khả thi này gắn liền với toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành, thực thi TTHC. Vì vậy, đánh giá tính khả thi của quy định TTHC được xem xét trên góc độ nội dung TTHC, quá trình thực hiện TTHC và TTHC đó có hiệu quả trong đời sống kinh tế, xã hội không. Cụ thể, tính khả thi được thể hiện ở các tiêu chí sau: - Quy định về TTHC: Đó là các tiêu chí tính đúng đắn, rõ ràng trong xác định mục đích, yêu cầu của TTHC; tính hợp pháp, hợp lý; tính minh bạch; tính đồng bộ của các TTHC. - Khả năng thực hiện các TTHC của người dân. - Hiệu quả của việc thực thi TTHC. 4 2 Đ p ứng yêu cầu công khai, minh bạch Theo từ điển Tiếng Việt: Công khai là việc không giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết (công: mọi người; khai: mở)12 Minh bạch là rõ ràng, rành mạch (minh: sang; bạch: trắng) 13 Xét về khía cạnh ngôn ngữ, mặc dù công khai, minh bạch có nội hàm cụ thể khác nhau song giữa hai thuật ngữ này có điểm chung là biểu hiện sự rành mạch, rõ ràng, cụ thể về một vấn đề nào đó được công bố rộng rãi cho mọi người đều biết hoặc mọi người có thể dễ dàng tiếp cận về thông tin, về nội dung của vấn đề này. Công khai là

Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.489. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, H.2010, tr.277 13 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, H.2010, tr.815 11 12

17

hình thức công bố thông tin rộng rãi ra công chúng, còn minh bạch là sự chu n xác, rõ ràng về nội dung thông tin. Với khái niệm của cụm từ “công khai , “minh bạch như trên thì ta có thể xác định các tiêu chí để xác định, đánh giá tính công khai, minh bạch, bao gồm: Một là, nội dung rõ ràng, cụ thể, rành mạch. Hai là, được công bố rộng rãi cho mọi người biết. Việc công bố thông tin cho mọi người được biết là một yêu cầu cơ bản và không thể thiếu được trong việc xác định, đánh giá tính công khai, minh bạch. Ba là, thông tin thuận tiện cho mọi người dễ dàng tiếp cận, truy cập. Cùng với quyền được biết của người dân, doanh nghiệp thì đi liền với đó phải có cơ chế để các chủ thể này có thể tiếp cận được thông tin. Vì vậy, trong việc đánh giá tính công khai, minh bạch thì việc đưa ra các kênh để thông tin được công khai b ng nhiều cách khác nhau nh m đảm bảo sự tiếp cận thông tin dễ dàng cho người dân. Bốn là, thông tin phải tin cậy được, phải lường trước được và có thể dự đoán được. Việc đưa ra thông tin phải đảm bảo nguồn thông tin chính xác, thông tin được xây dựng trên kết quả kết tinh trí tuệ, công sức của Nhà nước, người dân và phù hợp với quy luật, nhu cầu của xã hội chứ không phải sản ph m mang ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước có th m quyền. Người cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin do mình cung cấp. Hơn nữa, nội dung các thông tin này phải dự liệu được những tình huống có thể phát sinh trên thực tế và dự liệu được các giải pháp xử lý những tình huống này. 1.5. ngh a của việc iểm so t thủ tục hành chính đảm bảo u cầu hả thi công hai minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 1.5.1. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần vào vi c tă g cường tính minh bạch trong hoạt động của bộ y à ước • ^9 • • ^9 • KSTTHC là việc cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát việc xây dựng, công bố công khai, thực hiện TTHC của cơ quan nhà nước. TTHC được công khai, minh bạch s góp phần khắc phục tệ tham nhũng của cán bộ, công chức, tạo thuận lợi cho người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, khắc phục tệ nạn công chức sách nhiễu, vòi v nh nhân dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết công việc. KSTTHC còn là

18

biện pháp hữu hiệu nh m phòng ngừa các hành vi sai trái, tiêu cực, các biểu hiện là sai lệch, suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Ở nước ta hiện nay, công khai hóa, minh bạch hóa hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy HCNN nói riêng đòi hỏi quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a, xây dựng nhà nước pháp quyền của công dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ ngh a. 1.5.2. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghi p, hi u quả và hi đại Có thể nhận thấy rất rõ, việc KSTTHC để nâng cao chất lượng hệ thống các quy định hành chính không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị KSTTHC mà đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống hành chính, từ cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm dự thảo văn bản QPPL có các quy định về TTHC tới các bộ phận trực tiếp thực hiện TTHC; từ trách nhiệm của cán bộ, công chức đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các đối tượng tham gia vào TTHC. KSTTHC có hiệu quả là hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức nhưng đồng thời không để sơ hở trong công tác quản lý nhà nước. Đây là một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá tác động các quy định về trong quá trình dự thảo do các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL thực hiện; gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị KSTTHC; công khai, minh bạch TTHC sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn. Cuối cùng là tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành chính, cũng như giám sát việc thực thi TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua việc KSTTHC, mọi TTHC s ẽ được công khai hóa và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu công khai, minh bạch trong việc ban hành và thực hiện TTHC tại nhiều cơ quan hành chính như thời gian qua. Thực tế đã chỉ ra rằng, nếu không làm tốt công tác giám sát, KSTTHC thì các hoạt động nhằm cải cách TTHC đôi khi chỉ mang tính hình thức. Sẽ có nhiều thủ tục được “cải cách’ trên giấy tờ, không có tính thực thi trong thực tế. Do vậy, để bảo đảm tính khả thi của TTHC thì bước đầu tiên của quy trình kiểm soát chính là việc tổ chức đánh giá tác động của quy định về TTHC. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong việc

19

tăng cường “trách nhiệm giải trình’ trước nhân dân của các ban soạn thảo về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả của quy định về TTHC dự kiến ban hành. Đây là một việc làm cần thiết vì mỗi giờ lao động dành cho việc đánh giá tác động s ẽ giúp cắt giảm hàng ngàn, hàng vạn giờ không cần thiết của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC sau này, nhưng đây cũng là một việc làm khó, đòi hỏi các cán bộ, cơ quan, đơn vị soạn thảo văn bản QPPL phải đầu tư thời gian, công sức để đưa ra các phương án tối ưu.14 Nội dung công khai TTHC s ẽ được thực hiện theo nguyên tắc đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia và thông tin rộng rãi cho người dân biết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi thực hiện các TTHC với cơ quan hành chính, người dân có quyền được biết, được hướng dẫn đầy đủ để thực hiện TTHC và từ chối thực hiện những TTHC do các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức tự đặt ra. Việc này s ẽ hạn chế và dần đi đến chấm dứt các hành vi nhũng nhiễu, hành dân của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp hiện nay. Thực tế đã phát sinh rất nhiều trường hợp, cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết TTHC đã lợi dụng sự mập mờ, bất cập của pháp luật để tự ý đặt ra các loại thủ tục, hồ sơ, giấy tờ nhằm gây khó khăn, sách nhiễu với người dân. Nhiều trường hợp đã bị xem xét, xử lý kỷ luật. Chính vì vậy, công khai TTHC là một yêu cầu không thể thiếu trong KSTTHC. 1.5.3. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phầ bảo đả v c t ực quyề và g a vụ cô g d được thực hi a c g, t u t , ạ c ế t 0*0 • • • O’ • • ■ • trạ g g y p ề à, s c u tro g t ực t ủ tục hành chính KSTTHC là l nh vực luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm vì nó không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền mà còn liên quan đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Chính vì vậy, cải cách TTHC nhà nước trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Đây được xác định là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình CCHC ở nước ta, tất cả đều hướng về mục đích chung: “Vì Nhân dân phục vụ . Chính vì vậy cần phải KSTTHC để kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền Bộ Tư pháp, “ iểm soát thủ tục hành chính góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại’ ’ , Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tại địa chỉ: http://moi.gov.vn/cchc/tintuc/Pages/tin- tuc.aspx?ItemlD=517 ngày truy cập 11/7/2017 14

20

hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. Qua đó người dân khi thực hiện TTHC s hạn chế tối đa được các thủ tục rườm rà, tránh gây phiền hà, mất thời gian khi thực hiện trên thực tế đời sống đảm bảo được việc thực hiện quyền và ngh a vụ của mình. 1.5.4. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần trực tiếp vào vi c cải thi n môi trườ g đầu tư, oà t ô trưởng sản xuất, kinh doanh, góp phầ t úc đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. KSTTHC tạo tính minh bạch công khai, sự cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức kinh tế. CCHC nh m xây dựng nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, giải phóng lực lượng sản xuất; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Coi trọng cải cách TTHC để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nh m giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong thế giới toàn cầu hóa, một trong những thách thức của phát triển, nhất là đối với các nước đang chuyển đổi mô hình kinh tế và cải cách thể chế chính trị là phải xây dựng thể chế dân chủ - pháp quyền, vượt qua những vấn nạn về tham nhũng, tạo lập vững chắc cơ sở xã hội của chế độ dựa trên sự đoàn kết, hợp tác và đồng thuận của dân tộc và cộng đồng xã hội. Đó là điều kiện then chốt để ổn định, tăng trưởng và phát triển ở trong nước đồng thời tham gia có hiêu quả vào hội nhập quốc tế, giải quyết hợp lý, hài hòa lợi ích dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Cải cách TTHC có tác động to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua cải cách TTHC đã gỡ bỏ những rào cản về TTHC đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC Thực tế triển khai Đề án 30 cho thấy, sau khi tất cả các giải pháp đơn giản hóa TTHC được thông qua đã cắt giảm một cách tối đa chi phí tuân thủ TTHC mà xã hội phải gánh chịu, qua đó, góp phần thúc đ y tăng trưởng kinh tế - xã hội. 1.5.5. Kiểm soát thủ tục hành chính góp phần nâng cao vị thế và uy tín của quốc g a trê trường quốc tế, t úc đẩy nhanh quá trình hội nh p ngày càng sâu rộ g vào đời sống quốc tế KSTTHC tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch cho các tổ

21

chức, cá nhân đến tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam. Qua KSTTHC, cơ quan chức năng có thể thấy được những bất cập, trở ngại của chính sách, thủ tục do nhà nước đặt ra đối với mọi hoạt động trong đời sống xã hội đối với cá nhân, tổ chức; từ đó có cải cách, điều chỉnh phù hợp thực tiễn, nh m cắt giảm thời gian, chi phí đi lại, tạo thuận lợi tối đa cho người dân. KSTTHC góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là giá trị vô hình nhưng tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập kh u, việc làm, an ninh xã hội. Tóm lại, kiểm soát TTHC là một hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý HCNN, đảm bảo phát hiện kịp thời và loại bỏ những TTHC không khả thi, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý HCNN, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Việc đánh giá về thực trạng kiểm soát TTHC hiện nay có ý ngh a quan trọng trong việc góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát TTHC.

22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG IỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2 1 Thực trạng ph p uật về iểm so t thủ tục hành chính Hiện tại, th m quyền KSTTHC ở nước ta hiện nay bao gồm 03 nhóm đối tượng chính, đó là: - Các cơ quan tham gia xây dựng, ban hành TTHC; - Các cơ quan thực hiện TTHC; và - Các cơ quan chuyên trách STTHC. Ngoài ra, trong quá trình KSTTHC còn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước khác cũng như các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Tuy nhiên, với vị trí và vai trò là cơ quan chuyên trách, thường trực, được giao trách nhiệm KSTTHC thì hệ thống các cơ quan STTHC đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động STTHC, đảm bảo hoạt động STTHC được thực hiện một cách thông suốt và hiệu quả từ TW đến địa phương. Tuy nhiên, các cơ quan STTHC không phải là cơ quan trực tiếp đóng vai trò kiểm soát việc xây dựng và ban hành TTHC, nó chỉ đóng vai trò là cơ quan giúp việc cho Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong KSTTHC, mà nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát việc thực hiện TTHC. Trên thực tế, pháp luật đã có quy định rất chi tiết về vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan KSTTHC nói trên trong bộ máy nhà nước ta, cụ thể như sau: 2.1.1. Cơ qua kiểm soát thủ tục hành chính Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ thì hệ thống cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm cơ quan KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ và các cơ quan KSTTHC khác trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 2.1.1.1 Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòn Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) - Được thành lập theo Quyết định số 74/2010/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, có tên gọi là Cục KSTTHC. Cục KSTTHC có chức năng giúp Bộ

23

trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc KSTTHC; tổ chức thực hiện việc KSTTHC, quản lý Cơ sở dữ liệu về KSTTHC trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. - Tuy nhiên, ngày 08/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg chuyển nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Cục KSTTHC từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp. - Từ cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, trong đó quy định Cục KSTTHC là một đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp. - Sau đó, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-BTP ngày 06/9/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục KSTTHC; trong đó, quy định Cục KSTTHC có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về KSTTHC; quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. - Ngày 11/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ, trong đó chuyển Cục KSTTHC về Văn phòng Chính phủ với tư cách là một cơ quan trực thuộc. - Căn cứ vào đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1215/QĐVPCP ngày 15/12/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ; trong đó, Cục KSTTHC có chức năng giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện chức năng KSTTHC, cải cách TTHC trong phạm vi cả nước, tham mưu tổng hợp điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành về cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhận xét, đ á nh gi á: - Khi thành lập, Cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong việc KSTTHC trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, năm 2012, Chính phủ nhận thấy cần thiết phải chuyển giao Cục KSTTHC về Bộ Tư pháp, với lý do Bộ Tư pháp là cơ quan thẩm định, trình Chính phủ và Quốc hội ban hành nhiều văn bản QPPL và bộ luật, trong đó chứa nhiều TTHC; việc chuyển giao s ẽ làm cho Cục KSTTHC được mạnh hơn, làm rõ hơn về vai trò quản lý nhà nước cũng như tạo điều kiện để thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về TTHC15. 15

Sở Tư pháp Tp. Hồ Chí Minh (2012), “Chính thức bàn giao Cục Kiểm soát thủ tục hành chính sang Bộ Tư

24

- Tuy nhiên, sau gần 04 năm thì cuối năm 2016, Chính phủ đã quyết định chuyển Cục KSTTHC về Văn phòng Chỉnh phủ như ban đầu. - Về bản chất, cơ quan KSTTHC ở TW phải thuộc một Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể dễ dàng thống kê, quản lý các TTHC trên cả nước để xử lý, giải quyết về mặt vĩ mô, tạo điều kiện để hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ. Chính vì vậy, các nhà làm luật ngay từ ban đầu đã nhận định Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang Bộ phù hợp nhất để đặt cơ quan KSTTHC ở TW vào đó. Văn phòng Chính phủ với chức năng là giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hệ thống hành chính từ TW đến địa phương, cho nên nếu Cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì s ẽ dễ dàng trong việc kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các cơ quan KSTTHC ở TW cũng như ở địa phương. Mặt khác, trong thời gian Cục KSTTHC trực thuộc Bộ Tư pháp cũng nảy sinh nhiều bất cập, như việc không lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác KSTTHC tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác do mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác là bình đẳng; riêng Văn phòng Chính phủ không thực hiện việc quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào cụ thể mà thực chất là cơ quan giúp việc cho Chính phủ, cho nên về mặt trực quan mà nói thì nếu Cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì s ẽ dễ dàng trong hoạt động, nhất là mối quan hệ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác ở TW, thuận lợi cho công tác KSTTHC. - Chính vì vậy, việc chuyển giao Cục KSTTHC về Văn phòng Chính phủ là một quyết định hợp lý của Chính phủ, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển giao trước đó về Bộ Tư pháp, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ quá trình KSTTHC trên cả nước, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức làm nhiệm vụ KSTTHC, góp sức vào sự phát triển chung của nền hành chính. 2.Ì.Ì.2. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc bộ - Được thành lập căn cứ theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP- BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ. Cơ quan KSTTHC thuộc Bộ và cơ quan ngang Bộ có tên là Phòng KSTTHC trực thuộc Văn phòng các Bộ và cơ quan ngang Bộ16, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc KSTTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. - Phòng KSTTHC chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động pháp’ ’ tại địa chỉ : http://www.sotuphap.hochiminhcitv.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Postaspx7ListMb861767- a968468e-a093-f627d365a2a4&ID=2580 ngày truy cập 17/7/2017 16 Điều 1.1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ

25

của Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục KSTTHC. - Hiện tại, cơ cấu của Chính phủ gồm có 18 Bộ17 và 04 cơ quan ngang Bộ18. Tuy nhiên vì Văn phòng Chính phủ đã có Cục KSTTHC, do vậy số lượng Phòng KSTTHC thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là 21 Phòng. 2.1.1.3. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW - Được thành lập căn cứ theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP- BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ và Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ. Cơ quan KSTTHC thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có tên là Phòng KSTTHC thuộc Sở Tư pháp19, có chức năng giúp Giám đốc Sở Tư pháp trong việc KSTTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. - Phòng KSTTHC chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Tư pháp; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục KSTTHC thuộc Văn phòng Chính phủ. - Hiện tại, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW tương ứng với 63 Sở Tư pháp cho nên số lượng Phòng KSTTHC thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW là 63 Phòng. - Tuy nhiên, ngày 07/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2017/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến KSTTHC (trong đó có Nghị định số 63 và Nghị định số 48); theo đó thì từ ngày 25/9/2017 thì Phòng KSTTHC thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW s ẽ trực thuộc Văn phòng UBND trên cơ sở chuyển giao từ Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phù hợp với việc Cục KSTTHC chuyển giao từ Bộ Tư pháp sang Văn phòng Chính phủ).

Gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường 18 Gồm: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Dân tộc 19 Điều 4.1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ 17

26

2.1.2. Ch ức năng, nh iệm vụ, quyền h ạn của cơ quan kiểm soát th ủ tục hành chính 2.Ì.2.Ì. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án chung về cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trong từng giai đoạn để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thẩm tra và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, báo cáo và công việc thường xuyên khác về cải cách hành chính nhà nước; hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước. - Tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính; kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước; tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính. - Phối hợp với Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ thẩm tra các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và chế độ công chức, công vụ. - Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (trừ các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, pháp luật hoặc khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do Vụ Đổi mới doanh nghiệp chủ trì, xử lý; các đơn, thư phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân do Vụ I chủ trì, xử lý). - Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm Tin học

27

xây dựng, quản lý, vận hành về nội dung đối với Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính; Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; Trang thông tin điện tử tổng hợp của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. - Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa giáo - Văn xã và đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất hoặc chủ động nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Giúp việc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. - Chủ trì, phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ trong hợp tác quốc tế, huy động và sử dụng các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để tăng cường công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính. - Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng triển khai công tác truyền thông về cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính. - Tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, giao ban định kỳ, đột xuất về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính đối với các bộ, ngành, địa phương để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. - Báo cáo định kỳ (hàng quý, một năm) hoặc đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính theo yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm. - Lựa chọn và ký hợp đồng với chuyên gia tư vấn trong, ngoài khu vực nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao sau khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm đồng ý. - Quản lý tài chính, tài sản và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Văn phòng Chính phủ. 2.I.2.2. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ - Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ:

28

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phê duyệt; + Kiểm soát quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Chương II của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; + Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định tại Chương III của Nghị định số 63/2010/NĐCP; + Tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ để giao cho các cục, vụ, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ xử lý theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐCP; đôn đốc, kiểm tra và kịp thời báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính tại Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; + Kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được công bố, nhập dữ liệu và đăng tải vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện tạo đường kết nối về các dịch vụ công trực tuyến cung cấp cho cá nhân, tổ chức từ các cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; + Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐCP; + Kiểm tra, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo định kỳ hoặc đột xuất để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP; + Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; + Đôn đốc các vụ, cục, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện

29

việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; thực hiện các chương trình, dự án, đề án về kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về các quy định hành chính; + Trong quá trình hoạt động tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ việc huy động cán bộ, công chức của các vụ, cục, đơn vị liên quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; trường hợp cần thiết, trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng và sử dụng chuyên gia tư vấn trong và ngoài khu vực nhà nước đến làm việc theo chế độ hợp đồng khoán việc phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ: + Hướng dẫn, kiểm tra việc điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá độc lập tác động của thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; + Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ kiểm tra lần cuối về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của quy định về thủ tục hành chính và việc lấy ý kiến theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định; + Tham gia tập huấn nghiệp vụ do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tổ chức; + Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giao. 2.I.2.3. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

30

- Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: + Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; + Kiểm soát quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Chương II của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; + Kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Chương III của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; + Tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giao cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan xử lý theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP; đôn đốc, kiểm tra và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; + Kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được công bố, nhập dữ liệu và đăng tải vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện tạo đường kết nối về các dịch vụ công trực tuyến cung cấp cho cá nhân, tổ chức từ các cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; + Tham gia ý kiến b ang văn bản về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính đối với sở, ngành, cơ quan, đơn vị, công chức liên quan trong quy trình xét thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các trường hợp đề nghị cấp trên khen thưởng; + Kiểm tra, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo định kỳ hoặc đột xuất để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

31

báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 63/2010/NĐCP và khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP; + Thiết lập hệ thống đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; + Đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; thực hiện các chương trình, dự án, đề án về kiểm soát thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phương để thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về các quy định hành chính; + Trong quá trình hoạt động tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc huy động cán bộ, công chức của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan về làm việc tập trung tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; trường hợp cần thiết trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng và sử dụng chuyên gia tư vấn trong và ngoài khu vực nhà nước đến làm việc theo chế độ hợp đồng khoán việc phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ: + Hướng dẫn, kiểm tra việc điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá độc lập tác động của thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Phối hợp với các đơn vị chức năng trong Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra lần cuối về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của quy định về thủ tục hành chính và việc lấy ý kiến theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; + Tham gia tập huấn nghiệp vụ do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tổ chức;

32

+ Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. 2.1.3. Nội dung kiểm soát th ủ tục h ành ch ính Công tác KSTTHC được triển khai trên hai nội dung chính: (1) Kiểm soát quá trình xây dựng dự thảo văn bản QPPL có quy định TTHC; (2) Kiểm soát các công việc liên quan để tổ chức, thực hiện TTHC sau khi ban hành. Hai nội dung nhiệm vụ này phải được quan tâm đồng đều, gắn liền với nhau để cải cách, KSTTHC thực sự mang lại lợi ích trên thực tế và tổ chức, công dân được thụ hưởng đầy đủ nhất những kết quả cải cách TTHC. 2.1.3.1. Kiểm soát khi xây dựng và ban hành thủ tục hành chính iểm soát khi xây dựng và ban hành TTHC nh m đảm bảo TTHC được ban hành theo đúng quy trình mà pháp luật quy định, điều này góp phần bảo đảm các TTHC khi được ban hành s đáp ứng các yêu cầu chung của TTHC. Theo Nghị định số thì việc đánh giá tác động quy định về TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL bao gồm các bước: - Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động: Trong bước này cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có quy định về TTHC tiến hành điền các biểu mẫu đánh giá tác động đối với từng TTHC cụ thể có trong dự thảo văn bản. Căn cứ vào kết quả tự đánh giá tác động, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện các quy định về TTHC nh m đảm bảo các quy định đó đạt các tiêu chí cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả. Cụ thể việc đánh giá tác động quy định về TTHC s giúp các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL xây dựng được các quy định về TTHC chất lượng, đạt chu n mực theo các tiêu chí sau: + Sự cần thiết: tiêu chí này giúp cơ quan chủ trì soạn thảo chứng minh việc ban hành TTHC là cần thiết với các mục tiêu giải quyết cụ thể trên cơ sở cân nhắc lựa chọn từ các giải pháp khác nhau. + Tính hợp lý: tiêu chí này giúp cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình được vai trò,

33

mục đích của từng bộ phận, thành phần nhỏ nhất của quy định TTHC, bảo đảm rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, trùng lặp trong quy định; đồng thời phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ quản lý của cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết TTHC. + Tính hợp pháp: tiêu chí này bảo đảm TTHC được quy định đúng th m quyền, đúng hình thức và thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. + Tính hiệu quả: tiêu chí này đặt ra yêu cầu khi quy định TTHC, cơ quan chủ trì soạn thảo phải cân nhắc về chi phí tuân thủ TTHC, số lần thực hiện TTHC trong một năm và số lượng đối tượng tuân thủ để bảo đảm chi phí tuân thủ của cá nhân, tổ chức ở mức độ thấp nhất, được hưởng lợi nhiều nhất. Trong quá trình tự đánh giá, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để có thêm ý kiến nh m hoàn thiện các quy định về TTHC; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị KSTTHC cùng cấp trong việc hướng dẫn điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ đối với các TTHC được quy định trong dự án, dự thảo văn bản QPPL thuộc phạm vi chức năng quản lý. Việc đánh giá tác động các quy định về TTHC giúp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL thuyết minh và có đủ luận chứng để lý giải với các cấp có th m quyền và với xã hội về sự cần thiết của TTHC dự kiến ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Thông qua việc đánh giá tác động về quy định TTHC, cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ những vấn đề cần giải quyết và cân nhắc lựa chọn giữa các giải pháp khác nhau để tìm ra được giải pháp hợp lý nhất, hiệu quả nhất với chi phí tuân thủ thấp nhất nh m tiết kiệm tối đa về thời gian, công sức cho các đối tượng thực hiện TTHC; - Cơ quan, đơn vị KSTTHC đánh giá độc lập: Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến KSTTHC thì ngoài việc tham gia góp ý kiến về nội dung dự án, dự thảo văn bản QPPL theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL, cơ quan sau đây có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung quy định TTHC tại dự án, dự thảo văn bản QPPL: + Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về TTHC quy định trong dự án văn bản QPPL do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản QPPL thuộc th m quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; + Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ cho ý kiến về TTHC quy định trong

34

dự thảo văn bản QPPL thuộc th m quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; + Sở Tư pháp cho ý kiến về TTHC quy định trong dự thảo văn bản QPPL thuộc th m quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị KSTTHC. Sau đó gửi cơ quan th m định quy định về TTHC. Cơ quan th m định ngoài việc có trách nhiệm th m định nội dung dự án, dự thảo văn bản QPPL còn có trách nhiệm th m định quy định về TTHC và thể hiện nội dung này trong Báo cáo th m định văn bản QPPL. Nội dung th m định TTHC chủ yếu xem xét các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, hiệu quả như đã phân tích ở trên. Cơ quan th m định không tiếp nhận hồ sơ gửi th m định nếu dự án, dự thảo văn bản QPPL có quy định về TTHC chưa có bản đánh giá tác động về TTHC và ý kiến góp ý của cơ quan cho ý kiến. Ngoài ra, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng đề cao vai trò của KSTTHC. Để đảm bảo yêu cầu cải cách TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, việc đánh giá tác động thay vì chỉ thực hiện trong quá trình dự thảo văn bản QPPL có quy định TTHC như tại Nghị định 63/2010/NĐ- CP thì việc đánh giá tác động chính sách nay đã trở thành một yêu cầu bắt buộc xuyên suốt trong các bước xây dựng, ban hành các loại văn bản QPPL. Đây là lần đầu tiên đánh giá tác động TTHC được coi là bộ phận cấu thành nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản QPPL.20 Mặc dù quy định của pháp luật đã rất rõ về việc đánh giá tác động của TTHC cũng như xác định rõ đây là một nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trước khi ban hành TTHC, tuy nhiên thực tế thì việc đánh giá tác động của TTHC vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu; vẫn còn tình trạng TTHC được ban hành mà chưa đánh giá tác động, hoặc đã đánh giá tác động những chưa đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội21. Mặt khác, luật chỉ quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình đánh giá tác động của TTHC22 nhưng lại chưa có quy định về xử lý trách nhiệm khi không tuân thủ việc đánh giá tác động. Cùng với đó, cũng chưa có

Ths Nguyễn Thị Trà Lê (2015), “Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015: Đề cao vai trò của công tác kiểm soát TTHC , Tổ chức nhà nước (10), tr. 58-60. 21 Chu Thanh Vân (2015), “Còn thủ tục hành chính được ban hành mà chưa qua đánh giá tác động , tại địa chỉ: http://bnews.vn/con-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-ban-hanh-ma-chua-qua-danh-gia-tac-dong/3470.html ngày truy cập 15/7/2017 22 Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp, Điều 4 20

35

quy định nào về chất lượng của báo cáo đánh giá tác động như phải đảm bảo các tiêu chí như thế nào, có những nội dung gì, ai chịu trách nhiệm nếu những nội dung báo cáo là chưa đúng sự thật, qua loa, đại khái, chưa nghiêm túc, ... 2.1.3.2. Kiểm soát tron quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính Trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC, còn có rất nhiều TTHC bộc lộ những hạn chế, ví dụ như TTHC còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, TTHC không hợp lý, thiếu tính khả thi, hoặc chi phí cho việc TTHC chưa thực sự đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, công tác kiểm soát trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC s góp phần đưa ra các kiến nghị nh m khắc phục kịp thời những bất cập, hạn chế của TTHC. Thứ nhất kiểm soát việc c n bố, công khai thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia: Để đảm bảo công khai, minh bạch các quy định, TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chỉnh phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc công bố, công khai các quy định về TTHC, bảo đảm khi các văn bản có quy định về TTHC có hiệu lực thi hành thì TTHC phải được công bố, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC. Theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP thì tất cả các TTHC sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai. Thông tin về TTHC đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, việc công khai TTHC có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây: + Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về TTHC và cơ quan thực hiện TTHC. + Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC được cập nhật, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC đồng thời giám sát việc giải quyết TTHC của cơ quan HCNN. Thứ hai, kiểm soát thủ tục hành chính để rà soát, đánh giá thủ tục hành chính Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 07/2014/TT-BTP thì định kỳ hàng năm

36

hoặc theo chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan KSTTHC thuộc Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lập Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện rà soát, đánh giá TTHC theo Kế hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện TTHC, nếu phát hiện TTHC, nhóm TTHC, quy định hành chính có vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân mà chưa có trong Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, cơ quan KSTTHC kịp thời đề xuất cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc rà soát, đánh giá. Căn cứ Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, các cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá TTHC (theo quy định tại Điều 13 Thông tư 07/2014/TT-BTP) hoặc nhóm TTHC (theo quy định tại Điều 14 Thông tư 07/2014/TT-BTP) , quy định hành chính có liên quan tập trung tiến hành rà soát theo yêu cầu về mục tiêu và tiến độ của kế hoạch; tổng hợp kết quả rà soát và dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách TTHC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xem xét, đánh giá chất lượng rà soát theo các nội dung: việc sử dụng biểu mẫu rà soát, đánh giá, bảng tính chi phí tuân thủ; chất lượng phương án đơn giản hóa; tỷ lệ cắt giảm số lượng TTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC theo mục tiêu Kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá TTHC: + UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ TTHC theo thẩm quyền; đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, xử lý kết quả rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. + TTHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ và đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ TTHC, các quy định có liên quan thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ xem xét, đánh giá trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thứ ba, kiểm soát TTHC nhằm tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 63/2010NĐ-CP thì mọi cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh (những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều

37

ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác), kiến nghị về TTHC và việc thực hiện TTHC. Nội dung phản ánh, kiến nghị được quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐCP của Chính phủ ngày 14/02/2008 quy định về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan HCNN, của cán bộ, công chức; Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế; Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính; Quy định hành chính không hợp pháp; Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính; Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và chủ động tổ chức lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về TTHC quy định trong dự án, dự thảo văn bản QPPL do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi lấy ý kiến. Hiện tại, việc quy định như trên chưa đảm bảo quyền được phản ánh, kiến nghị của người dân đối với hoạt động KSTTHC cũng như việc giải quyết TTHC. Ví dụ như pháp luật mới chỉ công nhận việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo 03 hình thức là b ằng văn bản, điện thoại hoặc qua phiếu lấy ý kiến23. Như vậy, trường hợp phản ánh, kiến nghị bằng những hình thức khác thì sẽ bị xem là không hợp pháp, không được xem xét để xử lý, trong khi có thể những phản ánh, kiến nghị đó là phù hợp và cần thiết, hữu ích cho quá trình KSTTHC. Cần thiết phải mở rộng hơn những hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, quy định rõ trong văn bản QPPL hoặc quy định mở (tức là ví dụ chỉ nêu là những phản ánh, kiến nghị có th được thực hiện thông qua nhược hình thức sau: ..., thay vì quy định “cứng’ ’ như hiện tại). Ngoài ra, cần siết chặt thêm việc công bố công khai TTHC, tránh tình trạng TTHC đã được ban hành nhưng chưa được công bố rộng rãi, hoặc đến khi ban hành và bị bãi bỏ mà vẫn chưa được công bố, gây thiệt hại đến quyền lợi của các bên có liên quan trong quá trình giải quyết TTHC đó. 2.2. Thực trạng kiểm soát thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay Tại thời điểm hiện tại có tổng cộng 185.632 TTHC đã được ban hành, trong đó có 42.982 TTHC đã hết hiệu lực và còn 142.650 TTHC còn hiệu lực 24. 2.2.1. Một số kết quả đã đạt được Trong những năm qua, hoạt động KSTTHC tại các cơ quan HCNN cũng như cơ quan chuyên trách KSTTHC ngày càng được thực hiện bài bản, có hiệu quả, đạt được 23 24

Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, Điều 6 Tính đến ngày 30/6/2017

38

một số kết quả nhất định. Theo từng năm, số lượng các TTHC được rà soát, đánh giá tác động cũng như góp ý đều tăng dần, đồng thời chất lượng của các hoạt động nói trên cũng ngày càng được cải thiện. Số lượng các phản ánh, kiến nghị đã được các cơ quan có th m quyền xử lý chiếm tỷ lệ tương đối cao trong số các phản ánh, kiến nghị đã nhận được (dao động ở khoảng 80-90%), thể hiện sự nghiêm túc trong hoạt động KSTTHC tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị đều đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động KSTTHC, cũng như đã triển khai nhiều nội dung của hoạt động KSTTHC tại cơ quan mình. Việc ban hành các quyết định công khai TTHC từng bước được đưa vào nề nếp hơn trước đây, hay như việc th m định các dự thảo văn bản QPPL chứa đựng quy định về TTHC cũng được thực hiện tương đối nghiêm túc và có kết quả. Đồng thời, khối lượng công việc phải giải quyết hàng ngày của các cơ quan tiếp nhận hồ sơ hành chính cũng tăng lên, khiến cho nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan HCNN cũng như cơ quan KSTTHC ngày càng trở nên nặng nề hơn. Chính phủ ta cũng đã áp dụng thí điểm cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông, đã mang lại một số hiệu quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự đến giải quyết TTHC tại các cơ quan HCNN. Cụ thể số liệu như sau: 2.2.1.1. Về đơn iản hóa thủ tục hành chính Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Các Bộ, ngành đã đơn giản Các Bộ, ngành đã đơn giản Các Bộ Công an, Tài hóa 744 TTHC, nâng số hóa 358 TTHC, đưa tổng số chính, Tài nguyên và Môi TTHC hoàn thành thực thi TTHC đã hoàn thành việc trường đã đơn giản hóa 98 phương án đơn giản hóa lên thực thi phương án đơn TTHC, đưa tổng 4.025 TTHC trên tổng số giản hóa lên 4.383 TTHC số TTHC đã hoàn thành 4.712 TTHC, đạt tỷ lệ 85,4%. trên tổng số 4.723 TTHC, việc đơn giản hóa lên 4.481 đạt tỷ lệ 92,8%. TTHC trên tổng số 4.723 TTHC, đạt tỷ lệ 94,9%. Biểu 1: Đơn giản hóa thủ tục hành chính

39

800 700 600 500 400 300 200 100 0

□ Đơn giản hóa TTHC

Năm Năm Năm 2013 2014 2015

Như vậy, tính đến hết năm 2015 thì số TTHC còn lại cần phải đơn giản hóa theo kế hoạch chỉ còn 242 TTHC; số TTHC đã được đơn giản hóa là 4481 TTHC, đạt 94,9% theo kế hoạch đã được đề ra. Tuy số lượng TTHC được đơn giản hóa giảm dần từ năm 2013 đến năm 2015 nhưng nguyên nhân chủ yếu do tính phức tạp của TTHC cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cơ quan có liên quan, khiến cho chưa thể hoàn thành được kế hoạch về đơn giản hóa TTHC. 2.2.1.2. Về đánh iá tác động của thủ tục hành chính trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Năm 2013 Các Bộ, ngành đã thực

Năm 2014 Các Bộ, ngành đã thực

Năm 2015 Năm 2015, các Bộ,

hiện đánh giá tác động đối với hiện đánh giá tác động ngành, địa phương ước tính 1.413 TTHC quy định tại 397 2.076 TTHC quy định tại đã thực hiện việc đánh giá dự thảo văn bản QPPL (giảm 479 dự thảo văn bản QPPL. tác động đối với 701 TTHC và 163 văn bản so 2.087 TTHC quy định tại với năm 2012). 409 dự thảo văn bản QPPL, tăng 61 thủ tục so với năm 2014. Biểu 2: Đ á nh gi á tá c động thủ tục hành chính

40

□ Số lượng TTHC được đánh giá □ Dự thảo VBQPPL được đánh giá

2013

2014

2015

Nhìn chung, số lượng dự thảo VBQPPL và số lượng TTHC được đánh giá tăng dần theo từng năm, thể hiện sự nỗ lực của các Bộ, ngành trong việc đánh giá tác động của TTHC, từ đó góp phần nâng cao sự hiệu quả của KSTTHC.

41

2.2.1.3. Về việc ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Các Bộ, ngành đã ban Các Bộ, ngành đã ban Các Bộ, ngành đã ban hành 1.009 Quyết định hành 2.139 Quyết định hành 1.145 Quyết định công công bố TTHC đề cập nhật, công bố TTHC đề cập nhật, bố TTHC đề cập nhật, công công khai TTHC và văn công khai TTHC và văn khai TTHC và văn bản QPPL bản QPPL có hiệu lực thi bản QPPL có hiệu lực thi có hiệu lực thi hành trên Cơ sở hành trên Cơ sở dữ liệu hành trên Cơ sở dữ liệu dữ liệu quốc gia về TTHC; quốc gia về TTHC. quốc gia về TTHC. đồng thời, đề nghị công khai 17.530 TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Biểu 3: Công bố thủ tục hành chính

Số lượng quyết định công bố TTHC được tăng dần theo các năm, thể hiện rõ sự quyết tâm của các Bộ, ngành trong việc công khai, minh bạch TTHC cũng như giảm thiểu nguy cơ tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện TTHC. 2.2.1.4. Về việc góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Năm 2014 Năm 2015 Các Bộ, ngành đã tham gia ý kiến đối với Các Bộ, ngành đã tham gia ý kiến đối 1.851 TTHC quy định tại 430 dự thảo văn bản với 1.850 TTHC quy định tại 470 dự thảo QPPL. Riêng Bộ Tư pháp đã tham gia ý kiến văn bản QPPL. Riêng Bộ Tư đối với 918 TTHC quy định tại 113 dự thảo pháp đã tham gia ý kiến đối với 796 văn bản quy phạm pháp luật quy TTHC quy định tại 125 dự thảo văn

42

định TTHC, trong đó, đề nghị hủy bỏ 199 bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, TTHC và sửa đổi 474 TTHC (chiếm 73% số trong đó, đề nghị không quy định 121 thủ tục, sửa đổi, bổ sung 464 thủ tục (chiếm TTHC quy định trong dự thảo) 73,5% số TTHC quy định trong dự thảo) Biểu 4: Góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Nhìn chung, các Bộ, ngành đã thực hiện nghiêm túc việc góp ý vào dự thảo VBQPPL theo th m quyền, đặc biệt là Bộ Tư pháp với tỷ lệ tham gia góp ý rất cao; đồng thời, chất lượng của các ý kiến được đảm bảo và có giá trị cao trong thực tiễn áp dụng. 2.2.1.5. Về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật Năm 2014 Năm 2015 Các Bộ, ngành đã nghiên cứu, th m định Các Bộ, ngành đã th m định 1.616 1.818 TTHC quy định tại 446 dự thảo TTHC quy định tại 383 dự thảo văn bản văn bản QPPL. Riêng Bộ Tư pháp đã nghiên QPPL. Riêng Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, tiến hành th m định 716 TTHC tại 95 văn cứu, tiến hành th m định 528 TTHC tại 72 bản QPPL quy định văn bản QPPL quy định TTHC, trong đó, TTHC, trong đó, đề nghị hủy bỏ 108 TTHC kiến nghị không quy định 114 thủ tục, sửa và sửa đổi 380 TTHC không cần thiết, không đổi 392 TTHC không cần hợp lý (chiếm 68% số TTHC đã quy định tại thiết, không hợp lý (chiếm 95,8% trên văn bản được nghiên cứu, th m định) tổng số TTHC đã quy định tại văn bản được nghiên cứu, th m định).

