Nguoi Hoa

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nguoi Hoa as PDF for free.

More details

  • Words: 6,268
  • Pages: 11
Dân tộc Hoa IV. Văn hóa vật chất. 1. Nhà cửa : - Nhà người Hoa ở Việt Nam so với người Hán ở Trung Quốc thì đã có nhiều thay đổi, khuynh hướng chung là gần lại với nhà của người Việt. a. Một số dạng nhà của người Hoa ở miền Bắc : a1. Kiểu nhà hình “cái ấn” : là tổ hợp gồm 4 nhà liên kết với nhau tạo thành 1 hình vuông ôm lấy 1 mảnh sân nhỏ ở giữa, nhà được xây bằng gạch mộc. Nhà chính gồm 5 gian, gian giữa rộng hơn các gian bên, mặt trước thụt vào một chút có 1 cửa ra vào ở chính giữa. Trong gian này có 1 bàn vuông để tiếp khách. Giáp tường hậu có một giường hành trên bàn thờ tổ tiên. Sát tường bên trái kê 1 giường đôi giành cho khách. Gian bên phải của gian chính giữa này cũng chỉ có 1 cửa ra vào ở phía trước, cảnh cửa ở góc bên phải có 1 tủ nhỏ. Cùng bên, lui về phía sau, có 2 giường đôi kề sát nhau. Gian này không có cửa sổ nên hầu như quanh năm không có ánh sáng từ bên ngoài lọt vào. Kề bên là gian hồi phải có gác xép lui về phía sau. Gian này có 1 cửa ra vào ở phía trước, nhưng hơi lệch về bên trái. Tường đầu hồi có 2 cửa sổ nhỏ. Góc nhà phía trước, về bên phải có 1 đống tro để người ta đi tiểu vào ban đêm. Gian này có 1 tủ nhỏ kê gần giường đôi. Từ gian này xuống nhà phụ phải qua 1 hành lang hẹp. Đầu hành lang có 1 cửa ra vào để thông ra ngoài nhà. Trong hành lang chỉ có 1 cối giã gạo theo kiểu cối đạp. Trong nhà phụ, giáp nhà chính có 1 bàn dài dùng làm bàn ăn, bên cạnh có các vò lớn nhỏ và các ang đựng rau cải muối. Ở giữa, sát tường hậu có bếp. Sát tường hồi bên phải lại thêm 1 bàn dài, 1 đống củi và 1 số vò nhỏ.Nhà phụ có gác xép,chiếm cả bề mặt nền nhà. Mặt trước có cửa ra vào mở lệch về phía bên trái. Tường hồi bên phải và tường hậu có 2 cửa sổ nhỏ. Hai gian nhà chính và 2 gian nhà phụ này dành cho sinh hoạt của vợ chồng con trai chủ nhà. Trở lại với nhà chính, gian bên trái của gian chính giữa, mặt trước có 1 cửa sổ. Gian này có cửa lớn và 1 cửa nữa, thông với gian hồi bên trái. Bên trong gian này có 1 tủ nhỏ và 2 giường đôi. Còn gian hồi trái chỉ là nơi để phân tro. Gian này có 1 cửa thông với hành lang phía trước và có 1 cửa sổ nhỏ ở tường hội. Đầu hành lang giáp tường hồi trái là 1 hố tiểu. Trong hành lang này có 1 quạt. Nhà phụ bên trái có 1 cửa sổ và 1 cửa ra vào. Nửa nhà phía trái có gác xép. Trong nhà có bàn ăn, bếp, 1 số vò, ang đựng rau muối. Han gian chính nhà phụ này là của vợ chồng chủ nhà. Còn nhà trước nhà chính nối giữa 2 nhà phụ 2 bên, mặt trước có 1 cửa lớn để thông ra ngoài nhà.

