Mot So Danh Gia Ve Nam 1972

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Mot So Danh Gia Ve Nam 1972 as PDF for free.

More details

  • Words: 1,644
  • Pages: 3
Mấy đánh giá về năm 1972 Cuộc kháng chiến 21 năm có thể chia ra nhiều bước phát triển, trong đó giai đoạn 1969-1972 là giai đoạn có tính chất bản lề. Cuộc chiến trong giai đoạn này đầy những bất ngờ. Năm 1972 là năm “đảo ngược thế cờ”, năm bản lề của giai đoạn bản lề. Sau những cố gắng giành lại thế trận và xây dựng, củng cố, tích luỹ lực lượng, đến năm 1972 ta đã chớp lấy thời cơ liên tục tiến công, liên tiếp giành thắng lợi trên các mặt trận, cuối cùng đánh gục ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến. Năm 1972 là năm chín muồi của quá trình phát triển của cả giai đoạn 1969-1972. Có thể nêu lên những vấn đề chính: 1. Thành công lớn của ta năm 1972 là việc nắm bắt tình hình, sử dụng thời cơ đã đạt trình độ nghệ thuật cao. Mỹ không bất ngờ như năm 1968 khi biết ta sẽ lợi dụng thời điểm chính trị năm 1972, nhưng chúng hoàn toàn bị động với những diễn biến của chiến tranh mà ta tạo ra trong năm này, hoặc không lường hết được hậu quả của những bước phiêu lưu của chúng khi theo đuổi chiến tranh. Chính sách ngoại giao nước lớn của Mỹ tuy có thành công bước đầu trong quan hệ với Trung Quốc, Liên Xô, nhưng sức chi phối của nó đến các nước nhỏ là rất ít. Vì thế Mỹ không thể buộc đối phương rơi vào tình thế hoàn toàn bị động trong chiến tranh. Ngược lại ta tận dụng được những điều kiện khách quan còn thuận lợi để kiên trì theo đuổi đường lối độc lập tự chủ từ đầu đến cuối. Thời điểm năm 1972 đối với ta có “éo le” và ngặt nghèo, nhưng không còn ở đỉnh cao của những khó khăn phức tạp như 3 năm 1969-1971. Trong khi thời điểm này đối với nước Mỹ rất nhạy cảm chính trị và ta đã khai thác thành công tình hình chính trị trong ngoài nước, Mỹ phục vụ cho ý đồ chiến tranh cách mạng của mình. 2.Từ năm 1969 địch tiến hành Việt Nam hoá chiến tranh khi chúng đã tạm thời giành được một số kết quả trong biện pháp bình định ở miền Nam, năm 1970 mở rộng chiến tranh sang Campuchia, đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Lào. Chúng muốn củng cố kết quả ấy và đẩy mạnh hơn nữa Việt Nam hoá chiến tranh, tạo cho nguỵ Sài Gòn thêm những “đồng minh” và thử thách chúng ở các chiến trường 3 nước Đông Dương. Nhưng điều ấy cũng có nghĩa là từng bước chúng đẩy nhân dân các nước Đông Dương vào cùng một hoàn cảnh, về cùng một phía trong trận tuyến chính trị ở đây, sự phát triển mới của liên minh đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia là bước phát triển tất yếu khi Mỹ trở thành kẻ thù chung. Như vậy, trận tuyến chống Mỹ ở miền Nam cũng như trên cả 3 nước Đông Dương, đến năm 1972 cùng có thêm những vận hội mới để cùng phát triển. 3.Những năm 1969-1971 ta đã có nhiều cố gắng nỗ lực vượt ra khỏi những khó khăn phức tạp của tình hình, từng bước giành thắng lợi, xây dựng củng cố thế và lực. Nhờ vậy đến xuân hè 1972, ta đã đủ sức mở cuộc tiến

