Dltc.docx

  • Uploaded by: Linh Linh
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Dltc.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 2,861
  • Pages: 10
Trịnh Thị Linh _ 17096841 Nhóm 5 Đề tài: Nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chuỗi hệ thống coffee takeaway ( cà phê mang đi) tại TPHCM. Câu 1: Miêu tả hành vi của khách hàng khi đến siêu thị (từ lúc bước vào đến lúc kết thúc việc mua sắm). Theo bạn những phương pháp thu thập nào thường được sử dụng? Quy trình 5 bước trong quyết định mua hàng của Phiilip Kotler: Theo ông tổ Marketing, nhà Marketer nổi tiếng Phillip Kotler, quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng thường sẽ trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu Nếu các bạn đã tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng trong marketing, chắc hẳn các bạn đều biết được rằng nhu cầu xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vì thế, trong đời sống hằng ngày, khi những vấn đề nảy sinh, người tiêu dùng tự nhận thức được nhu cầu mà mình và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó. VD: 1 bà nội trợ trong dịp tết phải chuẩn bị bánh kẹo,nen nảy sinh nhu cầu mua bánh kẹo. Giai đoạn 2: Tìm hiểu sản phẩm và những thông tin liên quan Khi người tiêu dùng có hứng thú với 1 sản phẩm nào đó, họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó thông qua bạn bè, người thân, Internet, báo chí, tư vấn viên... Giai đoạn 3: So sánh các sản phẩm thuộc các nhãn hiệu khác nhau Sau khi có được thông tin về sản phẩm cần mua, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những nhãn hiệu cung cấp sản phẩm đó. Tùy theo nhu cầu mong muốn sản phẩm sở những hữu đặc tính như thế nào mà mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó. VD: đối với mảng bánh kẹo, nếu khách hàng muốn mua loại kẹo ngon, bắt mắt cho ngày tết thì khách hang thường chọn các thương hiệu nước ngoài thay vì việt nam Giai đoạn 4: Mua sản phẩm

Khi đã quyết định nhãn hiệu sản phẩm cần mua, người tiêu dùng đi đến cửa hàng mua hàng. Tuy nhiên việc mua hàng vẫn chưa hoàn tất khi có 1 trong 2 nhân tố xảy: thái độ của người khác và những tình huống bất ngờ xảy đến. VD: bạn muốn mua sản phẩm này nhưng người thân bạn lai không thích khiến bạn không muốn mua nó nữa và chuyển sang mua sản phẩm khác, hay bạn bị móc túi trước khi đến cửa hàng… Giai đoạn 5: Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng Sau khi người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm, bản thân người tiêu dùng sẽ tự cảm nhận và đánh giá sản phẩm. Họ thường đánh giá sản phẩm qua nhiều khía cạnh như chất lượng & tính năng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên, các dịch vụ hậu mãi, bảo hành, giao hàng... Vì thê, sau khi bán được sản phẩm, các nhà làm Marketing cần phải xác nhận xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm của công ty hay không bởi vì nó ảnh hưởng đến ý định của ngời tiêu dùng về việc có nên mua sản phẩm của công ty hay không Những phương pháp thu thập thường được sử dụng: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn cá nhân, phương pháp phỏng vấn nhóm. Câu 2: Hoàn thành chương thu thập dữ liệu thứ cấp và trình bày cách thu thập dữ liệu sơ cấp. -Hoàn thành chương thu thập dữ liệu thứ cấp CHƯƠNG 2: 2.1. Cà phê mang đi là gi ? Coffee take-away hiểu đơn giản sẽ là loại hình café mang đi. Tức là khách hàng chỉ đến mua thức uống họ thích và có thể vừa đi vừa uống mà không cần ngồi tại quán. Ưu điểm của mô hình kinh doanh quán café take away là sự tiện lợi của khách hàng được đặt lên hàng đầu.Mô hình này có nguồn gốc từ Ý và rất nhanh phổ biến trên toàn thế giới. Mô hình này du nhập vào Việt Nam khoảng từ năm 2004 và phát triển nở rộ từ năm 2012 đến nay. Tại Việt Nam, café take away cũng có vài thay đổi nhỏ như bố trí không gian rộng, chỗ ngồi thoải mái để phục vụ khách đến ngồi tán gẫu, gặp gỡ bạn bè. Sự tiện lợi của café take away đặc biệt thích hợp với nhịp sống hiện đại, khi chúng ta ngày càng bận rộn, hối hả hơn với công việc và không có quá nhiều thời gian để chậm rãi nhâm nhi café. Đối tượng khách hàng chủ yếu của café take away là dân văn phòng và giới trẻ. ( Nguồn http://daotaophache.bravesites.com) 2.2.

Dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2. 3.419 người/km2. Đến năm

2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người.[7] Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.

Thành phố Hồ Chí Minh có dân số cao nhất nước với 8,64 triệu (80% ở thành thị, còn lại ở nông thôn) (nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%9 3_Ch%C3%AD_Minh) 2.3.

Cuộc chiến thị phần đồ uống

 Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.  Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.  Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới. Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối (Relative market share)  Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp / Phần doanh số của đối thủ cạnh tranhhay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.  Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp  Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ  Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.  Thị phần là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác. Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô số lợi ích.( Nguồn: Wikipedia)

 Một trong những xu thế tiêu dùng đồ uống trong tương lai đó là thành phần tự nhiên ngày càng được coi trọng. Khác với thời “có gì uống nấy”, bây giờ người tiêu dùng Việt rõ ràng đã có thể “kén cá chọn canh” . Tư duy mua sắm của họ cũng đã khác. Ngoài vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn luôn được người tiêu dùng hiện đại đề cao thì những sản phẩm sản xuất theo công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, thêm vào đó nguồn nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe là ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng. (Nguồn:www.vba.com.vn)

( Nguồn : cafef.vn) “Đi cà phê” là một hoạt động vô cùng phổ biến tại Việt Nam, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như hẹn hò, gặp gỡ bạn bè, làm việc hay đơn giản là muốn tìm một không gian để thư giãn và thưởng thức đồ uống yêu thích. Nắm được tiềm năng to lớn của thị trường dịch vụ kinh doanh cửa tiệm cà phê, ngày càng có nhiều thương hiệu trong và

ngoài nước xuất hiện tại nước ta, khiến thị trường này đang là một trong những ngành hàng dịch vụ có tình hình cạnh tranh khốc liệt nhất. Xét trên phương diện social media, các thương hiệu chuỗi cà phê cao cấp và giá trung bình nổi bật nhất hiện nay không ngừng hoạt động và tổ chức các chương trình hấp dẫn để tăng độ tương tác với khách hàng. So sánh lượng thảo luận tạo ra trên Social media của các thương hiêu chuỗi cà phê cao cấp và giá trung bình trong 3 tháng của quý IV/2015 có thể thấy rất rõ các thương hiệu cao cấp đang có lượng thảo luận cao hơn rất nhiều. Để hiểu tại sao có sự chênh lệch này, bài viết sẽ tập trung vào phân tích các hoạt động của thương hiệu trên social và phản hồi của người tiêu dùng về thương hiệu, tập trung vào Top 3 thương hiệu chuỗi cà phê cao cấp (với mức giá trung bình từ 40.000 đồng trở lên) tạo nhiều thảo luận nhất: Highlands Coffee, Starbucks, Trung Nguyên và Top 3 thương hiệu chuỗi cà phê giá trung bình (với mức giá trung bình từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng): Passio, Urban Station, Effoc, 2.4.

Xu hướng thị trường cà phê

 Xu hướng thị trường (thuật ngữ tiếng Anh: Market trend) là xu thế của một thị trường tài chính di chuyển theo một hướng cụ thể qua thời gian. Các xu hướng này được phân loại thành trường kỳ cho các khung thời gian dài hạn, chính cho các khung thời gian trung hạn, và phụ cho các khung thời gian ngắn hạn. Các thương nhân xác định các xu hướng thị trường bằng cách phân tích kỹ thuật, một khung thời gian đặc trưng các xu hướng thị trường như các xu thế giá cả có thể dự đoán được trong thị trường khi giá cả đạt tới các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thay đổi theo thời gian. Các thuật ngữ thị trường Bò và thị trường Gấu mô tả các xu hướng thị trường đi lên và đi xuống, một cách tương ứng, và có thể được sử dụng để mô tả toàn bộ thị trường hay các lĩnh vực chứng khoán riêng biệt. ( Nguồn Wikipedia)

2.5.

