Do-an-bao-ve-rl.docx

  • Uploaded by: THanh
  • 0
  • 0
  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Do-an-bao-ve-rl.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,128
  • Pages: 4
Lời mở đầu Điện năng là một dạng năng lượng phổ biết nhất hiện nay. Trong bất kỳ lĩnh vực nào như sẳn xuất, sinh hoạt, văn hóa, văn nghệ, an ninh… đều cần sử dụng đến điện năng. Việc đảm bảo sản xuất điện năng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng năng lượng là một vấn đề rất quan trọng hiện nay. Bên cạnh việc sản xuất là việc truyền tải và vận hành hệ thống điện cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện. Do nhu cầu về điện năng ngày càng tăng, hệ thống điện ngày càng được mở rộng, phụ tải tiêu thụ tăng thêm cũng đồng nghĩa với việc khả năng xảy ra sự cố như chạm chập, ngắn mạch cũng tăng theo. Chính vì vậy ta cân thiế kế những thiết bị có khả năng giảm thiểu, ngăn chặn các hậu quả của sự cố có thể gây ra. Một trong những thiết bị phổ biến để thược hiện chức năng đó là rơle. Thực hiện đồ án môn học bảo vệ rơle, chúng ta có thể xây dựng cho mình những kiến thức để có thể bảo vệ được hệ thống điện trước những hậu quả do sự cố trong hệ thống điện trước những hậu quả do sự cố trong hệ thống gây ra và đảm bảo cho hệ thống làm việc an toàn, phát triển lien tục bền vững. Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô bộ môn, đặc biệt là cô ThS. Nguyễn Thị Thanh Loan. Dù đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm tích lũy còn ít nên đồ án không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của các thầy cô để đồ án cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thiện đồ án môn học này ! Hà Nội, ngày 4 tháng 3 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phạm Hải Quân

CHƯƠNG 1: NHIỆM VỤ VÀ CÁC YÊU CẦU CỦA BẢO VỆ RƠLE 1.1 Nhiệm vụ cơ bản của bảo vệ rơ le. Khi thiết kế hoặc vận hành bất kỳ hệ thống điện nào cũng phải kể đến khả năng phát sinh những sự cố và các tình trạng làm việc không bình thường trong hệ thống đó. Ngắn mạch là loại sự cố phổ biến và nguy hiểm nhất trong hệ thống điện. Hậu quả của ngắn mạch là: -

Làm giảm thấp điện áp ở phần lớn của hệ thống điện.

-

Phá hủy các phần tử bị sự cố bằng tia lửa điện.

-

Phá hủy các phần tử có dòng ngắn mạch chạy qua do tác dụng của nhiệt và cơ.

-

Phá vỡ sự ổn định của hệ thống.

Ngoài các loại sự cố do ngắn mạch, trong hệ thống điện còn có các tình trạng làm việc không bình thường như quá tải. Dòng quá tải tăng làm nhiệt độ của các phần tử dẫn điện quá giới hạn cho phép, lmà cho cách điện của chúng bị già cỗi và đôi khi bị phá hỏng. Để ngăn ngừa sự phát sinh sự cố và sự phát triển của hư hỏng cần có thiết bị ghi nhận với thời gian ngắn nhất và phất hiện ra phần tử bị hư hỏng và cắt phần tử bị hư hỏng ra khỏi hệ thống điện ( Thiết bị bảo vệ bằng rơ le hay gọi tắt là BVRL ) Nhiệm vụ của bảo vệ rơ le: Nhiệm vụ chính của thiết bị bảo vệ rơle là nhanh chóng phát hiện loại bỏ phần tử gặp sự cố ra khỏi hệ thống. Ngoài ra còn ghi nhận và phát hiện những tình trạng làm việc không bình thường của các phần tử trong hệ thống điện, tùy mức độ quan trọng của thiết bị điện mà bảo vệ rơ le có thể tác động đi báo tín hiệu hoặc cắt máy cắt điện. 1.2 Yêu cầu cơ bản của bảo vệ rơ le. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quan trọng trên, thiết bị bảo vệ phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

a) Tính tin cậy. Tính tin cậy là tính năng đảm bảo cho thiết bị bảo vệ rơ le làm việc đúng và chắc chắn. Người ta phân biệt: Độ tin cậy tác động: là mức độ chắc chắn của rơ le hoắc hệ thống rơ le sẽ tác động đúng. Độ tin cậy không tác động: là mức độ chắc chẳn rằng rơ le hoặc hệ thống rơ le sẽ không làm việc sai. b) Tính chọn lọc. Tính chọn lọc là khả năng của bảo vệ có thể phát hiện và loại trừ đúng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống điện. c) Tác động nhanh. Rơ le tác động càng nhanh càng tốt, càng hạn chế mức độ phá hoại các thiết bị, càng giảm được thời gian sụt áp ở các hộ dùng điện và càng có khả năng duy trì tính ổn định của sự làm việc của các mấy phát điện và toàn bộ hệ thống. d) Độ nhạy. Độ nhạy đặc trưng cho khả năng “cảm nhận” sự cố của rơ le hoặc hệ thống bảo vệ. Đối với bảo vệ chính thường yêu cầu phải có hệ số độ nhạy từ 1,5÷2 còn đối với bảo vệ dự phòng hệ số độ nhạy từ 1,2÷1,5. e) Tính kinh tế. Tùy thuộc vào thiết bị được bảo vệ và đặc tính bảo vệ mà ta cần phải cân nhắc tính kinh tế trong lựa chọn thiết bị bảo vệ sao cho có thể đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật mà chi phí thấp nhất.

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THÔNG SỐ CỦA BI CHO BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY 35KV 2.1 Vị trí đặt các BI trên L1, L2

2.2 Phương thức bảo vệ đường dây Chọn tỷ số biến dòng cho máy biến dòng 1BI, 2BI dung cho bảo vệ đường dây L1, L2. Dòng điện sơ cấp danh định của BI chọn theo dòng công suất phụ tải. Dòng thứ cấp lấy bằng 1A. Tỷ số biến của BI: nI =

Isdm ITdm

Trong đó: Isdm là dòng điện danh định bên phía sơ cấp, Is ≥ Ilxmax ITdm là dòng điện danh định phía thứ cấp (lấy IT = 1A) Dòng điện làm việc trên đường dây L2 đặt BI2 là: Dòng điện làm việc trên đường dây L1 đặt BI1 là:

More Documents from "THanh"

Culture Vocab.pdf
June 2020 51
Hocpha~1
June 2020 52
Quantribanhang
April 2020 51
June 2020 65
Din En 25 817.pdf
November 2019 26
June 2020 21