Nội Dung

  • Uploaded by: Nguyen Quang Thai
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nội Dung as PDF for free.

More details

  • Words: 4,590
  • Pages: 13
Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

NỘI DUNG Chương I: Giới thiệu về công ty 1.Quá trình hình thành và phát triển: - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI – TKV - Tên giao dịch tiếng anh: VINACOMIN – TOURISM & TRANDING JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: VTTC - Email: [email protected]; Website : www.vinacoaltour.com.vn. - Địa chỉ trụ sở chính:Số 1 – Đào Duy Anh, Phương Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội. - Vốn điều lệ: 10.465.000.000 đồng (Mười tỉ, bốn trăm sáu mươi lăm triệu đồng). Ban đầu công ty có tên là CÔNG TY DU LỊCH THAN VIỆT NAM đươc thành lập vào ngày 26/9/1996 theo quyết định số 2778/QĐ – TCCB ngày 26/9/1996 của Bộ Công nghiệp trên cơ sở đề án số 1623 TVN/TCNS ngày 19/7/1996 của công ty than Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ gnày 1/10/1996. Từ năm 1996 đến 2000 công ty chỉ kinh doanh các loại hình thuộc lĩnh vực du lịch bao gồm: dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, kiều hối đổi tiền, tư vấn đầu tư phát triển du lịch, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và đời sống (tiêu dùng của khách hàng du lịch) và các dịch vụ kinh doanh khác. Đến tháng 3/2000, công ty tham gia kinh doanh than theo sự cho phép của tồng công ty Than Việt Nam tại công văn số 590/CV – CTT ngày 13/3/2000 và công văn sồ 79 ngày 27/3/2000. Để phù hợp với nôi dung kinh doanh mới của công ty Du lịch Than Việt Nam đổi tên thành công ty Du lịch Thương mại Than Việt Nam theo quyết định số 1381/QĐ – HĐQT ngày 12/12/2001 và hội đồng quản tri tổng công ty Than Việt Nam đồng thời công ty cũng bổ sung thêm nghành nghề khinh doanh:nhận ủy thác và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp tư vấn hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xây dựng. Công ty dược cổ phần hóa năm 2004 theo quyết định số 104/2004/QĐ – BCN ngày 27/10/2004 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp v/v chuyển công ty du lịch và Thương

Báo cáo thực tập

1

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

mại Than Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động theo luật Doanh nghiệp từ ngày 01/11/2004. Ngày 11/06/2007Công ty cổ phần thương mai Du lịch Than Việt Nam đổi tên thành công ty Du lịch thương mại – TKV theo quyết định số 8389/QĐ – HĐqt ngày 07/11/2006 của Hội Đồng quản trị tập đoàn công nghiệp than –Khoáng sản Việt Nam V/v bổ sung sửa đồi tên gọi các công ty con cho phù hợp với tên gọi của công ty mẹ Tập đoàn. - Các mối quan hệ trong quá trinh hoạt động: Cơ quan chủ quản: Tập doàn Than – Khoáng sản Việt Nam(VINACOMIN). Các đơn vj trực thuộc: + Chi nhánh I Hà nội: 226 Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội. + Chi nhánh Quảng Ninh: 95B Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Quản Ninh. + Chi nhánh TP HCM: xố 75/04 Hoàng sa, pgường Đakao, Q1, TP HCM. + Khách sạn Biển Đông: Vường Đào, TP Hạ Long, Quảng Ninh. + Khách Sạn Vân Long: Đường Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh. +Chi nhánh Đắc Nông: 80 Quốc lộ 14, phương Nghĩa Tân, Thị Xã Gia Nghĩa, Đak Nông. Các đối tác kinh doanh của công ty cổ phần Du lich và thương mại – TKV: + Các đối tác kinh doanh thương mại: Komatsu, Kawasaki, Hitachi, Tadano(Nhật Bản), Tamrock(Thụy Điển), Deawoo(Hàn Quốc), Cummins(Mỹ), Michelin(Pháp), Yokohama(Nhật Bản), Iowa Mold Tooling(IMT – Mỹ), Rema Tip Top(Đức). + Các đối tác du lịch Công ty du lịch Hong Yi – Đài Loan, Du lịch Morning Star – Bắc Kinh – Trung Quốc, Duc lịch Trung Lữ, Quảng Tây Trung Quốc, Chian travel Service Ltd – Hồng Kông, Công ty du lịch quốc tế Donna – Thailand; Công ty du lịch Thông thái – Thailand, Công ty du lịch Forerank Travel Sdn Bhd – MalaysiaCông ty du lịch LC – Singapore, Korea Lighting Travel Service Com pany Limited, IFC INC, JAPAN, VIFRA Tuoar Operator & Travel Service – Noisiel, Pháp. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: Công ty chó chức năng nhiệm vụ như sau: + Kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước. + Kinh doanh khách sạn, ăn uống, căn hộ cho thuê, vận chuyển du lịch, dịch vụ du lịch. + Dịch vụ xuất nhập cảnh và dịch vụ học sinh du học nước ngoài. Báo cáo thực tập