Giá cà phê

 Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị giá trị sử dụng của hàng hóa và dịch vụ đồng thời cũng biểu thị 1 cách tổng hợp các mối quan hệ trong nền kinh tế quốc dân.  Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả: giá thị trường, giá tiền tệ, cung cầu và hàng hóa, cạnh tranh

(Nguồn: boccommunityblog.wordpress.com) Điều đầu tiên phải nói đến là sự chênh lệch giữa cà phê truyền thống và cà phê pha máy espresso, theo đó sự thua thiệt luôn là ly cà phê đá của chúng ta. Một số thương hiệu lớn của Việt Nam (hay 1 phần của Việt Nam) như Highlands hay Trung Nguyên, sử dụng nguyên liệu khác nhau để pha cà phê đá và espresso (Nhiều Robusta cho cà phê đá và nhiều arabica cho cà phê pha máy) nhưng với lượng cà phê sử dụng cho pha máy luôn ít hơn (chỉ bằng 30% đến 50% so với pha phin); nên nếu chỉ xét ở góc độ chi phí nguyên liệu thì chúng ta không tìm ra lời giải thích cho sự chênh lệch khá lớn này. Một số nơi khác như Phúc Long, Thức Coffee hay Passio, họ sử dụng cách pha máy cho cả cà phê đá “truyền thống” và espresso. Nghĩa là pha bằng máy và bỏ vào ly đá cho bạn rồi bán với giá thấp hơn 10 ngàn ???!!! Nói cách khác, nếu gọi 1 ly espresso 2 shots (doppio espresso) thì có nguy cơ là bạn phải trả giá đắt hơn so với việc gọi cà phê truyền thống và… xin thêm đá. Chỉ khác nhau ở tên gọi trong khi tỷ lệ nguyên liệu là hoàn toàn giống nhau. Một điều thú vị nữa là việc định giá solo espresso (espresso 1 shot) và doppio espresso (2 shots) tại các quán. Trong khi Starbucks và đa số các quán khác lấy từ 10 đến 15 ngàn cho mỗi shot xin thêm thì riêng Thức coffee tính đúng bằng giá một ly espresso. Tức là nếu gọi espresso triple (3 shots) ở Thức, thì bạn phải trả giá mắc hơn cả Starbucks, cũng với ly cà phê đó. Hãy xem cách tính dưới đây:

– Thức coffee: Espresso triple = 25 + 25 + 25 = 75k – Starbucks:

Espresso triple = 35 + (15 x 2) = 65k

Hi vọng Thức coffee sẽ thay đổi phương thức tính giá này trong thời gian tới! Ở góc độ khác, ta có thể thấy Starbucks không phải là nơi bán cà phê mắc nhất, thậm chí giá 1 ly espresso doppio ở đây còn thấp hơn so với Highlands (59 ngàn), The Coffee Bean (60 ngàn) và cả Trung Nguyên (83 ngàn). Trung Nguyên đang định giá bán cà phê pha máy của mình cao hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi chưa tìm hiểu nguồn nguyên liệu espresso của hãng nhưng cà phê đá truyền thống ở đây có chung số phận với các nơi khác khi nó được định giá chỉ bằng 60% so với espresso 2 shots. Nói cách khác, “ly nước có mùi cà phê” ở Trung Nguyên mắc hơn cả “ly cà phê nguyên chất”. 2.6.

Hệ thống người tiêu dùng

Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.

( Nguồn : qandme.net) Trình bày cách thu thập dữ liệu sơ cấp -

Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

-

Thiết lập kế hoạch nghiên cứu.

-

Tiến hành thu thập dữ liệu.

-

Phân tích dữ liệu thu thập được.

-

Phân bổ các kết quả phân tích.

Câu 3: Cho biết phương pháp chọn mẫu nào tối ưu cho đề tài của mình? Tại sao? Phương pháp chọn mẫu theo cụm Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng cụm(như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số cụm và

điều tra tất cả các đơn vị trong cụm đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. - Các bước: + Xác định cụm/chùm (theo địa lý hoặc tổ chức) + Lập danh sách chùm/cụm + Chọn chùm theo pp ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thống. + Chọn các cá thể ở mỗi chùm/cụm bằng cách: lựa chọn tất cả cá đơn vị mẫu trong chùm/cụm (chùm bậc 1); lập DS tại mỗi chùm/cụm, chọn cá thể bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thồng (chùm bậc 2) =>Có thể áp dụng trong điều tra phạm vi rộng, phân tán, không có được danh sách các đơn vị nghiên cứu; Khung mẫu đơn giản, dễ lập; Điều tra dễ, nhanh vì đối tượng nghiên cứu được nhóm lại; Nâng cao chất lượng giám sát và đảm bảo chất lượng số liệu; Tiết kiệm kinh phí, thời gian

More Documents from "Linh Linh"

Dltc.docx
November 2019 48
Tccs Cashew Nut.xlsx
November 2019 40
November 2019 21
Ke Toan Gia Tha.doc
November 2019 30
May 2020 14