Nhuong Quyen Thuong Hieu

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nhuong Quyen Thuong Hieu as PDF for free.

More details

  • Words: 3,078
  • Pages: 38
Franchise

Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ (Federal Trade Commision) Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó người mua Franchise (Franhisee) được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu (franchisor)

Bộ thương mại Việt Nam Franchise hay nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hai yêu cầu chính sau:

FRANCHISE Nhượng quyền thương mại (NQTM) - Franchise - đã ra đời và phát triển trong hơn 6 thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ. - NQTM khởi sự từ những năm 40 và đến thập niên 50 thì Ray Kroc, người sáng lập McDonald đã bán giấy phép nhượng quyền với giá 950 USD. Đến nay, McDonald đã không ngừng phát triển với hơn 31.000 điểm bán tại 60 quốc gia.

Quá trình thực hiện bán Franchise •Bảo vệ tài sản trí tuệ •Xây dựng đội ngũ nhân sự cho việc kinh doanh nhượng quyền •Chương trình huấn luyện cho đối tác mua Franchise •Xây dựng lực lượng hỗ trợ cho đối tác mua Franchise •Chuẩn bị cung cấp thông tin cho các đối tác mua Franchise •Thiết lập các tiêu chí và thủ tục chọn lựa mặt bằng hay vị trí kinh doanh. •Xây dựng chiến lược marketing cho hệ thống Franchise.

FRANCHISE Số liệu thống kê mới nhất, tại Hoa Kỳ hiện có hơn 550.000 hợp đồng NQTM với lợi nhuận thu được trên 1.530 tỷ USD/năm; -Tại khu vực Bắc Mỹ, hiện có hơn 750.000 hợp đồng NQTM được ký kết... - Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này tại nhiều nước Âu - Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới mà theo dự báo của Hiệp hội NQTM Quốc tế là khoảng 7%/năm.

Điều kiện để “ mua – bán” franchise a) Đối với bên nhượng quyền (“bán” franchise), phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: • Hệ thống kinh doanh theo phươn thức franchise phải có thời gian hoạt động từ 01 năm trở lên • Sản phẩm, dịch vụ sản xuất-kinh doanh phải được cho phép kinh doanh tại Việt Nam, theo quy định pháp luật Việt Nam; • Công ty đó phải có giấy phép chấp thuận được nhượng quyền tại Việt Nam do Bộ Thương mại Việt Nam cấp

Điều kiện để “ mua – bán” franchise b) Đối với bên dự kiến nhận quyền (“mua franchise), phải đáp ứng tiêu chuẩn sau: • Là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam • Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dự kiến được nhượng quyền.

Phí nhượng quyền và nghĩa vụ thuế, tài chính a) Phí nhượng quyền: phí nhượng quyền bao gồm các khoản thu theo quy định của Bên Nhượng quyền (“bán” franchise ), và các khoản phí này được thống nhất trong toàn hệ thống nhượng quyền của Bên Nhượng quyền. Cụ thể: • Phí Nhượng quyền ban đầu: là một khoảng thu cố định, một lần và duy nhất. • Phí định kỳ: được thu theo chu kỳ thời gian: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm ..vv..., và được căn cứ trên doanh thu hoặc lợi nhuận của Bên Nhận quyền, do Bên Nhượng quyền quy định trong hợp đồng nhượng quyền. • Ngoài ra có thể có các khoản phí khác, những khoản này cũng phải được thể hiện minh bạch trong Bản Giới thiệu nhượng quyền (UFOC) mà Bên Nhượng quyền sẽ phải cung cấp cho Chị để tham khảo trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền,

Phí nhượng quyền và nghĩa vụ thuế, tài chính b) Nghĩa vụ thuế – tài chính: Khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhượng quyền, Chị có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng thuế bình thường theo quy định pháp luật về thuế đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Tài liệu công bố UFOC của Mỹ 1. Chủ thương hiệu và hệ thống franchise 2. Kinh nghiệm của chủ thương hiệu 3. Tiểu sử tranh chấp, kiện tụng 4. Tiểu sử phá sản 5. Phí franchise ban đầu 6. Những khoản phí khác 7. Dự toán vốn ban đầu 8. Nghĩa vụ mua hoặc thuê từ một số nguồn cung cấp chỉ định 9. Nghĩa vụ của người mua franchise 10. Nghĩa vụ người bán franchise 11. Hỗ trợ tài chính 12. Độc quyền lãnh thổ 13. Thông tin về nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng và khẩu hiệu