2

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

Kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác và xuất nhập khẩu trực tiêp vật tư, hàng hoa1 máy móc, thiết bi di chuyền sản xuất. + Chề biến, kinh doanh than, xuất khẩu than và khoáng sản. + Sản xuất, gia công, lắp ráp thiết bị, dụng cụ sản xuất và hàng tiêu dùng. +Môi giới, tư vấn, kinh doanh bất động sản. + Vận chuyển đất đá, than, vật liệu, hàng hóc, máy móc, vật tư, thiết bị phũc vụ sản xuất và đời sống. + Dịch vụ tắm và bỡi bơi; sản xuất và kinh doanh nước giải khát, kinh doanh bia. + Dịch vụ đại lý xăng dầu. + Kinh doanh vạt tư thiết bị y tế, hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm) và dược phẩm muối vô cơ. +Dịch vụ cho thuê thiết vị và bốc xúc, san gạt đất đá, than, khoáng sản. + Kinh doanh xuất, nhập khẩu khoang an và nông sản. + Khai thác, kinh doanh cát, đá, sỏi và vật kiệu xây dựng. + Kinh doanh vận chuyển hành khách bằng ôtô.

3. Cơ cấu tổ chức: 3.1. Mô hình bộ máy tổ chức:

Chú giải :

: Kiểm soát toàn công ty

: Lãnh đạo trực tiếp

: Quản lý về chuyên môn

Báo cáo thực tập

3

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

3.2. Chức nămg nhiệm vụ các phòng ban: a. Phòng Hành chính tổng hợp: - Công tác hành chính: văn thư, lưu trữ, lễ tân, tổ chức các hội nghị, công tác của lãnh đạo, tổ chức sự kiện, đón tiếp khách hàng trong và ngoài nước; Truyền thông, quan hệ công chúng, báo chí; Thông tin, liên lạc. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan công ty và các công việc khác liên quan đến hành chính . - Công tác tổng hợp: Tổng hợp công việc tuần, tháng và lập trình lịch công tác tuần, tháng của lãnh đạo; Ghi biên bản, nghị quyết hội nghị, mở sổ sách theo dõi nội dung các cuộc họp; Tổng hợp, lập các báo cáo sơ kết tháng, quý, tổng kết năm trên cơ sở số liệu báo cáo của các phòng ban, các đơn vị trực thuộc cùng các công việc khác liên quan đến công tác tổng hợp báo cáo.

-

b. Phòng Tổ chức lao động: Công tác tổ chức và cán bộ: Đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực

thuộc, các phòng thuộc công ty. Xây dựng và sửa đổi bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, quy chế cán bộ, quy chế làm việc của HĐQT và của giám đốc công ty, thẩm định quy định của đơn vị trực thuộc; Quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá cán bộ; Làm các thủ tục đăng ký kinh doanh hành nghề, thành lập mới đơn vị. - Công tác lao động tiền lương: Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và đơn giá tiền lương, các quy chế về lao động tiền lương; định biên lao động, kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lương, theo dõi việc thực hiện phân phối quỹ tiền lương và quyết toán tiền lương cho các đơn vị; Nâng lương theo chế độ cho người lao động; Tính toán chi trả lương, BHXH, BHYT cho lao động của công ty; Quản lý hồ sơ cán bộ, người lao động; Công tác xã hội, công tác bảo hiểm lao động, an toàn lao động; Công việc liên quan đến lao động, tiền lương và chế độ của người lao động.

