Mot Vai Goi Y Cho Zing.vn

  • Uploaded by: Phuong, Nguyen Ngoc
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Mot Vai Goi Y Cho Zing.vn as PDF for free.

More details

  • Words: 4,129
  • Pages: 8
Một vài gợi ý cho Zing Phân tích cấu trúc nhãn và sản phẩm của Zing, tôi gợi ý bốn chiến lược, ba nhóm sản phẩm hai hình thức quảng cáo cho Zing.

Những động thái của Zing Trong thời gian gần đây, Zing thực hiện một loạt động thái chiến lược bao gồm: nâng cấp UI cổng thông tin giải trí, ZMovie, ZChat 1 lên ZChat 2 cũng như thay đổi cách thức Marketing; thay đổi giao diện và nội dung ZStar, ZPhoto, ZVideo, ZMail, ZPlay; đầu tư vào công cụ tìm kiếm ZSearch, gộp ZDirectory vào ZSearch; chuyển Yobanbe về Zing; thành lập Zing Advertise để bán quảng cáo trên Cổng thông tin giải trí trực tuyến Zing.

Lý luận của Zing Gần 60% dân số Việt Nam là những người trẻ ở độ tuổi dưới 30. Lứa tuổi 15-24 là những người chơi Game chủ yếu. Họ hầu hết chưa tự làm ra tiền nhưng có khả năng gây ảnh hưởng đến tâm lý, nhu cầu và quyết định mua sắm của các nhóm tiêu dùng khác, chẳng hạn cha mẹ và họ thích tiêu sài. Theo báo cáo Mindshare Việt Nam đưa ra tại Hội thảo “Tiếp thị Việt Nam 2007 - thách thức và cơ hội”, 68% thanh niên cho biết nhãn hiệu là điều họ quan tâm nhất khi mua hàng, khoảng 73% thanh niên sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm có chất lượng. Cũng có hơn 70% thanh niên tìm mua hàng hay dịch vụ dựa trên những thông tin quảng cáo. Tuy nhiên, giới trẻ Việt Nam không chạy theo nhiều ảnh hưởng bên ngoài mà gắn chặt với những giá trị truyền thống. Khảo sát cũng cho thấy 92% bạn trẻ thường download âm nhạc vào điện thoại, 73% download nhạc chuông, 50% chơi game, 44% download screensaver, 20% xem phim, 18% gửi thiệp và 5% nhận và viết email. Rõ ràng đây là một thị trường béo bở cho các nhà marketing. Xu hướng thói quen xem tivi, nghe nhạc và đọc sách trong thanh niên trước kia giờ đã giảm, mà thay vào đó là sự gia tăng của việc thích ra phố, chơi thể thao, chơi game và lướt net. Giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các phương tiện và sản phẩm kỹ thuật số, và xu hướng này cũng bắt đầu lấn át các sản phẩm truyền thông truyền thống. Những vật dụng mà giới trẻ Việt Nam hiện nay thích nhất là xe gắn máy, điện thoại di động, laptop, iPod, đồ thời trang, … Theo Báo Tư vấn Tiêu dùng, sau 10 năm nữa, dân số Việt Nam vẫn sẽ là dân số trẻ. Và những người tiêu dùng trẻ của ngày hôm nay có thành một lượng khách hàng trung thành khổng lồ và có khả năng định hướng tiêu dùng cho một thế hệ kế tiếp. Hầu hết các công ty thương mại và sản xuất Việt Nam đều thiếu chiến lược từ sản phẩm tới marketing, quảng cáo tới người tiêu dùng trên Internet. Và đây là lý do để VinaGame

chuyển mình từ một thương hiệu Game trực tuyến thành một tổ hợp thương mại - giải trí – công nghệ - truyền thông – thông tin trực tuyến.