công chiến lược đánh vào các căn cứ sào huyệt địch, khi chúng đã có nhiều kinh nghiệm trong phản công và phòng thủ, nhưng chúng lại rất chủ quan với thắng lợi tạm thời của chúng và tình hình còn nhiều khó khăn của ta. Quả đấm chiến lược của quân giải phóng miền Nam trên 3 chiến trường lựa chọn ấy, vừa phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch và tạo lại áp lực đối với các chiến trường vòng trong, vừa tạo ra thế mới cho các hoạt động đấu tranh khác trên chiến trường miền Nam, trực tiếp là trận tuyến chống phá bình định đã nhanh chóng vượt qua bước một, chuyển sang bước hai. 4. Những năm 1969-1971 ta cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, chỉ trên cơ sở đó đến năm 1972, sự phối hợp này mới đạt đến đỉnh cao, khi nắm bắt lấy thời điểm chính trị của nước Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống. Đó là thời điểm mà nước Mỹ không thể đủ kiên trì với bất kỳ một sự ngoan cố nào. Giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam, thôi thúc các giới hiếu chiến Mỹ phải nhanh chóng có những quyết định. Những đòn tấn công quân sự, chính trị, ngoại giao của ta trong năm 1972 cuối cùng đã đánh gục ý chí xâm lược của Mỹ. Sự chuyển biến nhanh của tình hình thuận lợi ấy của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khác hẳn với những khó khăn tưởng như không vượt qua nổi những năm 1969-1970. Trên trận tuyến chống phá bình định, dù còn nhiều khó khăn phức tạp đòi hỏi phải có nỗ lực lớn, song từ cuối năm 1971 sang đầu năm 1972 ta đã vượt ra khỏi thời kỳ khó khăn nhất để trỗi dậy theo phương thức mới. Có thể nói trên lĩnh vực này, ta đã có nhiều cố gắng, kiên trì để nắm bắt tình hình, nhận thức rõ hơn sai lầm, khuyết điểm của mình, vì thế ta hoàn toàn có khả năng đưa trận tuyến chống phá bình định lên bước phát triển mới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc kháng chiến trong thời điểm quyết định năm 1972. Những vấn đề trên đây đan xen vào nhau, tạo ra những kết quả tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Chính sự tác động lẫn nhau ấy đã làm cho năm 1972 có tính chất đặc thù và những thắng lợi của năm 1972 có ý nghĩa chiến lược đánh bại âm mưu thủ đoạn của Mỹ, kết thúc chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ có nhiều mốc lịch sử đánh dấu những bước phát triển tuần tự xen kẽ với những bước phát triển nhảy vọt. Năm 1972 là kết quả phát triển của giai đoạn 1969-1972, giai đoạn của những thử thách lớn và mở ra giai đoạn cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ còn phải giải quyết nhiều vấn đề không ít khó khăn. Song một khi đã “đánh cho Mỹ cút”, mà năm 1972 có góp phần trực tiếp quyết định, thì việc “đánh cho nguỵ nhào” cũng không còn là một bài toán khó nữa.

Ý nghĩa :

Ý nghĩa của cuộc tiến công năm 1972 cũng hết sức to lớn: Đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chién chống Mỹ, giáng 1 đón mạnh mẽ vào quân ngụy ( công cụ chủ yếu ) và quốc sách "bình định"(xương sống) của chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh buộc Mỹ phải tuyên bố " Mỹ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhạn thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa " chiến tranh) Thắng lợi trên lĩnh vực quân sự đã hổ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đấu tranh trên mặt trận chống bình định của địch và phong trào đấu tranh chính trị ở cả nông thôn và thành thị . Phối hợp chiến đấu với cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam , nhân dân miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ và giành được thắng lợi . Chúng ta đã bắn rơi gần 70 máy bay các loại , loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục giặc lái . Đỉnh cao của thắng lợi này là trận Điện Biên Phủ trên không . Ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng của Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ ngày 18 đến ngày 29/12 ) thắng lợi này đã đập tan ý đồ của Mỹ . Thắng lợi của ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam và trong trận ĐBP trên không ở miền bắc đã buộc Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh phá hoại ở miền bắc từ ngày 15/1/1973, Mỹ phải kí hiệp định Paris ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ,với những điều khoản có lợi cho ta . Mỹ buộc phải rút quân đội về nước ,công nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972, cuộc chiến đấu kiên cường 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội – Hải Phòng bằng máy bay B.52 của không quân Mỹ là biểu tượng và bài ca bất tử về sức mạnh con người và ý chí Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ dù nhiều lần tráo trở đã phải ký Hiệp định Pari, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, rút hết quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” đã hoàn thành. Sự sụp đổ của quân đội và chính quyền Sài Gòn – tức “ngụy nhào” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Related Documents

Mot So Danh Gia Ve Nam 1972
November 2019 13
Danh+sach+kh Danh+gia
October 2019 21
Vi Mot Viet Nam
November 2019 30
Khau +danh+gia
October 2019 12