-

c. Phòng thi đua, văn hóa, thể thao: Xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện quy chế, quy định thi đua khen

thưởng của công ty và các đơn vị trực thuộc; Tổ chức tổng hợp, lập, triển khai và theo dõi chương trình, kế hoạch thi đua thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn công ty và cơ quan công ty, xây dựng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; Tham gia tổng kết đánh giá các hoạt động thi đua và tổ chức xét duyệt các danh hiệu thi đua; Tổng hợp, lập báo cáo về công tác thi đua, tuyên truyền. Báo cáo thực tập

4

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

d. Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính (KTTC): Công tác Kế toán – Tài chính: thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của công ty và cơ quan công ty; Xây dựng quy chế quản lý tài chính, kế hoạch tài chính; Theo dõi và quản lý các nguồn vốn, tài sản của công ty, xây dựng các biện pháp sử dụng vốn để kinh doanh có hiệu quả; Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán, tài chính, thống kê và các báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc; Bảo quản, lưu trữ tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,…Thanh tra giá mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế và đơn giá quyết toán công trình xây dưng cơ bản. Công tác thống kê: Tổ chức thực hiện công tác thống kê của công ty theo đúng quy định của nhà nước và tập đoàn; Đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về phương pháp tính toán, thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định; Cung cấp số liệu, bảo quản, lưu giữ số liệu, tài liệu sổ sách thống kê theo quy định; Công việc khác liên quan đến công tác thống kê.

-

e. Phòng Kế hoạch – Đầu tư: Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh quý,

năm và dài hạn của công ty, cơ quan công ty; Thực hiện báo cáo hàng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất; Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Công tác Đầu tư – Xây dựng: Xây dựng quy chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tổng hợp công tác đầu tư xây dựng của công ty, đề xuất và lập các dự án đầu tư, công tác đấu thầu và tổ chức đấu thầu, chọn thầu; Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp của HĐQT và hướng dẫn cùa tập đoàn; Chù trì công tác giám sát đầu tư và nghiệm thu công trình; Thực hiện báo cáo thực hiện đầu tư theo quy định và đột xuất theo yêu cầu quản lý.

-

f. Phòng Dịch vụ - Đào tạo (DVĐT): Công tác đào tạo: Tổng hợp, lập chương trình chiến lược phát triển nguồn lực

của công ty, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo và đề xuất chủ trương, chính sách liên quan đến công tác đào tạo nhân lực.

Báo cáo thực tập

5

Nguyễn Quang Thái -

Mssv 04a01391n

Công tác Dịch vụ đào tạo: Chủ động tìm kiếm thị trường, liên doanh liên kết

với các Trung tâm đào tạo và các Trường để mở các lớp, các khóa đào tạo; Lập phương án cho từng hợp đồng dịch vụ đào tạo trình Giám Đốc phê duyệt, đảm bảo đúng luật và có hiệu quả.

-

g. Phòng xuất nhập khẩu I,II: Tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, có

các chức năng và nhiệm vụ sau: - Chủ động tìm kiếm thị trường, khai thác đơn hàng kinh doanh trong nước và nước ngoài theo lĩnh vực được phân công. - Nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác marketing ở trong nước và nước ngoài nhằm tạo những mặt hàng chiến lược, ổn định và có hiệu quả. - Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho trong và ngoài ngành. - Lập phương án cho từng hợp đồng dịch vụ kinh doanh trình Giám Đốc, Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh thương mại theo phân cấp phê duyệt đảm bảo đúng luật và có hiệu quả. - Soạn thảo hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng. -

Tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh thương mại toàn công ty theo yêu cầu

của cấp có thẩm quyền, cung cấp số liệu cho phòng Kế hoach - Đầu tư tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ, theo yêu cầu quản lý. h. Phòng Thị trường Du lịch: - Tổng hợp, lập chương trình chiến lược phát triển thị trường kinh doanh du lịch, khách sạn của công ty; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh du lịch lữ hành trong và ngoài nước; Đàm phán ký kết, thực hiện, thanh quyết toán hợp đồng đầu ra (bán dịch vụ); Tiếp nhận tour và các dịch vụ khác từ phòng Điều hành – Hướng dẫn để xây dựng hoàn thiện chương trình tour; tổng hợp số liệu thực hiện kế hoạch của phòng Thị trường và phòng Điều hành hướng dẫn; nghiên cứu, đề xuất dự án kinh doanh du lịch, khách sạn, các tour du lịch lữ hành mới trong nước và quốc tế; Tổng hợp, báo cáo công tác kinh doanh khách sạn, lữ hành và dịch vụ khác của toàn công ty theo yêu cầu của Giám Đốc, ngành và cấp trên.