Vấn đề của Zing Chưa khai thác khai thác sâu dữ liệu có giá trị. Các dữ liệu bao gồm thông tin cá nhân, tình trạng cá nhân, quan hệ, liên hệ, kết nối, cập nhật. Zing chỉ mới giải quyết bề nổi của sở thích, mong muốn của người sử dụng. Sản phẩm chưa sắc bén. Zing là sự pha trộn của nhiều dòng sản phẩm nhắm nhiều phân khúc thị trường trùng nhau, trong đó có nhiều dòng sản phẩm tương khắc lẫn nhau. Zing cũng là sự kết hợp cổng thông tin, giải trí thiên về chia sẻ nội dung với nhiều sản phẩm như các web tiện ích, mạng xã hội. Mức độ tương tác trong các sản phẩm chênh lệch cao. Tính tương tác và người dùng tạo nội dung trên Zing ở mức trung bình khá, mức độ chênh lệch giữa các sản phẩm cao. Tồn tại 2 nền tảng khác biệt Yobanbe và Zing. Yobanbe bản thân là một mạng xã hội pha trộn giữa mô hình tôi-bạn và tập trung nội dung. Zing là một cổng thông tin, giải trí trong đó có tính năng chia sẻ nội dung.

Bốn chiến lược Sau hơn một năm đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, tháng 8 năm 2008 Zing đã chính thức tung ra chuỗi dịch vụ trực tuyến và trung tâm quảng cáo Zing Advertise, từ đó bắt đầu vắt sữa bạn bò được chăm nuôi bởi VinaGame. Mỗi sản phẩm sinh ra đều có sứ mệnh riêng của nó. Với Zing chúng cần phải thu hút lượt truy nhập, và khi đã hoàn thành sứ mệnh chúng được đếm là còn 13 dịch vụ. VinaGame nên thực thi bốn chiến lược dưới đây để đưa Zing đến một tầm cao mới. 1. Chiến lược liên kết nhãn. Đẩy mạnh nội dung và các ứng dụng tiện ích nhắm vào khách hàng mục tiêu. Dịch vụ tính phí như Game trực tuyến được đưa vào Zing dưới dạng quảng cáo banner hoặc tài trợ. Chiến lược này bao gồm sự kết hợp với các hoạt động truyền thông của dịch vụ tính phí, từ đó tạo hiệu ứng lan toả nhãn giữa Zing và dịch vụ tính phí và ngược lại. 2. Chiến lược đồng hoá. Xây dựng một tài khoản thông tin cá nhân duy nhất, xuyên suốt toàn bộ các dịch vụ giải trí của Zing và dịch vụ tính phí. Đẩy mạnh nội dung và các ứng dụng tiện ích nhắm vào khách hàng mục tiêu. Dịch vụ tính phí không xuất hiện trong Zing mà như một thành phần cốt lõi, gắn chặt với tài khoản và trải rộng trên các tài nguyên của Zing. Tăng các hoạt động sử dụng đồng tiền của dịch vụ tính phí vào các hoạt động giải trí mang tính xã hội của Zing. Giảm thiểu quảng cáo về dịch vụ tính phí, phối hợp thông điệp và sản phẩm tác động từ từ nhưng lâu dài vào trí nhớ của người dùng. 3. Chiến lược tăng lưu lượng truy nhập và lòng tin để bán quảng cáo. Đẩy mạnh nội dung và các ứng dụng tiện ích phục vụ đa phân khúc, những phân khúc có khả năng tài chính và cởi mở trong chi tiêu. Cần xây dựng các giải pháp quảng cáo

dựa trên sự tin cậy và các ứng dụng đo lường các chỉ số thiết yếu phục vụ media và hiệu quả của nó. 4. Chiến lược thu thập trải nghiệm người dùng để phát triển sản phẩm khai thác thị trường ngách. Cần tăng thêm tính xã hội, hợp nhất, cá nhân, ổn định và di động. Cần xây dựng các hệ thống phân tích hành vi người sử dụng để tìm ra nhu cầu mới.