< Kiều nhà hình “ cái ấn “ còn thấy ở Quảng Ninh > a2. Kiểu nhà “ T’lám phùng hương sấn sâu “ : được xây bằng gạch mộc, mái lợp ngói âm dương. Có 1 nhà chính và 2 nhà phụ. Nhà chính 5 gian và 2 nhà phụ 2 bên. a3. Kiểu nhà “ T’lám phùng hưởng xả “ : Xây bằng gạch mộc, mái lợp ngói âm dương. Là nhà 3 gian 2 chái. Gian chính giữa cũng thụt vào 1 chút. Mặt trước có cửa ra vào. Bên trong gian này có 1 giường đôi dành cho khách, 1 bàn nhỏ và 1 ghế dài để tiếp khách. Giáp tường hậu có bàn thờ tổ tiên. Gian bên phải của gian giữa, bên trong hầu như bỏ trống chỉ có vài cái ang và vò nhỏ. Gian này có gác xép và có thang để lên gác. Có 2 cửa lớn để thông với 2 gian 2 bên, mặt trước có 1 cửa sổ. Tiếp đến gian hồi bên phải có bếp, ang đựng nước và bàn để bát đĩa. Mặt trước có cửa ra vào. Gian bên trái của gian chính giữa, mặt trước có cửa sổ. Bên trong có 1 giường cá nhân, 1 giường đôi và 1 tủ nhỏ. Gian này cũng có gác xép, trong có 1 cót thóc và vài thứ linh tinh. Mặt trước có cửa ra vào, xung quanh không có cửa sổ. a4. Kiểu nhà “ T’lám phùng ải hưởng xả “ : Kiều nhà này có 1 nhà chính và 1 nhà phụ tạo thành hình thước thợ. Hai nhà bao lấy 2 chiều của 1 cái sân ở phía trước. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như nhà chính và nhà phụ đã được giới thiệu ở trên. a5. Kiểu nhà “ T’lám phùng hưởng ải “ : Kiểu này gồm 3 nhà : 1 nhà chính và 2 nhà phụ 2 bên cùng nằm trên 1 trục. Nhà phụ thấp hơn nhà chính 1 chút. a6. Kiểu nhà “ T’lám phùng dặt ải “ : Kiểu nhà này có 1 nhà chính và 1 nhà phụ nằm trên 1 trục. Nhà phụ cũng thấp hơn nhà chính. a7. Kiểu nhà “ T’lám phùng hưởng ải hưởng xả “ : Kiểu nhà này gồm 1 nhà chính ở giữa, 2 bên thêm 2 nhà phụ. Đầu cùng của nhà hồi phụ lại thêm 1 mái hồi phụ. ->Qua các kiểu nhà vừa mới giới thiệu, chúng ta có thể thấy kiểu nhà cổ truyền của người Hoa dần dần có sự chuyển biến từ dóng kín đến mở rộng. Những kiểu nhà ( từ a1-> a7 ) đều là biến dạng của nhà cổ truyền từ gần đến xa dần. Mỗi 1 biến dạng là kết quả của 1 phương thức xử lí khác nhau trên cơ sở kiểu nhà cổ truyền. - Đầu tiên là người ta tháo gỡ các vòng đóng kín của kiểu nhà cổ truyền (hình “ cái ấn” ) bằng cách xén bớt nhà phụ trước mặt nhà chính để tạo thành kiểu nhà a2 (T’lám phùng hương sấn sâu ). Từ kiểu nhà vừa nói trên lại dẫn đến những biến dạng khác và theo 1 cách xử lí khác. - Từ kiểu a2, người ta xén bớt 2 nhà phụ 2 bên để trở thành kiểu nhà a3. - Một biến dạng khác cùng phương thức xử lí này đã dẫn đến kiểu nhà a4.

- Một phương thức xử lí khác nữa là kéo 2 nhà phụ ở 2 bên ra song hàng với nhà chính, tạo thành kiểu nhà a5. - Kết hợp cả 2 phương thức nói trên : vừa xén bớt vừa kéo ra 2 bên để hình thành kiểu nhà a6. - Kiểu nhà a7 là sự kết hợp giữa kiểu nhà a3 và a5. b. Một số dạng nhà của người Hoa ở miền Nam : b1. Nhà đất : Nhìn chung nhà người Hoa ở miền Nam là nhà 3 gian hoặc nhà 3 gian 2 chái, mặt bằng sinh hoạt theo kiểu chữa nhị (tức là nhà xếp đọi), rất ít hoặc thậm chí không có nhà dạng chữ đinh, chữ công… Bộ phận cư dân Hoa làm rẫy ở nông thôn chủ yếu sinh hoạt trong những căn nhà trệt 3 gian được xây cất phần lớn bằng vật liệu bán kiên cố. Thoạt nhìn, Những căn nhà này của người Hoa không khác gì lắm nhà của người Việt, người Khơme cứ trú cùng địa bàn, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được nó nhờ những tờ giấy màu đỏ viết chữ Hán dán nơi cột và phần vách trước của nhà, chi tiết mà nhà người Việt và Khơme không có. Ở những vùng thị xã, thị trấn của các tỉnh ở miền Nam, người Hoa còn là sở hữu một số căn nhà trêt kiểu cổ xưa được xây dựng hàng