Báo cáo thực tập

6

Nguyễn Quang Thái

-

Mssv 04a01391n

i. Phòng Điều hành – Hướng dẫn: Khai thác thị trường và cung ứng các dịch vụ đầu vào (mua dịch vụ); Xây dựng

và hoàn chỉnh chương trình tour; tổ chức các tour du lịch cho khách theo hợp đồng đã ký; Tiếp thị khai thác và kinh doanh phương tiện vận chuyển khách du lịch. - Dịch vụ: Thuê hướng dẫn viên, cho thuê xe và thuê phương tiện vận chuyển khách, nhà hàng, khách sạn và dịch vụ khác (nếu có); tổ chức quản lý, hướng dẫn khách du lịch, tổ chức làm thủ tục (kể cả xuất nhập cảnh) cho khách du lịch trong và ngoài nước; Mở sổ sách theo dõi, quản lý hồ sơ từng tour đã thực hiện; Thống kê cập nhật và quản lý hồ sơ, làm visa, hộ chiếu và dịch vụ khác.

Chương II. Đặc điểm các nguồn lực của công ty 1. Đặc điểm về nhân lực: - Công ty cổ phần du lich và thương mai – TKV là công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ gồm du lịch và thương mại nên mang đặc điểm cơ cấu lao động của một công ty dịch vụ. Số lượng lao động không lớn, toàn công ty chỉ có 293 lao động. Cơ cấu lao động cụ thể được thực hiện trong bảng sau:

Tình hình bố trí sử dụng tại công ty năm …… Đơn vị: người Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3

Tên tổ chức Ban giám đốc Phòng TCLĐ Phòng TCKT Phòng KHĐT Phòng HCTH Phòng XNK I Phòng XNK II Phòng du lịch Tổng cơ quan công ty Khách sạn Vân Long Khách sạn Biển Đông Chi nhành I Hà Nội

Báo cáo thực tập

tổng số 3 4 7 4 13 7 9 16 63 63 30 89

phụ nữ 1 3 5 2 5 3 2 10 31 44 22 47

Thạc sỹ 1

1 1

Trình độ Đại học 2 4 7 4 13 7 9 16 62 15 10 30

Trung cấp

0 48 20 59 7

Nguyễn Quang Thái 4 5 6

Chi nhánh QN Chi nhánh HCM Chi nhánh ĐN Tổng các đơn vị

Mssv 04a01391n 34 10 4 230

12 6 1 132

8 8 4 82

0

26 2 155

Nguồn: Phòng tổ chức lao động

BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY STT

Chỉ tiêu Tổng số lao động:

2005

2006

2007

So sánh 2006/2005

So sánh 2007/2006

230

380

240

80

-40

Chia theo t/c lao động:

1.

- lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp Chia theo giới tính

2.

- Nam - Nữ Chia theo tình độ: - Đ. học & trên Đ.học

3. - Cao đẳng, trung cấp - TN PTTH & khác Chia theo độ tuổi: 4.

- Từ 18 - 25 - Từ 26 - 35 - Từ 36 - 45 - Từ 45 trở lên Nguồn: Phòng tổ chức lao động

Báo cáo thực tập

8

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

BẢNG CƠ CẤU VỐN Stt

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

So sánh 2006/2005

So sánh 2007/2006

Tổng vốn: Chia theo T/c vồn: 1.

+ Vốn cố định + Vốn lưu động Chia theo sở hữu: + Vốn chủ sở hữu

2.