Tài liệu công bố UFOC của Mỹ 14. Thông tin về quyền sáng chế và quyền tác giả 15. Nghĩa vụ của người mua franchise trong việc tham gia vào hoạt động của cửa hàng franchise 16. Giới hạn của những mặt hàng, sản phẩm mà cửa hàng franchise có thể kinh doanh 17. Gia hạn hợp đồng và, chuyển nhượng sang tên và tranh chấp 18. Công bố các nhân vật nổi tiếng liên quan 19. Công bố doanh số và lợi nhuận 20. Danh sách các cửa hàng trong hệ thống franchise 21. Báo cáo tài chính của chủ thương hiệu 22. Hợp đồng franchise và các tài liệu có liên quan 23. Xác nhận của người mua franchise đã nhận được tài liệu

Các hình thức mua franchise a) Single-unit franchise: là hình thức mua franchise đơn lẻ, trong đó người mua ký hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ chính hoặc master franchise) để mở ra một đơn vị kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền của bên bán, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian cụ thể. Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại.

Các hình thức mua franchise b) Master franchise: là hình thức mua franchise, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.

Các hình thức mua franchise c) Area development franchise: là hình thức mua franchise giống như single-unit franchise, nhưng trong đó, người mua được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (số lượng theo cam kết với bên bán) tại một khu vực, lãnh thổ nhất định và theo thời gian cụ thể. Người mua trong trường hợp này cũng không được phép nhượng quyền lại. Hiện nay, Luật Việt Nam không phân biệt việc mua bán franchise thành 03 hình thức nói trên, mà chỉ quy định thành 02 loại: nhượng quyền ban đầu (sơ cấp) và nhượng quyền thứ cấp. (Nghị định 35/2006/NĐ-CP)

Khác biệt giữa người mua và bán Franchise

Ý nghĩa đối với người mua Franchise: • Franchise là hình thức đầu tư an toàn và khôn ngoan • Được sự hỗ trợ của chủ thương hiệu • Chi phí quảng cáo thấp hơn • Thu thập kinh nghiệm • Dễ vay tiền ngân hàng hơn • Nhãn hiệu đã được bảo hộ sẵn

Ý nghĩa đối với người bán Franchise:

• Nhân rộng mô hình kinh doanh • Tăng doanh thu ( Phí nhượng quyền ban đầu; phí hàng tháng; bán các nguyên liệu đặc thù; tiết giảm chi phí do lợi thế quy mô)

Mười lý do phải cân nhắc khi mua franchise 1. Không biết chắc khả năng sinh lợi 2. Chi phí ban đầu quá cao 3. Có quá nhiều franchisee khác cùng lĩnh vực và trong cùng địa bàn 4. Quyền lợi của doanh nghiệp franchisee theo pháp luật không được bảo vệ 5. Bị hạn chế sự tự do 6. Phí định kỳ quá cao 7. Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp 8. Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng 9. Chi phí quảng cáo quá nhiều 10. Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng

FRANCHISE • Bài học thành công từ NQTM ở Hoa Kỳ cho thấy, 90% công ty theo hợp đồng thương hiệu tiếp tục hoạt động sau 10 năm; • trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa • nếu chỉ xét trong năm đầu tiên thực hiện hợp đồng NQTM thì chưa tới 5% công ty thất bại, • ngược lại có đến 38% công ty độc lập lại không thành công). • Ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ, đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh doanh thông thường.

FRANCHISE • DN Franchising trao cho bên nhận quyền kinh doanh sử dụng: - mô hình, - kỹ thuật kinh doanh, - sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình trên thương hiệu của mình. • Đổi lại DN mở Franchise (DN nhận quyền kinh doanh) phải trả cho DN Franchising một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong thời gian do 2 bên thỏa thuận. • Thông thường, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực... do bên mở Franchise đảm nhiệm, DN Franchising chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá...

