Docx

  • Uploaded by: Đào Anh Tuấn
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Docx as PDF for free.

More details

  • Words: 3,700
  • Pages: 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO Trườ ng Đạ i họ c Luậ t TP.HCM 

LỚP: CLC40 (QTL). Môn: Những quy định chung về luật Dân sự, tài sản và thừa kế. Danh sách nhóm 1: Họ và tên

Mã số sinh viên

Lê Thanh Tùng

1551101030023

Lê Vũ Hoàng Phúc

1551101030015

Lê Phương Thanh

1551101030018

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

1551101030007

Nguyễn Ngọc Mỹ Linh

1551101030010

Biện Hồng Xinh

1551101030026

1

Bài tâ ̣p tháng thứ hai (tài sản và thừa kế ) A.Hình thức sở hữu. Câu 1: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong BLDS.  Có 6 hình thức sở hữu trong BLDS 2005 (Điều 172 BLDS 2005), bao gồm:  Sở hữu Nhà nước;  Sở hữu tập thể;  Sở hữu tư nhân;  Sở hữu chung;  Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;  Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Câu 2: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong BLDS.  Có 3 hình thức sở hữu trong BLDS 2015 (Mu ̣c 2 Chương XVIII BLDS 2015), bao gồ m:  Sở hữu toàn dân;  Sở hữu riêng;  Sở hữu chung. Câu 3: Suy nghi ̃ của anh/chi ̣về những thay đổ i về hình thức sở hữu giữa hai Bộ luật trên.  Những thay đổ i về hình thức sở hữu giữa hai Bô ̣ luâ ̣t là phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta và đồ ng thời cũng phù hơ ̣p với tinh thần của Điều 53 Hiến pháp 2013:

2

“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”  Vì Nhà nước cũng là một chủ thể độc lập, ngoài sở hữu Nhà nước còn có các hình thức sở hữu riêng khác như sở hữu cá nhân của các công ty, doanh nghiệp; sở hữu chung như sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hỗn hợp nên BLDS 2015 đưa ra 3 hình thức sở hữu là chính xác và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

B. Một số vấn đề liên quan đến chế định thừa kế Câu 1: Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.  Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc không có giá trị pháp lý.  Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 652: “Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng hiếp.” Câu 2: Liên quan đến vụ việc trong quyết định 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?  Liên quan đến vụ việc trong quyết định 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như không minh mẫn. Tòa phúc thẩm quyết định như vậy vì Tòa phúc thẩm căn cứ vào công văn số 363/SYT-NVTH ngày 25/09/2006 của sở y tế tỉnh An Giang xác định bệnh xá công an chỉ được khám cho cán bộ trong ngành công an, còn việc khám sức khỏe cho bà Như là không đúng

3

quy định. Do đó Tòa phúc thẩm cho rằng bản di chúc của bà Như là không hợp pháp vì bà không còn minh mẫn. Câu 3: Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Tại sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?  Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như hoàn toàn minh mẫn. Tòa giám đốc thẩm quyết định như vậy là vì tờ di chúc ngày 01/01/2005 bà Như nhờ ông On viết có ông Kiếm và ông Hiếu làm chứng, trong quá trình giải quyết vụ án thì cả 3 người trên đều khẳng định rằng khi nhờ ông On viết di chúc trong trạng thái tinh thần vui vẻ, minh mẫn. Hơn nữa, cả 3 người này đều không phải người thừa kế, cũng không phải người có quyền và nghĩa vụ liên quan, do đó hoàn toàn có cơ sở để xác định tờ di chúc ngày 01/01/2005 của bà Như là hợp pháp. Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?  Đồng ý với hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm vì nó hợp lí và hoàn toàn có căn cứ. Bà Như nhờ ông On viết di chúc ngày 01/01/2005 và đồng thời có ông Kiếm và ông Hiếu làm chứng, 3 người là ông On, ông Kiếm, ông Hiếu đều khẳng định rằng ở thời điểm bà Như nhờ ông On viết di chúc thì bà ở trong trạng thái vui vẻ và minh mẫn, đó là mấu chốt của vấn đề. Ba người này đều không phải người được hưởng thừa kế, cũng không phải người có quyền và nghĩa vụ liên quan, như vậy việc 3 người khẳng định trạng thái sức khỏe của bà Như là khách quan, hoàn toàn có căn cứ để tin tưởng và từ đó công nhận di chúc của bà Như là hợp pháp. Ngoài ra, Tòa giám đốc thẩm còn cho rằng Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm lấy lí do bệnh xá công an không có chức năng khám sức khỏe để lập di chúc là không có căn cứ. Hơn nữa, theo kết luận của bác sĩ Tăng Diệu Hiền thì tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của bà Như hoàn toàn giống với lời khai của ông On, ông Kiếm và ông Hiếu. Điều đó càng cho thấy rõ quyết định của Tòa

