Giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội. Theo Lênin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
VÀI VẤN ĐỀ VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Một trong những phát hiện vĩ đại của Mác, Ăng - ghen là đã sớm biết tách riêng giai cấp vô sản ra đời từ khối quần chúng bị áp bức, phát hiện ra vị trí đặc biệt và những xu hướng lịch sử của nó. Từ đó, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra những hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh đó. Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó đã được Mác, Ăng-ghen luận chứng một cách khoa học xuyên suốt trong nhiều tác phẩm và được Lênin tiếp tục phát triển trong những điều kiện lịch sử mới. Ngay từ cuối năm 1844, trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hê-ghen”, lần đầu tiên Mác đã nêu lên vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và những điều kiện mà qua đó nó xóa bỏ quan hệ bóc lột, TBCN, thiếp lập quan hệ xã hội mới. Đến bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” và bộ “Tư Bản” thí lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được phát triển đến một mức độ nhất định. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” là một sự khái quát về lý luận phong trào cách mạng của giai cấp công nhân giữa thế kỷ thứ XIX. Bộ “Tư Bản” đã giải phẫu xã hội tư bản chủ nghĩa vạch rõ cơ sở kinh tế của cơ cấu xã hội và những xu hướng tiếp tục phát triển của nó, đặt cơ sở cho việc giải thích vai trò của giai cấp công nhân trong việc tạo ra những giá trị vật chất, trong việc thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội mới. Đến thời kỳ này, nhiều phạm trù, khái niệm cơ bản nhất đã được xác lập và về sau nó sẽ được tiếp tục phát triển. Trong điều kiện mới Lênin đã phát triển lý luận Mác-xít về giai cấp công nhân như là “điều chủ yếu của học thuyết Mác”1. “Trong tất cả mọi giai đọan đấu tranh vì một thế giới mới, vì chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân là lãnh tụ của phong trào cách mạng, là người lãnh đạo của nhân dân lao động” 2. Lê-nin đã cụ 1 2
V.I Lê-nin toàn tập, Tập 23. NXB Tiến Bộ Maxcơva, 1980. Trang 1. V.I Lê-nin toàn tập, Tập 15. NXB Tiến Bộ Maxcơva, 1980. Trang 380.
thể hóa sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong điều kiện của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thể hiện ở một số luận điểm cơ bản sau: - Giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và người sáng tạo ra xã hội mới. - Giai cấp công nhân là người lãnh đạo trong phong trào cách mạng giải phóng của quần chúng bị áp bức trong xã hội hiện tại. - Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản là đối lập và không điều hòa được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là tất yếu và sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. Trong những điều kiện nhất định, giai cấp công nhân có thể tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản, như là sự chuẩn bị tiền đề cho cách mạng vô sản. - Giai cấp vô sản phải hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ nghĩa Mác Lê-nin là điều kiện ắt có, cơ bản để giai cấp vô sản từ giai cấp “tự nó” chuyển thành giai cấp “vì nó”. - Sự ra đời của Đảng Cộng Sản là tất yếu khách quan. Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. “Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản” luôn là vấn đề trung tâm trong suốt một cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng lâu dài và quyết liệt từ khi chủ nghĩa Mác Lê-nin ra đời và các giai đoạn phát triển sau đó. Hình thức khá phổ biến của sự phủ nhận vai trò của giai câ vô sản là sự công kích khái niệm khoa học của Mác, Ăng-ghen về giai cấp và giai cấp vô sản. Một số người nêu lên tư tưởng “phi kinh tế” về giai cấp để xóa mờ quan niệm của chủ nghĩa Mác cho rằng giai cấp vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù xã hội. Không thể định nghĩa giai cấp vô sản một cách tùy tiện, không tính đến vấn đề chiếm hữu - sở hữu tư liệu sản xuất, hơn nữa lại chỉ coi đó là một hiện tượng tâm lý3. Một số người khác lại cho rằng không có một giai cấp công nhân được xác định rõ ràng4. Điểm tựa của những luận điểm xuyên tạc phạm trù giai cấp nói trên là ở chỗ không xem quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất như là một tiêu chuẩn khách quan để xem xét giai cấp. Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và những hệ qủa mà nó tạo ra, một lập luận phổ biến chống lại sự lãnh đạo của giai cấp công nhân là cho rằng lý luận Mác - Lênin về vấn đề này đã lỗi thời; giai cấp vô sản sẽ bị xói mòn, thậm chí tiêu vong trước sự phát triển của cách mạng KHKT. Theo họ, cuộc cách mạng KHKT đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong sự phân công lao động xã hội, hiện tượng “trí thức hóa lao động” phát triển mạnh, tỷ lệ lao động trí óc ngày càng tăng cao so với lao động chân tay, cơ cấu xã hội củaa chủ nghĩa tư bản sẽ thay đổi mạnh. 3