ví dụ Tham gia một hệ thống nhượng quyền thương hiệu có nhiều thuận lợi hơn so với việc bắt đầu xây dựng một nền kinh doanh bằng chính bản thân bạn. • Bạn muốn thay đổi nghề nghiệp nhưng lại không có tiền để cầm cự trong nhiều tháng trong khi chờ đợi công ty của bạn thu hồi được vốn và bắt đầu kiếm lời. * Có rất nhiều công ty nhượng quyền thương hiệu đã có sẵn hệ thống hỗ trợ cho việc khởi đầu nhanh, thu hồi vốn và duy trì nguồn thu. Nếu bạn tuân theo hệ thống này, chắc chắn cơ hội thành công của bạn sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s • Cần phải mua “quyền kinh doanh” của Công ty McDonald’s • Để có đủ tư cách của một chủ cơ sở nhượng quyền theo quy ước thông thường, bạn phải có 175 ngàn USD (đây không được là khoản tiền vay mượn) • Nhưng toàn bộ chi phí cho việc mở cửa hàng như thuê mặt bằng, xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị … sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 430 ngàn đến 750 ngàn USD, và 40% trong số này phải do bạn tự đầu tư (bằng tiền của bản thân).

Mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s • Trả trực tiếp cho công ty McDonald’s số tiền 45 ngàn USD gọi là Phí đăng ký nhượng quyền ban đầu • Tham gia một khoá huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng ( tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát…) • Chấp nhận điều kiện chỉ được mở một cửa hàng McDonald’s tại một địa điểm nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về bài trí cửa hàng, tuyển dụng nhân viên…và tất cả những yếu tố khác nữa, sao cho cửa hàng McDonald’s toát lên được “thần thái” của một McDonald’s thực sự

Mở franchise, cần gì? • Nếu bạn muốn franchising với www.thegioididong.com,: - ngoài việc có địa điểm phù hợp, - có số vốn để đầu tư cho cửa hàng ban đầu là khoảng 500 triệu đồng, - hàng tháng bạn sẽ trả khoản phí franchising (tùy theo diện tích kinh doanh). Hiện Công ty thế giới di động đang kêu gọi franchising ở các tỉnh miền Tây, miền Đông… (trừ TP. HCM và Hà Nội).

Mở franchise, cần gì? • Theo Công ty Kinh Đô Sài Gòn, tiêu chí để công ty chấp nhận đối tác mở một franchise Kinh Đô như sau: - yêu thích công việc kinh doanh; - có kinh nghiệm kinh doanh/sản xuất thực phẩm, - có hoặc thuê được mặt bằng kinh doanh tốt và có vốn đầu tư trung bình khoảng từ 500 triệu 1 tỷ đồng.

Mở franchise, cần gì? Để tham gia vào hệ thống nhượng quyền Phở 24 thì đối tác mua nhượng quyền phải trả các khoản phí như: • phí nhượng quyền ban đầu • và phí hàng tháng. Được biết, tổng chi phí đầu tư bình quân cho 1 cửa hàng phở 24 tại VN khoảng 50.000-60.000USD (đã bao gồm phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất và mua sắm trang thiết bị…).

Phở 24 • Giám đốc Công ty: Lý Quý Trung đúc kết thành 4 kinh nghiệm: "Muốn kinh doanh nhượng quyền thành công, doanh nghiệp - phải đáp ứng các tiêu chuẩn tin tưởng tuyệt đối mô hình franchise, - am hiểu thị trường địa phương, - khả năng quản trị điều hành - và khả năng tài chính".

• Theo Irwin J.Keup (tác giả Franchise Bible) chân dung của một đối tác mua Franchise tiềm năng lý tưởng được phác hoạ qua một số đặc điểm • (1) Làm việc siêng năng; • (2) Biết tuân thủ nội quy; • (3) Biết thưởng thức công việc mình đang làm; • (4) Có kinh nghiệm và quá khứ phù hợp; • (5) Có đủ nguồn tài chính; • (6) Có thể làm theo mệnh lệnh; • (7) Được gia đình ủng hộ trong việc mua Franchise.

Theo Mary E. Tomzack một đối tác mua Franchise cần bao gồm các yếu tố sau: (1) Tự tin và nhiệt tình đối với sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng chứ không phải chỉ thuần tuý nhắm tới lợi nhuận; (2) Chưa có kỹ năng doanh nghiệp và cần đến sự giúp đỡ của chủ thương hiệu. Do đó các quản trị viên trung cấp thì thích hợp hơn là những người đã từng xây dựng và thành lập doanh nghiệp cho mình trước đây; (3) Không nhữn có khả năng học hỏi rất nhanh mà còn có khả năng động viên và huấn luyện người khác; (4) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong việc quản lý và dạy học; (5) Có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực muốn mua Franchise.