4

giám đốc thẩm là có căn cứ thuyết phục. Còn việc Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ căn cứ vào công văn 363/SYT-NVTH để cho rằng bệnh xá công an không có chức năng khám sức khỏe để lập di chúc và xác định di chúc của bà Như không hợp pháp thì vô lí và không thiết phục. Câu 5: Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Toà phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy?  Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Toà phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết không còn minh mẫn. Toà phúc thẩm đã quyết định như vậy vì Toà phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc ngày 03/01/2001 đã 84 tuổi; trước đó vào tháng 11,12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện điều trị với triệu chứng chuẩn đoán là “thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp”; cụ Biết lập di chúc ngày 03/01/2001 thì ngày 14/01/2001 cụ Biết chết. Do đó, Toà phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc trong tình trạng thiếu minh mẫn, sáng suốt. Câu 6: Trong vụ việc vừa nêu, theo Toà giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001, cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Toà giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?  Trong vụ việc vừa nêu, theo Toà giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001, cụ Biết còn minh mẫn. Toà giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì dựa vào lời khai của hai người làm chứng bản di chúc là ông Lương Văn Dầm ngày 07/02/2002 (BL 62) và của ông Nguyễn Văn Thắng ngày 01/04/2002 (BL 64) đều xác nhận khi lập di chúc cụ Biết là người minh mẫn và đọc (nói) nội dung di chúc cho ông Thắng viết. Ngoài ra, ngày 04/01/2001 cụ Biết ký (điểm chỉ) hợp đồng cho bà Trần Hoài Mỹ thuê vườn cây với thời hạn thuê 04 năm, theo lời khai của bà Mỹ ngày 11/03/2002 (BL 25) thì trước ngày ký hợp đồng 01 tuần, cụ Biết có gọi bà Mỹ đến để thoả thuận về việc thuê vườn cây và khi cụ Biết điểm chỉ vào bản hợp đồng thì cụ Biết là người minh

5

mẫn, còn chỉ dẫn cho bà Mỹ cách chăm sóc vườn cây. Do đó, Toà giám đốc thẩm xác định cụ Biết lập di chúc ngày 03/01/2001 trong tình trạng minh mẫn. Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm.  Theo tôi, hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm là hợp lý. Vì muốn xác định một người lập di chúc trong tình trạng minh mẫn hay không thì cần phải dựa trên lời khai của những người làm chứng. Ở đây, Toà phúc thẩm chỉ dựa vào ý kiến chủ quan do trước khi lập di chúc vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện điều trị với triệu chứng chuẩn đoán là “thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp” mà cho rằng cụ Biết lập di chúc trong tình trạng thiếu minh mẫn, sáng suốt là chưa hợp lý và không có căn cứ. Do đó, Toà giám đốc thẩm đã dựa vào lời khai của hai người làm chứng bản di chúc là ông Lương Văn Dầm và ông Nguyễn Văn Thắng cùng bà Trần Hoài Mỹ (người thuê vườn của cụ Biết) để quyết định khi lập di chúc cụ Biết còn minh mẫn. Câu 8. Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.  Di tặng là việc người để lại di sản thừa kế thể hiện ý định dành một phần di sản là các tài sản xác định để tặng cho một người xác định, sau khi người để lại di sản chết.  Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 671 BLDS 2005. Câu 9. Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.  Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện là:  Phải là di chúc hợp pháp;  Phù hợp về mặt nội dung và hình thức;  Phải có hiệu lực pháp luật;  Thỏa mãn các điều kiện trong Điều 671 BLDS 2005. 6

