A2-ket-test 1

  • Uploaded by: tun
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View A2-ket-test 1 as PDF for free.

More details

  • Words: 2,120
  • Pages: 4
Môn thể thao đề xuất : Võ karatedo -Lịch sử hình thành : Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate. 

Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Asato Anko đưa ra.



Do tập đoàn người Hoa từ Phúc kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote ( 唐手) với chữ to (唐 -Đường ) chỉ Trung Quốc, còn te (手 - Thủ) nghĩa là "võ", tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa.



Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á . Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.



Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima. Ngày nay Karate là một trong những bộ môn thể thao tranh giải được đưa ra thi đấu quốc tế. Mặt tích cực của nó là giúp người rèn luyện thể thao có dịp gặp gỡ học hỏi lẫn nhau, khuyến khích tinh thần đồng đội giúp phát triển tính cách, chia sẻ niềm say mê v.v... nhưng bạn chỉ coi trọng vào những thành tích trước mắt, coi trọng được, mất thiếu un tập võ đạo, thiếu rèn luyện tinh thần thượng võ sẽ dễ rơi vào cuồng vọng chuộng hư vinh, thắng người mà quên mất phải tự chiến thắng chính mình. Karatedo và một số môn võ khác được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục Nhật Bản. Đối với họ Karatedo là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa... tất cả mọi mặt được phơi bày dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học tự nhiên và xã hội như Vật lý, Sinh lý, Sinh hóa, Sinh cơ, Tâm lý học, Cơ thể học, Y học thể dục thể thao, v.v… vì đó là con đường của cuộc sống. Nguồn gốc của Karate nói chung được giới nghiên cứu võ thuật quốc tế đều thừa nhận: Karate là tinh hoa của những môn võ cổ dũng mãnh, nhưng người ta thấy ở Karate là sự khiêm cung, nhẫn nhịn, không hiếu chiến và thù hận. Kỹ - chiến pháp mang tính thực dụng, sáng tạo và khoa học không những tự vệ và rèn luyện sức khỏe tốt mà nó còn giúp cho người tập hoàn thiện nhân cách, hiểu biết nhiều lĩnh vực khác. Tuy có một nét đặc thù hiện đại và mạch lạc như thế, nhưng Karate lại có một quá khứ rất cổ và trong đó chứa đựng rất nhiều những huyền thoại. Tuy nhiên, người ta tin chắc rằng Karate có nguồn gốc từ Ấn Độ phát triển và hoàn hảo dần ở Okinawa - hòn đảo ở phía Đông Nam Nhật Bản. Giữa hòn đảo

này và Trung Quốc từ những thời đại xa xưa đã có những mối giao thương thường xuyên nên môn Quyền Pháp được du nhập và hòa trộn với võ thuật bản địa, phần lớn là do những học giả thời bấy giờ. Như vậy, hai lần không một tấc sắt trong tay, dân cư ở Okinawa đã tìm cách kiếm một phương thế để tự vệ không cần vũ khí và cuối cùng đã hoàn thiện môn nghệ thuật chiến đấu: Võ Karatedo (Kara: tánh không, Te: tay, Do: Đạo) - môn Không Thủ Đạo đặc biệt của họ. Các nguyên tắc cơ bản của môn nghệ thuật này dựa trên nguyên lý khoa học và triết lý sống của nó. Cũng có thể nói rằng tất cả những chiến pháp Karatedo được coi là một hành vi chủ động hoặc phòng ngự đều có hiệu quả nếu đạt được tâm trí chính xác của thiền. Học tập những kỹ thuật này chúng ta có thể tự bảo vệ mà không cần sử dụng vũ khí. Ngày nay, Karatedo là một môn nghệ thuật thể thao truyền thống nhưng đòi hỏi phải có sự hướng dẫn đạo đức và nó như là nguyên tắc đầu tiên. Người thầy không chỉ với mục đích đào tạo những vận động viên đạt thành tích cao cho đất nước mà còn phải đào luyện cho người học trò phẩm chất đạo đức. Họ biết tôn sư trọng đạo, biết đối nhân xử thế, có thái độ ứng xử linh hoạt giữa cứng rắn và mềm mỏng của người Võ sĩ đạo, luôn nhẫn nhịn và khiêm tốn, xem kỹ thuật chiến đấu chỉ là phương tiện và diệt bỏ tự ngã. Karatedo có hàng trăm hệ phái, có nhiều hệ phái phát triển lớn mạnh trở thành trường phái, tất nhiên có rất nhiều ưu điểm và cũng không ít hạn chế từ những người tập luyện chưa thực sự hiểu biết tường tận về nó. Sở dĩ môn võ này có nhiều hệ phái, trường phái là do hoàn cảnh, địa hình và tính cách của từng con người, từng miền đất, từng dân tộc và sự sáng tạo của người tập luyện mang lại. Năm 1970, Hiệp hội Karatedo Thế giới W.U.K.O (The World Union of the Karatedo Organization) được thành lập và giải Karatedo Thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Nhật Bản, lần thứ hai năm 1972 tại Pháp và lần thứ ba năm 1975 tại Hoa Kỳ. Năm 1990, các Liên đoàn Karatedo các nước trên thế giới đã họp lại đổi tên thành Liên đoàn Karatedo Thế giới W.K.F (World Karatedo Federation). Hiện nay, tổ chức này có trên 175 quốc gia, Karatedo Việt Nam cũng là thành viên. Ngày nay Karatedo đã vượt biên giới quốc gia và lan tỏa khắp thế giới không chỉ vì mục đích sức khỏe, nghệ thuật và tự vệ mà bởi triết lý của nó. Tuy có sự nhất quán hệ thống giữa các Hiệp hội Thế giới nhưng cũng có sự khác biệt chút ít về các bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy chế thi đấu.