43

Biểu 5: Th m định văn bản quy phạm pháp luật

□ Dựthào VBQPPL

□ Thủ tục hành chính

Năm 2014

Năm 2015

Bộ Tư pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc th m định TTHC chứa đựng trong các VBQPPL; đồng thời, việc th m định cũng đạt được hiệu quả cao, góp phần đảm bảo hoạt động STTHC được diễn ra có kết quả. 2.2.1.6. Về việc rà soát thủ tục hành chính Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Các Bộ, ngành đã tiến hành rà Các Bộ, ngành đã tiến hành rà

soát 1.398 quy định TTHC tại soát 1.365 TTHC; sau đó, đã có Các Bộ, ngành đã tiến 192 văn bản QPPL. phương án sửa đổi, bổ sung và hành rà soát 2.342 TTHC, cắt giảm 1.284 TTHC thuộc th tăng gần 1.000 TTHC so m quyền; trình cấp có th m với năm 2014; sau đó, đã quyền xem xét, sửa đổi, cắt có phương án sửa đổi, bổ giảm 941 TTHC và quy định sung và cắt giảm 3.170 TTHC thuộc th m quyền; có liên quan. trình cấp có th m quyền xem xét, sửa đổi, cắt giảm 2.836 TTHC và quy định có liên quan.

44

Biểu 6: Rà soát thủ tục hành chính

Thời gian qua, việc rà soát TTHC được thực hiện thường xuyên, liên tục và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, như đã có phương án sửa đổi, bổ sung và cắt giảm hoặc trình cấp có th m quyền các phương án sửa đổi, bổ sung, cắt giảm TTHC chưa phù hợp. 2.2.1.7. Về việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị Năm 2013 Năm 2014 Các Bộ, ngành đã tiếp

Các Bộ, ngành đã tiếp nhận

Năm 2015 Theo thống kê, trong

nhận tổng cộng 2.242 phản tổng cộng 2.915 phản ánh, kiến năm 2015 các Bộ, ánh, kiến nghị, tăng 1.519 nghị; trong đó, có 953 ngành, địa phương đã phản ánh, kiến nghị so với phản ánh, kiến nghị về hành vi; tiếp nhận tổng cộng năm 2012; số phản ánh, kiến 803 phản ánh, kiến nghị 2.098 phản ánh, kiến nghị đã được xử lý là 1.883 về quy định hành chính; 678 nghị (tăng 817 phản ánh, trên tổng số các phản ánh, phản ánh, kiến nghị về cả hành kiến nghị so với năm kiến nghị thuộc th m quyền vi và quy định hành chính. 2014); đã xử lý tổng (đạt 86%). Tổng cộng đã hoàn thành việc cộng: 2.436 phản ánh, xử lý 3.139 phản ánh, kiến kiến nghị (đạt nghị. 86%).

45

Việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về TTHC được thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo luật định; đồng thời, việc xử lý các phản ánh, kiến nghị đó cũng được thực hiện nghiêm túc, đạt tỷ lệ cao (hơn 80%). 2.2.1.8. Về việc tiếp nhận hồ sơ hành chính Năm 2013 Năm 2014

Năm 2015

7 r \ Tổng số hồ sơ các cơ quan Tổng số hồ sơ các cơ rr-ĩ /\ /\ 1 /\ r \ /\ hành chính trên địa bàn cả quan hành chính trên địa Tổng số hồ sơ các Bộ, nước nhận giải quyết là: bàn cả nước nhận ngành nhận giải quyết 172.546.527 hồ sơ; đã giải giải quyết là: trong năm 2013 là quyết: 165.481.013 hồ sơ; 127.089.444 hồ sơ; đã 53.056.626 hồ sơ; trong đó, đang giải quyết: 5.083.755 hồ giải quyết: đã giải quyết là 51.705.702 sơ; trong đó số hồ sơ đang giải 124.179.963 hồ sơ; đang hồ sơ, đang giải quyết là quyết quá hạn 80.144 hồ sơ giải quyết: 2.638.159 hồ 1.269.695 hồ sơ; tổng số hồ (chiếm tỷ lệ 1,6% trong hồ sơ sơ; trong đó số hồ sơ sơ các địa đang giải quyết). đang giải quyết quá hạn phương nhận giải quyết 145.549 hồ sơ (chiếm tỷ trong kỳ là 44.890.159 hồ sơ, lệ 5,5% trong hồ sơ đang đã giải quyết là 37.144.778 giải quyết) hồ sơ, đang giải quyết là 1.555.091 hồ sơ.

46

Số lượng hồ sơ mà các cơ quan nhà nước tiếp nhận là rất nhiều, tuy nhiên số lượng hồ sơ đã giải quyết cũng chiếm một tỷ lệ lớn, thể hiện rõ sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại hồ sơ chưa giải quyết và hồ sơ quá hạn giải quyết, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức tham gia vào TTHC. 2.2.2.

g t c t ức, tồn tại, ạ c ế trong quá trình kiểm soát thủ tục hành chính

Bên cạnh một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn những tồn tại, hạn chế bộc lộ trong quá trình KSTTHC, không đảm bảo tính khả thi của quy định về TTHC cũng như chưa đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC, cụ thể như sau: - Một số qu định trong c c văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính chưa đảm bảo tính khả thi. Văn bản QPPL về KSTTHC cũng tồn tại những quy định không khả thi. Ví dụ như quy định tại Điều 9 Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp về tính chi phí tuân thủ TTHC không mang tính khả thi25. Đứng trên góc độ của cơ quan chủ trì soạn thảo và ban hành văn bản thì việc quy định về chi phí tuân thủ TTHC là hết sức cần thiết, do đây là một công cụ để tính toán được chi phí của các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra để thực hiện được TTHC. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thì gặp không ít những khó khăn, bất cập do các số liệu đầu vào của công cụ tính toán chi phí như thời gian thực hiện, chi phí nhân công cho việc thực hiện chưa bám sát thực tế, còn Chính Phong (2016), “ hó "lượng hóa" chi phí thủ tục hành chính , Thời báo kinh tế Sài Gòn, tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/152592/Kho-luong-hoa-chi-phi-thu-tuc-hanh-chinh.html ngày truy cập 20/7/2017 25

47

mang tính ước lượng, cho nên kết quả thu nhận được s khác xa so với chi phí thực mà các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra để thực hiện được TTHC. Cụ thể hơn, trong Thông tư số 07/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp đưa ra mức thu nhập bình quân đầu người theo giờ dùng để tính chi phí tuân thủ TTHC là 17.310 đồng, tức là thu nhập theo tháng theo cách tính trên với điều kiện làm 22 ngày trong tháng và 08 giờ một ngày là 3.046.560 đồng. Mức thu nhập này chỉ có thể áp dụng đối với việc thực hiện một số TTHC mang tính chất toàn dân như đăng ký hộ kh u, đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, làm thẻ căn cước, ... còn đối với các TTHC mà doanh nghiệp phải thực hiện thì lại có sự mâu thuẫn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê trong năm 2015 thì chi phí bình quân mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho một lao động là 7,67 triệu đồng một tháng (trong đó bao gồm 6,28 triệu đồng tiền lương và 1,38 triệu đồng tiền bảo hiểm), nếu chia ra thì một người s có thu nhập khoảng 43.590 đồng một giờ, gấp gần 2,5 lần so với cách tính trong Thông tư đưa ra. Ví dụ trên cho thấy, khoảng cách giữa quy định trên giấy và thực tế xa như thế nào, cho nên chưa bàn tới công thức tính là đúng hay không đúng thì chắc chắn kết quả tính chi phí s không giống với chi phí bỏ ra trên thực tế. Mặt khác, rõ ràng chi phí đi lại ở các địa phương khác nhau thì không thể giống nhau được, như doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội thực hiện TTHC ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ s tốn ít chi phí đi lại hơn so với doanh nghiệp ở tỉnh Cà Mau chẳng hạn. Chính vì vậy, mặc dù đã cố gắng để tính toán chi phí bỏ ra để thực hiện nhưng những con số thu được lại không phản ánh được thực chất việc thực hiện TTHC. Bên cạnh đó, muốn tính toán được chính xác kết quả chi phí tuân thủ TTHC (chưa bàn đến việc giống hay không giống chi phí thực tế) thì cần quá nhiều dữ liệu phải được cung cấp, như thu nhập bình quân đầu người, số dân, các chi phí khác có liên quan (như dịch thuật, công chứng, chứng thực, ...) nên mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, khiến cho việc tính chi phí tuân thủ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, những dữ liệu khác được đưa ra trong Thông tư số 07/2014/TT-BTP như thời gian đi lại, thời gian viết tờ khai, ... cũng chỉ mang tính ước lượng, không có căn cứ, cơ sở khoa học hay thực tiễn nào chứng minh hoặc xác thực cho các dữ liệu đó. Một số dữ liệu không được quy định cụ thể mà lại dựa theo mức giá hiện hành do nhà nước quy định hoặc mức giá thực tế, tức là dữ liệu bị thay đổi từng ngày, từng giờ, không có tính ổn định cao. Chính vì vậy, ngay cả người trong cuộc cũng tự thừa nhận r ng, không thể xây dựng một công cụ chính xác tuyệt đối, đáp ứng cho mọi loại hình doanh nghiệp mà chỉ có thể mang tính tương đối26. Như vậy, việc xây dựng một quy định mà bản thân cơ quan soạn thảo cũng nhận định là chỉ mang tính tương đối, tức là không đúng với mọi Ông Ngô Hải Phan, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư số 07/2014/TT-BTP 26

48

trường hợp, là không đảm bảo tính khả thi của quy định trong một văn bản QPPL, nhất là văn bản đó lại thuộc l nh vực KSTTHC. Tính không khả thi còn thể hiện ở một điểm nữa, đó là mỗi TTHC lại có một đặc điểm, đặc thù khác nhau nên có thể TTHC này có thể có đầy đủ các dữ liệu để tính toán chi phí, nhưng cũng có thể một TTHC khác lại không thể có đầy đủ các dữ liệu để thực hiện việc tính toán theo công thức, dẫn đến không thực hiện được trên thực tế. - Khó hăn trong việc kiểm soát thủ tục hành chính do nhiều thủ tục hành chính hông đảm bảo tính khả thi. KSTTHC là việc đánh giá quá trình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện TTHC trên thực tế như thế nào để có căn cứ thực hiện việc kiểm soát. Chính vì vậy, nếu TTHC không đảm bảo tính khả thi thì việc KSTTHC cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại, mang nhiều cảm tính, phụ thuộc vào chủ thể thực hiện việc KSTTHC. Bên cạnh đó, việc TTHC không đảm bảo tính khả thi cũng có thể dẫn đến không đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch của quá trình KSTTHC. Tính khả thi trong TTHC được đánh giá qua 02 đối tượng, đó là (i) cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC và (ii) cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức) tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC. Một TTHC đảm bảo tính khả thi tức là phải khả thi đối với cả 02 đối tượng (i) và (ii); nếu không có tính khả thi đối với đối tượng (i) thì s không tạo ra sự chuyển biến trong đời sống thực tế, mục đích khi ban hành TTHC không đạt được; nếu không có tính khả thi đối với đối tượng (ii) thì pháp luật s không được chấp hành nghiêm chỉnh, uy tín của Nhà nước và Chính phủ s bị ảnh hưởng. Như vậy, chỉ cần không khả thi đối với 01 trong 02 đối tượng (i) và (ii) thì TTHC s bị coi là không khả thi. Trong những năm gần đây, một số TTHC đã thể hiện sự không khả thi trong quá trình triển khai thực hiện, ví dụ như theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 thì các hành vi như vứt tàn, bỏ đầu thuốc lá, vệ sinh cá nhân, vứt rác thải không đúng nơi quy định thì s bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Tuy nhiên, những quy định này là không khả thi, bởi vì những hành vi nói trên diễn ra rất nhanh, tức thời nên khó phát hiện để xử phạt27. Mặt khác, mức phạt tiền tương đối cao, chưa thực hiện việc quản lý thu nhập thông qua tài khoản cá nhân nên việc xử phạt và nộp phạt gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trên thực tế, số lượng hành vi bị xử phạt còn rất ít28, chủ yếu là Nguyễn Cường (2015), “TP.HCM: Phạt người vứt rác bừa bãi hiện nay không khả thi , tại địa chỉ http://www.baomoi.eom/tp-hcm-phat-nguoi-vut-rac-bua-bai-hien-nay-khong-kha-thi/c/22260998.epi ngày truy cập 20/7/2017 , , , , 28 Đồng Thần-Hoàng Yến (2017), “Xử phạt đối với người tiểu bậy: ‘Đừng chỉ ban hành quy định rồi để đó' , tại địa chỉ http://congan.com.vn/doi-song/xu-phat-doi-voi-nguoi-tieu-bay-dung-chi-ban-hanh-quy-dinh-roide-do 33703.html truy cập,ngày 20/7/2017 27

49

do cơ quan nhà nước bỏ công sức để theo dõi trong một thời gian dài mới phát hiện để xử phạt; mà những hành vi vi phạm này đều diễn ra hàng ngày một cách thường xuyên và liên tục trên khắp cả nước. Do vậy, quy định xử phạt này không mang tính khả thi vì nó quá khó để thực hiện trên thực tế, cũng như không đạt hiệu quả như ý đồ của các nhà làm luật. Qua những ví dụ trên, có thể thấy r ng, mặc dù quy trình ban hành TTHC được quy định rất rõ ràng, trải qua nhiều giai đoạn th m định, đánh giá rất kỹ lưỡng từ nhiều cơ quan khác nhau nhưng vẫn bỏ sót một số những quy định không có tính khả thi, không thể thực hiện được trên thực tế. hi quy định về TTHC không đảm bảo tính khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới s phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế TTHC đó mới đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Sự không khả thi trong một số quy định về TTHC kéo theo việc thực hiện KSTTHC có nhiều khó khăn, bất cập. Nếu KSTTHC không phát hiện ra được sự không khả thi trong những quy định về TTHC tức là quá trình KSTTHC không được thực hiện nghiêm túc, không hiệu quả, không đạt được yêu cầu, mục tiêu mà KSTTHC phải hướng tới. Mặt khác, nếu phát hiện ra những quy định về TTHC không khả thi thì cũng rất khó khăn trong việc xử lý. Không dễ để khắc phục các quy định không khả thi, cũng như xác định rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc tạo ra các quy định không khả thi nêu trên. Trường hợp xác định được trách nhiệm của cơ quan soạn thảo cũng rất khó để tìm ra cá nhân chịu trách nhiệm, khi tìm ra cá nhân thì cũng chưa có chế tài xử lý. Chính vì vậy, mặc dù trách nhiệm của KSTTHC là phải phát hiện những quy định về TTHC không khả thi để hoàn thiện, nhưng nếu tồn tại những quy định không khả thi thì việc KSTTHC cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập do cơ chế hiện tại chưa trao nhiều quyền cho cơ quan KSTTHC. - hó hăn trong việc kiểm soát tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính: Bản chất của hoạt động KSTTHC là phụ thuộc vào TTHC cũng như mang ý chí chủ quan của cơ quan KSTTHC, do vậy nếu TTHC không đảm bảo tính công khai, minh bạch thì có thể ảnh hưởng đến quá trình KSTTHC, gây nhiều khó khăn, trở ngại khi thực hiện. Mặt khác, sự thiếu công khai, minh bạch của TTHC không dễ để có thể phát hiện trong quá trình KSTTHC, nó đòi hỏi cũng như yêu cầu cơ quan KSTTHC phải hết sức trách nhiệm trong công việc, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, cũng như năng lực của Hoàng Lam (2017), 3 tài xế taxi tiểu bậy bị phạt 6 triệu đồng , tại địa chỉ http://news.zing.vn/3-tai-xe-taxi- tieubay-bi-phat-6-trieu-dong-post720260.html truy cập ngày 20/7/2017

50

các cán bộ, công chức trong cơ quan KSTTHC phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Tính minh bạch của TTHC được thể hiện ở sự rõ ràng trong quy định và thuận tiện trong việc áp dụng, thực thi. Tuy nhiên, qua quá trình KSTTHC đã phát hiện một số TTHC được quy định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuân thủ TTHC, đặc biệt là trong các l nh vực quan trọng như đất đai, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, ... Việc TTHC được quy định chưa rõ ràng và đầy đủ s dẫn tới việc cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết TTHC không đủ thông tin cần thiết để thực hiện TTHC đó, gia tăng sự phiền hà đối với họ khi phải mất nhiều thời gian để nộp đủ và đúng các hồ sơ theo yêu cầu. Mặt khác, việc thiếu tính minh bạch trong quy định về TTHC, khiến TTHC chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ, còn làm tăng nguy cơ sách nhiễu, phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC. TTHC không được quy định một cách minh bạch s dẫn đến có nhiều cách hiểu, nhiều cách giải thích khác nhau trong quá trình thực hiện; đồng thời, mỗi cán bộ, công chức làm nhiệm vụ lại có một cách hiểu riêng, càng làm cho tiêu cực, tham nhũng nảy sinh trong quá trình tiếp nhận và xử lý TTHC. Mặt khác, như trên đã đề cập, việc quy định về TTHC chưa rõ ràng và đầy đủ còn gây phiền toái cho đương sự là cá nhân, tổ chức khi đến giải quyết TTHC tại các cơ quan tiếp nhận khi phải đi lại nhiều lần và mất rất nhiều thời gian mới bổ sung hồ sơ đúng theo thủ tục được29. Việc chậm trễ trong giải quyết TTHC có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cũng như tạo tâm lý hoang mang, e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi chu n bị đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm hiểu rất kỹ về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trước khi quyết định việc đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng vào các TTHC cần thiết để tạo lập doanh nghiệp cũng như sản xuất, kinh doanh, phân phối sau này. Chính vì vậy, việc gia tăng phiền hà khi giải quyết TTHC, nhất là đến từ sự không minh bạch của quy định về TTHC, s ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh kinh tế trong nước rất cần có sự tham gia của vốn ngoại vào thị trường trong nước. Mặt khác, sự chậm trễ có thể tác động đến cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư ra nước ngoài, gia tăng chi phí khiến việc cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, trong khi đáng l không phải gánh chịu những chi phí không cần thiết này. Một điểm nữa thể hiện việc không minh bạch trong quy định về TTHC đó là chưa có văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù TTHC đã có hiệu lực thi hành. Tình trạng này Trần Mạnh (2017), “Thủ tục vô lý lại hành doanh nghiệp’ ’ , tại địa chỉ: http ://tuoitre .vn/tin/kinhte/20170714/thu-tuc-vo-ly-lai-hanh-doanh-nghiep/1351765.html ngày truy cập 22/7/2017 29

51

diễn ra tương đối phổ biến30, đặc biệt xuất hiện nhiều tại các cơ quan tại TW31, nhất là đối với l nh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, thuế và hải quan. Ví dụ như theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính thì việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền, tạm thu tiền thi hành án dân sự của phạm nhân được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sau 04 năm ban hành thì Bộ Tài chính vẫn chưa quy định mẫu biên lai cũng như xác định trách nhiệm in ấn, cấp phát biên lai thuộc th m quyền của cơ quan nào (của Bộ Tư pháp hay Bộ Công an). Các trại giam phản ánh vì không có biên lai thu tiền cho nên nhiều trường hợp trại giam không thể thu tiền của phạm nhân hoặc thu không ghi biên lai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như việc xét đặc xá, miễn, giảm thời gian chấp hành hình phạt tù. Vì vậy, việc thiếu văn bản hướng dẫn khiến cho TTHC được ban hành nhưng thực chất không thể thi hành được. Như vậy, vô hình chung s làm ùn tắc quá trình xử lý và giải quyết các hồ sơ hành chính đã tiếp nhận, mặt khác, cũng làm gia tăng áp lực cho cơ quan tiếp nhận trong việc hướng dẫn, giải thích cho đương sự hiểu về việc chưa áp dụng TTHC mới được vì chưa có văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc chậm hoặc chưa có văn bản hướng dẫn thi hành ngoài các ảnh hưởng nêu trên còn có thể gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC; ví dụ như chậm trễ cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có thể làm doanh nghiệp không thể kinh doanh và thu lợi nhuận trong khi vẫn phải trả tiền lãi vay để thành lập doanh nghiệp. Những thiệt hại này có thể là hữu hình (như thiệt hại về tiền, tài sản đã nêu ở trên), cũng có thể là vô hình (như gây bức xúc cho đương sự đến làm việc, hoặc làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật). Mặt khác, đương sự phải tự gánh chịu thiệt hại đối với việc TTHC chưa thi hành được vì chưa có văn bản hướng dẫn, chưa có cơ chế nào để xác định thiệt hại cũng như cơ quan đứng ra bồi thường cho những thiệt hại đó cả. Chính vì vậy, các cơ quan xây dựng pháp luật cần phải kh n trương và trách nhiệm, tránh tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn, giảm thiểu thiệt hại cho cá nhân và tổ chức tham gia vào TTHC. - hó hăn hi iểm soát thủ tục hành chính trong giai đoạn soạn thảo, xây dựng qu định về thủ tục hành chính, nhất là việc không minh bạch khi lấy ý kiến góp ý Anh Duy (2017), “Luật có hiệu lực 4 năm, văn bản hướng dẫn chưa ban hành “ tại địa chỉ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/luat-co-hieu-luc-4-nam-van-ban-huong-dan-chua-ban-hanh-3571807.html truy cập ngày 22/7/2017 31 Tuệ Văn (2016), “Việc ban hành văn bản quy định chi tiết còn rất chậm Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, truy cập tại http://baochinhphu.vn/Van-ban-no-dong/Viec-ban-hanh-van-ban- quy-dinh-chitiet-con-rat-cham/255498.vgp ngày truy cập 23/7/2017; Chính Phong (2016), “Để thủ tục hành chính không còn “hành là chính “, Thời báo kinh tế Sài Gòn, truy cập tại: http://www.thesaigontimes.vn/149890/De-thu-tuc-hanh-chinh-khong-con-hanh-la-chinh.html ngày truy cập 23/7/2017 30