 Cơ sở pháp lý: Điều 652,653,667,671 BLDS 2005. Câu 10. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?  Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ba cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm và ông Hoàng. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Cụ Biết di tặng tài sản riêng và chung cho ba cháu ngoại là ông hùng, bà Diễm và ông Hoàng.” Câu 11: Di tặng trên có được Toà án chấp nhận không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?  Di tặng trên không được Toà án chấp nhận. Trong phần xét thấy, các đoạn sau đã cho câu trả lời: “ Tại bản án dân sự phúc thẩm số 263/2007/DSPT ngày 04/10/2007, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp nhận kháng cáo của bà Đỗ Thị Nguyệt và ông Lê Sơn Thuỷ, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 55/DSST ngày 14/11/2002 của Toà án nhân dân huyện Thuận An như sau: … 2. Bác yêu cầu xin hưởng di sản theo ý chí di tặng tại tờ truất quyền lập ngày 20/09/1997 của ông Hùng, ông Hoàng và bà Diễm;” Và: “…Riêng cụ Biết thì từ năm 1997 đến năm 2001 có lập các văn bản, gồm “tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997; “tờ di chúc” ngày 15/92000 và “tờ di chúc” lập ngày 3/1/2001. Tòa án cấp phúc thẩm không công nhận “tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997 và “tờ di chúc” lập ngày 15/9/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ” (việc di tặng được thể hiện trong “tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997)

7

Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến di tặng.  Hướng giải quyết trên của tòa án là hợp lý. Việc di tặng được cụ Biết thể hiện trong “tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997 không phù hợp với quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức. Việc truất quyền hưởng di sản và việc di tặng phải được ghi trực tiếp vào tờ di chúc. Câu 13: Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.  Truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản xác định rõ trong di chúc về việc không cho ai được hưởng di sản của mình.  Theo khoản 1, điều 648 (BLDS2005) quy định: “Người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.” Câu 14: Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời.  Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt. Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Cụ Biết được cụ Kiệt giao quyền định đoạt tài sản theo tờ uỷ quyền ngày 16/7/1997, cụ Biết truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt đối với những tài sản chung và riêng của cụ Kiệt, cụ Biết tại ấp Bình Phước.” Câu 15. Truất quyền trên của cụ Biết có được Toà án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời.  Truất quyền trên của cụ Biết không được Toà án chấp nhận. Trong Quyết định có đoạn “Toá án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20-9-1997 và “Tờ di chúc” ngày 15-9-2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của pháp luật về cả nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ.”

8

Câu 16. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến truất quyền thừa kế.  Theo quy định hiện hành, người truất quyền hưởng di sản người thừa kế theo pháp luật của mình phải là người lập di chúc, truất quyền phải gắn liền với di chúc (nhưng không nhất thiết di chúc phải gắn liền với truất quyền). Trong vụ việc này, cụ Biết có di tặng tài sản của mình cho ba người cháu ngoại nên có thể xác định cụ Biết đã lập di chúc nên điều kiện theo đó người truất quyền phải là người lập di chúc được thoả mãn. Vì vậy, việc Toà án không công nhận tờ truất quyền trên là chưa thuyết phục đối với phần tài sản của cụ Biết (tài sản riêng và tài sản chung với cụ Kiệt). Câu 17: Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?  Tài sản cụ Biết định đoạt trong di chúc gồm nhà và đất vườn cây ăn trái.  Trong bản án có đoạn: “Ngày 3/1/2001 cụ Biết lập di chúc có nội dung: sau khi cụ biết qua đời thì bà Thuyết được toàn quyền thừa hưởng phần tài sản là nhà và đất vườn cây ăn trái diện tích 6.278m2. Nội dung di chúc do cụ Biết đọc cho ông Nguyễn Văn Thắng viết, cụ Biết lăn tay có ông Thắng và ông Lương Văn Dầm làm chứng ký tên”. Câu 18: Theo Viện kiểm sát và Toà án dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần nào? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?  Theo Viện kiểm sát và Toà án dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần tài sản của cụ Biết chung với cụ Kiệt.  Trong Quyết định có đoạn: “Còn “Tờ di chúc” do cụ Biết lập ngày 03/01/2001 để lại toàn bộ di sản cho bà Thuyết do cụ Biết đọc cho ông Nguyễn Văn Thắng viết hộ, trong bản di chúc này ông Thắng cũng là người ký tên làm chứng cùng với ông Lương Văn Dầm, đã tuân thủ đúng với các quy định của Bộ luật dân sự nên là bản di chúc hợp pháp một phần, phần cụ Biết chung với cụ Kiệt, còn phần của cụ Kiệt chia theo pháp luật”.