trăm năm nay. Trong số những căn nhà kiểu cách xưa của người Hoa ở miền Nam còn có 1 sô khá to lớn, bề thế mà chủ nhân của nó từng là các đại điền chủ hoặc thương buôn lúa gạo với qui mô lớn…. Các nhà loại này có cách phân bố khá là đặc thù theo kiểu nhà của ngươi Trung Quốc với 3 gian nhà ở giữa được xem là “ cái lõi “, phía trước gồm gian tiền sảnh, nhà kho 2 bên và bếp phía sau bao bọc quanh nhà theo kiểu phòng thủ chống trộ cướp. Ở những thị xã, thị trấn ở các tỉnh miền Nam, các doanh nhân người Hoa làm ăn phát đạt thường là chủ nhân của các căn nhà được xây dựng bằng vật liệu kiên cố với 1 hoặc vài tầng lầu. Song, phổ biến nhất, người Hoa thường sống trong những căn nhà 1 gian giống nhau cất liền sát theo từng dãy phố mặt tiền đường theo dạng nhà trệt, nhà gác, hoặc nhà lầu trong tình trạng cũ kĩ, lụp xụp hoặc khang trang rộng rãi. Phổ biến nhất của loại hình nhà dãy phố là 1 trệt 1 lầu, hoặc nhà trệt có gác, mà thông thường phần trệt để buôn bán, phần lầu và gác mới để ở. Trên lầu phía trước trước thường không có hàng hiên, bao lơn mà vách suốt, chỉ trổ cửa sổ. Phía dưới cửa sổ người ta đúc nổi bằng xi măng (nếu tường gạch) hoặc treo bảng (nếu tường gỗ) tên của cửa hiệu buôn bán, xưởng sản xuất…bằng Hán tự, có kèm theo chữ Việt cùng nghĩa. Cũng như nhà người Việt, nhà người Hoa có loại 1 gian, 3 gian, 5 gian và thậm chí 7 gian và thường theo lối xếp đọi (từ 1 đến 3 dãy). Cũng có khi đó chỉ là những căn nhà 1 gian 2 chái (xí tản kim), phía trước có thể dựng thêm

gian thảo bạt để lấy mặt bằng, dùng buôn bán hay sản xuất hàng tiểu thủ công. Một số gia đình Hoa giàu có, trung lưu ở Sa Đéc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Mỹ Tho…vẫn giữ lối trang trí nội thất mang sắc thái cổ truyền của dân tộc như nơi phòng khác bày bức bình phong bằng gỗ chạm, trên tường treo tấm biển ghi họ của chủ nhân hoặc tổ tiên, cùng những bức hoành phi Hán tự, những bức trảnh thuỷ mặc cổ xưa phai mờ. Bộ trường kỉ mặt đá Đại Lí, có đặt máy cái gối bằng sành men lam (ngựa chẩm) hình khối chữ nhật nho nhỏ, được dùng để gối đàu, kê tay. Còn các tủ thờ, tủ chè…đều bằng gỗ đen có chạm trổ. Đặc biệt, người Hoa có loại bàn thờ đặc biệt gọi là “sành thổi” dài và hẹp bề ngang, ở 2 đầu uốn cong vểnh lên, chạm trổ như kiểu hương án. Cũng có các gian nhà người Hoa bày trí bàn ghế, tủ, ván thô sơ, đơn giản giống như nhà người Việt. Đa số gian nhà ngoài người ta dành để sản xuất nhỏ, buôn bán tạp hoá hoặc nông phẩm, hoặc là quán trà, quán cơm. Phía trong nhà tối tăm, bày trí đồ đạc luộm thuộm. Trong nhà chẳng có gì ngoài cái kệ nhiều ngăn dùng làm bàn thờ, vài chiếc ghế chỏng chơ. bộ ván có khi vừa là chỗ ngồi tiếp khách, vừa để ăn cơm, vừa dùng nghỉ ngơi.. Các rương đựng quần áo xếp vào trong góc giường, góc ván… Phân loại nhà theo kết cấu kĩ thuật : Hầu hết nhà đất (lẫn nhà sàn) của người Hoa ở miền Nam đều là nhà nguyên trinh. Về kết cấu kĩ thuật của bộ vi nhà ngườu Hoa, có thể tạm phân biệt 2 loại : nhà có "vi không kéo" và nhà "vi có kèo". 1/ Nhà xuyên trinh "vi không kèo" (vi chồng trinh) : Vi không kèo là kiểu vi truyền thống của người Hán ở phương Nam. Ở miền Nam, đa số chùa cổ và nhà người Hoa giàu có, xây cất cách nay khoảng 1 thế kỉ hầu như đều có cấu trúc kiểu vi không kèo mà ở miền Nam còn gọi kà "vi chồng trinh". Kiểu vi (vây) này chỉ gồm các cây cột ngắn cũng chống đỡ các cây trinh, trên đầu cột ngắn (sựu) tiếp giáp với đầu trinh đều có đòn tay (hào luồng). Có bao nhiêu cây cột ngắn là phải bấy nhiêu đòn tay. Cao trên hết là đòn đông (soàng luồng). Mộng được rao nơi đầu