52

vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Về nguyên tắc, trước khi ban hành quy định về TTHC thì cơ quan soạn thảo phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan vào dự thảo văn bản, trong đó có cơ quan KSTTHC. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, cơ quan KSTTHC cùng các cá nhân, tổ chức chịu tác động trực tiếp từ TTHC chưa được thực hiện một cách minh bạch trong thời gian qua. Chính vì vậy, có rất nhiều những văn bản sau khi ban hành thì thể hiện sự bất hợp lý, trái pháp luật kể cả về nội dung lẫn th m quyền ban hành32. Qua công tác kiểm tra của Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp), đã phát hiện nhiều văn bản QPPL có vi phạm33, cụ thể: trong 06 tháng đầu năm 2017 đã kiểm tra 1.582 văn bản (gồm 197 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 1.385 văn bản của các địa phương), đã phát hiện và kiến nghị xử lý đối với 39 văn bản trái pháp luật về nội dung và th m quyền (gồm 12 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 27 văn bản của các địa phương), 418 văn bản sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức, kỹ thuật trình bày; trong số 39 văn bản kể trên thì có 14 văn bản đã xử lý, 22 văn bản đã có hướng xử lý và 03 văn bản chưa có thông tin về kết quả xử lý. Có thể thấy r ng, nếu việc lấy ý kiến được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính minh bạch thì s khó có thể xảy ra tình trạng quy định về TTHC được ban hành nhưng lại trái pháp luật về nội dung, th m quyền ban hành hoặc không hợp lý, không thể thực hiện được. Về nguyên tắc, trước khi ban hành văn bản QPPL có chứa đựng TTHC thì cơ quan soạn thảo phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, trường hợp cần thiết còn phải lấy ý kiến của các đối tượng s bị tác động bởi các TTHC đó trên thực tế. Trong thời hạn theo luật định thì các cơ quan đó phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ quan điểm của mình về tính hợp lý, hợp pháp của TTHC cũng như có cần thiết hay không việc ban hành TTHC đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi ban hành TTHC thì bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, mặt khác các cơ quan cho ý kiến nhất trí việc ban hành TTHC lại có quan điểm trái ngược với ý kiến đã nêu ra. Điều này chứng tỏ việc lấy ý kiến chưa đảm bảo tính minh bạch, còn mang nặng tính hình thức, đối phó, bị xem nhẹ, được coi là một giai đoạn thứ yếu, không cần thiết trong quá trình xây dựng và ban hành quy định về TTHC. Ví dụ như việc chuyển đổi giấy phép lái xe b ng giấy bìa sang loại giấy phép lái xe b ng vật liệu PET được quy định trong Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày

Thế ha (2016), “Năm 2015 phát hiện hàng nghìn văn bản trái pháp luật, sai nội dung, th m quyền , truy cập tại: http://dantri.com.vn/xa-hoi/nam-2015-phat-hien-hang-nghin-van-ban-trai-phap-luat-sai-noi-dungtham-quyen-20160525155332372.htm ngày truy cập 25/7/2017 33 Bộ Tư pháp (2017), “Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 , trang thông tin về kiểm tra, rà soát hệ thống hoá và hợp nhất văn bản QPPL, truy cập tại http://ktvb.moi.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-o-trung-uong.aspx?ltemlD=117 ngày 25/7/2017 32

53

20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải. Theo quy định tại Thông tư thì sau 06 tháng kể từ thời điểm hết hạn nói trên mà cá nhân không thực hiện việc chuyển đổi nói trên thì cá nhân có giấy phép lái xe b ng giấy bìa phải thực hiện việc sát hạch lại lý thuyết lái xe. Trong một thời gian dài, dư luận đã phản ánh về việc bất cập trong quy định của TTHC, bởi vì trong trường hợp này nếu không thực hiện việc đổi sang vật liệu PET trong thời hạn nhất định thì giấy phép lái xe khi được cấp lại vì hết thời hạn sử dụng theo luật định thì cá nhân phải thực hiện lại việc sát hạch lý thuyết lái xe. Quy định như trên vừa bất hợp lý, lại khiến cho cá nhân cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện, cảm thấy như bị ép buộc phải chuyển sang dùng giấy phép lái xe b ng vật liệu PET. Nhiều cơ quan đã lên tiếng về sự bất hợp lý này, tuy nhiên đại diện của Bộ Giao thông vận tải là cơ quan soạn thảo TTHC cho r ng, các cơ quan đều đã thống nhất ý kiến về việc ban hành, cho nên việc ban hành là đúng trình tự, thủ tục và đúng quy trình34. Sau khi dư luận phản ánh, Bộ Giao thông vận tải đã tiếp thu và ban hành văn bản sửa đổi quy định trên35, trong đó chỉ “khuyến khích việc đổi giấy phép lái xe sang loại b ng PET và không có cơ chế nào bắt buộc hoặc gây khó khăn nếu không thực hiện việc chuyển đổi. Theo quy định36, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan cho ý kiến; trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý thì cơ quan soạn thảo phải giải trình cụ thể. Như vậy, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan một cách nghiêm túc thì s không thể xảy ra tình trạng vừa ban hành quy định về TTHC đã bị dư luận phản đối, dẫn đến phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế quy định đã ban hành. Chính vì thế, càng thể hiện rõ sự không minh bạch trong việc lấy ý kiến trước khi ban hành quy định về TTHC mà mang nặng tính thủ tục, hình thức, mang tính chất đối phó. Thực tế cho thấy, do hàng ngày khối lượng các quy định về TTHC cần phải xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung rất nhiều, trong khi thời hạn theo luật định về việc lấy ý kiến lại tương đối ngắn; lực lượng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xây dựng các văn bản góp ý còn mỏng và yếu về trình độ, khiến cho chất lượng của các văn bản góp ý không như mong muốn. Thực tiễn cho thấy có tình trạng văn bản do cấp dưới trình lên cấp trên và cấp trên ký nhưng không xét duyệt kỹ nội dung37, do đó, để thấy r ng, nhiều

Tùng Lê (2016), “Chuyển đổi GPLX: Bộ GTVT đã lấy ý kiến trước khi ban hành , truy cập tại: http://www.baogiaothong.vn/chuyen-doi-gplx-bo-gtvt-da-lay-y-kien-truoc-khi-ban-hanh-d178691.html ngày truy cập 22/7/2017 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao Thông vận tại 36 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Khoản 4 Điều 9 T.A/Tiền Phong (2017), “Tổng cục trưởng Du lịch: hông đổ lỗi ai văn bản liên quan đến Sơn Trà , truy cập tại: http://news.zing.vn/tong-cuc-truong-du-lich-khong-do-loi-ai-van-ban-lien-quan-den-son-trapost752742.html ngày truy cập 25/7/2017 34

37

54

trường hợp văn bản góp ý chỉ mang tính hình thức, không thể hiện được quan điểm của cơ quan ban hành văn bản (mà cụ thể là người ký văn bản) cũng như chất lượng của các ý kiến đóng góp không được cao. Ngoài ra, có một số trường hợp chậm trả lời văn bản xin ý kiến góp ý mà không có lý do chính đáng (tình trạng này diễn ra rải rác ở một số cơ quan TW), dẫn đến việc cơ quan soạn thảo quy định về TTHC mặc nhiên cho r ng cơ quan được xin ý kiến góp ý đã thống nhất quan điểm với mình trong việc ban hành, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thực hiện TTHC sau này. Bên cạnh đó, có thể các cán bộ, công chức trong cơ quan nhận được văn bản xin ý kiến đã bỏ công sức nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp và sự khả thi của quy định về TTHC, đồng thời có văn bản trả lời đúng hạn; tuy nhiên, vì một số lý do khác nhau, cơ quan soạn thảo đã bỏ qua, không tiếp thu nghiêm túc những quan điểm, ý kiến nói trên, nhất là các quan điểm, ý kiến trái ngược và vẫn giữ nguyên quan điểm của mình trong quá trình soạn thảo và ban hành. Có thể thấy r ng, ở một số cơ quan, việc lấy ý kiến vào quy định về TTHC chỉ mang tính hình thức, cho đúng quy trình và thủ tục theo luật định, và thực tế là cơ quan soạn thảo đã có ý định bảo vệ đến cùng quan điểm của mình về TTHC, đồng thời không tiếp thu những ý kiến góp ý đến từ các cơ quan có liên quan. Hoặc cũng có thể, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tổng hợp ý kiến góp ý thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng để cập nhật các ý kiến có ích cho quá trình soạn thảo và ban hành quy định về TTHC, dẫn đến việc không tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý của các cơ quan khác. Hậu quả của việc tiếp thu không nghiêm túc là không đảm bảo tính minh bạch cũng như yêu cầu về sự khả thi và tính công khai của TTHC trong quá trình xây dựng, soạn thảo vàban hành, và đương nhiên trong quá trình triển khai thực hiện s tự bộc lộ sự bất hợp lý và có thể là trái pháp luật, bị dư luận xã hội lên án và s mất nhiều thời gian và công sức để sửa chữa, khắc phục. Bên cạnh sự không nghiêm túc trong việc lấy ý kiến của cơ quan soạn thảo, một phần trách nhiệm không nhỏ cũng thuộc về phía cơ quan KSTTHC. Một số cơ quan KSTTHC chưa thực hiện hết các nhiệm vụ theo luật định, cũng như chưa thực hiện đúng chức trách của mình theo yêu cầu. Còn có sự qua loa, đại khái trong việc đóng góp ý kiến, thiếu nghiêm túc trong việc trả lời góp ý, bỏ qua hoặc không phát hiện được những trường hợp cơ quan soạn thảo không thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không đơn giản, dễ dàng để phát hiện những trường hợp thực sự không nghiêm túc trong việc lấy ý kiến vào dự thảo văn bản, bởi vì hầu như hồ sơ trình để ban hành đều có đủ các ý kiến đóng góp cũng như bản tiếp thu giải trình, về nguyên tắc là việc lấy ý kiến được thực hiện rất bài bản và nghiêm túc; tuy nhiên khi đi sâu vào nội

55

dung của các văn bản góp ý cũng như bản tiếp thu giải trình thì mới có thể phát hiện được các trường hợp này. Chính vì vậy, ngoài sự tận tâm trong công việc thì còn đòi hỏi năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ KSTTHC, không chỉ về KSTTHC nói chung mà còn phải am hiểu hầu hết các l nh vực mà TTHC được quy định. Do có những khó khăn như vậy, cho nên nếu không đảm bảo sự nghiêm túc trong việc lấy ý kiến các cơ quan có liên quan vào dự thảo thì KSTTHC cũng khó để đạt được hiệu quả nếu chưa có những điều chỉnh, thay đổi về thể chế cũng như về nguồn nhân lực. - hó hăn trong việc kiểm so t qu trình đ nh gi t c động của thủ tục hành chính, đặc biệt là những trường hợp chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong qu trình đ nh gi t c động KSTTHC được thực hiện thông qua nhiều quá trình, trong đó có quá trình đánh giá tác động quy định về TTHC trước khi ban hành. Về nguyên tắc, TTHC cần phải được đánh giá tác động bởi cơ quan soạn thảo trước khi ban hành 38. Quá trình đánh giá tác động là một khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành quy định về TTHC; bởi vì, nếu trong quá trình đánh giá tác động mà cơ quan soạn thảo phát hiện những điểm bất hợp lý, những điểm còn chưa được hoặc chưa cần thiết, chưa cấp bách mà phải ban hành quy định về TTHC thì có thể cân nhắc việc ban hành hay không ban hành quy định về TTHC này. Đây được coi là giai đoạn gần như cuối cùng của việc xây dựng và ban hành quy định về TTHC, giúp cơ quan soạn thảo một lần nữa đánh giá lại tác động của quy định về TTHC đến đối tượng của xã hội, đặc biệt là những đối tượng trực tiếp bị điều chỉnh bởi TTHC đó. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc đánh giá tác động của quy định về TTHC chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, chưa đảm bảo tính minh bạch trong quá trình đánh giá; thậm chí còn có trường hợp còn không thực hiện việc đánh giá tác động trước khi ban hành quy định về TTHC 39. Do sự thiếu minh bạch trong đánh giá tác động của quy định về TTHC cho nên các cơ quan KSTTHC gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Quá trình đánh giá tác động được thực hiện chưa nghiêm túc, thiếu tính minh bạch s sản sinh ra các quy định về TTHC không phù hợp, làm gia tăng khối lượng công việc của cơ quan KSTTHC. Mặt khác, việc đánh giá tác động của quy định về TTHC cũng là một nội dung của KSTTHC trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị soạn thảo quy định về TTHC, cho nên nếu việc đánh giá tác động được thực hiện không minh bạch, không nghiêm túc tức là KSTTHC tại cơ

Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Điều 10 Chu Thanh Vân (2015), “Còn thủ tục hành chính được ban hành mà chưa qua đánh giá tác động , truy cập tại http://bnews.vn/con-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-ban-hanh-ma-chua-qua-danh-gia-tac-dong/3471.html ngày 26/7/2017 38 39

56

quan, đơn vị đó chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Tại Việt Nam, thời gian qua một số cơ quan soạn thảo xem nhẹ việc đánh giá tác động của quy định về TTHC, đồng thời cho r ng việc xây dựng quy định về TTHC là hết sức cần thiết và cấp bách; không cần phải rà soát, đánh giá lại tính hợp lý, hợp pháp của quy định về TTHC cũng như tác động của quy định về TTHC đó đối với toàn xã hội. Chính vì nhận thức của một số cơ quan soạn thảo như vậy cho nên số lượng quy định về TTHC cần phải được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ theo từng năm đều tăng lên, do trong quá trình thực hiện TTHC mới bộc lộ những khuyết điểm, nhược điểm, hạn chế mà không thể khắc phục được, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào TTHC. Nếu các cơ quan soạn thảo có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc đánh giá tác động cũng như thực hiện việc đánh giá tác động quy định về TTHC một cách bài bản, chuyên nghiệp và có trách nhiệm hơn thì s không phải tốn nhiều thời gian và công sức cho việc sửa chữa, khắc phục sau này. Bên cạnh đó, việc tính toán chi phí tuân thủ của TTHC cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chủ yếu phát sinh từ bản thân các cơ quan soạn thảo khi không thể xác định được chính xác các chi phí để có thể thực hiện TTHC, thiếu sự khảo sát, đánh giá TTHC trong thực tiễn triển khai40. Điều này cũng gây ra sự tốn kém không cần thiết cả về thời gian, tiền bạc cũng như sức lực của các cơ quan tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC cũng như đương sự tới làm việc; ảnh hưởng đến quá trình giải quyết hồ sơ hành chính; gia tăng số lượng hồ sơ chậm trễ giải quyết; tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như giảm lòng tin của nhân dân vào hệ thống hành chính công. Chính vì vậy, cần có những chỉnh sửa cho phù hợp đối với những văn bản QPPL quy định về việc tính chi phí tuân thủ TTHC cũng như kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để chấn chỉnh tình trạng này cũng như nâng cao hiệu quả của việc đánh giá tác động TTHC nói chung. - hó hăn trong iểm soát thủ tục hành chính do tồn tại lợi ích nhóm trong quá trình ban hành thủ tục hành chính, cài cắm c c qu định về thủ tục hành chính có lợi cho một bộ phận cơ quan c nh n tổ ch c trong văn bản quy phạm pháp luật: Hoạt động KSTTHC chỉ thực sự hiệu quả nếu kịp thời phát hiện những quy định về TTHC chưa phù hợp trước khi quy định đó được ban hành. Nếu quy định đó đã được Chính Phong (2016), “ hó "lượng hóa" chi phí thủ tục hành chính , Thời báo kinh tế Sài Gòn, truy cập tại http://www.thesaigontimes.vn/152592/Kho-luong-hoa-chi-phi-thu-tuc-hanh-chinh.html truy cập ngày 25/7/2017 40

57

ban hành thì tức là khâu KSTTHC trong giai đoạn xây dựng, soạn thảo chưa được thực hiện nghiêm túc. Mặt khác, việc phát hiện cũng như khắc phục các quy định về TTHC sau khi được ban hành cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hơn nếu như phát hiện ngay trong giai đoạn xây dựng và soạn thảo. Tuy nhiên, thực tế là có nhiều trường hợp KSTTHC không phát hiện ra các quy định về TTHC không phù hợp, không đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch trong giai đoạn soạn thảo; đặc biệt, còn xuất hiện tình trạng các cơ quan soạn thảo đưa vào trong quy định các TTHC có lợi cho chính cơ quan soạn thảo đó hoặc một cơ quan, cá nhân, tổ chức nhất định mà không bị phát hiện. Tình trạng này được gọi là “lợi ích nhóm trong việc xây dựng văn bản QPPL, mà cụ thể hơn là trong các quy định về TTHC. Theo ngh a rộng, nhóm lợi ích (Interest Groups) là tập hợp các cá nhân có chung quan điểm, mục tiêu hành động đối với từng vấn đề xã hội và cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu đó b ng cách tác động đến việc xây dựng chính sách của Chính phủ. Theo ngh a hẹp, nhóm lợi ích là những nhóm vận động hành lang, tác động đến Chính phủ nh m tìm kiếm những đặc quyền, đặc lợi cho phe nhóm của mình trong việc hoạch định và thực thi chính sách41. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng đã chỉ rõ các biểu hiện của “lợi ích nhóm này, như: “tranh thủ bổ nhiệm n ười thân n ười quen n ười nhà kh n đủ tiêu chuẩn điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích... Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũn tiêu cực. Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội. S dụng quyền lực được iao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để n ười thân n ười quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. . Việc tồn tại “lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng quy định về TTHC đã được nói đến tại rất nhiều diễn đàn, hội thảo cũng như phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng xã hội42, ... Khi không thực hiện một cách nghiêm túc cũng như không đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xây dựng quy định về TTHC

PGS, TS Lê Văn Đính (2017), “Lợi ích nhóm tha hóa 'bộ phận không nhỏ' cán bộ . truy cập tại http://www.baomoi.com/loi-ich-nhom-tha-hoa-bo-phan-khong-nho-can-bo/c/22070989.epi ngày truy cập 25/7/2017 42 An Nhi (2016), “Bộ Tư pháp phải chống lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế , truy cập tại: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-7401-bo-tu-phap-phai-chong-loi-ich-nhom-trong-xay-dung-the-che.html ; D.Tiêu (2017), “Kiên quyết xóa bỏ cơ chế ''xin - cho'', lợi ích nhóm’ ’ truy cập tại http://kinhtedothi.vn/kienquyet-xoa-bo-co-che-xin-cho-loi-ich-nhom-290049.html; Minh Phong-Minh Trí (2017), “Giải pháp nào cho 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ?’ ’, truy cập tại http://www.nhandan.com.vn/kinhte/thoi su/item/32010802-giai- phap-naocho-12-du-an-nghin-ty-thua-lo.html ngày 25/7/2017 41