Ba nhóm sản phẩm ZChat, ZMail, ZSearch, Game trực tuyến là các ứng dụng “huỷ diệt” Zing. Khi các ứng dụng đó phát triển mức cao, đáp ứng những nhu cầu chuyên biệt của các nhóm người dùng khác nhau, thì người dùng của VinaGame sẽ chia thành những nhóm sử dụng dịch vụ với những mong muốn lợi ích khác nhau. Họ hầu như ít khi sử dụng thêm các dịch vụ khác của VinaGame. Các dịch vụ tương khắc được đặt trong cùng một môi trường dẫn đến giảm giá trị tổng thể các dịch vụ của VinaGame. Giải pháp là những dịch vụ liên quan được tập hợp thành những trung tâm với nhân tố chính là những dịch vụ có vòng đời dài. Chúng có thể được kết hợp với dịch vụ có tính kết nối, cộng đồng; có thể tích hợp các dịch vụ huỷ diệt vào các ứng dụng giải trí – tin tức ở mức tính năng đơn giản nhưng tạo ra sự kết nối, tính cộng đồng cao; tạo một nơi làm điểm bắt đầu - kết thúc của tất cả các dịch vụ cổng thông tin - mạng xã hội, . Zing cần tăng tính năng tính điểm trong Zing như ZPlay & ZCity để tăng điểm Kinh nghiệm Game trực tuyến, đồng thời cho phép thành viên sử dụng chúng để chi trả cho các hoạt động giải trí trên mạng xã hội của Zing. Đây là một phương pháp đào tạo thành viên quen với đơn vị tiền tệ của Game trực tuyến, là cầu nối giúp người dùng Zing đến gần hơn với Game trực tuyến và ngược lại, đồng thời tạo nguồn thu cho Zing. Trong giai đoạn một, Zing tập trung vào xây dựng Cơ sở hạ tầng và thử nghiệm các ý tưởng dịch vụ trực tuyến. Mục đích của giai đoạn này nhằm nâng cao nhận thức người dùng và nghiên cứu các nhu cầu & mong muốn của người dung từ đó phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng mục tiêu hơn. Tuy nhiên sự phát triển dựa trên mô hình chiến lược tổng thể chưa hoàn thiện dẫn đến việc nhiều ứng dụng phình to quá giới hạn cần thiết cũng như xương sống của hệ thống sản phẩm không vững chắc. Điều này khiến Zing sẽ phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để hiệu chỉnh để có một hệ thống dịch vụ trực tuyến mang tính xã hội, hợp nhất, cá nhân, ổn định trong giai đoạn hai. Từ đó góp phần vào tạo giá trị cho tổng thể các nhãn cũng như sống độc lập. Sự bắt đầu cho giai đoạn hai cũng là lúc chuẩn bị cho giai đoạn ba. Giai đoan tăng năng lực truyền thông của những sản phẩm trụ cột và năng lực liên kết, tích hợp của các nhóm sản phẩm cùng chung nhóm khách hàng mục tiêu. Những sản phẩm trụ cột có thể bao trùm nhóm người dùng mục tiêu của Game trực tuyến hoặc nhóm người dùng trẻ có khả năng tài chính, chịu chi hoặc nhóm người dùng trẻ, năng động có công việc hoặc phục vụ cho toàn bộ thị trường. Chúng ta chia sản phẩm của Zing thành 3 nhóm và dựa trên 4 chiến lược chính.

-

Nhóm thu thập trải nghiệm và hành vi người dùng trực tuyến với nhân tố then chốt là Dịch vụ ZSeach. Nhóm này cần có thương hiệu riêng, chúng nhắm vào nhóm người dùng phổ thông, bất cứ ai sử dụng Internet Nhóm giao tiếp, công việc với nhân tố chính là Dịch vụ ZMail, ZChat, chúng cũng cần tách ra thành thương hiệu riêng chúng nhắm vào Nhóm người dùng trẻ, năng động, sử dụng cho mục đích công việc, giao tiếp Nhóm cổng thông tin, mạng xã hội giải trí bao gồm các dịch vụ thông tin, giải trí trực tuyến và vẫn sử dụng thương hiệu Zing tuy nhiên cần nâng cấp toàn bộ các dịch vụ bằng việc thêm tính xã hội, hợp nhất, cá nhân, ổn định, di động và thương mại. Nhóm này cũng cần có một trang bắt đầu - kết thúc cho tất cả các dịch vụ, một tài khoản dùng chung xuyên suốt các dịch vụ Game trực tuyến, thương mại, mạng xã hội, tìm kiếm, thư điện tử và các dịch vụ khác và tính điểm bằng đồng tiền riêng của VinaGame cho toàn bộ các nỗ lực của người dùng trên tất cả các dịch vụ trực tuyến của Zing. Chúng nhắm vào Nhóm người dùng trẻ ham vui, muốn giải trí, tìm thông tin. Nỗ lực của nhãn này có tác động lớn đến thương hiệu và doanh thu của các dịch vụ Game trực tuyến.

Cấu trúc sản phẩm của Zing

Độ dày của đường kết nối thể hiện mức độ quan hệ giữa các sản phẩm.

