Bt-lớn-sở-giao-dịch-chứng-khoán-hà-nội-1.docx

  • Uploaded by: Mai Linh
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bt-lớn-sở-giao-dịch-chứng-khoán-hà-nội-1.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 4,675
  • Pages: 15
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX) Phần I: Cơ sở pháp lý hình thành và phát triển 1. Cơ sở pháp lý - Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hà Nội được thành lập ngày 2/1/2009 theo quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội – HASTC (được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998) . - Ngày 24/6/2009 Sở GDCK Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. 2. Sự phát triển và một số cột mốc tiêu biểu của SGDCK Hà Nội * Năm 2009: - 2/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. - 24/06/2009: Ra mắt và khai trương vận hành thị trường UPCoM - thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết. - 24/09/2009: Khai trương Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt. Đây là cơ sở phát triển thị trường giao dịch TPCP thứ cấp theo cuẩn quốc tế * Năm 2010: - 15/04/2010: Chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các Sở GDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF). -19/07/2010: Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM (bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận) * Năm 2012: - 09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX30 - chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết. - 24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn Trái

* Năm 2013: - 29/07/2013: + Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch + Bổ sung các loại lệnh mới (ATC - lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết. - 2/12/2013: Vận hành hệ thống chỉ số bao gồm: + Chỉ số tổng hợp - HNX Index, + Bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index) + Bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính). * Năm 2015: - 26/6/2015: Vận hành hệ thống giao dịch TPCP trực tuyến trên nền Internet - 21/7/2015: Bộ Tài chính đã ra thông báo số 448/TB-BTC giao Sở GDCK Hà Nội và VSD tổ chức hoạt động giao dịch và thanh toán của TTCK phái sinh * Năm 2016: - 30/9/2016: Sở GDCK Hà Nội cùng Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm LKCK Việt Nam ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thị trường chuẩn bị chào đón chỉ số VNX Allshare * Năm 2017: - 10/08/2017: Khai trương TTCK phái sinh -> tác động tích cực đến TTCK cơ sở, làm tăng tính thanh khoản, quy mô thị trường, hỗ trợ thị trường phát triển ổn định, bền vững và là kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. * Năm 2018: - 30/082018: Chạm mốc 1.000 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu

Phần 2: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chính và chức năng của SGDCK Hà Nội I. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HNX

HĐQT

Ban Kiểm Soát

VP HĐQT

Tổng Giám Đốc Phó TGĐ

Phó TGĐ

Phòng CNTT

Phó giám sát GD

P. quản lí TV

P. Quản lí N.yết

P. tài chính KT

P. thông tin TT

P Hành chính QT

P. kiểm soát tuân thủ và rủi ro

Phó TGĐ

Phó TGĐ

P. Tổng hợp PC

P.Thẩm định NY

P. Thị trường TP

P. Nghiên cứu PT

P. TTCK P.sinh

P. Hệ thống GD

P. Nhân sự ĐT

II. Các nhiệm vụ chính của HNX - Đảm bảo tiến hành công khai, minh bạch, có hiệu quả các hoạt động giao dịch trên thị trường - Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thống kê, kế tóan, kiểm toán theo quy định của Pháp luật và Bộ Tài Chính - Thực hiện bổ sung thông tin theo quy định Pháp Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. - Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi về vi phạm pháp luật về chứng khoán. - Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền,phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư. - Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Sở giao dịch. - Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở Giao dịch gây thiệt hại cho thành viên . - Trả lời và xử lý những thắc mắc, khiều nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết. - Chịu trách nhiệm kế thừa và nghĩa vụ pháp lý của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theoquy định của pháp luật. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật III. Chức năng SGD Chứng khoán Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán, cụ thể: - Tổ chức các hoạt động niêm yết, đăng ký giao dịch, giao dịch và đấu giá chứng khoán, đấu thầu trái phiếu theo quy định của pháp luật - Giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về chứng khoán của các thành viên giao dịch - Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch. - Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán.