58

thì rất dễ phát sinh việc cài cắm các quy định có lợi cho một bộ phận cơ quan, cá nhân, tổ chức trong các văn bản QPPL quy định về TTHC. Xuất phát từ việc tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức cũng như sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có th m quyền s dẫn đến việc các cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo s cài cắm các quy định về TTHC có lợi cho một nhóm người hoặc cơ quan, tổ chức trong quá trình soạn thảo và ban hành quy định về TTHC. Ví dụ43 như theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2017 thì Cục Quản lý các hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì th m định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản v thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, nếu thực hiện theo quy định này, Cục Quản lý các hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm th m định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản v thi công của tất cả các công trình cấp I và cả những dự án nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng trên 20.000 m2 của tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Tuy nhiên, vấn đề là sau khi Cục Quản lý các hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng th m định xong thì chủ đầu tư phải đem hồ sơ này nộp lại cho Sở Xây dựng để được cấp giấy phép xây dựng. Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho r ng, việc tách thành 02 quy trình là th m định thiết kế và cấp giấy phép xây dựng là không hợp lý, cần nhập làm 01 thủ tục duy nhất và đặt câu hỏi, có hay không việc cài cắm lợi ích nhóm trong việc xây dựng quy định về TTHC này (“người được lợi trong trường hợp này là Cục Quản lý các hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng), trong khi thực chất không cần thiết phải đặt ra TTHC này, gây rắc rối, phiền hà cho quá trình triển khai thực hiện. Thực tế, sau khi quy định về TTHC có cài cắm “lợi ích nhóm được ban hành, nó s mang lại lợi ích cho những nhóm người hoặc cơ quan đó; đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền hành chính cũng như tác động xấu đến quá trình thực hiện TTHC, phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, thói cửa quyền, hách dịch. Đồng thời, các TTHC này do không vì lợi ích chung của toàn xã hội mà chỉ hướng tới một nhóm người hoặc cơ quan cụ thể, nên cũng không đảm bảo tính minh bạch trong quy định về TTHC. Một khi quy định về TTHC không đảm bảo tính minh bạch thì sớm muộn cũng s phải thay đổi hoặc bãi bỏ cho phù hợp với thực tiễn. Việc ban hành các quy định về thủ tục hành chính có lợi ích nhóm vừa phá vỡ quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; vừa tác động đến công tác

Linh Nhi (2017), “Tháo ‘điểm ngh n' thủ tục hành chính, giảm thiểu ‘lợi ích nhóm' , truy cập tại: http://batdongsan.enternews.vn/tu-van/thao-diem-nghen-thu-tuc-hanh-chinh-giam-thieu-loi-ich-nhom20170210193435.html ngày 21/7/2017 43

59

tổ chức cán bộ; vừa ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế- xã hội; vừa làm suy giảm sự tập trung chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tuy nhiên, chỉ có lợi cho một bộ phận cán bộ, công chức nhất định44. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đã có nhiều chỉ đạo để chấn chỉnh việc xây dựng thể chế cũng như nâng cao hiệu quả công tác KSTTHC, xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng quy định về TTHC45 mà gần đây nhất là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị sơ kết công tác CCHC 06 tháng đầu năm 201746. Việc kịp thời chấn chỉnh tình trạng này là phù hợp với mục tiêu mà Nhà nước và Chính phủ ta đang hướng tới là xây dựng một nền hành chính phục vụ, liêm chính và kiến tạo; đồng thời, thể hiện rõ nét sự minh bạch trong quy định về TTHC. Tính minh bạch thể hiện ở điểm không có vụ lợi khi xây dựng quy định về TTHC, không cài cắm các quy định có lợi cho một bộ, ngành, địa phương, một cá nhân hay tổ chức cụ thể. Đồng thời, cần kiên quyết loại trừ lợi ích nhóm ra khỏi công tác xây dựng thể chế cũng như ban hành quy định về TTHC để đảm bảo quyền, lợi ích của toàn thể nhân dân và tính minh bạch trong quy định về TTHC. Một khi KSTTHC không phát hiện ra các quy định về TTHC bị cho là có lợi ích nhóm trong đó trước khi ban hành thì việc xử lý, giải quyết nhất định là gặp nhiều khó khăn. Nếu phát hiện ngay trong giai đoạn soạn thảo thì cơ quan KSTTHC có thể đề nghị thay đổi, sửa đổi hoặc hủy bỏ quy định về TTHC không phù hợp, chứa đựng lợi ích nhóm trong đó. Việc xử lý trong trường hợp này s không làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, cũng như không gây thiệt hại cho các đương sự tham gia vào TTHC đó nếu như được ban hành. Ngược lại, nếu không phát hiện được mà để đến khi ban hành cơ quan KSTTHC mới phát hiện được thì việc xử lý, giải quyết trong trường hợp này tương đối phức tạp, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; có thể phải xử lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi để xảy ra việc cài cắm “lợi ích nhóm vào trong văn bản QPPL; tốn nhiều chi phí để xây dựng văn bản sửa đổi quy định về TTHC; đồng thời, gây thiệt hại cho các đương sự đã tham gia vào TTHC có “lợi ích nhóm đó mà không thể khắc phục được. Chính vì l đó mà các cơ quan KSTTHC cần phải nỗ lực hơn nữa nh m kịp thời phát hiện các quy định về TTHC không phù hợp, nhất là trong giai đoạn xây dựng, soạn thảo để tạo một môi trường hành chính công b ng, văn minh, lịch sự, thân thiện, thông thoáng, đảm bảo quyền lợi của các bên

Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ ngh a xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 100-113 45 Thế ha (2016), “Thủ tướng yêu cầu chống lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế , truy cập tại: http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-yeu-cau-chong-loi-ich-nhom-trong-xay-dung-the-che20161223151345368.htm ngày truy cập 23/7/2017 46 Thông báo 256/TB-VPCP ngày 06/6/2017 của Văn phòng Chính phủ 44

60

tham gia vào TTHC. - Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, nhất là trong việc rà so t đ nh gi thủ tục hành chính còn mang nặng tính hình th c: Một trong những nội dung quan trọng của hoạt động KSTTHC là việc rà soát, đánh giá TTHC, được quy định cụ thể tại Chương 5 của Nghị định số 63/2010/NĐ- CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ. Việc rà soát, đánh giá TTHC là một hoạt động bắt buộc của các cơ quan HCNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt là tại các cơ quan trực tiếp soạn thảo và ban hành TTHC. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, việc rà soát, đánh giá TTHC để phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế TTHC chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, còn mang nặng tính hình thức. Định kỳ hàng năm, các cơ quan đều đã ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC của mình; tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau khiến cho kết quả của việc rà soát, đánh giá TTHC có chất lượng chưa cao. Việc rà soát, đánh giá TTHC là một hoạt động trong quá trình KSTTHC, nó đóng vai trò như là một cơ quan kiểm tra tính hiệu quả và việc áp dụng TTHC trên thực tế có đúng như mong muốn khi ban hành TTHC hay không. Tuy nhiên, chính vì việc làm hời hợt của các cán bộ, công chức được phân công thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC cũng như tính phức tạp, không khả thi trong các biểu mẫu đánh giá theo quy định trong các văn bản QPPL khiến cán bộ, công chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, xuất hiện tình trạng làm đối phó hoặc sao chép của nhau, dẫn đến kết quả tổng hợp được từ các biểu mẫu không phản ánh thực chất quá trình vận hành của TTHC trên thực tế. Có thể, TTHC này là bất cập, bất hợp lý, cần sửa đổi, nhưng trong các biểu mẫu rà soát có khi lại không thể hiện ra điều này, khiến cho cơ quan xử lý các kết quả từ kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC không có được một cái nhìn toàn diện và khách quan, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc KSTTHC, cũng như không đảm bảo tính công khai, minh bạch của TTHC trong quá trình thực hiện. 2 3 c c thủ tục hành chính Thông qua kiểm soát TTHC trong xây dựng và thực hiện, cơ quan kiểm soát có th m quyền xử lý đối với các TTHC khi không đáp ứng các yêu cầu theo luật định. Cụ thể như sau: 2 3 đố vớ t ủ tục à c í c ưa đảm bảo vi c công bố công khai Theo quy định của pháp luật, TTHC sau khi ban hành phải được công bố công

61

khai47 trước khi TTHC có hiệu lực thi hành48. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các cơ quan có th m quyền chậm công bố TTHC, dẫn đến việc TTHC đã có hiệu lực thi hành nhưng lại chưa được công bố rộng rãi; hoặc không thực hiện công bố TTHC. Hành vi nói trên vừa vi phạm quy định của pháp luật, vừa không đảm bảo tính công khai của TTHC, lại vừa gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC. TTHC nếu không được công bố công khai thì các cá nhân, tổ chức s không nắm được TTHC cũ đã bị thay thế bởi TTHC mới, hoặc l nh vực này trước kia không yêu cầu TTHC nhưng hiện tại phải thực hiện theo đúng quy trình trong TTHC mới ban hành. Như vậy, vô hình chung làm tăng gánh nặng về thời gian thực hiện TTHC cũng như tạo ra những áp lực, bức xúc cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC; đồng thời, tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, cán bộ, công chức dễ bị tha hóa, biến chất, gây sách nhiễu, phiền hà đối với cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC, ảnh hưởng đến những nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện TTHC. Có thể thấy, tính công khai của TTHC được thể hiện rõ nét trong việc công bố TTHC. Nếu các cơ quan hành chính thực hiện nghiêm túc việc công bố TTHC đúng hạn theo luật định thì điều đó thể hiện r ng, tại các cơ quan hành chính đó TTHC đã được đảm bảo tính công khai; ngược lại, nếu các cơ quan hành chính thực hiện không nghiêm túc việc công bố thì có ngh a là tính công khai chưa được đảm bảo. Khi một TTHC không được đảm bảo tính công khai thì s rất khó để được thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế; và người phải gánh chịu hậu quả của việc không công bố công khai TTHC không phải là cơ quan ban hành mà chính là các cá nhân, tổ chức là đối tượng điều chỉnh của TTHC và tham gia vào quá trình thực hiện TTHC đó. Việc chậm công bố công khai TTHC thực sự đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho các cá nhân, tổ chức. Mặt khác, việc chậm công bố TTHC trong một l nh vực có thể tác động tiêu cực đến các l nh vực khác, đặc biệt đối với những l nh vực phức tạp và có nhiều văn bản QPPL điều chỉnh như đăng ký kinh doanh, đất đai, hải quan hoặc thuế. Mặt khác, số lượng hồ sơ hành chính cần được giải quyết tăng lên từng ngày trong khi biên chế cán bộ, công chức tại một số cơ quan, đơn vị còn hạn hẹp; trình độ, nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, nếu để xảy ra tình trạng “ùn tắc hồ sơ thì s ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức tham gia vào TTHC.

47 48

Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ

62

Trường hợp cơ quan KSTTHC phát hiện các TTHC chưa đảm bảo việc công bố công khai TTHC thì cơ quan KSTTHC có trách nhiệm đề xuất các biện pháp hoặc kiến nghị cơ quan, người có th m quyền yêu cầu cơ quan không thực hiện việc công bố công khai TTHC phải kịp thời khắc phục những sai sót đó; nếu không thực hiện việc khắc phục thì cơ quan KSTTHC báo cáo cơ quan, người có th m quyền xem xét xử lý người đứng đầu cơ quan đó theo quy định49; hoặc cơ quan KSTTHC xử lý theo th m quyền hoặc yêu cầu cơ quan, người có th m quyền xử lý những cán bộ, công chức, viên chức được giao nhưng không thực hiện nghiêm túc việc công bố TTHC, dẫn đến TTHC không đảm bảo tính công khai, minh bạch50. Đồng thời, cơ quan có sai phạm trong việc công bố thủ tục hành chính có trách nhiệm tiếp thu và thực hiện kiến nghị, yêu cầu của cơ quan KSTTHC51. Tuy nhiên, trên thực tế do còn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về cách thức xử lý của cơ quan KSTTHC đối với các vi phạm trong quá trình thực hiện TTHC nên hiệu quả của việc xử lý TTHC nói chung và xử lý TTHC chưa đảm bảo tính công khai trong việc công bố TTHC nói riêng chưa cao; ví dụ như đáng l cơ quan không thực hiện việc công bố công khai TTHC phải khắc phục, thực hiện ngay việc công bố công khai TTHC, đảm bảo đúng các yêu cầu theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, nhưng cơ quan đó lại không thực hiện mà cơ quan KSTTHC không làm gì được, chỉ có thể yêu cầu cơ quan cấp trên của cơ quan đó xử lý trách nhiệm, nhưng việc xử lý còn chưa hiệu quả, còn có sự bao che, nể nang, dẫn đến không thực sự hiệu quả. Nh m khắc phục tình trạng này, trong những năm qua, đặc biệt là trong thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo hết sức quyết liệt đối với các địa phương hoặc Bộ, ngành tại TW chậm thực hiện việc công bố TTHC52. Trong đó, nổi bật là việc xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành nhưng chậm trễ trong việc công bố TTHC; xử lý kỷ luật đối với các cán bộ, công chức không hoặc chậm thực hiện việc tham mưu cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị công bố TTHC theo quy định; đồng thời, yêu cầu thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, trước thực tế là chưa có chế tài xử lý kỷ luật phù hợp cũng như còn sự nể nang, buông lỏng hoặc chưa xác định rõ lỗi của từng vị trí, từng bộ phận, từng cá nhân trong việc Điều 25 của Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp 51 Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp 52 PV. (2015), “Xử lý nghiêm nếu chậm công bố, công khai thủ tục hành chính , truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/tin-tuc/xu-ly-nghiem-neu-cham-cong-bo-cong-khai-thu-tuc-hanhchinh-64755. html ngày 21/7/2017 49

50

63

chậm công bố TTHC, cho nên rất ít cán bộ, công chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật vì chậm hoặc không công bố TTHC. 2 3 2 t ủ tục hành chính khi không thực hi n vi c niêm yết công khai thủ tục hành chính Về nguyên tắc, sau khi được cơ quan có th m quyền công bố, TTHC phải được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết tại trụ sở cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC53. Việc TTHC được niêm yết công khai là cách hiệu quả nhất để kết nối các cá nhân, tổ chức đến giải quyết TTHC với cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC; đồng thời, giảm gánh nặng cho các cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC trong việc giải thích, hướng dẫn đương sự đến làm việc, cũng như tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức nắm rõ được quy trình giải quyết của TTHC mà họ đang cần được giải quyết. Việc thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về công khai TTHC được coi là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động KSTTHC trên cả nước, từ các Bộ, ngành tại TW đến địa phương. Thực tiễn cho thấy, đa số các cơ quan HCNN đã thực hiện tương đối nghiêm túc việc niêm yết công khai TTHC theo quy định của pháp luật54. Tùy vào điều kiện thực tế, một số cơ quan HCNN lại có những cách thức công khai TTHC khác nhau (như tập hợp TTHC đóng thành quyển, in tờ rơi, lắp đặt máy tính có kết nối Internet,..ngoài việc bắt buộc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Nh m mục tiêu kiểm tra, kiểm soát việc công khai TTHC cũng như kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, Chính phủ đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra (theo kế hoạch hoặc đột xuất) về tình hình KSTTHC nói chung và việc niêm yết công khai TTHC nói riêng tại một số cơ quan, đơn vị từ TW đến địa phương nhất định. Kết quả cho thấy, đa số Thủ trưởng các cơ quan được kiểm tra đều đã nhận thức được tầm quan trọng, mục tiêu, ý ngh a, sự cần thiết của việc niêm yết công khai TTHC trong quá trình KSTTHC; đồng thời, niêm yết công khai TTHC được thực hiện tương đối hiệu quả, có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan được kiểm tra. Mặc dù đã có những điểm tích cực, đáng ghi nhận tại một số cơ quan, đơn vị thuộc một số địa phương và Bộ, ngành tại TW về việc niêm yết công khai TTHC, tuy nhiên, nhìn chung việc niêm yết TTHC còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định, không đảm bảo tính công khai như yêu cầu. Việc TTHC được niêm yết chưa đầy đủ, 53

54

Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp

64

chưa đồng bộ, hoặc không niêm yết đã gây không ít khó khăn, phiền hà cho đương sự trong quá trình làm việc cũng như dễ nảy sinh tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác giải quyết TTHC. Tại một số địa phương, TTHC được niêm yết một cách c u thả, lẫn lộn, thiếu một số l nh vực; có bảng niêm yết thì được treo ở nơi khó quan sát như chân cầu thang lên xuống, góc khuất hoặc quá cao so với tầm nhìn; không có bảng niêm yết, một số TTHC được dán lên tường nên hay bị cũ nát, hư hỏng, trông rất phản cảm và thiếu mỹ quan55. Đặc biệt là tại các địa phương còn khó khăn về kinh phí hoạt động như vùng núi phía Bắc hoặc miền Trung, Tây Nguyên, ..., tình trạng này càng trở nên phổ biến. Hoặc cũng có trường hợp địa phương không niêm yết đầy đủ các TTHC do Chủ tịch UBND công bố mà chỉ niêm yết những thủ tục cơ bản do cơ quan mình giải quyết; niêm yết nhưng không đóng dấu treo của cơ quan niêm yết để đảm bảo tính xác thực về nội dung; niêm yết thiếu danh mục TTHC từng l nh vực, gây khó khăn trong việc tìm hiểu, tra cứu; niêm yết chung TTHC với một số văn bản hành chính khác không liên quan; vị trí niêm yết chưa phù hợp, ví dụ như quá cao hoặc quá thấp, không thể tra cứu được hoặc niêm yết ở phía trên hàng ghế ngồi chờ, bất tiện trong việc tra cứu nếu có người ngồi ở dưới; hoặc chưa niêm yết Thông báo tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC để thuận tiện cho đương sự thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị của mình56. Có nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc không đảm bảo tính công khai trong niêm yết TTHC. Tuy nhiên, mặc dù theo luật định sau khi kiểm tra mà phát hiện cơ quan hành chính nhà nước không thực hiện việc niêm yết, hoặc niêm yết không đầy đủ, niêm yết chưa đúng yêu cầu thì cơ quan KSTTHC có quyền yêu cầu cơ quan bị kiểm tra thực hiện nghiêm túc, khắc phục các sai phạm trong quá trình niêm yết, đồng thời nếu cơ quan đó không thực hiện thì xem xét, đề xuất, kiến nghị đối với người có th m quyền để yêu cầu xử lý người đứng đầu cơ quan đó theo quy định57; nhưng việc thực hiện còn hạn chế do chưa có quy định cụ thể, nhất là đối với những trường hợp vi phạm do nguyên nhân khách quan như thiếu thốn về cơ sở vật chất, về con người, ... thì rất khó để xử lý. Nhận thức rõ sự bất cập trong việc niêm yết TTHC, Chính phủ đã có nhiều biện pháp quyết liệt nh m chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả việc niêm yết TTHC, hướng tới đảm bảo sự công khai, minh bạch của quá trình niêm yết; ví dụ như ban hành các văn bản Minh Đức (2015), “Niêm yết thủ tục hành chính: Ghi ở “một cửa các xã , truy cập tại: http://baolangson.vn/tin-bai/cai-cach-hanh-chinh/niem-yet-thu-tuc-hanh-chinh-ghi-o-mot-cua-cac-xa/30-10782583 ngày 25/7/2017 56 Bộ Tư pháp, “Một số tồn tại trong hoạt động niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi’ ’, truy cập tại: http://moj.gov.vn/cchc/tintuc/Pages/tin-tuc.aspx?ItemID=494 ngày 21/7/2017" , , 57 Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp, Điều 25 55