tring. Còn các cột ngắn đỡ trinh (cột giả) chỉ ngắn khoảng 7080cm chứ không được cao hơn vì sẽ bị lật khi có gió to. Đây là loại vi có kết cấu chịu lực, chắc chắn, hoàn toàn thích hợp với vùng luôn có gió bão. Đặc biệt, kết cấu "vi không kèo" truyền thông của nhà người Hoa thường có 2 hàng cột cái, đó là chi tiết hoàn toàn khác với nhà cổ truyền của người Việt (vốn chỉ có 1 hàng cột cái và bộ vi luôn có 2 cây kèo). Kết cấu kĩ thuật nhà người Hoa còn có các biến dạng như "vi quá giang-kèo cầu", "kèo cầu-cánh ác". Hiện nay, ở miền Nam, nhà ở của người Hoa hầu như không còn thì công theo kiểu vi không kèo ( vi chồng trinh) nữa vì thực hiện phức tạp, tốn nhiều gỗ và công sức, hơn nữa vì thiên nhiên ở miền Nam ít khi có bảo nên người Hoa không cần thiết phải thực hiện kết cấu truyền

thống này. Nếu có loại vi không kèo còn thi công thì đó là kết cấu của nàh 1 gian theo dãy phố lầu, vách xây gạch, không cần thiết fải làm kèo. 2/ Nhà xuyên trinh "vi có kèo" : Nhà của người Hoa ở miền Nam từ nhiều chục năm nay hầu hết đều là kết cấu "vi có kèo", kể cả 1 số chùa, miếu, dinh Minh Hương của người Hoa, người ta vẫn giữ hình thức cột giữa ( trụ ngằn) đỡ cây đòn dông( soàng luồng), cùng các cây cột giả chồng trinh như cũ ( các cột này cao hơn so với kích thước bộ vi truyền thống), nhưng đặc biệt là có thêm 2 cây kèo. Đây có thể xem là một yếu tố giao tiếp văn hoa vời người Việt. Điểm đặc thù về kết cấu kĩ thuật nhà người Hoa là hệ thống các loại nhà cửa. Nhà người Hoa ở miền Nam có nhiều loại cửa. Trước kia ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Sa đéc…họ thương làm loại cửa song ngang bằng cây gỗ vuông nguyên cả bức vách phía trước. Một số nhà khá giả hơn thì làm thêm lớp cửa gỗ kín bên tring. Loại cửa song gỗ này có "lưỡi gà " để cài chốt cửa ("mứng nho") ở trên. Nếu đẩy chốt lên sẽ lấy được song cửa ra. Đặc biệt nhất là loại cửa gồm 2 tấm gỗ lớn, phía bên trong cửa có 1 bộ phận chốt cửa cài cây ngang, rất kiên cố, chắc chắn. Cửa được liên kết với bộ khung viền cửa, ngạch cửa và toàn bộ bức vách phía trước thành 1 điểm tựa kiên cố, vững chắc. Cốt cửa là 2 súc gỗ tròn, chắc chắn, đầu dưới gắn vào ngạch cửa (nếu không có ngạch cửa thì chôn sâu xuống đất), đầu trên gắn vào cây đà ngang của bộ khung cửa. Bọ phận chốt cửa của người Hoa Quảng Đông được gọi là "mùi xái" (mùi=môn : là cửa, xái : là chốt), còn người Hoa Triều Châu gọi là "mứng khuốn". Hệ thống chốt cửa này được phân bố, cấu tạo theo quan niệm triết lí Đông Phương : tả thanh long, hữu bạch hổ, gồm : 2 cây dọc gắn chặt vào giữa mỗi cánh cửa để làm điểm tựa cho 2 cây then ngang. Hai cây then ngang cài cửa có mấu ở đầu, khi cài thì di chuyển ngược chiều nhau để cây then bên trái cài qua cánh cửa bên phải (thanh long), cây then bên phải cài qua cánh cửa bên trái ( bạch hổ), nhưng phải chốt cửa theo dạng " cọp thè lưỡi cho rồng ngậm" mà trong ngôn ngữ của giới thợ mộc người Hoa gọi là "vọng vi" (then cửa bên phải chồng lên bên trái). Trong nhà của người Hoa kiêng làm then cửa cài ở thế ngược lại (vì đó là "vọng phá" : then cửa làm từ phía bên trái chồng lên bên phải) vì cách chốt này chỉ thực hiện ở chùa, không tốt khi làm cho nhà ở. Loại cửa kiên cố này chỉ còn ở các chùa Hoa và một số nhà giàu xây dựng theo kiểu xưa. Hiện nay, nhà theo kiểu dãy phố người Hoa ở miền Nam làm cửa ra vào theo lối 8 cánh hoặc 6 cánh xếp, không cần cửa sổ. Lối cửa này tiện lợi ở điểm có thể mở rộng vách trước cửa nhà tuỳ theo số cánh cửa được mở. Ngoài ra, nhà người Hoa hiện nay phổ biến nhất vẫn là kiểu cửa sắt kéo, vừa tiện lợi vừa an toàn.