Với thị trường có 28,3 triệu thuê bao di động, 20,1 triệu người dùng Internet và có 65% dân số dưới 30 tuổi sử dụng công nghệ cao, đây là cơ sở tốt để phát triển công cụ tìm kiếm phục vụ nhu cầu bản địa trên Internet và Mobile. Nhưng thay vì sử dụng sở đoản để đối đấu với Google, Yahoo, ZSearch nên đi theo hướng khác biệt, phát triển công cụ tìm kiếm tập trung vào các nhu cầu chuyên biệt của người dùng trẻ Việt Nam. Hiện có hai đối thủ Việt lớn Zing cần quan tâm là Baamboo.vn và Xalo.vn, tuy nhiên ZSearch có lợi thế sân sau là cổng Zing nên khả năng tiếp cận người dùng trẻ của Zing tốt hơn các đối thủ. Trong giai đoạn đầu, ZSearch có nhiệm vụ tác động vào trí nhớ và con tim của người dùng dưới 30 tuổi. Khi nhóm này đã cam kết với nhãn ZSearch, ZSearch bước sang giai đoạn hai, giai đoạn tác động đến phân khúc 30-40 tuổi. Ghi chú, nhóm 25 – 30 tuổi tuy chỉ chiếm 8% dân số Việt Nam nhưng họ không chỉ sử dụng Internet, Mobile cho mục đích tìm thông tin, giải trí, mà họ còn sử dụng trong giao tiếp, công việc. Việc phát triển các tính năng hỗ trợ công việc cho họ và được bản địa hoá rất quan trọng. Việc tạo sự khác biệt với đối thủ như Google, Yahoo dường như đang bị lạm dụng quá mức tại Việt Nam. Nhiều công cụ tìm kiếm nội địa hối hả xác định và chia các phân khúc thị trường ngày càng nhỏ hơn dẫn đến nhiều sản phẩm và thị trường một đối một với khách hàng. Đầu tư liên tục để vượt qua đối thủ nhưng thị trường ngách nhỏ lại quá mức, dẫn đến lợi nhuận không tăng theo mức độ đầu tư trong khi khối lượng thị trường không tăng lên. Ví dụ dịch vụ Tìm kiếm nhạc và cho phép nghe nhạc chất lượng cao trực tuyến, Tìm kiếm sách. Nhóm dịch vụ ZMail, ZChat phục vụ nhu cầu giao tiếp, công việc nên chúng có điểm nổi bật là phục vụ nhu cầu giao tiếp của nhóm 15 – 24 tuổi và giao tiếp công việc của nhóm người dùng trên 25 tuổi. Ngoài việc tạo một trung tâm với việc đưa ZChat và các ứng dụng phục vụ giao tiếp công việc vào trong ZMail, trung tâm này cũng phải được bản địa hoá để khác biệt với các đối thủ như Yahoo, Gmail. Để mở rộng thị trường, Zing cần trao quyền đại lý cho người dùng cá nhân để họ tự tích hợp ZChat vào các mạng xã hội, trang thông tin, trang thương mại B2B, B2C, C2C, diễn đàn. Cũng tương tự như chiến lược của Nhóm thu thập trải nghiệm & hành vi người dùng trực tuyến, Nhóm này cần tập trung khai thác nhóm 15 – 24 tuổi và nhóm 25 -30 tuổi trước khi mở rộng ra. Nhóm cổng thông tin, mạng xã hội vẫn tập trung vào nhóm người 15 – 30 tuổi, nhóm người sử dụng chủ yếu trên Zing hiện tại. Nhìn xa hơn nhóm người tiêu dùng trẻ đang chiếm khoảng trên 65-70% tổng nhu cầu mua sắm tiêu dùng xã hội. Đây là nhóm người mua sắm áp đảo trong nhiều lĩnh vực, nhất là các sản phẩm công nghệ cao, tiêu dùng cao cấp và nhiều dịch vụ hiện đại khác... Nên việc cấp thiết của Zing là gia tăng tính xã hội, hợp nhất, cá nhân, ổn định để tăng lòng trung thành của người dùng, tạo hiệu ứng quảng bá truyền khẩu, đồng thời phát triển nội dung, thẩm mỹ và tính năng sao cho phù hợp với đặc tính của nhóm tiêu dùng để hút quảng cáo của các ngành hàng muốn bán hàng cho nhóm tiêu dùng đó.