• ý định nhượng quyền thương mại đã có từ khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cho Phở 24. Hiện nay, hệ thống Phở 24 đã có 19 cửa hàng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam (VN), 1 cửa hàng ở Indonesia, - trong đó đã nhượng quyền thương mại 8 cửa hàng. Dự kiến năm 2006 sẽ phát triển lên 50 cửa hàng trong nước cũng như xây dựng cửa hàng tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia...

CÁC BƯỚC CẦN LÀM ĐỂ TRỞ THÀNH CHỦ CỬA HÀNG FRANCHISE PHỞ 24 • Bước 1: Tiếp xúc trực tiếp với văn phòng công ty Phở 24 hoặc thông qua email hẹn phỏng vấn • Bước 2: Ký thỏa thuận giữ bí mật thông tin (Confidentiality agreement) và điền vào hồ sơ đăng ký mua franchise Phở 24 • Bước 3: Điền đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại cho công ty Phở 24 • Bước 4: Công ty Phở 24 tiến hành kiểm tra và xác minh các thông tin cung cấp bởi người mua franchise • Bước 5: Công ty Phở 24 mời đối tác muốn mua franchise đến văn phòng để thảo luận chi tiết triển khai cửa hàng, trong đó có 3 phần quan trọng: địa điểm kinh doanh, thiết kế cửa hàng và kế hoạch kinh doanh.

CÁC BƯỚC CẦN LÀM ĐỂ TRỞ THÀNH CHỦ CỬA HÀNG FRANCHISE PHỞ 24 • Bước 6: Ký hợp đồng franchise • Bước 7: Công ty Phở 24 duyệt đồng ý mặt bằng kinh doanh • Bước 8: Người mua franchise nộp bản vẽ chi tiết của mặt bằng kinh doanh • Bước 9: Xây dựng, sửa chữa mặt bằng theo tiêu chuẩn đồng nhất của Phở 24 • Bước 10: Huấn luyện, đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên cửa hàng • Bước 11: Khai trương cửa hàng franchise

Thương Hiệu Trị Giá bao nhiêu? Giá Hợp Lý (Fair price)

Giá Trị Công Ty Thương Hiệu

Mua bán Hùn vốn Cổ phần hóa

Giá trên thị trường niêm yết (Market price) Giá do thị trường chứng khoán “quyết định”

Những Thương Hiệu Hàng Đầu Thế Giới năm 2007 (Interbrand - Business Week)

Franchise Ở ViỆT NAM • Theo báo cáo nghiên cứu của Hội đồng Nhượng quyền kinh doanh thế giới (WFC) vào năm 2004, Việt Nam chỉ có 70 hệ thống franchise đang hoạt động. Kể từ năm 2000 trở đi, nhiều loại hình nhượng quyền mới xuất hiện, góp phần thúc đẩy ngành phát triển nhanh hơn với tốc độ 20%/năm với hơn 530 cửa hàng/đơn vị nhượng quyền thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Franchise Ở ViỆT NAM

• Trong các năm tới, thị trường có thể sẽ ghi nhận sự ra mắt các thương hiệu mới kinh doanh theo hình thức nhượng quyền như Buncha 24 và Springroll 24, nước trái cây Tapiocup, Y5, Mía Siêu Sạch, Nhà Vui, Regina Café, kem Monte Rosa…

Franchise Ở ViỆT NAM • Hàng loạt các công ty quốc tế đã hoàn tất giai đoạn nghiên cứu thị trường và đang tiến hành ráo riết lựa chọn đối tác nhượng quyền để nhanh chóng đặt chân vào thị trường Việt Nam như Charles & Keith Shoes, Celia Loe, Bread Talk, Cavana và Koufu (Singapore), McDonald’s, Dunkin Donuts, Starbucks Coffee, Hard Rock Café, Athlete’s Foot and Century 21 Real Estate, IKEA, Tesco và Wal-Mart (Mỹ), The Coffee Club, Healthy Habits và Hudsons Coffee (Úc).

Related Documents