+ vốn vay

 Phân tích số liệu:

-

Lực lượng lao động của công ty liên tục được bổ sung và phát triển để phù hợp

với tình hình phát triển trong kinh doanh của công ty. Năm 2002, công ty mới chỉ có 241 lao động. Năm 2007, con số này đã là 293 lao động. Hầu hết nhân viên đều đạt trình độ đại học và sau đại học. Ngoài ra công ty rất chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên công ty. Công ty thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, nhân viên thương mại, du lịch và gửi nhân viên đi học các lớp ngành du lịch. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam hằng năm cũng mở lớp huấn luyện nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch, quản trị chi phí, mới đây nhất là nghiệp vụ kinh doanh thương mại điện tử. Công ty cũng tạo điều kiện tối đa cho nhân viên tự học tập nâng cao trình độ của mình. 2. Đặc điểm về vốn: - Ban đầu mới thành lập công ty có cơ cấu 100% vốn Nhà nước. -

Từ năm 2004 công ty cổ phần hóa, vốn điều lệ là 10.465.000.000 đồng chia

thành 104.650 cổ phần trong đó vốn nhà nước do tập đoàn Than và Khoáng sản Báo cáo thực tập

9

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

Việt Nam nắm giữ chiếm 69,16%; vốn cổ phần ưu đãi bán cho lao động trong công ty chiếm 27,68%; vốn cổ phần phổ thông theo giá sàn của cổ đông ngoài công ty 2,21%; vốn cổ đông khác công ty chiếm 0,95%. 3. Đặc điểm về thị trường: - Thị trường du lịch của công ty ngoài các cán bộ, công nhân viên trong tập đoàn chủ yếu là khách du lịch trong nước. Đối với khách nước ngoài chủ yếu là các bạn hàng, đối tác của công ty sang Việt Nam tham quan, trao đổi, xúc tiến đầu tư thương mại. - Đối với thương mại: công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV nhập khẩu máy móc thiết bị từ Nhật Bản, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hàn Quốc cung ứng cho các doanh nghiệp trong ngành than. Đối với xuất khẩu, công ty xuất khẩu than và khoáng sản chủ yếu vào Trung Quốc, đồng thời nhập khẩu ngược lại các máy móc thiết bị theo phương thức hàng đổi hàng.

Chươnng III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian gần đây. Năm 2007, doanh thu ước thực hiện của công ty là 553.656,23 triệu đồng tăng trưởng 11,01% so với năm 2006, trong đó kinh doanh du lịch tăng trưởng 12,53% so với năm 2006, kinh doanh thương mại tăng 11,21%. Đây là một mức tăng trưởng khá cao. Từ năm 2003 đến nay doanh thu tăng một cách ổn định qua các năm thể hiện sự phát triển bền vững của công ty. Năm 2004 doanh thu tăng 153% so với năm 2003. năm 2005 doanh thu tăng 37% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu tăng 16% so với năm 2005. Tuy mức tăng doanh thu giảm dần nhưng đây là dấu hiệu chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng lớn lên. Kinh doanh thương mại đã khẳng định được vai trò của mình trong khi kinh doanh du lịch vẫn tăng trưởng đều đặn. - Thực trạng hoạt động của từng lĩnh vực cụ thể: + Đối với lĩnh vực du lịch. - Du lịch lữ hành: hằng năm công ty tổ chức tour du lịch cho hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước tham quan, nghỉ ngơi, khảo sát thị trường, cũng như kết hợp du lịch và làm việc. Tour du lịch của công ty được xây dựng phong phú và đa dạng vớ nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch thể thao, du lịch

Báo cáo thực tập

10

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

hội thảo, chuyên đề, kết hợp cùng các công ty du lịch nước ngoài tổ chức tour du lịch quốc tế. Bảng hoạt động du lịch của công ty Chỉ tiêu Số đoàn du lịch Số lượt người

Đơn vị Đoàn Người

2002 327 7879

2003 325 10905

2004 311 11428

2005 360 11588

2006 396 11643

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Đầu tư

- Số lượng khách du lịch liên tục tăng cho thấy hoạt động du lịch lữ hành của công ty ổn định và phát triển. Khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên trong ngành than. Công ty đã dành được 80% số cán bộ trong ngành đi du lịch nước ngoài và 50% thị phần khách du lịch nội địa trong ngành. Hoạt động kinh doanh này đang ngày một được mở rộng sang đối tượng ngoài ngành than. Tuy khách hàng chính là cán bộ công nhân viên trong ngành nhưng lượng khách du lịch là cán bộ ngoài ngành cũng đã chiếm tới 20% số khách hàng của công ty. - Kinh doanh khách sạn: Công ty có hai khách sạn trực thuộc là khách sạn Biển Đông và khách sạn Vân Long. Ngoài ra công ty còn hợp tác với một hệ thống khách sạn của tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam như: Khách sạn Hạ Long, Heritage Vườn Đào, Heritage Đê La Thành, Khách sạn Thái Nguyên, Trung tâm điều dưỡng Sầm Sơn,…Công ty thực hiện dịch vụ đặt phòng, dịch vụ hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, dịch vụ xe du lịch, xe buýt cao cấp, tàu hỏa. Ngoài ra công ty còn cung cấp cho khách hàng các tài liệu phục vụ du lịch, xúc tiến thương mại, danh mục hội chợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị. Các khách sạn cũng đã làm tốt công tác tiếp thị cũng như kịp thời đưa ra các chính sách giảm giá, khuyến mãi linh hoạt nên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Bảng hoạt động khách sạn của công ty Chỉ tiêu Lượt phòng Lượt người Công suất

Đơn vị Phòng Người %

2002 27.815 51.184 56

2003 17.393 31.911 62

2004 11.308 28.607 55

2005 11.779 24.820 50

2006 20.367 41.533 49,38

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Đầu tư

Báo cáo thực tập

11

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

+ Đối với lĩnh vực thương mại: Thương mại tuy là ngành nghề bổ trợ nhưng lại là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho công ty, ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình, thể hiện qua doanh thu ngày càng cao.

Bảng kết quả hoạt động thương mại Đơn vị: Triệu đồng Năm Doanh thu

2003 157.901,00

2004 244.005,81

2005 2006 2007 337.818,55 460.599,22 511.250,70 Nguồn: phòng xuất nhập khẩu I

- Năm 2003 doanh thu từ thương mại là 157.901,00 triệu đồng, sang năm 2004 đã tăng 54% lên 244.005,81 triệu đồng. Năm 2005 mức tăng là 38% lên 337.818,55 triệu đồng. Năm 2006 mức tăng trưởng của doanh thu vẫn rất cao 36%. Năm 2007 mức tăng trưởng là 11%. Mặc dù mức tăng trưởng giảm dần nhưng đó không phải là dấu hiệu chững lại mà là do có quy mô lớn hơn. Đây là một dấu hiệu hết sức đáng mừng thể hiện vị thế của lĩnh vực thương mại. Trong lĩnh vực này công ty chủ yếu hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và xuất khẩu than, cụ thể: - Nhập khẩu: hoạt động thương mại chủ yếu của công ty là nhập khẩu máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trong ngành than. Trong những năm qua công ty đã hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất cung cấp thiết bị khai thác hạng nặng nổi tiếng thế giới như: xe ôtô tải, máy xúc, máy gạt Komatsu, Kawasaki, Hitachi, máy khoan Atlas Copco, Tamrock; cần cẩu các loại của Tadano; xe trộn betong Daewoo; động cơ disesel Cummins; các sản phẩm máy và lốp đặc chủng, các vật liệu nhãn hiệu Rema Tip Top cho các đơn vị của tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Ngoài ra công ty cũng độc quyền phân phối các sản phẩm xe nâng hạ và di chuyển lốp đặc chủng Iowa Tooling sản xuất; phân phối độc quyền lốp xe chuyên dùng cho xe tải và thiết bị khai thác hạng nặng Michelin và Yokohama cho công nghiệp khai khoáng. - Xuất khẩu: xuất khẩu tuy chỉ là một mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác nhưng cũng đã phát triển mạnh mẽ và đem lại doanh thu đáng khích lệ cho công ty. Công ty chủ yếu kinh

Báo cáo thực tập

12

Nguyễn Quang Thái

Mssv 04a01391n

doanh chế biến xuất khẩu than vào thị trường Trung Quốc. Năm 2007 cả hoạt động xuất khẩu than và xuất khẩu dầu đều vượt xa mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt là mặt hàng than đạt được doanh số 84.597.780.000 đồng so với mức kế hoạch là 23.300.000.000 đồng, dầu xuất khẩu đạt doanh thu 21.690.600.000 đồng so với kế hoạch là 20.478.000.000 đồng.

Báo cáo thực tập

13

Related Documents

Ni
July 2020 38
Ni
August 2019 79
Ni
July 2020 47
Ni
April 2020 30
Ni
April 2020 28
Ni Som Ni Serem
December 2019 43

More Documents from "Cesc Serrahima"

682
May 2020 29
522
May 2020 19
June 2020 15
464
May 2020 20
June 2020 16
511
May 2020 23