Phân khúc người dùng trẻ mà Zing nhắm tới cũng là phân khúc đang được tranh giành bởi hầu hết các dịch vụ trực tuyến. Trên mô hình là ba phân khúc bên tay trái, tuy nhiên chúng chiếm tỉ lệ lớn trên tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam. Năm 2006, có 82% thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng thành thạo Internet. Phần lớn số này nằm trong độ tuổi 15-19. Tỷ lệ đối với nhóm tuổi 20-24 là 74%, còn số người biết cách lướt web ở VN nói chung chiếm 45%. Dựa trên khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres (TNS) Việt Nam. Kể từ phân khúc thứ tư, chúng loại bỏ những người dùng tiềm năng của Zing, chúng là những thị trường ngách, dễ dàng tiếp cận, chi phí đầu tư thấp. Trong 3 nhóm sản phẩm của Zing, Nhóm ZSearch, cổng thông tin, mạng xã hội có nhiệm vụ thống kê, đánh giá nhu cầu và mong muốn của 3 phân khúc đầu và các thị trường ngách nằm ở đuôi trong hình trên. Được xếp thứ nhì châu Á về tỉ lệ dân số trẻ, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các kênh truyền thông điện thoại di động. Tuy nhiên, xét trên bình diện rộng hơn, dân số nông thôn Việt Nam cũng chiếm đến 76,5% dân số. Cộng thêm vào đó là 13,6% dân số thành thị sinh sống tại các thành phố cấp 2. Gần 60% dân số ở các khu vực này có thu nhập thấp, dưới 1,5 triệu đồng/ tháng, nên việc phát triển các phương tiện hiện đại còn cần một thời gian rất dài. Ngoài ra, “Cuộc khảo sát nông thôn thí điểm của TNS Vietnam và TNS Worldpanel Vietnam” trong năm 2007 cũng cho thấy, chỉ 33% dân số nông thôn sử dụng điện thoại di động (bằng một nửa so với thành thị). Internet còn ở bước sơ khai với 1% dân số nông thôn sử dụng (thành thị cũng chỉ đạt 4,5%). Việc gắn kết trải nghiệm từ PC sang Web và ngược lại cũng như từ Web hay PC sang Mobile là chiến lược lâu dài Zing cần làm trong những năm tới để dẫn đầu trong thị trường dịch vụ trên Mobile.