Phần 3: Điều kiện niêm yết, thời gian giao dịch, phương thức giao dịch, đơn vị yết giá, các loại hàng hóa của SGDCK Hà Nội. I. Điều kiện để doanh nghiệp niêm yết chứng khoán tại SGDCK Hà Nội Được quy định tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, cụ thể: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. - Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính. - Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định. ( Trích tại tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012)

II. Thời gian giao dịch Phiên giao dịch

Giờ giao dịch

Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

9h00’ đến 11h30’

Nghỉ giữa phiên

11h30’ đến 13h00’

Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

13h00’ đến 14h30’

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận

14h30’ đến 14h45’

Sau giờ

14h45’ đến 15h00’

Khớp lệnh thỏa thuận

14h45’ đến 15h00’

Giao dịch chứng khoán vào tất cả các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định tại Bộ Luật Lao động) III. Phương thức giao dịch - Phương thức khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. - Phương thức khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. - Phương thức thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các bên tham gia thoả thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch. IV. Đơn vị yết giá giao dịch - Giao dịch khớp lệnh cổ phiếu: 100 đồng - Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu: 1 đồng - Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF: 1 đồng - Đối với giao dịch thỏa thuận và giao dịch trái phiếu: không quy định V. Các loại hàng hóa giao dịch - TPCP có kỳ hạn danh nghĩa trên một (01) năm do KBNN phát hành - Tín phiếu Kho bạc do KBNN phát hành có kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá 52 tuần - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh - Trái phiếu Chính quyền địa phương.

Phần 4: Thành viên HNX I. Điều kiện trở thành thành viên Để trở thành Thành viên giao dịch thị trường niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Quy chế thành viên giao dịch thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 309/QĐ-SGDHN ngày 27/5/2015, cụ thể: 1. Được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN) cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán; 2. Được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp thuận là Thành viên lưu ký; 3. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động giao dịch bao gồm:  Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu và kết nối giao dịch với hệ thống giao dịch của SGDCKHN;  Có phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch và thanh toán đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của SGDCKHN;  Có hệ thống dự phòng trường hợp xảy ra sự cố máy chủ, đường truyền, điện lưới, v.v;  Có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch của SGDCKHN phục vụ nhà đầu tư tại mỗi địa điểm đăng ký kết nối giao dịch với SGDCKHN;  Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bố thông tin giao dịch chứng khoán và thông tin công bố của công ty chứng khoán; 4. Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán; có cán bộ công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu quy định. 5. Lãnh đạo công nghệ thông tin phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên với ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin; 6. Có ít nhất 02 cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên, trong đó ít nhất 01 cán bộ có chứng chỉ chuyên môn về hệ thống mạng, bảo mật, phần mềm. 7. Đăng kí sử dụng Hệ thống quản lý thông tin công ty của SGDCKHN. 8. Trường hợp là công ty chứng khoán đã từng là Thành viên của SGDCKHN, chỉ được đăng ký lại thành viên: 9. Sau 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách Thành viên tự nguyện. 10.Sau năm 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách Thành viên bắt buộc. 11. Các điều kiện khác do SGDCK HN quy định.

II. Sự phát triển của các thành viên qua thời gian - 11/7/2015 chỉ với 6 công ty niêm yết ban đầu, tính đến 30/9/2017, tổng số CTCK thành viên của HNX đã lên đến con số 74. - Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 của 74 công ty này đạt 8.529 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.898 tỷ đồng, tăng 141% so với 6 tháng đầu năm 2016. Trong đó, 56/74 CTCK (76% CTCK) có kết quả kinh doanh có lãi, với tổng giá trị lãi là 2.969 tỷ đồng; 18/74 CTCK (24% CTCK) có kết quả kinh doanh lỗ, với tổng giá trị lỗ là -71 tỷ đồng. - 29/10/2018: Số lượng CTCK thành viên của HNX hiện là 72 công ty. Báo cáo tổng kết hoạt động công tác thành viên năm 2017- 2018 của Sở GDCK cho thấy TTCK Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và thanh khoản thị trường. Sự tăng trưởng của thị trường đã tác động tích cực đối với tình hình hoạt động, kinh doanh của các CTCK thành viên trong 6 tháng đầu năm 2018. Ươc tính tổng doanh thu của các CTCT tăng xấp xỉ 51%, lợi nhuận sau thuế tăng 31% so với cùng kỳ năm 2017, nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động môi giới và tự doanh. Một số công ty chứng khoán thành viên tiến bộ nhất về tăng trưởng môi giới trên HNX năm 2018:

STT

Tên công ty chứng khoán

Tên viết tắt

1

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam

VietinBankSc

2

CTCP Chứng khoán VNDIRECT

VNDIRECT

3

TCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPBS

Phần 5: Quy mô giao dịch và sự phát triển nghiệp vụ của SGDCK Hà Nội qua thời gian Quy mô của thị trường và nghiệp vụ của SGD CK Hà Nội được đánh giá phát triển mạnh và có những bước tiến vượt bậc qua các năm. A. Thị trường cổ phiếu niêm yết HNX

Biểu đồ GTGD bình quân phiên của cổ phiếu niêm yết HNX từ 2009 - 2017 Báo cáo mới nhất của HNX cho thấy, bắt đầu từ 257 doanh nghiệp năm 2009, tính đến ngày 31/12/2017, HNX đã có 384 doanh nghiệp niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết đạt 118.250 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường đạt 222.894 tỷ đồng. Tính bình quân tháng, tỷ lệ quay vòng chứng khoán theo khối lượng trên thị trường này (turnover ratio) đạt mức 0,122, điều này có nghĩa là trong một tháng, có tới 12,2% khối lượng cổ phiếu niêm yết có giao dịch. Quy mô giao dịch cổ phiếu niêm yết của HNX tăng nhanh chóng: + Tổng khối lượng 13,911 tỷ cổ phiếu được giao dịch, + Giá trị đạt 161.054 tỷ đồng, + Khối lượng giao dịch trung bình đạt 55,6 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 20,25% so với năm 2016) + Giá trị giao dịch đạt 644,2 tỷ đồng/phiên (tăng 24,72% so với năm 2016). Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch ngày một nhiều với tổng khối lượng 691,83 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, đạt 13.163 tỷ đồng (tăng 6,2% khối lượng và tăng 25,2% giá trị giao dịch); trong đó, mua vào là 401,5 triệu cổ phiếu, bán ra 409,3 triệu cổ phiếu.

Trong 13 năm qua, HNX đã tổ chức hơn 400 phiên đấu giá với giá trị cổ phần bán được hơn 54,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn so với giá khởi điểm gần 17,5 nghìn tỷ đồng. B. Thị trường UPCoM

Số DN giao dịch Upcom 600 500 400 300

Số DN giao dịch Upcom

200 100 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Biểu đồ số DN đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM từ năm 2009- 2017 - Theo thống kê năm 2017, thị trường cổ phiếu chưa niêm yết này đã đạt: + 568 công ty thành viên + Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường : đạt 3,1 tỷ cổ phiếu  Bình quân: 12,5 triệu cổ phiếu/phiên (tăng 50,86%) + Tổng số doanh nghiệp giao dịch là 690 + Tổng giá trị đăng ký giao dịch đạt 241.580 tỷ đồng + Tổng giá trị vốn hóa đạt 677.705 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với 2016 và cao hơn 3 lần giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết). - Tính đến tháng 5/2018: + UPCoM có đến 738 DN đăng ký giao dịch (khởi điểm năm 2009 chỉ với 10 DN lên sàn) + Vốn hóa thị trường đạt 656.436 tỷ đồng, gấp 3 lần GTVH TT cổ phiếu niêm yết HNX cùng thời điểm. => Thanh khoản thị trường cũng phát triển lên, bình quân 7 tháng đầu năm 2018 khối lượng giao dịch đạt hơn 58 triệu cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch đạt 914 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 201 lần về khối lượng giao dịch và 245 lần về giá trị giao dịch so với thời kỳ mới khai trương thị trường.