Xem W.L.Warner, Structure of American life. Edinburgh, 1952. Xem C.Kerr Marshall, Marx and modern Time. The multi - dimensional society. Cambridge, M.A, 1969, Trang 96 - 98. 4
Họ cũng cho rằng vai trò kinh tế của giai cấp công nhân sẽ giảm dần và trong tương lai, giai cấp công nhân sẽ biến mất. Một số nhà lý luận tư sản khác tuy không đồng ý rằng giai cấp công nhân sẽ biến mất, nhưng lại cho rằng giai cấp công nhân không còn là nhân vật chủ yếu của lịch sử5. Cách mạng KHKT có đem đến những biến đổi trong phân công lao động xã hội, trong nội dung, phương thức lao động, trong thành phần giai cấp vô sản; thế nhưng, điều đó hoàn toàn không xóa mờ quan hệ sản xuất TBCN và mâu thuẫn giữa lao động với tư bản. Trí thức không phải là một giai cấp mà chỉ là một tầng lớp đặc biệt thuộc nhiều giai cấp khác nhau. Sự ngăn cách giữa lao động chân tay và lao động trí óc là một sai lầm về lý luận. Cách mạng KHKT làm cho thành phần giai cấp công nhân thêm đa dạng, bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc, lao động trong khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ... Qúa trình trí thức hóa phát triển sẽ có thể đưa tới một tầng lớp đặc biệt trong giai cấp công nhân chứ không hề xóa bỏ giai cấp công nhân. Nhìn chung, cách mạng KHKT sẽ làm cho giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước, các nhà lý luận tư sản lại một lần nữa cao giọng cho rằng họ đang nói “những lời cuối cùng cho Mác” (“the last words to Marx”) và cho lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở một số nước vừa qua không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác và lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trái lại, ở nhiều nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, sự sụp đổ đó là xuất phát từ chỗ không nắm vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và không thực hiện chuyên chính vô sản một cách đúng đắn, mơ hồ về mâu thuẫn giai cấp trên bình diện thế giới. Chủ nghĩa đa nguyên chính trị với huyền thoại về nền dân chủ đa nguyên chủ nghĩa6đã đối lập với quan niệm về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác và do đó nó có tác dụng chia rẽ giai cấp công nhân, phá hoại Đảng Cộng Sản từ bên trong. Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng đã sớm được khẳng định cả về lý luận cũng như trong thực tiễn. Đó là một trong những bài học hàng đầu của mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trên nửa thế kỷ qua. Lịch sử đã trao quyền lãnh đạo cách mạng cho giai cấp công nhân mà Đảng Cộng Sản Việt Nam là đại biểu. Trước khi Đảng ta ra đời, các phong trào yêu nước chống Pháp mang ý thức hệ phong kiến, tư bản... đều lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước mà thực chất sâu xa là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Trong cơ cấu xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có giai cấp công nhân, do đặc điểm độc đáo của mình, là có vai trò lãnh đạo cách mạng. Thế nhưng giai cấp công nhân chưa tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin, và chưa trở thành giai cấp “vì nó”. Trong bối cảnh như vậy, những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong cuộc tiếp thu chủ nghĩa 5
Xem A.Tourain, The post - industrial Society, NewYork, 1969. Trang 17. Xem: Chủ nghĩa đa nguyên - một “hình mẫu” phản cách mạng. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1986, Trang 34 42. 6