Hai hình thức quảng cáo Dựa trên khảo sát của ACNielsen Việt Nam, tỉ lệ người truy cập internet cho các mục đích: đọc tin tức 75%, chơi game trực tuyến 50%, chat và email 30%, nghiên cứu và học tập 20%... mua bán và kiếm việc qua mạng chỉ 7%. Với việc trau chuốt mười ba sản phẩm còn tồn tại sau giai đoạn một và sự bắt đầu của dịch vụ quảng cáo trên Zing, VinaGame thể hiện tham vọng thu phí từ loại hình quảng cáo hiển thị khá rõ nét. Hiện tại Zing cũng như hầu hết các mạng xã hội khác tại Việt Nam sử dụng phương thức quảng cáo hiển thị và cưỡng bức người sở hữu trang chấp nhận. Chúng ta đều hiểu Zing được tạo ra để phục vụ cộng đồng và giá trị nội dung do trí tuệ tập thể người dùng đem lại nên việc Zing Advertise đặt quảng cáo trên Zing sẽ làm người tạo giá trị cảm thấy bị xâm phạm quyền sử dụng và sở hữu. Hãy nhớ lại giới trẻ tại thành thị chú ý đến thương hiệu để chứng tỏ mình ở trong một nhóm, một tầng lớp nào đó. Họ cũng rất quan tâm đến người khác đánh giá mình và sản phẩm, dịch vụ mà bạn bè hoặc người quen đánh giá. Điều này đã định hình phong cách tiêu dùng của họ. Zing cũng vậy, Zing đã tạo ra những mối quan hệ trực tuyến và nó có thể bán quảng cáo dựa trên lòng tin vào nhãn trong mạng lưới người dùng. Tuy nhiên người dùng trẻ Việt Nam đại đa số vẫn đồng ý với hình thức quảng cáo cho họ quyền chấp nhận nên Zing có thể ứng dụng hai hình thức quảng cáo: Quảng cáo tự phục vụ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự tạo tài khoản trên Zing, Zing sẽ cung cấp một tài khoản tương tự như tài khoản của người dùng bình thường nhưng họ sẽ có khả năng nâng cấp tài khoản để sử dụng các công cụ hỗ trợ marketing tới mạng lưới khách hàng trong mạng lưới của họ. Với hình thức quảng cáo này, đơn vị quảng cáo sẽ không cần tới nhà môi giới, tự họ sử dụng các công cụ hỗ trợ quảng cáo của Zing để phục vụ công việc của họ. Với hình thức này, Zing cần tuân thủ theo chuẩn banner của IAB để các international agencies có thể tham gia vào cuộc chơi. Xa hơn hình thức này, Zing nên cho phép người dùng tự tạo Nhóm để phục vụ một tôn chỉ của họ và hình thức này có công cụ cho phép quảng cáo theo hình thức tài trợ cho sở thích chung của nhóm. Quảng cáo dựa trên lòng tin. Khi 123mua được tích hợp vào Nhóm cổng thông tin, mạng xã hội hoặc Nhóm giao tiếp, công việc, điều này có nghĩa hành vi xem hàng hoá của thành viên Zing được theo dõi và thống kê. Bằng việc sử dụng tính năng hiển thị nhãn hoặc sản phẩm/ dịch vụ mà thành viên đã xem trong Trang cá nhân, Tình trạng, Cập nhật và gửi đến những người trong cùng mạng lưới. Hình thức này hiệu quả hơn quảng cáo thông thường do các nhãn/ sản phẩm/ dịch vụ được người thân quen của người tiêu dùng trẻ giới thiệu. Độ tin cậy cao dẫn đến quyết định mua hàng được đưa ra dễ dàng hơn, đồng thời hình thức quảng cáo này cũng dễ dàng kích thích người nhận quảng cáo kể với bạn bè. Điều này giúp tăng doanh thu của 123mua và hiệu quả quảng cáo trên Zing. Cách tính giá quảng cáo dựa trên hình thức CPM, CPC. Hình thức này cũng có thể gia tăng thêm doanh thu bằng việc cho phép bán gói quảng cáo theo nhân khẩu học hoặc Trang cá nhân cho các Doanh nghiệp sở hữu nhãn/ sản phẩm/ dịch vụ. Phần đông, người tiêu thụ quảng cáo tại Việt Nam nhận thức còn thấp, mua bán theo tâm lý bầy đàn nên hình thức quảng cáo này có đất dụng võ.

Hai hình thức quảng cáo trên chỉ có thể tốt trong điều kiện nhận thức của người quảng cáo được cải thiện, họ nhìn thấy lợi ích rõ rệt từ việc quảng cáo trên Zing thông qua các chỉ số media truyền thống. Việc này dẫn đến Zing hoặc hiệp hội quảng cáo Việt Nam cần phát triển một cơ sở lý luận giúp người quảng cáo thấy các chỉ số Web dễ hiểu và gần gũi với họ. Và việc tiếp theo là các hoạt động như PR, phát triển hệ thống bán hàng, … để đào tạo khách hàng tiềm năng trong một thời gian đủ dài. Điều này cần làm song song với việc xây dựng hệ thống chỉ số đo lường media trên Zing nếu không tiền vẫn cứ nhảy múa trước mắt mà không thể lấy được. Quảng cáo trực tuyến với đại đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn là hình thức khá xa vời. Việc áp dụng hình thức Bạn nhìn thấy gì bạn sẽ có như vậy đối với dịch vụ Quảng cáo trên Zing sẽ giúp người mua quảng cáo dễ ra quyết định hơn. Zing nên có một hệ thống đặt quảng cáo, hệ thống này liệt kê toàn bộ các vùng có thể quảng cáo và giá kèm theo. Người mua quảng cáo có thể chọn vùng muốn đặt quảng cáo để xem liệu vùng đó đã được mua hay chưa, xem trước quảng cáo họ chọn trên trang giả lập và giá tương ứng. Với Zing Advertise, những người làm Marketing trở thành một phần của cộng đồng, cam kết với họ và tham gia vào các cuộc đối thoại. Họ không còn làm Marketing để dẫn khách hàng mục tiêu đến Site của họ, mà họ phải ở với khách hàng tại xã hội trực tuyến của họ. Nguyễn Ngọc Phương

Related Documents

Mot Vai Goi Y Cho Zing.vn
December 2019 11
Thu Goi Cho Me
August 2019 20
Cho
November 2019 28

More Documents from ""