Mục đích của võ bao giờ cũng cụ thể, nhưng người tập võ có đạt được mục đích ấy không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác: Thời gian tập, không gian tập, đặc điểm tâm sinh lý của người tập, động cơ của người tập, trình độ nhận thức của người tập, bản thân người dạy v.v... Tuy nhiên, nếu căn cứ vào mục đích sau cùng của võ, thì ta có thể dễ dàng liệt kê những lợi ích của việc tập võ như sau: Trước hết, võ giúp người tập có sức khỏe.



Về điểm này, võ cũng là môn thể thao. Những động tác kỹ thuật của võ luôn được xây dựng trên nền tảng các nguyên lý về tâm sinh lý, vật lý, khoa học; nó giúp cơ bắp người tập phát triển, máu huyết lưu thông, ăn tốt, ngủ tốt, khỏe mạnh, an vui. Không chỉ thế, võ còn giúp người tập thư giản đầu óc để có được một tinh thần lành mạnh, minh mẫn Giảm stress Sinh viên thường gặp những căng thẳng trong học tập và cuộc sống. Bí bách và ngột ngạt. Đừng quá lo lắng chỉ vài phút tập luyện Võ thuật với những động tác đấm đá đầy sức mạnh bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Hơn nữa những bài tập Võ thuật bao gồm tập luyện tổng thể do vậy giúp bạn lấy lại năng lương một cách nhanh chóng. Nâng cao niềm tin Theo tiến sĩ Rose Windale của Healthzine.org, Võ giúp bạn giải phóng endorphin khiến tâm trạng được giải tỏa và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Chất endorphin (hay con gọi là morphin nội sinh) có tác dụng tương tự như morphin đưa từ ngoài vào (ngoại sinh). Endorphins cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và tích cực hơn trong vài giờ sau khi tập luyện. Đốt cháy calo trong cơ thể Theo báo cáo của tạp chí Muscle and Fitness, việc tập Võ có thể đốt cháy từ vài trăm cho đến gần 1.000 calories mỗi giờ (chẳng hạn như trong bộ môn Muay Thái). điều này giúp nâng cao sự dẻo dai cho toàn bộ cơ thể. Cơ thể bạn sẽ đạt được tốc độ trao đổi chất tối đa, tăng cường năng lượng cho các hoạt động của hệ tim mạnh. Đồng thời tập Võ cũng là phương pháp giảm cân hiệu quả giúp bạn lấy lại hình dáng một cách nhanh chóng. Tăng năng lượng Võ thuật là bài tập tốt giúp rèn luyện hệ tim mạch. Giúp cung cấp năng lượng cao cho cơ thể và trí nhớ của bạn. Trong quá trình tập luyện đôi lúc bạn thấy hơi thở gấp gáp và mồ hôi ra nhiều, nhưng đây chính là cách loại trừ các độ tố ra khỏi cơ thể bạn hiệu quả. Quá trình này sẽ cung cấp mức năng lượng cần thiết cho hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Tư thế và cơ thể hoàn hảo Sinh viên chỉ học tập và ít rèn luyện thân thể việc luyện Võ sẽ thách thức nhiều nhóm cơ không được vận động trong quá trình làm việc này. Các hệ cơ cót lõi quanh thành bụng của bạn cũng sẽ vận động và cải thiện tối đa. Tập luyện Võ cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể và tâm trí của bạn, đây là một lựa chọn tuyệt vời để có thói quen thể chất lành mạnh. Tự vệ

Cuộc sống thì bao giờ cũng thế và ở đâu cũng thế: có bình có loạn, có yên có nguy, có người tốt kẻ xấu, có người phải kẻ trái, có anh hùng có thằng khùng thằng điên... Vậy nên, biết cách tự vệ bao giờ cũng hơn không biết gì. Mỗi phái võ có nền tảng kỹ thuật riêng để dạy cho người tập những kỹ năng tự vệ thích hợp và hiệu quả. Đấm đá không phải là mục đích sau cùng của võ, nhưng là cánh cửa đưa ta đến mục đích sau cùng. Nhược điểm: Ngày nay, võ không còn là hoạt động văn hóa truyền thống đơn thuần mà đã bị thể thao hóa, thương mại hóa. Nhiều nơi, võ đường nay chỉ cònlà CLB như bao CLB khác; mục đích dạy võ thay vì để “dạy đạo làm người” thì nay cốt để tranh dành huy chương, thành tích; ông thầy dạy võ nay chỉ còn là một Huấn luyện viên như bao Huấn luyện viên khác. Mà nếu vậy, thì những lợi lạc của võ làm sao có được; những mục đích cao cả của võ làm sao đạt được?

-Yêu cầu +Trang phục: áo quần màu trắng thắt đai +Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị luyện tập: Có sàn tập diện tích từ 60m² trở lên; mặt sàn bằng phẳng, không trơn trượt. Có ánh sáng tối thiểu là 200 lux. Có võ phục chuyên môn Karatedo; găng tay màu xanh, găng tay màu đỏ; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu xanh; bộ bảo vệ bàn chân, ống quyển màu đỏ; lămpơ. Có đủ cơ số thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi đồ, khu vực vệ sinh, để xe. Có bảng nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Đối tượng được phép tham gia tập luyện, trang phục khi tập luyện, giờ luyện tập, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác. Mật độ tập luyện từ 3m² trở lên trên 01 người tập

Related Documents


More Documents from ""

Laporan Berat Molekul.docx
November 2019 48
A2-ket-test 1
October 2019 45
Techcv
May 2020 12