65

hướng dẫn thực hiện niêm yết công khai TTHC; chỉ đạo tự kiểm tra, rà soát việc niêm yết TTHC; tổ chức các Đoàn kiểm tra công vụ theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có nhu cầu để kịp thời phát hiện các vi phạm, sai phạm nếu có; đồng thời, xem xét, tính toán, bổ sung thêm kinh phí cũng như nguồn nhân lực cho các địa phương còn có khó khăn để thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai, minh bạch TTHC nói riêng cũng như KSTTHC nói chung. Tuy nhiên, cần thiết nhất là phải hoàn thiện cơ chế xử lý sau KSTTHC để có căn cứ pháp lý vững chắc cho cơ quan KSTTHC thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình; đồng thời, cân nhắc giao thêm quyền hạn cho cơ quan KSTTHC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 2 3 3 t ủ tục à c í k c ưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong vi c thực hi n Quy chế tiếp nh n và x lý phản ánh, kiến nghị: Trải qua gần 10 năm triển khai Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ, thực tiễn cho thấy hầu như các cơ quan, đơn vị đều đã ban hành Quy chế tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị; đăng tải Quy chế lên trang thông tin điện tử của đơn vị hoặc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị; về cơ bản, Quy chế được thực hiện tương đối nghiêm túc, đã sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế một số TTHC có vi phạm từ phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân theo Quy chế. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những bước chuyển mình mạnh m trong việc KSTTHC, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Quy chế tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị, góp phần xây dựng một Chính phủ “kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân . Cụ thể, Chính phủ đã mở hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức tại địa chỉ web: http://nguoidan.chinhphu.vn và đã chính thức đưa vào hoạt động. Thông qua hệ thống này, người dân dễ dàng truy cập từ máy tính, điện thoại di động có kết nối Internet để theo dõi, gửi, nhận các kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của mình về cơ chế, chính sách, TTHC không phù hợp với thực tế, không đồng bộ, không thống nhất, không hợp pháp. Các hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định cũng được giải quyết tương đối nhanh chóng. Có thể thấy, đây hứa hẹn s là một kênh tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ đến từ mọi miền trên tổ quốc, do vậy, việc xử lý thông tin đã tiếp nhận như thế nào là một vấn đề cần được đặt ra. Thực tế cho thấy, đa số các phản ánh, kiến nghị đều được trả lời, tuy nhiên nhiều trường hợp kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía các tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị; thậm chí có trường hợp chậm trễ hoặc không trả lời phản ánh, kiến

66

nghị58. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện có hiệu quả quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân; ví dụ như trường hợp một TTHC bị phản ánh là không còn phù hợp, cần phải hủy bỏ hoặc thay thế bởi một TTHC khác. Cơ quan tiếp nhận đã trả lời phản ánh theo đúng thời hạn theo luật định, thừa nhận thủ tục chưa thực sự phù hợp và hứa s có biện pháp khắc phục, giải quyết trong thời gian tới. Tuy nhiên, khái niệm “thời gian tới là đến khi nào thì vừa phụ thuộc vào cơ quan tiếp nhận, vừa không phụ thuộc vào cơ quan tiếp nhận vì nhiều lý do khác nhau. Nếu như cơ quan tiếp nhận thực sự nhận định là TTHC này cần phải sớm hủy bỏ hoặc thay thế bởi một TTHC khác thì s triển khai các quy trình theo quy định của pháp luật để thực hiện. Tuy nhiên, nếu cơ quan tiếp nhận nhận định r ng TTHC này nếu thay thế hoặc hủy bỏ s làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình hoặc một nhóm người, cơ quan, đơn vị khác thì s không triển khai việc thay thế hoặc hủy bỏ. Mặt khác, việc thay thế hay hủy bỏ một TTHC không chỉ phụ thuộc vào một mình ý chỉ chủ quan của cơ quan ban hành TTHC, bởi vì theo luật định thì trước khi ban hành TTHC phải trải qua rất nhiều khâu và bước tại nhiều cơ quan, đơn vị có th m quyền khác nhau. Trong trường hợp này, nếu các cơ quan, đơn vị đó đều đồng thuận việc thay thế hoặc hủy bỏ TTHC thì mọi việc s diễn ra thuận lợi, đáp ứng mục tiêu mà các cá nhân, tổ chức hướng tới khi thực hiện việc phản ánh, kiến nghị; ngược lại, TTHC s bị đình trệ việc thay thế hoặc hủy bỏ, dẫn tới mục tiêu mà các cá nhân, tổ chức hướng tới không đạt được. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác cũng chi phối việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức. Ví dụ như hình thức phản ánh, kiến nghị tại thời điểm hiện tại là qua các hình thức: văn bản, điện thoại và phiếu lấy ý kiến. Như vậy, nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu phản ánh, kiến nghị nhưng lại không có điều kiện để thực hiện việc phản ánh, kiến nghị thông qua các hình thức nói trên; hoặc sợ lộ danh tính, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ ngoài xã hội. Mặc nhiên r ng, họ không thể thực hiện việc phản ánh, kiến nghị của họ đến các cơ quan có th m quyền được, mặc dù có thể những phản ánh, kiến nghị đó hết sức đúng đắn và cần thiết cho việc KSTTHC. Một ví dụ khác như việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị thông qua phiếu lấy ý kiến không đạt hiệu quả, tiêu tốn nhiều tiền của ngân sách cũng như tốn thời gian của người điền thông tin vào phiếu lấy ý kiến. Thực tiễn cho thấy, đa số các phiếu lấy ý kiến đều không mang lại nhiều thông tin hữu ích cho cơ quan phát phiếu, những Minh Hiển (2017), “Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc chậm trễ trả lời phản ánh của người dân , truy cập tại: http://hoinhabaovietnam.vn/Thu-tuong-yeu-cau-chan-chinh-viec-cham-tre-tra-loi-phan-anh-cua-nguoidan n20682.html ngày truy cập 28/7/2017 58

67

người nhận phiếu hoặc không trả lời, hoặc trả lời qua loa, đại khái cho xong chuyện. Do vậy, những thông tin có được từ phiếu lấy ý kiến hoặc không có giá trị sử dụng, hoặc chỉ mang tính hình thức, không giúp ích gì cho việc cải cách TTHC cũng như việc KSTTHC đạt hiệu quả cao. Mặt khác, một số cơ quan còn lợi dụng việc phát phiếu lấy ý kiến để định hướng dư luận, nh m mục đích sửa đổi các TTHC theo hướng có lợi cho cơ quan mình hoặc một nhóm người nhất định. Chính vì vậy, việc quy định hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị thông qua phiếu lấy ý kiến vừa thừa, mà lại vừa thiếu. Thừa vì không có tác dụng thực tiễn, thiếu vì thiếu hình thức tiếp nhận có hiệu quả thiết thực, phục vụ cho việc xử lý phản ánh, kiến nghị sau này. Bên cạnh trách nhiệm từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, một yếu tố khác cũng chi phối việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị là một số đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ để nh m mục đích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định xã hội và mất trật tự trị an. Nhiều cá nhân thực hiện việc phản ánh, kiến nghị mặc dù đã có kết quả xử lý hợp tình, hợp lý của các cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; hoặc trong trường hợp kết quả xử lý không đúng như mình mong muốn thì có những hành động quá khích, gây ảnh hưởng đến công tác hành chính nói chung tại các cơ quan hành chính cũng như quyền và lợi ích của chính bản thân họ. Chính vì vậy, nhiều trường hợp các cơ quan nhà nước cảm thấy e dè trong việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, có thái độ thận trọng, cảnh giác đối với các phản ánh, kiến nghị của nhân dân, khiến cho mối quan hệ giữa các bên trở nên căng thẳng, từ đó làm cho việc cải cách TTHC không được thực hiện do chưa giải quyết triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị. Như vậy, có thể thấy r ng về cơ bản, quy trình tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị được thực hiện tương đối nghiêm túc, có hiệu quả, đạt được một số kết quả nhất định, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của đương sự cũng như giúp hoàn thiện pháp luật trong quy định về TTHC; tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số trường hợp chưa thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch của quy trình. Nh m mục đích chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị, gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 475/TTg- STT ngày 06/4/2017; trong đó, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, ban, ngành tại TW và địa phương trong việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị; tập trung xử lý dứt điểm các phản ánh, kiến nghị kéo dài của nhân dân thuộc các l nh vực cụ thể; công khai, minh bạch kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, đ y mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới người dân về việc tiếp nhận cũng như

68

xử lý các phản ánh, kiến nghị. Đây có thể nói là một quyết sách hết sức đúng đắn của Thủ tướng Chính phủ, cho thấy quyết tâm cũng như quan điểm cứng rắn của người lãnh đạo Chính phủ đối với công tác KSTTHC nói chung và việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của nhân dân nói riêng. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc thông tin, tuyên truyền trong việc thực hiện có hiệu quả Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, cho người dân biết được mình có những quyền gì để tìm cách thực hiện cho phù hợp. Nếu không thực hiện tốt thì s dẫn tới nhiều người không nắm được mình có quyền được “lên tiếng nếu phát hiện các TTHC có “vấn đề hoặc người giải quyết các TTHC “có vấn đề , làm suy giảm tính phản biện đến từ một lực lượng vô cùng quan trọng trong mối quan hệ hành chính giữa nhà nước và các công dân. Đối với những trường hợp này, cơ quan KSTTHC có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc Quy chế tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị vì đây là một quy trình hết sức quan trọng của hoạt động KSTTHC, gia tăng phản biện xã hội đối với chất lượng của TTHC được ban hành. Trường hợp những cơ quan, đơn vị không chấp hành những yêu cầu, kiến nghị của cơ quan KSTTHC thì cơ quan KSTTHC có trách nhiệm báo cáo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành đối với cơ quan, đơn vị không chấp hành đó để có biện pháp xử lý phù hợp đối với người đứng đầu. Thực tế thì phần lớn những cơ quan, đơn vị nhận được yêu cầu khắc phục thì đều đã có chuyển biến tích cực, nhưng những trường hợp không chấp hành thì cũng chưa bị xử lý do chưa có cơ chế xử lý, hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể những biện pháp xử lý đó. 2 3 4 t trạ g c a quyề , ũ g u, gây sách nhi u, phiền hà trong quá trình tiếp nh n thủ tục à c í , k ô g đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hi n thủ tục hành chính: Thực tiễn cho thấy, mặc dù Nhà nước và Chính phủ có rất nhiều nỗ lực và cố gắng, tuy nhiên tình trạng cửa quyền, hách dịch, gây sách nhiễu, phiền hà cho các đương sự đến làm việc tại các cơ quan hành chính còn diễn ra tương đối phổ biến. Theo phản ánh, nhiều trường hợp giải quyết TTHC nào gặp khó khăn, không được hướng dẫn tận tình và trách nhiệm mà lại nhận được thái độ không hợp tác của các công chức đang thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, nhiều trường hợp phải nộp thêm các khoản “phí bôi trơn để giúp cho việc thực hiện TTHC của mình trở nên “thông thoáng hơn, được giải quyết nhanh và chính xác hơn. Số phí nộp thêm dao động theo từng TTHC, đối với các TTHC đơn giản thì số phí s thấp hơn so với các TTHC phức tạp, đòi hỏi nhiều hồ sơ, tài liệu và qua nhiều cấp có th m quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, thái độ của các công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, TTHC còn chưa đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức đến giải quyết.

69

Nhiều trường hợp công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận không hướng dẫn tận tình cho đương sự, khiến cho đương sự phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Cũng có trường hợp chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, đến hạn theo lịch hẹn đương sự đến nhận kết quả giải quyết TTHC nhưng chưa có kết quả, khiến cho đương sự mất nhiều thời gian, thậm chí còn gây bức xúc không cần thiết. Thực trạng này thể hiện, việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết hành chính tại một số cơ quan nhà nước chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch theo đúng quy định; ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các tổ chức và cá nhân; đồng thời còn tác động tiêu cực đến những nỗ lực của Chính phủ nh m nâng cao hiệu quả việc KSTTHC, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đến giải quyết TTHC tại các cơ quan công quyền. Mặc dù vậy nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có những biện pháp mạnh, triệt để để chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng trên; vẫn xuất hiện tình trạng buông lỏng quản lý hành chính tại một số cơ quan tại TW cũng như địa phương, đến khi có phản ánh, kiến nghị của người dân thì mới chấn chỉnh nhưng mang nặng tính hình thức. Các cơ quan nhà nước tại TW và địa phương cần nâng cao nhận thức trong vấn đề này, cũng như dám nhìn thẳng vào sự thật là còn có tiêu cực xảy ra trong cơ quan mình để từ đó có biện pháp xử lý dứt điểm, với mục tiêu là xây dựng một môi trường giải quyết TTHC nhanh gọn, đơn giản, thông thoáng, không tham nhũng, tiêu cực, không hách dịch, cửa quyền, phục vụ tối đa cho lợi ích của các tổ chức, cá nhân đến giải quyết TTHC cũng như đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình KSTTHC tại Việt Nam hiện nay. Nếu trong quá trình KSTTHC mà cơ quan KSTTHC phát hiện những sai phạm kể trên của những cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hành chính thì có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức đó xem xét, bố trí công việc khác cho họ, đồng thời yêu cầu họ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đề nghị họ không được tái diễn những hành vi đó nữa. Trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an để tiến hành xử lý nghiêm theo quy định đối với vụ việc có dấu hiệu hối lộ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi, ... 2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, th ch th c, hạn chế 2.4.1. H thố g cơ qua k ểm soát thủ tục à c í oạt độ g còn c ưa u quả Như phần trên đã phân tích, hệ thống cơ quan KSTTHC được tổ chức từ TW xuống địa phương, trong đó cơ quan chuyên trách về KSTTHC tại TW là Cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ, cùng các Phòng KSTTHC thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Tính về số lượng thì có tổng cộng 85

70

cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạt động KSTTHC. Thực tế cho thấy, mặc dù số lượng các cơ quan KSTTHC là tương đối nhiều, đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan cũng không phải ít, tuy vậy chất lượng cũng như hiệu quả công tác KSTTHC trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ cũng như đông đảo nhân dân. Nguyên nhân khách quan là do bộ máy hành chính nói chung ở nước ta hiện nay hết sức cồng kềnh, với rất nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể kéo dài từ TW xuống địa phương; đi cùng với đó là đội ngũ cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với số lượng vô cùng lớn59 (ví dụ theo thống kê năm 2016 là khoảng 2,8 triệu người). Hàng năm, Nhà nước ta phải dành ra một khoản ngân sách vô cùng lớn để trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức cùng các đối tượng đã nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nhưng hiệu quả công việc mà đội ngũ cán bộ, công chức mang lại so với số tiền Nhà nước phải chi trả là không cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nhận định, ít nhất 30% công chức trên cả nước không làm việc hiệu quả, không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho cơ quan nhà nước trong thời gian họ làm việc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại người lao động trong bộ máy nhà nước chưa được thực hiện có hiệu quả. Chính vì bộ máy nhà nước hoạt động không thực sự hiệu quả, dẫn đến các nhiệm vụ được đặt ra cũng không được hoàn thành mà việc KSTTHC là một ví dụ. Bên cạnh nguyên nhân do sự trì trệ nói chung của bộ máy hành chính còn có những nguyên nhân khác đến từ bản thân hệ thống cơ quan KSTTHC, xuất phát từ nhân tố con người. Tại một số cơ quan KSTTHC, do nhận thức đã ăn sâu, bám rễ vào các cán bộ, công chức cũng như cơ chế, lề lối làm việc khiến cho một số TTHC mặc dù bất cập nhưng lại chưa tìm ra biện pháp để thay đổi, hoàn thiện, hoặc không tập trung, nhiệt huyết vào công việc, khiến cho hiệu quả công việc chưa cao. Mặt khác, một số cơ quan nhà nước còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không tiến bộ, không chịu nhận lỗi về mình nên cho r ng TTHC do mình ban hành mà phải sửa đổi, bổ sung tức là quá trình ban hành có sai sót, kiên quyết không thay đổi nh m bảo vệ cho lợi ích của mình. Mặt khác, mặc dù số lượng cán bộ, công chức rất nhiều nhưng các cán bộ, công chức thực sự có trình độ và năng lực lại không nhiều; chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức trong l nh vực KSTTHC không đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao cả về chất lượng lẫn số lượng, dẫn đến KSTTHC chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc KSTTHC đòi hỏi sự hoạt động nhịp nhàng của các bộ, ban, ngành từ TW đến địa phương cùng với sự góp sức của các tổ chức, cá nhân; nếu 01 mắt

Hà Duy (2016), “11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi? , truy cập tại: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/11-trieu-nguoi-an-luong-ngan-sach-nao-kham-noi-309704.html ngày truy cập 27/7/2017 59

71

xích trong đó không tiến hành hoặc chậm trễ trong việc phối hợp cũng s làm ảnh hưởng đến công tác KSTTHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Bộ máy nhà nước ta gồm nhiều cấp độ từ TW đến địa phương, cho nên nếu muốn thay đổi, sửa đổi bất kỳ một vấn đề gì thì cần trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, qua nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, càng làm tăng sự thiếu hiệu quả trong việc KSTTHC. Đồng thời, nhiều cơ quan còn chậm trễ hoặc không áp dụng công nghệ thông tin, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc KSTTHC và việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC. Nguyên nhân là do quan niệm bảo thủ, cổ hủ, cũ kỹ cũng như tâm lý ngại thay đổi, ngại tìm hiểu những cái mới, những cái hiện đại cho nên chậm trễ hoặc không áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình KSTTHC cũng như tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC. Trong khi đó, nếu áp dụng có hiệu quả thì s đ y mạnh tốc độ tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC, giảm chậm trễ trong việc trả kết quả TTHC cũng như chuyên nghiệp hóa việc rà soát, đánh giá TTHC cũng như thuận lợi trong việc thống kê, tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của đương sự về TTHC. 2 4 2 ố ượ g t ủ tục à c í ớ và sự tùy ti tro g quy định thủ tục hành chính Mặc dù pháp luật đã có quy định rõ việc ban hành các TTHC nhưng vẫn có một bộ phận cơ quan, bộ, ban, ngành từ TW đến địa phương còn không tuân thủ, dẫn đến việc ban hành các TTHC không đảm bảo quy định, sai th m quyền, sai đối tượng điều chỉnh, mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác, không mang tính khả thi, ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo không thống nhất, sử dụng từ ngữ địa phương, ... Điều này xuất phát từ việc thiếu nghiêm túc trong việc ban hành TTHC cũng như trình độ, kiến thức của đội ngũ cán bộ, công chức soạn thảo còn hạn chế; cùng với đó là sự yếu kém trong khâu rà soát, đánh giá tác động TTHC của các cơ quan có chức năng KSTTHC. Bên cạnh đó, còn có sự cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong việc ban hành các TTHC để tạo cơ chế thuận lợi cho một nhóm cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nh m mục đích trục lợi, khiến cho các TTHC được ban hành nhưng xuất hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện TTHC cũng như mất nhiều thời gian, chi phí của nhân dân. 2.4 3 C ưa c cơ c ế, chế tài x lý vi phạm Một điểm hết sức quan trọng trong việc tồn tại những hạn chế, bất hợp lý trong quá trình KSTTHC đó là việc chưa có chế tài để xử lý sai phạm. Các cơ quan nhà nước là đơn vị trực tiếp ban hành các TTHC, tuy nhiên nếu trong quá trình KSTTHC phát hiện sai phạm thì cũng không thể xử lý được vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, một TTHC được ban hành phải qua rất nhiều giai đoạn và có sự tham gia của rất nhiều cơ quan và đơn vị. Chính vì vậy, việc tìm ra xem sai phạm n m ở khâu nào trong quá