9

Câu 19: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Toà dân sự?  Theo suy nghĩ của bản thân, tôi đồng ý với hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Toà dân sự. Bởi lẽ bản di chúc của cụ Biết về mặt nội dung và hình thức đều đúng theo quy định của pháp luật, theo lời khai của những người làm chứng thì cụ Biết lập di chúc trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn nên việc Toà án cấp phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc trong tình trạng thiếu minh mẫn, sáng suốt là không có căn cứ. Về phần tài sản chung của cụ Kiệt và cụ Biết được định đoạt trong di chúc của cụ Biết thì ta xác định phần tài sản của cụ Biết theo di chúc vẫn được công nhận là hợp pháp còn phần cụ Kiệt thì ta đem chia theo pháp luật. Câu 20: Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di sản” trong chế định thừa kế. Nêu cơ sơ pháp lý khi trả lời.

Tiêu chí

Truất quyền thừa kế

Không được hưởng di sản

Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình mà không Những người vi phạm pháp luật nhất thiết nêu lí do. Chẳng hạn, khi cha nghiêm trọng hoặc có hành vi chết đi di chúc chỉ rõ một trong số các con trái đạo đức xã hội. không được hưởng di sản, trong trường hợp này người con đó bị truất quyền thừa kế. Cơ sỏ pháp lý Điều 646 BLDS 2005.

Điều 643 BLDS 2005.

10

Câu 21: Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?  Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình. Đoạn cho câu trả lời: “ Bà Nga là con nuôi nhưng đã không cấp dưỡng bố mẹ khi tuổi già dẫn đến Hội chữ thập đỏ phải cung cấp thức ăn.”  Trong Quyết định năm 2008, theo Tòa dân sự bà Nga không có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình.  Đoạn cho câu trả lời là đoạn 2 của phần xét thấy: “Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cha mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình…” Câu 22. Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng di sản thừa kế của ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời  Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga không được hưởng di sản thừa kế của ông Bình. Cơ sở pháp lý tại điểm b khoản 1 Điều 643 BLDS 2005: Người không được quyền hưởng di sản: “người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”. Câu 23. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến hành vi của bà Nga.  Hướng giải quyết trên của Toá án là hợp lý. Vì từ nhỏ đến khi lập gia đình bà Nga là con nuôi của ông Bình và bà Như nên trong thời gian này cũng đã có chăm sóc nuôi dưỡng hai ông bà như người thân ruột thịt, việc bà không cấp dưỡng cho cha, mẹ có thể do không có điều kiện. Hơn nữa tờ đơn từ con được Toà án xác định là không hợp pháp. Từ những điều trên thì Toà án quyết định cho bà Nga thừa kế di sản theo pháp luật là hợp lý. 11

12

Related Documents

?.docx
May 2020 65
'.docx
April 2020 64
+.docx
April 2020 67
________.docx
April 2020 65
Docx
October 2019 42

More Documents from ""

Laporan Berat Molekul.docx
November 2019 48
A2-ket-test 1
October 2019 45
May 2020 47