 Phân loại theo vật liệu xây dựng : Về vật liệu xây dựng, nhà người Hoa có thể phân ra 2 loại nhà : nhà bán kiên cố và kiên cố. Ở nông thôn, nhà của người Hoa (nhất là người Hoa Triều Châu chuyên làm rẫy) rất hiếm khi xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu thô sơ như nhà người Việt hay người Khơme, mà phần lớn nhà của họ kết hợp giữa vật liệu thô sơ với bán kiên cố. Ví dụ : nhà vách là nhưng mái tôle, hoặc vách gỗ mái lợp ngói hay nàh tường gạch nhưng lợp lá…. Cũng như các dân tộc khác ở miền Nam, Nhà người Hoa dùng lá dừa nước đẻ lợp mái hay dựng vách, trái với tập quán lợp nhà bằng rơm hay bằng tranh như ở vùng nông thôn Trung Quốc. Những nhà kiểu xưa khá giả của người Hoa ở miền Nam, thường lợp ngói âm dương theo kiểu "lợp lót" (tức mặt dưới của ngói sơn vôi trắng). Nền nhà thường lót gách "tàu" bằng đất nung màu đỏ sậm, chủ yếu do người Hoa sản xuất ở Biên Hoà, Vĩnh Long, Mỹ Tho…[ có lẽ gạch tàu mô phỏng theo 1 loại dá lót, gồm 2 loại : gạch vuông ( 0,40m x 0,40m, dày o,04m) và gạch lục giác ( cạnh 0,40m, dày 0,04m) đều là loại gạch chịu lực (nên dùng lót ở sân, nhà kho….) gạch này rất to, khó cắt xén.] Còn nhà bằng vật liệ kiên cố của người Hoa thường ở thị xã, thị trấn với các dạng nhà trệt hoặc nhà lầu đúc bê tông cốt sắt hoặc thép 1 hoặc nhiều tầng. Nhà xây dựng bởi các vật liệu hiện đại như đá rửa, đá mài, đá ốp lát, cửa kính, cửa sắt cuốn… b2. Nhà sàn : Ở những vùng ngập nước (định kì hoặc thường xuyên như Châu Phú (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp)…) người Hoa cũng cư trú trên nhà sàn như các dân tộc khác trong vùng. Nhà sàn người Hoa cũng giống như nhà sàn của người Việt trong vùng ở chỗ kết cấu nhà kết hợp với cột liền và cột ngắn đỡ sàn. Cửa chính cũng trổ ở cạnh dài của nhà, cầu thang cũng bắc nơi góc trái hoặc phải của mặt tiền nhà chứ không bao giờ bắc vào giữa nhà. Cầu thang thường dẫn lên hàng hiên trước có bao lơn gỗ…. Phân bố mặt bằng sinh hoạt nhà sàn của người Hoa cũng giống như nhà sàn của người Việt theo kiểu cách như sau : phòng khách đặt bộ bàn ghế, ván và hệ thống tủ thờ, phía trong là buồng của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Có khi người ta làm thêm cái trên bên hiên để tăng diện tích phòng riêng cho con cái và làm nhà bếp. 2. Trang phục : a. Nữ phục : Phụ nữ Hoa lớn tuổi có lẽ còn giữ nhiều yếu tố cổ truyền trong trong trang phục dân tộc nhất. Hiện nay, phụ nữ Hoa lớn tuổi thuộc tầng lớp bình dân vẫn còn mặc bộ quần áo lục hoặc vải đen (hoặc mặc áo màu lam). Kiểu áo ngắn này tay dài hoặc ngắn ngang khuỷu, có hò và cài cúa

qua sườn phải, nút thắt, cổ áo cao, mềm, tà xẻ từ 2 bên hông; hoặc loại áo xẻ ở giữa, cài nút thắt. Họ thường mặc bên trong áo này 1 chiếc áo cánh trắng. Thêm vào bộ y phục kể trên là 1 chiếc khăn tay trắng thường khi được cài ngay chỗ hò để lau tay, lau mặt. Kiểu tóc đặc trưng của người phụ nữ Hoa lớn tuổi thuộc tầng lớp bình dân là cắt ngắn, để thẳng, vừa tới vai, phía trước rẽ tóc đường ngôi giữa và vén sau tai. Còn phụ nữ ở tầng lớp giàu có thường uốn tóc quăn hoặc búi tóc sau gáy và cài trâm, nhưng không búi tròn như người Việt mà ép dẹp xuống. Nữ trang của phụ nữ Hoa rất đa dạng. Cũng như người Việt, họ đeo vòng tay hạt mã não, cẩm thạch ("phòng xủi xẹt"), những chiếc "neo" (tức vòng tay bằng vàng kéo sợi), vòng huyền, vòng bạc ("ngành ek"), trên cổ đeo dây chuyền chuỗi hạt vàng ("cắm lỉn") hoặc có khi là những đồng tiền đeo với dây ngũ sắc, những chiếc hoa tai hình nụ hoặc hình giọt nước bằng vàng… ( "từng tằn dị quản") Trang phục lễ cưới cổ truyền của người Hoa chỉ còn xuất hiện hiếm hoi, phần lớn trong những gia đình nền nếp, phong lưu, do họ có ý thức bảo tồn phong tục cũ. Khi làm lễ trước bàn thờ gia tiên, ra mắt thân tộc, cô dâu người Hoa Quảng Đông mặc nguyên bộ áo cưới ("kắm khoành") màu đỏ ( màu của sự tốt đẹp, may mắn) gồm chiếc xiêm đỏ bằng gấm thêu, dài chấm gót và chiếc áo ngắn bằng gấm ngũ sắc, cổ đứng, xẻ giữa, nút thắt to, tay áo dài và rộng để lộ chiếc áo trằng bên trong. Toàn bộ áp và xiêm này đều thêu nổi hình phụng nên còn gọi là "phùng xám" (áo phụng). Còn nếu cô dâu Hoa mặc nguyên bộ gồm xiêm với áo dài thì gọi là "tài khoành", đó là kiểu áo rất xưa. Theo tục cổ, cô dâu bới tóc, thoa dầu bóng loáng, giắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp xanh tươi (tượng trưng cho sự tươi trẻ thanh xuân vĩnh cửu). Cô dâu Quảng Đông còn đội thêm chiếc mũ cưới (phùng kúi) tức mũ phụng, gồm hình chim phượng với các bông nhung đỏ đung đưa theo bước chân, phía trước có tấm rèm thưa bằng hạt châu để che mặt. Cô dâu còn cầm quạt ("xấm phù xịt") để che mặt khi e thẹn. Chân cô đi hài bọc gấm hoặc nhung thêu hoa. Trong tiệc cưới, cô dâu Hoa Quảng Đồng thường mặc áo dài "chuền chi" (hoặc "khì phù" hay "pao khoành") màu đỏ, là kiểu áo ở Thượng Hải, dài tới cổ chân; xẻ vạt cao ngang đùi, cổ áo cao, tay áo sát vai hoặc ngắn tay (tiếng Triều Châu là "từng xa"). b. Nam phục : Trang phục của nam giới người Hoa thuộc thành phần bình dân rất đơn giản. Ở trong nhà họ chỉ mặc quần đùi màu đen ("khấu của") rất rộng và dài đến gối, lưng cột dây rút và quấn tròn quanh bụng. Khi lao động họ mặc quần áo vải đen, áo "xá xẩu" cổ truyền cổ đứng, xẻ giữa từ cổ xuống vạt, cài nút thắt, lưng áo có đường nối. Vào đầu thế kỉ này, người Hoa nghèo chỉ mặc quần đùi dài ngang gối, áo xá xẩu tay lỡ, ít khi cài cúc, đội

nón "cời lối" hoặc "tức lối", đó là loại nón đan bằng tre, vành rất rộng và đỉnh nó có chỏm nhọn. Nón tre (tức lối) được sử dụng cho đến năm 1960 mới thay thế bằng loai nón cối nhựa trắng. So với nón tre cồng kềnh, dễ bị gió lật tốc thí nón cối nhựa gon gàng hơn và độ bền cao hơn. Người bình dân thường đi chân không hoặc đi guốc ("khà kia"). Họ thường cột khăn tắm ("ệk bậu") quanh bụng hoặc vắt vai để lau mồ hôi. Người thuộc thành phần trung lưu thì mặc quần dài lãnh đen rất rộng, áo "xá xẩu" bằng gấm, tay áo dài, cửa tay rộng, bên trong mặc áo lót, đo giầy gỗ (spây chương sơ) hoặc hia gấm, đội mũ quả dưa hấu hoặc quả bí màu đen. Chú rể người Hoa trong trang phục cổ truyền là bộ xiêm và áo bằng gấm xanh, dệt chữ thọ hoặc chữ phúc, nếu áo có thêu rồng gọi là "lùng xám" (áo rồng). Xiêm có thể có cùng hoặc khác màu với áo. Áo kiểu thường dài, cổ áo cao, tay dài và rộng, cài cúc ở sườn phải hoặc giữa. Bên trong mặc áo trắng. Trên đầu đội mũ quả bí hoặc mũ dưa hấu (xi que bò) màu xanh xậm, chân đi hia bọc gấm. Giữa ngực chú rể có đíng 1 bông hoa vải to màu đỏ, các dải dây cột chéo người. Cũng có thể chú rể không cài hoa mà khoác bên ngoài 1 chiếc áo ngắn không tay, xẻ giữa gọi là "mẻ khoảnh" tức "mạ hoa" ( có khi người ta gọi nguyên bộ xiếm và áo của chú rể là "mạ hoa"). c. Trang phục trẻ em : Trước đây trẻ con thương được mẹ địu sau lưng bằng những chiếc đai lụa ("pí tụa") thêu nhiều hoa văn tươi đẹp. Người ta cũng mặc cho các đứa trẻ loại yếm lụa thêu nhiều hoạ tiết sặc sỡ. Trẻ em cũng được đeo dây chuyền ở cổ hình con cá (ngư : ngụ ý được như ý, giàu sang, khoẻ mạnh) bằng ngọc bích, những đồng tiền xưa, những chiếc kiềng, khánh bạc chạm 4 chữ "trường sinh bổn nhiệm" cầu mong đứa bé được bình yên, tốt lành. 3. Ẩm thực : Một trong những khía cạnh lý thú, phong phú nhất của "văn hoá bảo đảm đời sống" trong cộng đồng người Hoa là ăn uống. Nó bao hàm những đặc điểm riêng của tộc người này và góp phần duy trì truyền thống của người Hoa. a. Những món ăn và phong cách nấu ăn của người Hoa: Trong lúc nấu ăn, tuỳ theo từng thức, từng loại, việc điều chỉnh mức độ của lửa : to, vừa, nhỏ… là cả 1 nghệ thuật kinh nghiệm của người Hoa khi nấu nướng để món ăn được chế biến 1 cách thích hợp, không làm mất đi chất dinh dưỡng của nó. Đặc điểm của món ăn người Hoa thường là sự tổng hợp từ 1 món chính (như thịt, cá, tôm, cua…) với món phụ (các loại rau, quả, đậu…) nấu kèm theo món chính để làm cho món ăn trở nên phong phú không đơn điệu mà lại thêm ngon miệng (ví dụ gà nấu với nấm rơm, cải bẹ xanh hoặc món gà, vịt tiềm nấu với táo khô, hạt sen, nấm hương…). Người ta có thể để món chính và món phụ gộp lại nấu cùng 1

lúc, hoặc có khi phải nấu món chính riêng, món phụ riêng, sau cùng mới để chung 2 thứ lại thành 1 món ăn. Vì vậy có món ăn chỉ nấu 1 lần là dùng ngay, có món phải được chuẩn bị nầu riêng tưng thứ rồi mới nấu gộp chung vào nhau. Thông thương, người Hoa thái tất cả vật liệu nấu ắn (như thịt, rau…) ra nhỏ ( thái ô vuông, thái lát mỏng, thái sợi cắt từng miếng, hoặc băm nhuyễn rồi tuỳ theo món ăn mà ướp gia vị) để khi nấu xong, món ăn ấy có thể dùng ngay bằng muỗng, đũa, không cần sử dụng dao, nĩa để vừa cắt thức ăn vừa dùng như cách ăn của người phương Tây. Một đặc điểm khác nữa là "món lục" (nước lèo) của người Hoa. Hầu như bếp ăn nào của người Hoa cũng không thiếu nồì nước lèo này để dùng nó nấu với mì sợi, hủ tiếu, nấu canh, nấu xúp… Nước dùng phần lớn nấu bởi xương heo, thêm củ cái trắng có khi cả cải bắc thảo để ngọt nước. Vào 1 tiệm ăn của người Hoa nếu thực khách yêu cầu món ăn chiên, xào sẽ được dọn thêm bát nước dùng để giúp thực khách ăn đỡ khô khan, ngấy dầu mỡ. Món lẩu của người Hoa thực chất là canh thập cẩm nhưng nó giúp món ăn ấy luôn được nóng nhờ lớp than cháy rực trong khuôn ở giữa lẩu. Cách chế biến thức ăn của người Hoa nói chung đều giống nhau trên đại thể, song trong từng nhóm người Hoa địa phương như Triều Châu, Quảng Đông, Phước Kiến…. cũng có những phong cách riêng khác nhau. Người Quảng Đông thường dùng nhiều dầu, mỡ là chất trung gian để nấu ăn. Người Triều Châu có khẩu vị ăn mặn, còn người Phước Kiến lại thích ăn vị cay… Cũng như các dân tộc khác ở miền Nam, Người Hoa Triều Châu thích ăn cơm với món ăn khô, mặn (vì có thể để dành, bảo quản được lâu, tiện cho những nhà trong rẫy, xa chợ) như củ cải muối, măng khô, nấm khô, cá khô… Món "hàm duỷ" của họ là món ăn bình dân phổ biến chỉ có cá khô mặn chưng với trứng vịt cà thịt mỡ, hoặc cá mặn chiên, nêm dấm đỏ và đường… Gia vị để nêm vào thức ăn của người Hoa cũng có cả 1 "danh mục" phong phú. người ta cho rằng muốn có "mùi vị món ăn Tàu" phải gia thêm dầu hào. Quả vậy, thật là thiếu sót nếu trong bếp ăn của người nội trợ dân tộc Hoa lại không có các loại dầu hào, dầu mè, xì dầu, húng lìu, dấm đỏ… Mặc dù sử dụng gạo làm lương thực chính, người Hoa còn bổ sung thêm nguồn lương thực chế biến từ bột mì như mì vằn thắn, mì sợi. Song ở các nhóm Hoa ở miền Nam, món mì cũng không giồng nhau. Mì Quảng Đông nấu với thịt nạc, thịt băm hẹ… nhưng mì Phước Kiến lại nầu với cá vò viên, tàu hủ, ăn kèm với miếng bánh tôm tròn nhỏ…. Ngay cả món cháo cũng nhiều dị biệt. Cháo Quảng (Quảng Đông) nấu thật nhừ, ăn kèm với thịt, tôm, cua, cá và nhiều lát gừng thái sợi nhuyễn. Còn có món cháo Quảng nấu nhừ cùng với trái bạch quả thơm ngon. Món cháo của Triều Châu với Phước Kiến ăn với cá khô, trứng vịt muối, dưa cải muối và cải