72

trình ban hành TTHC là một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải. Sau khi tìm ra sai phạm n m ở cơ quan, đơn vị nào thì phải tiếp tục tìm xem cá nhân nào trong cơ quan, đơn vị đó là người trực tiếp gây ra sai phạm. Thường thì rất khó để tìm ra một cá nhân cụ thể để chịu trách nhiệm cho sai phạm trong quá trình ban hành TTHC mà là lỗi của tập thể cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm. Chính vì vậy, nếu có chế tài xử lý vi phạm thì cũng không thể áp dụng cho cơ quan, đơn vị được. Đã khó khăn trong việc tìm ra cá nhân để xử lý sai phạm mà lại không có chế tài để xử lý chính là điểm bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam về KSTTHC. Xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ, đặc biệt là trong quá trình ban hành TTHC bao gồm các hình thức: xử lý kỷ luật (quy định trong Luật Cán bộ, công chức); xử phạt vi phạm hành chính (quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính); và xử lý hình sự (quy định trong Bộ luật hình sự). Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là rất khó khăn, bởi vì như đã phân tích thì trách nhiệm thuộc về tập thể đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan ban hành TTHC hoặc cơ quan th m định, ..., do đó, không thể đưa ra một cá nhân để xử lý được, trừ trường hợp có sai phạm rõ ràng của một cá nhân nào đó ví dụ như người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc xử phạt vi phạm hành chính thì không thể thực hiện do chưa có văn bản nào của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực KSTTHC. Còn việc xử lý hình sự thì cũng không thể áp dụng khi phát hiện sai phạm trong quá trình ban hành TTHC do không thể hình sự hóa quan hệ hành chính để xử lý hình sự được. Chính vì vậy, mới có thể kết luận là chưa có chế tài xử lý cũng như cơ chế để xử lý vi phạm phát hiện trong quá trình KSTTHC. 2.4.4 Hạ c ế ă g ực của c bộ, cô g c ức à cô g t c k ể so t t ủ tục à c í và thức của xã hội về kiểm soát thủ tục hành chính

n

Khái niệm KSTTHC cũng như bộ máy cơ quan thực hiện nhiệm vụ KSTTHC mới được thành lập năm 2010, đặc biệt cơ quan chuyên trách ở TW về KSTTHC mới thực sự được ổn định về mặt bộ máy cũng như cơ cấu tổ chức vào cuối năm 2016, do đó, không thể tránh khỏi việc nhận thức của nhân dân ta cũng như của các cán bộ, công chức nhà nước còn hạn chế đối với l nh vực KSTTHC. Về cơ bản, mọi người đều nhận thấy các bất cập trong quá trình triển khai TTHC trên thực tế, tuy nhiên chưa biết làm cách nào để có thể tác động nh m mục đích thay đổi hoặc đơn giản hóa TTHC đó. Mặt khác, dù Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng hết sức quan tâm đến vấn đề cải cách TTHC cũng như đặt ra mục tiêu là trở thành một “Chính phủ phục vụ , tuy nhiên việc KSTTHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng còn chỉ ở mức độ, chưa mang lại nhiều hiệu quả

73

và cũng chưa xứng tầm vóc đối với một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, trong công cuộc hội nhập quốc tế và đổi mới đất nước, nhất là khi gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO khiến cho nhiều văn bản QPPL bị thay đổi để đáp ứng yêu cầu của việc gia nhập; dẫn đến một số TTHC bị bãi bỏ nhưng chưa có TTHC mới để thay thế do việc xây dựng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế cũng như chính sách pháp luật. Đồng thời, nhận thức của một số người đứng đầu cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệm chính đối với việc KSTTHC thuộc phạm vi quản lý của mình cũng chưa cao, chưa thực sự trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành việc KSTTHC; một phần đến từ tư duy, kiến thức còn hạn chế đối với l nh vực KSTTHC; phần khác đến từ tâm lý e ngại việc thay đổi các TTHC đã được ban hành từ lâu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, ban, ngành, l nh vực, đối tượng khác nhau. Chính sự nhận thức chưa cao cũng như việc buông lỏng quản lý, chỉ đạo, điều hành của một bộ phận trong đội ngũ lãnh đạo các đơn vị khiến cho việc KSTTHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng còn gặp quá nhiều khó khăn, vướng mắc trong khi thực hiện. Cơ chế tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của nhân dân về KSTTHC cũng như các biện pháp hoàn thiện TTHC dựa theo quá trình rà soát các TTHC căn cứ vào các phản ánh, kiến nghị nói trên cũng còn nhiều bất cập. Việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC còn mang nặng tính hình thức, có nhiều nơi chỉ tiếp nhận theo đúng quy định mà không xử lý, hoặc không thực hiện việc tiếp nhận. Mặt khác, để các phản ánh, kiến nghị nói trên được chuyển hóa thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, thay thế TTHC có vi phạm là một quá trình hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, bộ, ban, ngành, đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của một bộ phận cơ quan, tổ chức, đơn vị, khiến cho cơ chế nói trên chỉ mang nặng tính hình thức mà không có cơ sở để áp dụng trên thực tế. Trình độ, nhận thức, kiến thức còn hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC cũng như KSTTHC cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành của các TTHC. Ở một số cơ quan, các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC không đủ trình độ nhưng vẫn được cho phép thực hiện nhiệm vụ; dẫn tới việc khi đương sự đề nghị hướng dẫn, giải thích về TTHC hoặc các vấn đề khác có liên quan thì không hướng dẫn, giải thích được hoặc hướng dẫn, giải thích không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự; hoặc cán bộ, công chức làm việc tại cơ quan KSTTHC mà không đủ trình độ, năng lực để thực hiện công việc thì s dẫn đến việc không rà soát, đánh giá kỹ TTHC trước khi ban hành cũng như đánh giá

74

chưa đúng tác động của TTHC đối với xã hội trong trường hợp ban hành, có thể tạo ra những TTHC không hợp lý, không đảm bảo yêu cầu về tính khả thi, tính công khai, minh bạch của TTHC cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các tổ chức và cá nhân khi giải quyết TTHC. Mặt khác, do nhận thức còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của KSTTHC cho nên các cơ quan chưa chú trọng vào việc đầu tư, bố trí kinh phí để trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc KSTTHC nói chung và việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết TTHC nói riêng; cũng như chưa sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phù hợp (tuyển dụng mới hoặc điều động, bổ nhiệm, biệt phái công chức) để làm công tác KSTTHC. Một số cơ quan phản ánh vì thiếu thốn kinh phí hoạt động cũng như nhân lực có hạn nên không thể thực hiện có hiệu quả việc KSTTHC được, ví dụ như thiếu kinh phí để niêm yết TTHC (dẫn đến không đảm bảo tính công khai), hay thiếu kinh phí để thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp vào quy định về TTHC (dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch),...ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác KSTTHC. 2.4.5 C ưa t ực hi n vi c phổ biến, tuyên truyền về kiểm soát thủ tục à c í cũ g ư cải cách thủ tục hành chính Thực tế cho thấy, nhận thức của toàn xã hội cũng như của từng cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước về KSTTHC còn chưa được cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như của công việc, ảnh hưởng đến chất lượng của KSTTHC cũng như việc thực hiện TTHC. Tuy nhiên, các cơ quan KSTTHC cũng như các cơ quan phổ biến, giáo dục, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước lại chưa làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền về KSTTHC, khiến cho tình trạng trên càng trở nên phổ biến, gây ra những hậu quả không nhỏ cho nền hành chính công. Việc không thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trên khiến cho trình độ, nhận thức của toàn xã hội cũng như của từng cán bộ, công chức không được tăng lên, giảm hiệu quả của công tác KSTTHC, tạo ra nhiều rào cản về pháp lý giữa người dân và Nhà nước khi ngay bản thân các cán bộ, công chức còn không nắm rõ quy định về KSTTHC thì người dân càng không thể nắm rõ, có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của họ trong quá trình tham gia vào TTHC. Tóm lại, KSTTHC là một trong những hoạt động quan trọng góp phần vào việc phát hiện kịp thời những TTHC vi phạm các nguyên tắc, không khả thi trong quá trình xây dựng và thực hiện TTHC. Thông qua hoạt động kiểm soát, các TTHC là “rào cản đối với người dân và doanh nghiệp được loại bỏ kịp thời. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát TTHC vẫn còn bộc lộ những hạn chế và thách thức nhất định. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC có ý ngh a quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây

75

dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. CHƯƠNG 3 N NG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG IỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI, CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 3.1. Hoàn thiện pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm soát thủ tục hành chính cũng như thủ tục hành chính; nâng cao vị thế, vai trò, quyền hạn của cơ quan KSTTHC trong quá trình KSTTHC Khái niệm KSTTHC mới ra đời từ năm 2010, do thời gian triển khai còn ngắn (khoảng hơn 07 năm), cũng chưa thực hiện việc tổng kết hoạt động KSTTHC để tìm ra các ưu, nhược điểm cùng giải pháp hoàn thiện, nên hệ thống các văn bản QPPL (bao gồm cả văn bản hướng dẫn thực hiện) chưa theo kịp với các yêu cầu của thực tiễn, khiến cho một số quy định trong đó trở nên không khả thi, lạc hậu, lỗi thời; một số quy định cần phải nâng cấp, chỉnh sửa cho phù hợp; một số quy định cần nghiên cứu để bổ sung thêm vào các văn bản QPPL về KSTTHC. Ví dụ như tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 63 quy định r ng KSTTHC phải được thực hiện ngay khi dự thảo quy định về TTHC và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động STTHC cũng như thể hiện rõ bản chất của hoạt động KSTTHC thì cần phải sửa đổi quy định này theo hướng hoạt động KSTTHC phải thực hiện từ giai đoạn đề nghị xây dựng dự thảo VBQPPL (trong đó chứa đựng quy định về TTHC) để đảm bảo không ban hành các TTHC không đảm bảo yêu cầu về tính khả thi. Hay quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng KSTTHC thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần có sự thay đổi để phù hợp với việc Cục STTHC được chuyển giao từ Bộ Tư pháp sang Văn phòng Chính phủ (cụ thể là chuyển giao từ trực thuộc Sở Tư pháp sang trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW). Như vậy, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn về KSTTHC để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn cũng như các nội dung khác phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động KSTTHC. Để thực hiện được yêu cầu trên, điều đầu tiên là phải giải quyết được mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trong KSTTHC. Việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là một quy trình khép kín, có mối liên hệ chặt ch với nhau, phụ thuộc vào nhau. Nếu mối quan hệ giữa việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật đạt hiệu

76

quả cao thì khi văn bản QPPL được ban hành s đáp ứng được các mục tiêu mà cơ quan soạn thảo cũng như các đối tượng bị điều chỉnh bởi văn bản QPPL đó đề ra. Trường hợp việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật có sự liên lạc không chặt ch , không có quan hệ mật thiết thì khi ban hành, văn bản QPPL s trở nên thiếu tính khả thi và không đạt được các yêu cầu đối với việc ban hành văn bản đó. Cụ thể hơn nữa, có thể thấy r ng muốn đảm bảo tính khả thi, công khai và minh bạch trong KSTTHC thì cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về KSTTHC, đặc biệt là các quy định không đảm bảo tính khả thi, không thể thực hiện được trên thực tiễn. Ví dụ như đối với quy định về tính toán chi phí tuân thủ TTHC như đã đề cập trong phần thực trạng của hoạt động KSTTHC thì các cơ quan soạn thảo và cơ quan KSTTHC cần nghiên cứu một cách kỹ càng hơn, đưa ra cách tính toán phù hợp với yêu cầu thực tế, đồng thời hướng dẫn chi tiết cách thực hiện. Trường hợp xét thấy không thể hoàn thiện được, tức là quy định nói trên không đảm bảo tính khả thi, thì cần xem xét, cân nhắc việc hủy bỏ quy định đó. Tương tự như vậy, cần rà soát lại toàn bộ các văn bản QPPL cùng các văn bản hướng dẫn về KSTTHC để kiểm tra xem những quy định nào không còn khả thi, không còn phù hợp để có hướng giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp. Để đảm bảo các quy định về STTHC được ban hành đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo về chất lượng, nội dung cũng như các yêu cầu khác về tính hợp lý, hợp pháp, khả thi, ... thì trước tiêncần xây dựng và ban hành Luật về TTHC, trong đó có một chương quy định riêng về hoạt động KSTTHC từ việc nâng cấp Nghị định số 63 và Nghị định số 48 (hoặc các Nghị định khác sửa đổi 02 Nghị định nói trên). Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn cho việc tổ chức thực hiện trên thực tế. Việc xây dựng Luật về TTHC còn tránh việc mâu thuẫn giữa th m quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KSTTHC (hiện tại, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính nói chung được quy định trong Nghị định của Chính phủ, tuy nhiên hoạt động KSTTHC lại được quy định trong Nghị định của Chính phủ, do đó việc xử phạt do cơ quan thuộc Chính phủ ban hành VBQPPL là không đúng với tinh thần trong Luật xử lý vi phạm hành chính). Bên cạnh đó, nền tảng của hoạt động KSTTHC là các quy định về TTHC; chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật về TTHC, để cho các quy định về KSTTHC và TTHC không có sự mâu thuẫn, chồng chéo về mục đích, th m quyền hay cách thức thực hiện, triển khai là hết sức cần thiết. Các cơ quan có th m quyền cần rà soát lại các văn bản QPPL về TTHC, quy trình xây dựng, soạn thảo, ban hành TTHC xem có những điểm nào chưa thực sự phù hợp, chưa khả thi; kiểm tra quy trình và việc thực hiện quy trình về xử lý,

77

tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính tại các cơ quan có chức năng tiếp nhận, giải quyết TTHC xem có vấn đề gì không, có còn khó khăn, vướng mắc gì không; từ đó, nghiên cứu, đề xuất các phương án phù hợp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của TTHC, giảm thời gian giải quyết TTHC, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Đồng thời, song song với việc ban hành Luật về TTHC thì từng cơ quan, ban, ngành có cơ quan KSTTHC trực thuộc phải rà soát, ban hành văn bản quy định về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan KSTTHC tại đơn vị mình; đi kèm với đó là những văn bản hướng dẫn sử dụng kinh phí Nhà nước trong hoạt động KSTTHC. Hoàn thiện pháp luật TTHC trong đó có nội dung riêng quy định về KSTTHC s là cơ sở pháp lý cho hoạt động KSTTHC được thực hiện thuận lợi, cũng như bảo đảm cơ chế xử lý các vi phạm trong hoạt động KSTTHC. Hiện nay, trong dự thảo Luật Hành chính công cũng đã có những quy định chung về TTHC và đưa ra các tiêu chí để đánh giá về TTHC; tuy nhiên, phần quy định về TTHC chưa được thực sự toàn diện và cụ thể. Theo kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới có nền lập pháp tiên tiến như Đức, Nhật, Mỹ thì đều có những luật chuyên ngành quy định riêng về TTHC, trong đó có xác định rõ trình tự ban hành các quyết định hành chính và là cơ sở pháp lý để thực hiện KSTTHC. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý trong các VBQPPL và các văn bản hướng dẫn về KSTTHC thì cần nghiên cứu, xem xét, cân nhắc trao thêm một số quyền hạn nhất định cho cơ quan KSTTHC để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động KSTTHC, đáp ứng các yêu cầu của luật định cũng như phù hợp với xu thế hiện tại là trao quyền cho các cơ quan nhà nước trong từng l nh vực độc lập, đồng thời gắn với trách nhiệm của các cơ quan đó đối với sự hiệu quả trong công việc. Những quyền hạn có thể xem xét, cân nhắc trao cho cơ quan KSTTHC ví dụ như quyền can thiệp (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào quá trình đề nghị xây dựng, xây dựng, soạn thảo những quy định về TTHC để sửa đổi, thay đổi hoặc hủy bỏ những quy định chưa phù hợp trong dự thảo trước khi được ban hành; hoặc quyền hủy bỏ, bãi bỏ những quy định về TTHC chưa hợp lý, thiếu tính khả thi, công khai, minh bạch, tính hợp lý, hợp pháp phát hiện ra trong quá trình KSTTHC; hoặc quyền xử lý những vi phạm trong hoạt động xây dựng, soạn thảo, ban hành TTHC và KSTTHC. Đồng thời, đi kèm với quyền hạn được tăng lên là những ngh a vụ mới mà cơ quan KSTTHC phải thực hiện, như chịu trách nhiệm về tính chính xác trong các hoạt động can thiệp vào quá trình soạn thảo quy định về TTHC, hay việc sửa đổi, thu hồi, hủy bỏ quy định về TTHC hoặc việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm đối với các tổ

78

chức, cá nhân có hành vi vi phạm phát hiện ra trong quá trình KSTTHC. 3 2 Đ mạnh việc iểm so t việc thực hiện đ nh gi t c động của thủ «/ • • • • • 9 • 9 tục hành chính theo các tiêu chí trong luật định Như trên đã phân tích, một trong những nội dung của hoạt động KSTTHC là việc đánh giá tác động của TTHC. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện thì có một số trường hợp chưa thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hoạt động đánh giá tác động của. Chính vì vậy, cho nên xuất hiện một số TTHC không đảm bảo tính khả thi, công khai và minh bạch nhưng vẫn được ban hành và thực hiện trên thực tế mặc dù đã trải qua quá trình đánh giá tác động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh của TTHC. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả của TTHC nói chung cũng như hoạt động KSTTHC nói riêng thì cần thiết phải thực hiện việc đánh giá tác động của TTHC một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả cao, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo luật định, gồm: sự cần thiết của TTHC, tính hợp lý của TTHC, tính hợp pháp của TTHC và có chi phí tuân thủ TTHC là thấp nhất có thể. Một khi quá trình đánh giá tác động của TTHC đảm bảo đầy đủ 04 tiêu chí nói trên thì mới đạt được hiệu quả, nâng cao chất lượng của VBQPPL nói chung cũng như của hoạt động KSTTHC nói riêng. Trong các tiêu chí nói trên, tiêu chí đầu tiên phải đáp ứng đó là sự cần thiết phải ban hành TTHC. Rõ ràng, khi ban hành một TTHC thì TTHC đó phải thực sự cần thiết, nếu không ban hành TTHC đó thì có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội; đồng thời, việc ban hành TTHC đó là biện pháp tối ưu trong tất cả các biện pháp có thể thực hiện được để đáp ứng nhu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Sau khi đánh giá kỹ càng, c n thận các yếu tố trên, nếu cơ quan soạn thảo cho r ng việc ban hành TTHC đó là cấp thiết thì mới được xem xét việc soạn thảo, xây dựng TTHC đó. Tiếp theo, TTHC cần đảm bảo tính hợp lý trong quy định. Tính hợp lý trong TTHC được xét trên nhiều phương diện, như trình tự, cách thức thực hiện thủ tục, yêu cầu về hồ sơ, thời hạn giải quyết TTHC, phí, lệ phí của TTHC, ... Nếu một trong các yếu tố nói trên không đảm bảo, ví dụ như mức lệ phí của TTHC quá cao, không hợp lý hay hồ sơ yêu cầu nhiều giấy tờ, tài liệu không cần thiết thì TTHC đó cũng chưa đảm bảo tính hợp lý. hi TTHC được đánh giá là chưa hợp lý thì cơ quan soạn thảo cần xem xét, cân nhắc về việc chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp. Một tiêu chí nữa phải đáp ứng của của TTHC đó là sự hợp pháp. Thực tế cho thấy, một số TTHC khi ban hành chưa đảm bảo tính hợp pháp, như cơ quan ban hành không có th m quyền ban hành thủ tục

79

đó, hoặc nội dung của TTHC không thống nhất với các văn bản QPPL đang có hiệu lực mà đã được ban hành trước đó. Chính vì vậy, nếu ban hành TTHC này thì s dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của TTHC. Tiêu chí cuối cùng phải đáp ứng khi ban hành TTHC là chi phí tuân thủ TTHC này phải là thấp nhất. Thực chất, một TTHC khi thực hiện không chỉ tiêu tốn mỗi khoản phí hoặc lệ phí theo quy định, mà còn tiêu tốn nhiều khoản khác, cả về vật chất lẫn tinh thần, như chi phí di chuyển, đi lại, số lần phải đi lại để hoàn thành TTHC hay thời gian phải tiêu tốn để thực hiện TTHC. Do đó, cần phải tính toán kỹ lưỡng chi phí tuân thủ TTHC sao cho thấp nhất có thể, loại trừ những quy định có thể làm gia tăng chi phí tuân thủ không cần thiết. Hiện tại, ngay chính công thức tính chi phí tuân thủ TTHC cũng đang còn có nhiều ý kiến cho r ng là chưa phù hợp, chính vì vậy càng cần thiết hơn nữa việc đánh giá tác động của TTHC một cách nghiêm túc và có hiệu quả, phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội cũng như góp phần vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của hoạt động KSTTHC thì cần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc đánh giá tác động của TTHC trước khi ban hành, đảm bảo TTHC phải đáp ứng đầy đủ 04 tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất thì mới được phép ban hành. 3.3. Xây dựng quy trình kiểm soát thủ tục hành chính, mở rộng phạm vi của kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính khi có kiến nghị, phản hồi về thủ tục hành chính Hiện tại, hoạt động KSTTHC được quy định trong Nghị định số 63, trong đó quy định từng nội dung của hoạt động KSTTHC chứ chưa có quy định rõ quy trình KSTTHC là như thế nào, cách thức vận hành của hoạt động KSTTHC trong quá trình xây dựng, soạn thảo, ban hành và thực hiện TTHC cùng trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. Chính vì vậy, nếu xây dựng được quy trình KSTTHC tại các cơ quan HCNN cũng như quy định rõ trách nhiệm của cơ quan KSTTHC trong quá trình xây dựng, soạn thảo, ban hành và thực hiện TTHC thì s góp phần làm minh bạch hơn hoạt động KSTTHC, giúp cho các cơ quan dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ về KSTTHC cũng như nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và ban hành TTHC. Bên cạnh việc xem xét, cân nhắc xây dựng quy trình về KSTTHC thì cũng cần mở rộng hơn phạm vi của KSTTHC, khi không chỉ kiểm soát nội dung của TTHC hay quy trình xây dựng, ban hành, thực hiện của TTHC mà còn kiểm soát cả hoạt động của các cơ quan HCNN đối với TTHC. Điều đó có ngh a là, phạm vi hoạt động của KSTTHC

