Hang Phan

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hang Phan as PDF for free.

More details

  • Words: 2,838
  • Pages: 15
CAU 4 QUAN DIEM CUA HCM VE MUC TIEU VA DONG LUC CUA CNXH

Quan diem cua HCM ve Muc tieu cua CNXH HCM ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong quan niệm của HCM là Người đã đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Chính thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, chủ nghĩa xã hội được biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người lao động, theo các nấc thang từ thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xã hội mới. ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người nói:"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"1. Đó cũng chính là mục tiêu tổng quát theo cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Từ cách đặt vấn đề này, theo Hồ Chí Minh, hiểu mục đích của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế chế độ xã hội

mà chúng ta phấn đấu xây dựng. Tiếp cận chủ nghĩa xã hội về phương diện mục đích là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mục đích của chủ nghĩa xã hội. Có khi Người trả lời một cách trực tiếp: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"2. Hoặc "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"3. Có khi Người diễn giải mục đích tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: "chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Có khi Người nói một cách gián tiếp, không nhắc đếnCNXH, nhưng xét về bản chất, đó cũng chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Người. Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân. Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì dân, vừa là một sự mạnh dạn trong lý luận. Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân thì phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta. Cách tư duy

lấy chủ nghĩa xã hội làm điểm xuất phát tuyệt đối, làm cơ sở cho mọi hoạt động thực tiễn cần phải được bổ sung bằng sự tác động trở lại và chủ nghĩa xã hội cũng phải được làm rõ bởi hàng loạt quan hệ khác. Mục đích nâng cao đời sống toàn dân đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn. Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu hoặc không có gì tương hợp với chủ nghĩa xã hội. Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện, theo các cấp độ: từ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội đến giải phóng từng cá nhân con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do. Quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ. Đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cho rằng: "Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức. Muốn thế, chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước

nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc"1. Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Mục tiêu chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lênCNXH, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác, lại yêu cầu phải chuyênchính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng; củng cố các hình thức dân chủ gián tiếp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng. . Về động lực của CNXH

+ Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng

CNXH: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong

đó lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. "CNXH chỉ có thể

xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục

triệu người" (tr. 495 T-8). Nòng cốt là công - nông - trí thức.

Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá

nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại

đoàn kết - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh

của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất

chính đáng của người lao động; "phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc

làm của nhân dân". "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét,

Đảng và Chính phủ có lỗi".

Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh,

giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu

có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã

hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm

chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm

đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên trong, tiềm

tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn

đề thực hiện công bằng xã hội phải theo nguyên tắc: "không sợ thiếu, chỉ

sợ không công bằng". Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1

thưởng. Thưởng phạt công minh. "Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã

hội...". Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá,

đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó là những động lực

bên trong quan trọng.

Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức

mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả

khoa học kỹ thuật thế giới.

+ Nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là chỉ ra yếu tố kìm

hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản:

Căn bệnh thoái hoá, biến chất của cán bộ;

Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của CNXH.

Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong

kiến.

Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều;

chống lười biếng... Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đạo đức cách

mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của Đảng,

Bác gọi đó là giặc nội xâm.

KIEN DINH MUC TIEU DOC LAP DAN TOC GAN LIEN VOI CNXH

Một nội dung cơ bản và nhất quán trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là giải

phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng

dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN. Ngay từ rất sớm Người đã

nói rõ "ham muốn" tột bậc của mình là làm sao cho đất nước được hoàn

toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn

áo mặc, ai cũng được học hành. Và qua 30 năm ra đi tìm đường cứu nước,

cuối cùng Người khẳng định, tin tưởng rằng: chỉ có CNXH mới là con

đường để "ham muốn" đó được thực hiện. Tư tưởng của Bác đã trở thành

tư tưởng hướng đạo cho cách mạng Việt Nam.

Thực tế cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện CNXH

và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Không giành

được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng CNXH. Độc lập

dân tộc thật sự đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này với dân tộc

khác, gắn liền độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân

dân, do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã hội XHCN. Chính nhờ sự

kiên định nội dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ

thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên một lịch sử Việt Nam anh hùng

với những mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến thắng

Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đi

lên xây dựng CNXH. Tư tưởng đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân đó đã

được Đảng quán triệt xuyên suốt trong cả tiến trình cách mạng, đặc biệt

là trong quá trình đổi mới.

Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng mở đầu thời kỳ đổi mới đất nước

đã khẳng định: "Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng,

quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ

chiến lược, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam XHCN". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH

được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục nhấn mạnh: "Nắm

vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đó là bài học xuyên suốt quá trình

cách mạng nước ta".

Tiếp tục dòng chảy xuyên suốt và thống nhất đó, Báo cáo chính trị được

thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định bài học quan trọng đầu

tiên đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: "Giữ vững mục

tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác -

Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh".

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001) - Đại hội đầu tiên của thế kỷ

XXI, đại hội của dân chủ, trí tuệ, đoàn kết và đổi mới đã tiếp tục khẳng

định: "Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và

CNXH trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí

Minh". Như vậy, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trên thực tế

đã trở thành dòng chủ lưu, là tư tưởng xuyên suốt, được quán triệt và đề

cao trong sự nghiệp đổi mới mà toàn dân ta đang tiến hành.

Chính nhờ sự kiên định đầy quyết tâm đó cùng với sự lãnh đạo tài tình của

Đảng mà nhân dân ta đã đứng vững và tiếp tục kiên trì mục tiêu CNXH

trong khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã lâm vào thoái trào, tan

rã; tạo cơ sở khẳng định vị thế và sức mạnh của cách mạng Việt Nam trên

trường quốc tế. Niềm tin đối với Đảng trong lòng nhân dân ngày càng

được củng cố, tăng cường, tạo đà cho sự phát triển mạnh hơn, cao hơn,

triệt để hơn của thời kỳ CNH-HĐH.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước tình trạng nhiều vấn đề xã hội

bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết tốt như nạn thiếu việc làm, sự

phát triển của tệ nạn xã hội, sự khó khăn về đời sống của một bộ phận

nhân dân, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo là nguy cơ chệch hướng

XHCN, tụt hậu xa hơn về kinh tế, "diễn biến hòa bình" và tệ quan liêu

tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức vẫn tồn tại và

diễn biến phức tạp thì việc giữ vững định hướng, mục tiêu XHCN càng trở

nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Hơn 70 năm chiến đấu và trưởng thành, Đảng ta đã hoàn thành được một

phần sứ mệnh lịch sử: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Song

con đường phía trước không hoàn toàn bằng phẳng, trơn tru. Sự đan xen

sâu sắc giữa những thời cơ và thách thức mà thời đại đặt ra, buộc dân tộc

ta, Đảng ta và bản thân mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải "lớn" hơn

ngày hôm qua. Trên bệ phóng của những thành công rực rỡ mà cha ông

đã xây dựng, thế hệ trẻ Việt Nam khát khao được là người kế nghiệp xứng

đáng. Thiết nghĩ, để khát khao ấy được thắp sáng, điểm xuất phát trước

hết phải là sự trung thành đối với Tổ quốc, với lý tưởng của Đảng và của

nhân dân, kiên định lập trường cách mạng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác -

Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, đặc biệt là nhất quyết

thực hiện sứ mệnh: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, xây dựng thành

công CNXH.

Related Documents

Hang Phan
June 2020 4
Hang
November 2019 30
Hang
November 2019 31
Hang Ti
November 2019 18