Mác - Lênin và truyền bá vào Việt Nam là hết sức to lớn. Chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã đưa đến sự ra đời của Đảng ta, bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. Khác với lý luận và thực tiễn ra đời của các chính Đảng chính trị của giai cấp công nhân, sự ra đời của cách chính Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên cả ba yếu tố (Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước) chứ không chỉ có hai yếu tố (Chủ nghĩa Mác + phong trào công nhân). Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh rằng sự tham gia của phong trào yêu nước vào sự thành lập Đảng không làm yếu đi tính giai cấp của Đảng và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, mà trái lại nó còn củng cố thêm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong điều kiện giai cấp này chiếm tỷ lệ rất thấp trong dân cư (1 - 2%) và đang lãnh đạo một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, thực chất là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. Từ năm 1930 trở đi ở miền Bắc và từ năm 1945 trở đi trên cả nước, trong phong trào cách mạng không có sự tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng nào với giai cấp công nhân; giai cấp công nhân trở thành giai cấp độc quyền lãnh đạo, không chia quyền đó với ai và cũng không lực lượng, giai cấp nào có đủ khả năng để chia quyền lãnh đạo ấy. Nhờ đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết yêu cầu ruộng đất của nông dân, nêu ngay từ đầu khẩu hiệu trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 giai cấp nông dân đã thực sự thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối vơi họ và khối liên minh công nông đã ra đời trong thực tiễn máu lửa của cao trào cách mạng này. Cũng nhờ đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong, đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám - 1945. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn kiên trì sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề về đường lối chính trị, quân sự và phương pháp cách mạng, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Kinh nghiệm cho thấy, khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nó riêng vào nước ta, thì Đảng cách mạng phải vừa trung thành với những bản chất của những nguyên lý căn bản, vừa phải linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Nếu Nguyễn Ái Quốc chỉ dừng lại ở kinh nghiệm đã có trong việc hình thành Đảng Cộng Sản không dám đưa yếu tố phong trào yêu nước vào thì Đảng Cộng Sản Việt Nam khó có thể ra đời sớm như vậy. Những hẹp hòi, hạn chế trong việc tập hợp lực lượng cách mạng ở cao trào cách mạng 1930 - 1931 cũng như những sai lầm nghiêm trọng phổ biến, kéo dài trong những vấn đề có tính nguyên tắc” trong công cuộc cải cách ruộng đất (1953 - 1956) đều bắt nguồn từ thái độ máy móc, giáo điều dẫn đến ngộ nhận rằng đã “đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân”, nhưng kỳ thật là bị các tư tưởng phi vô sản tác động mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới toàn diện tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay diễn ta trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đan xen những thuận lợi
và những khó khăn lớn. Do vậy, việc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam là một vấn đề sống còn khi xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, trong những điều kiện mới của thời đại toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, dứơi những quan điểm mới của Đảng ta từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ IX, những quan niệm mới về giai cấp công nhân Việt nam và lập trường của giai cấp công nhân cần phải đượcnhận thức lại, mà trong đó những điểm cơ bản nhất là: giai cấp công nhân”phải tự mình trở thành dân tộc”, tiêu biểu cho quyền lợi của dân tộc, dặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của giai cấp;giai cấp công nhân hiện đại không còn là giai cấp công nhân –vô sản như trong thế kỷ XIX; giai cấp công nhân mà trong đó tầng lớp công nhân trí thức chiếm một vị trí ngày càng to lớn, khối liên minh công- nông -trí thức là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân; giai cấp công nhân rất phong hú, đa dạng theo thành phần kinh tế mà họ tham gia vào; giai cấp công nhân phải là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của xã hội hiện đại, được vũ trang bằng những tri thức hiện đại nhất,…Vì vậy, không được máy móc giáo điều, không dựa vào những quan niệm lạc hậu để xem xét lập trường của giai cấp công nhân, không được xem xét vấn đề lập trường giai cấp đi ngược với quan điểm lấy tiến bộ về lực lượng sản xuất làm điểm xuất phát, đảng viên cán bộ phải lấy việc học tập những tri thức hiện đại như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng luôn được vận dụng sáng tạo và bổ sung không ngừng bằng những tri thức hiện đại nhất của nhân loại. Kinh nghiệm của nhân loại và dân tộc ta trong thế kỷ XX chỉ ra rằng, đững vững hay không vững trên lập trường của giai cấp công nhân hiện đại là điểm cốt tử nhất để có được mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp hay không.