80

s rộng hơn khi không chỉ gói gọn trong các TTHC đã, đang và s ban hành mà còn kiểm soát cả hoạt động của những cơ quan có liên quan đến việc xây dựng, ban hành và thực hiện TTHC; đồng thời, dựa trên những kết quả của hoạt động KSTTHC thì có những biện pháp xử lý phù hợp nh m nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giải quyết TTHC. Riêng vấn đề này, các cơ quan có th m quyền cần kiểm tra, rà soát xem việc mở rộng phạm vi của KSTTHC có bị chồng lấn phạm vi của các hoạt động khác hay vượt quá th m quyền, mục đích của KSTTHC hay không. Nếu xét thấy không có khó khăn, vướng mắc gì thì có thể cân nhắc việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đồng thời với việc nâng cấp Nghị định số 63 thành Luật về TTHC, trong đó có một chương quy định về hoạt động KSTTHC. Song song với các biện pháp nói trên có thể sử dụng một biện pháp khác để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động KSTTHC. Đó là nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan KSTTHC khi có kiến nghị, phản hồi về TTHC, tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong xã hội vào hoạt động KSTTHC. Hiện tại, hoạt động KSTTHC được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước (trong đó chủ yếu là cơ quan KSTTHC), các tổ chức, cá nhân chỉ tham gia vào hoạt động KSTTHC với vai trò, vị thế không đáng kể, ví dụ như trong việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản QPPL về TTHC. Đây là một sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn, khi mà chúng ta đang còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện TTHC mà lại không tăng cường sự tham gia của những đối tượng trực tiếp bị điều chỉnh của TTHC đó. Cần phải có những quy định cụ thể hơn về việc tham gia của tổ chức, cá nhân vào hoạt động KSTTHC, như xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hay trách nhiệm tiếp thu của các cơ quan HCNN đối với các ý kiến đó. Mặt khác, cũng cần quy định rõ hơn về số phận của những TTHC mà thông qua “hoạt động KSTTHC của các tổ chức, cá nhân trong xã hội đã phát hiện ra sự không phù hợp, không hợp lý, không khả thi, ..tránh tình trạng các cơ quan ban hành TTHC không tiếp thu để thay đổi, sửa đổi hoặc thu hồi, hủy bỏ các TTHC đó. Để thực hiện được nhiệm vụ này thì đòi hỏi phải có cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan ban hành TTHC, trường hợp cơ quan không thực hiện nhiệm vụ thì xem xét, xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan đó. Một biện pháp khác cũng có thể làm tăng cường hiệu quả của hoạt động KSTTHC, đó là việc xây dựng thêm các kênh thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận và đóng góp ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hiện tại, theo quy định thì việc tiếp nhận và đóng góp ý kiến được thực hiện chủ yếu thông qua đường văn

81

bản, điện thoại, phiếu lấy ý kiến hoặc qua địa chỉ website: https://nguoidanchinhphu.vn Tuy nhiên, những hình thức tiếp nhận nói trên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của TTHC cũng như chịu sự tác động mạnh m của sự chưa hợp lý, chưa phù hợp của một số TTHC. Do vậy, cần phải nghiên cứu, xem xét xây dựng thêm những kênh thông tin khác để kịp thời tiếp nhận cũng như xử lý, nâng cao hiệu quả của hoạt động KSTTHC, ví dụ như tiếp nhận thông qua tài khoản mạng xã hội (như facebook, instagram, zalo, viber, ...); đồng thời, cử cán bộ chuyên trách trực trong giờ hành chính trên mạng xã hội, tạo lập tài khoản riêng của cơ quan có độ bảo mật cao để phục vụ cho nhiệm vụ của công việc. Biện pháp này tương đối khả thi, mặt khác còn thúc đ y sự phát triển của công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết TTHC cũng như thực thi công vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như yêu cầu của các tổ chức, cá nhân. 3.4. Nâ ng cao năng lực của bộ máy chuyên trá ch cũng như đội ngũ cán bộ, công ch c làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính Hiện tại, căn cứ vào Điều 5 Nghị định số 63 thì bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ KSTTHC được phân chia từ TW đến địa phương như sau: - Cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện KSTTHC trong phạm vi cả nước; - Phòng KSTTHC trực thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, có chức năng tổ chức thực hiện KSTTHC trong phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Phòng KSTTHC trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, có chức năng tổ chức thực hiện KSTTHC trong phạm vi quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ thì Phòng STTHC được chuyển về và trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. - Đồng thời, các Phòng KSTTHC nói trên đều chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục KSTTHC thuộc Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện tại không phải toàn bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW đều đã thành lập Phòng KSTTHC; còn một số Phòng KSTTHC chưa được thành lập theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, ví dụ như chức năng KSTTHC được giao cho một Phòng, ban trong Văn phòng của các cơ quan nói trên chứ chưa tách ra thành một đơn vị có chức năng độc lập hoặc trực thuộc một đơn vị khác mà không phải thuộc Văn phòng Bộ, cơ

82

quan ngang Bộ (ví dụ như Bộ Tư pháp thì Phòng STTHC hiện đang thuộc Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật). Do vậy, trong thời gian tới, trước hết muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động KSTTHC thì cần phải hoàn thiện bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ KSTTHC tại tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Nếu tính cụ thể, thì s có tổng cộng 84 Phòng KSTTHC phải được thành lập, tương ứng với 21 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, cộng với Cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ là 85 cơ quan có chức năng chuyên trách về KSTTHC trong phạm vi cả nước, từ TW đến địa phương, trong tất cả các l nh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu xét thấy cần thiết thì có thể thành lập thêm các cơ quan chuyên trách KSTTHC tại một số cơ quan, đơn vị đặc thù như Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hay Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP). Đi cùng với việc kiện toàn bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ KSTTHC là nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm trong các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ KSTTHC. Như trên đã phân tích, do Nghị định số 63 mới ra đời nên không phải cán bộ, công chức nào đang làm việc trong các cơ quan chuyên trách về KSTTHC đều nắm vững các quy định của pháp luật về hoạt động KSTTHC. Mặt khác, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc nói chung chứ chưa bàn tới chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động KSTTHC. Do đó, muốn nâng cao được hiệu quả của hoạt động KSTTHC thì cần thiết phải nâng cao trình độ, năng lực của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước cũng như trau dồi, bỗi dưỡng những nội dung của hoạt động KSTTHC. Chính vì vậy, song song với việc tăng cường chất lượng của các kỳ thi tuyển công chức như việc đưa một số nội dung của KSTTHC vào đề thi thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần có sự phối hợp chặt ch với Cục KSTTHC để tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm về KSTTHC để nâng cao trình độ, nhận thức của các cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của nhiệm vụ KSTTHC. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thì các cơ quan, đơn vị cũng cần tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần đối với họ để thực hiện tốt hoạt động KSTTHC. Ví dụ như các Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ KSTTHC, tạo điều kiện để họ phát triển, tư duy đổi mới, sáng tạo trong công việc, động viên, khích lệ họ làm việc b ng nhiều hình thức như cải thiện thu nhập, phát động phong trào thi đua, khen thưởng và có hình thức xử lý thích hợp đối với những cá nhân không đủ năng lực,

83

trình độ làm nhiệm vụ KSTTHC hoặc có tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình công tác. Một biện pháp nữa có thể được xem xét trong thời gian tới, áp dụng mô hình tại một số Bộ và cơ quan ngang Bộ, đó là thành lập Tổng cục KSTTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ; trong Tổng cục KSTTHC là các Cục, Vụ chuyên môn theo nhóm ngành mà các Bộ, cơ quan ngang Bộ hiện đang quản lý; dưới địa phương thì hiện tại để tinh giản bộ máy thì vẫn giữ các Phòng KSTTHC thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW mà chưa tách ra thành một Cục KSTTHC riêng của mỗi địa phương. Lý do là hiện cơ quan STTHC chưa được giao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, chưa có chức năng xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình KSTTHC; mặt khác nếu thành lập Cục KSTTHC tại mỗi địa phương thì s cần tốn nhiều kinh phí để bố trí trụ sở làm việc, nguồn ngân sách để trả lương và các chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. Tuy nhiên, việc tăng quy mô của Cục KSTTHC thuộc Văn phòng Chính phủ lên Tổng cục KSTTHC thuộc Văn phòng Chính phủ cũng s đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành về hoạt động KSTTHC được thông suốt từ TW đến địa phương và từ Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tránh tình trạng các cơ quan KSTTHC tại địa phương không chấp hành đầy đủ các chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan KSTTHC tại TW. Biện pháp này tương đối khả thi, có thể giúp cho hệ thống cơ quan KSTTHC được vận hành một cách thông suốt từ TW đến địa phương, nâng cao hiệu quả của hoạt động KSTTHC; tuy nhiên nếu thực hiện thì cần nghiên cứu kỹ việc thành lập nói trên do Chính phủ đang thực hiện chính sách tinh giản biên chế, tinh giản bộ máy, do vậy cần đánh giá kỹ lượng mặt tích cực, mặt tiêu cực cũng như tác động của nó đến đời sống xã hội. 3.5. Đ mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTHC nói chung và hoạt động KSTTHC nói riêng là biện pháp hết sức quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của nhiệm vụ KSTTHC, đồng thời tăng cường nhận thức của nhân dân về TTHC. Như trên đã phân tích, số lượng TTHC ở nước ta hiện nay có rất nhiều, trải dài trên tất cả các l nh vực của đời sống xã hội. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể nắm được những TTHC căn bản cũng như kiến thức pháp luật về TTHC để phục vụ cho công việc và hoạt động hàng ngày. Tương tự như vậy, các tổ chức, cá nhân trong xã hội đều giữ một vai trò, vị trí, nhiệm vụ nhất định trong hoạt động KSTTHC, là nhân tố thúc đ y quá trình KSTTHC trở nên hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các cơ quan HCNN cũng như các cơ quan tuyên truyền của Đảng, Nhà nước cần nhận thức rõ tầm quan trọng của

84

nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KSTTHC để đưa vào chương trình hoạt động hàng năm của cơ quan mình, cũng như phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, từ TW đến địa phương để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác KSTTHC cũng như những người quan tâm đến nhiệm vụ KSTTHC. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt ch với các cơ quan phát thanh, truyền thông, mạng xã hội, ... để đưa KSTTHC đến gần với nhân dân hơn. Đây là một nhiệm vụ bắt buộc, bởi vì nếu chỉ có những cán bộ, công chức trong các cơ quan HCNN nắm được nội dung của KSTTHC mà nhân dân - đối tượng hàng ngày phải tiếp xúc với TTHC lại không nắm được nội dung của KSTTHC để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình cũng như thuận tiện hơn trong việc thực hiện TTHC thì không thể hoàn thành được mục tiêu mà Nhà nước và Chính phủ đã đề ra khi xây dựng nhiệm vụ KSTTHC. Để việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KSTTHC được thực hiện một cách đồng loạt, rộng rãi và phổ biến trên phạm vi toàn quốc cũng như trên mọi phương tiện tuyên truyền, hết sức cần sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước và Chính phủ cho công tác này, đi kèm với đó là việc gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KSTTHC với hoạt động thi đua, khen thưởng hàng năm của các cơ quan HCNN. Đồng thời, kiên quyết xử lý, loại bỏ những cá nhân là người đứng đầu cơ quan HCNN nhưng chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KSTTHC; có hình thức động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân có thành tích trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KSTTHC.

85

KẾT LUẬN “Kiểm soát thủ tục à c í đảm bảo yêu cầu k ả t , cô g k a , bạch trong xây dự g và t ực t ủ tục à c í là nội dung nghiên cứu mới, chuyên sâu về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính dựa trên các yêu cầu khả thi, công khai, minh bạch. Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, Luận văn đã thấy rõ hoạt động kiểm soát còn có những hạn chế, thách thức nhất định, đó là: Một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính chưa đảm bảo tính khả thi; Khó xác định nội dung kiểm soát thủ tục hành chính; Khó khăn trong việc kiểm soát tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; hó khăn khi kiểm soát thủ tục hành chính trong giai đoạn soạn thảo, xây dựng quy định về thủ tục hành chính, nhất là việc không minh bạch khi lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; hó khăn trong việc kiểm soát quá trình đánh giá tác động của thủ tục hành chính, đặc biệt là những trường hợp chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình đánh giá tác động; hó khăn trong kiểm soát thủ tục hành chính do tồn tại lợi ích nhóm trong quá trình ban hành thủ tục hành chính, cài cắm các quy định về thủ tục hành chính có lợi cho một bộ phận cơ quan, cá nhân, tổ chức trong văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, nhất là trong việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính còn mang nặng tính hình thức. Thông qua việc phân tích những nguyên nhân, hạn chế, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị cơ bản nh m nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm: thứ nhất là hoàn thiện pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm soát thủ tục hành chính cũng như thủ tục hành chính; thứ hai là đ y mạnh việc kiểm soát việc thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo các tiêu chí trong luật định; thứ ba là xây dựng quy trình kiểm soát thủ tục hành chính, mở rộng phạm vi của kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính khi có kiến nghị, phản hồi về thủ tục hành chính; thứ tư là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, trong luận văn cũng đề cập đến một số trường hợp cụ thể để minh họa cho một số nội dung về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Thực tiễn cho thấy, đối với từng nội dung của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thì còn có rất nhiều những ví dụ khác để khắc họa nên một bức tranh tổng thể về kiểm soát thủ tục

86

hành chính ở nước ta hiện nay. Tóm lại, đề tài “Kiểm soát thủ tục à c í đảm bảo yêu cầu k ả t , công khai, minh bạch trong xây dự g và t ực t ủ tục à c í sau khi được đưa vào nghiên cứu và áp dụng trên thực tế có giá trị tham khảo để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các cơ quan kiểm soát thru tục hành chính nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước khác nói chung.

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 2. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 3. Luật Thi hành án dân sự 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014

4. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính

5. Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

6. Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

7. Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ

8. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

9. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong l nh vực bảo vệ môi trường Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

10.

11. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020

12. Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

13. Thông tư số 19/2014/TT-BTP ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về nhập, đăng tải, khai thác dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

88

14. Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

15. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

16. Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

17. Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

18. Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

19. Quyết định số 74/2010/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ

20. Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ chuyển nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp

21. Quyết định số 2245/QĐ-BTP ngày 06/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Sách, bài viết, tạp chí

22. Nguyễn Như Ý (2011), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1535.

23. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.144.

24. Đoàn Trọng Tuyến (Chủ biên) (1997), Giáo trình Hành chính học đại cươn , Nxb. Chính trị quốc gia, tr.208

89

25. Đoàn Thị Hồng Hạnh (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan KSTTHC ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.11

26. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ n hĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 100-113

27. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.489 28. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, H.2010, tr.277, 815

29. Ths Nguyễn Thị Trà Lê (2015), “Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015: Đề cao vai trò của công tác KSTTHC , Tổ chức nhà nước (10), tr. 58-60.

30. Bộ Tư pháp (01/2014), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ n ành địa phươn năm 2013

31. Bộ Tư pháp (01/2015), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ n ành địa phươn năm 2014 và phươn hướng, nhiệm vụ trọn tâm năm 2015

32. Bộ Tư pháp (12/2015), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ n ành địa phươn năm 2015 và phươn hướng, nhiệm vụ trọn tâm năm 2016 Website:

33. http://bnews.vn/con-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-ban-hanh-ma-chua-quadanh-gia-tac-dong/3470.html, ngày truy cập 15/7/2017

34. http://www.thesaigontimes.vn/152592/Kho-luong-hoa-chi-phi-thu-tuchanh-chinh.html, ngày truy cập 20/7/2017

35. http://www.baomoi.com/tp-hcm-phat-nguoi-vut-rac-bua-bai-hien-naykhong-kha-thi/c/22260998.epi, ngày truy cập 20/7/2017

36. http://congan.com.vn/doi-song/xu-phat-doi-voi-nguoi-tieu-bay-dung-chiban-hanh-quy-dinh-roi-de-do_33703.html , truy cập ngày 20/7/2017

37. http://news.zing.vn/3-tai-xe-taxi-tieu-bay-bi-phat-6-trieu-dongpost720260.html, truy cập ngày 20/7/2017

90

38. http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170714/thu-tuc-vo-ly-lai-hanh-doanhnghiep/1351765.html ngày truy cập 22/7/2017

39. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/luat-co-hieu-luc-4-nam-van-banhuong-dan-chua-ban-hanh-3571807.html truy cập ngày 22/7/2017

40. http://baochinhphu.vn/Van-ban-no-dong/Viec-ban-hanh-van-ban-quydinh-chi-tiet-con-rat-cham/255498.vgp ngày truy cập 23/7/2017;

41. http://www.thesaigontimes.vn/149890/De-thu-tuc-hanh-chinh-khongcon-hanh-la-chinh.html ngày truy cập 23/7/2017

42. http://dantri.com.vn/xa-hoi/nam-2015-phat-hien-hang-nghin-van-bantrai-phap-luat-sai-noi-dung-tham-quyen-20160525155332372.htm ngày truy cập 25/7/2017

43. http://ktvb.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-o-trunguong.aspx?ItemID= 117 ngày 25/7/2017

44. http://www.baogiaothong.vn/chuyen-doi-gplx-bo-gtvt-da-lay-y-kientruoc-khi-ban-hanh-d178691.html ngày truy cập 22/7/2017

45. http://news.zing.vn/tong-cuc-truong-du-lich-khong-do-loi-ai-van-banlien-quan-den-son-tra-post752742.html ngày truy cập 25/7/2017

46. http://bnews.vn/con-thu-tuc-hanh-chinh-duoc-ban-hanh-ma-chua-quadanh-gia-tac-dong/3471.html ngày 26/7/2017

47. http://www.thesaigontimes.vn/152592/Kho-luong-hoa-chi-phi-thu-tuchanh-chinh.html truy cập ngày 25/7/2017

48. http://www.baomoi.com/loi-ich-nhom-tha-hoa-bo-phan-khong-nho-canbo/c/22070989.epi ngày truy cập 25/7/2017

49. http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-7401 -bo-tu-phap-phai-chong-loiich- nhom-trong-xay-dung-the-che.html ;

50. http://kinhtedothi.vn/kien-quyet-xoa-bo-co-che-xin-cho-loi-ich-nhom290049.html;

51. http://www.nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/32010802-giai-phapnao-cho-12-du-an-nghin-ty-thua-lo.html ngày 25/7/2017

52. http://batdongsan.entemews.vn/tu-van/thao-diem-nghen-thu-tuc-hanh-

91

chinh-giam-thieu-loi-ich-nhom-20170210193435.html ngày 21/7/2017

53. http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-yeu-cau-chong-loi-ich-nhomtrong-xay-dung-the-che-20161223151345368.htm ngày truy cập 23/7/2017

54. http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/tin-tuc/xu-ly-nghiem-neu-chamcong-bo-cong-khai-thu-tuc-hanh-chinh-64755.html ngày 21/7/2017

55. http://baolangson.vn/tin-bai/cai-cach-hanh-chinh/niem-yet-thu-tuc-hanhchinh-ghi-o-mot-cua-cac-xa/30-107-82583 ngày 25/7/2017

56. http://moj.gov.vn/cchc/tintuc/Pages/tin-tuc.aspx?ItemID=494 ngày 21/7/2017

57. http://hoinhabaovietnam.vn/Thu-tuong-yeu-cau-chan-chinh-viec-chamtre-tra-loi-phan-anh-cua-nguoi-dan_n20682.html ngày truy cập 28/7/2017

58. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/11 -trieu-nguoi-an-luong-ngan-sachnao-kham-noi-309704.html ngày truy cập 27/7/2017

Related Documents

Note On Gds
November 2019 11
Note On Java
June 2020 2
Note On Gravel
November 2019 12
Guidance Note On Actg
November 2019 15
A Note On Stability
June 2020 7
Note On Cogs
May 2020 5

More Documents from "somchais"

May 2020 2
Ig Ui Errors
November 2019 10
December 2019 11
May 2020 0