tần ô cũng được cư dân miền Nam ưa chuộng, dù chỉ được xem là món ăn đạm bạc của nhà nghèo. Làm việc cực nhọc nời đồng áng, người Triều Châu thương quảy theo gánh cháo nấu đặc biệt theo cách của họ là chỉ nấu vừa chín tới (chứ không nấu nhừ như cháo Quảng), ngay khi hạt gạo vừa nở mềm, còn nhiều nước. Người Triều Châu cho rằng khi lao động nặng nhọc dưới nắng gắt, húp cháo này sẽ đỡ mệt và đỡ khát, sẽ ít khát nước hơn là uống nước lã. Qua đó có thể thấy ăn uống cũng thể hiện sự phù hợp theo điều kiện sinh hoạt và lao động của cư dân. Vào ngày Tết, nhà người Hoa nào cũng hấp bánh tổ - vốn là loại bánh cổ truyên - và cũng đều trữ sẵn lạp xưởng với nhiều loai: lạp xưởng thịt heo ngũ vị hương, loại thượng hạng là lạp xưởng ướp rượu Mai quế lộ khiến thịt săn chắc, thơm phức. Người ta còn chế biến lạp xưởng gan heo màu đen, được ướp nhiều loại gia vị thơm ngon. Họ còn làm vịt lạp (lạp áp), gồm 2 loại : loại thứ nhất thịt vịt được chặt từng miếng ướp gia vị, sấy khô gọi là "lạp bẻn" (bẻn là bỉnh, có nghĩa là bánh, tức vịt miếng); loại thứ 2 thịt vịt để nguyên con, ướp gia vị, màu sậm nâu, gọi là vịt bắc thảo. Người ta còn dùng các loại giò heo hun khói bắc thảo, củ cái bắc thảo và trứng vịt bắc thảo nữa. Ngoài ra, người Hoa còn mua để dành ăn trong các ngày Tết món "lạp dục", tức thịt heo ba chỉ cắt từng miếng nhỏ, dài ướp xì dầu và gia vị, sấy khô. Các loại thịt khô kể trên khi dọn ra ăn thường được đêm hấp với gừng hoặc chiên trong mỡ thành 1 món ăn hấp dẫn, nhất là trong những ngày trở mùa lanh. Ngày cuối năm (30 Tết), người Hoa Quảng Đông cúng thần tài, tổ tiên, ông bà và các vị thần bằng thịt gà mái. Còn gà trống và gà thiến thì cúng vào mồng 2 hoặc mồng 3 tết. Người Hoa Quảng Đông ít ăn thịt vịt vào ngày đầu năm vì cho rằng sẽ xui xêo, lận đận, chậm chạp trong làm ăn. Trong khi đó những gia đình người Hoa Triều Châu lài có tập quán ăn thịt vịt hoặc ngỗng vào dịp đầu năm mới. Họ thích nhất là món "vịt ram". Đó là 1 món ăn khô, ăn nguội, Thịt vịt chặt miếng nhỏ, ram trong mỡ sôi, gia muối cho mặn, sau đó để nguội, bảo quản trong hũ kín, có thể để dành trong nhiều ngày. Nước luộc vịt ssược dùng nấu xôi đậu phộng rất thơm và béo. Trước ngày đưa ông Táo về trời, người Hoa Triều Châu còn hay làm món bánh củ cải (sai thào cuối). Bột gạo nhồi với nước, trôn với củ cải non bào sợi. đập phộng luộc, tôm khô, nước cốt dừa, rau cần tàu, thịt heo thái nhỏ, xong vắt từng viên tròn hoặc quâấ bột cho đặc quánh lại trên bếp xong đổ vào khuôn, đem hấp chín ăn rất thơm ngon và ngọt. Món ăn ngon của người Hoa cũng phong phú, đặc sắc. Nhiều địa danh ở miền Nam nổi tiếng về các loại bánh của người Hoa như bánh bía ở Vũng Thơm (Cửu Long), bánh in ở Cao Lãnh (Đồng Tháp), bánh mè láo ở Sóc Trăng….Riêng về bánh, người Hoa Triều Châu có khoảng 24 loại bánh khác nhau. Cón những loại bắt buộc phải có trong lễ cưới như

"hủng co" (bánh dẻo)… Sính lễ của nhà trai hàng hai tạ bánh, ít nhất cũng đủ 8, 12, 16, hoặc 24 loại bánh, tức phải luôn là số chẵn. Nhiều món chè của người Hoa Quảng Đông như chè mè đen (chí mà phủ), chè đậu xanh (lục tào xá), chè đậu đỏ táo khô (hùng tào xá), chè hạt sen (lín chỉ cấn), chè khoai môn (phủ thẩu), chè khoai lang (phán xí thỏon)… hầu hết đều là thức ăn mát , bồi bổ cơ thể. Thức ăn của người Hoa còn có các loại quả khô, muối và ngâm đường. b. Thức uống: Về thức uống của ngươi Hoa cũng thể hiện yếu tố truyền thống tộc người. Rượu vốn được người Hoa sử dụng như 1 thức uống không thể thiếu trong bữa cơm, bữa tiệc. Nó thường được phổ biến dưới dạng "rượu thuốc", được pha chế trong rượu để nhiều vị thuốc Bắc có tác dụng điều hoà, bồi bổ cơ thể. Đối với người Hoa, rượu là 1 nghi thức trong các mối quan hệ xã hội. Trà cũng thế, ngoài ý nghĩa là 1 thức uống thể hiện mối quan hệ xã hội về vật chất và tinh thần, nó còn là một yếu tố truyền thống của văn hoá tộc người. Cách thức trồng, ướp trà và uống trà của người Hoa là cả 1 nghệ thuật tinh tế. Nổi tiếng nhất vè kĩ thuật ướp trà là của người Hoa Triều Châu.

Related Documents