C. Thị trường trái phiếu chính phủ (TT TPCP)

Biểu đồ giá trị giao dịch trên TT TPCP của HNX từ năm 2009- 2017 Sau 9 năm hoạt động, TTTPCP đã phát triển mạnh về tầm vóc và thể hiện vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước, tạo thêm nhiều hàng hóa cho thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu . Trên thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp, từ năm 2009 đến tháng 7/2018: + Tổng KL vốn huy động qua kênh đấu thầu đạt 1,56 triệu tỷ đồng với lãi suất huy động thấp hơn từ 0,8 - 1,5%/năm so với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng thương mại, điều này làm giảm chi phí vay cho ngân sách nhà nước. + Kỳ hạn phát hành bình quân của trái phiếu Kho bạc Nhà nước đã được kéo dài lên 12,86 năm. + Giá trị giao dịch 7 tháng đầu năm 2018 bình quân đạt gần 10.099 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 27,6 lần so với năm 2009. D. Thị trường chứng khoán phái sinh (TT CKPS) TT CKPS tăng trưởng tốt và ổn định. Hoạt động giao dịch tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ tiêu, khối lượng giao dịch của tháng sau tăng cao hơn so với tháng trước. TTCKPS đã trở thành một kênh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động. Từ đầu năm đến hết tháng 7/2018, tổng KLGD đạt hơn 8,3 triệu hợp đồng, trong đó KLGD của 7 tháng đầu năm 2018 gấp 7,5 lần KLGD của năm 2017. Tổng khối lượng mở (OI) cũng duy trì theo các tháng. Tại thời điểm cuối tháng 7, khối lượng mở đạt 16.858 hợp đồng, gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2017. TTCKPS liên tục đạt kỷ lục mới, với mức giao dịch lên tới 164.872 hợp đồng vào ngày 6/7/2018. KLGD bình quân phiên tăng mạnh, năm 2018, đạt 58.613 hợp đồng/ngày, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2017.

Phần 6: Những bất cập của SGDCK Hà Nội và giải pháp I. Những bất cập hiện nay của HNX 1. Thông tin còn khá chậm trễ Thị trường HNX công bố thông tin không kịp thời : chia cổ tức, quyền biểu quyết…thông qua trung tâm lưu ký. Tuy nhiên, việc xử lý thông tin còn hạn chế bởi các thủ tục hành chính. Thông tin chưa nhanh là do số lượng người xử lý còn hạn chế cả về kĩ năng lẫn số lượng. bên cạnh đó, sự kết hợp thong tin giữa trung tâm và các doanh nghiệp. 2. Hệ thống công nghệ thống tin gặp nhiều vấn đề: Trong quá trình phát triển, SGD CK Hà Nội gặp khá nhiều khó khan khi thực hiện vai trò phát triển thị trường tài chính ở việt nam. Đó là sự phát triển nhanh chóng của các công ty niêm yết và khối lượng giao dịch ngày càng phức tạp.Từ đó tạo cơ sở cho một số hoạt động giao dịch giả diễn ra, hệ thống an ninh dễ gặp nguy hiểm 3. Vốn đầu tư của HNX được đánh giá là khá “nhỏ giọt” và chưa có một cấu trúc tổng thể. 4. Hàng hóa chứng khoán chưa thực sự phong phú. Các hàng hóa trên SGD CK Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư khác nhau của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn thiếu nguồn nhân lực có năng lực tốt về nghiệp vụ chứng khoán để xây dựng cho Sở Giao dịch ngày một đi tăng lên. II. Một số giải pháp cải thiện và phát triển hoạt động của sở giao dịch. - Hoàn thành quá trình công bố thông tin: + Đối với các cơ quan quản lý: công bố thông tin và công khai toàn bộ quy trình. + Đối với các công ty niêm yết: phải đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư.

+ Phải áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến để vận chuyển công văn, không thủ công như cũ. + Phải bảo mật được các nội dung và quy định, lưu chuyển công văn giấy tờ giữa các phòng ban trung tâm và công ty. + Đưa ra các chế tài xử phạt trong những trường hợp đưa thong tin sai hoặc muộn. + Công nghệ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh về ưu thế công nghệ , đảm bảo thị trường bình đẳng và công bằng. - Đa dạng hóa phong phú các loại hàng hóa chứng khoán để đáp ứng các nhu cầu trên thị trường. - Đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế và thương mại… - Nghiên cứu và hình thành thị trường giao dịch tương lai ho các công cụ phái sinh khác nhau. - Nâng cao trình độ nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, hiểu các luật lệ mua bán , chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, quản trị, phân tích đầu tư… - Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước. Hy vọng với những giải pháp khắc phục trên sẽ là những nhân tố tích cực góp phần giúp cho HNX thu hút tốt hơn dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường, góp phần nhanh chóng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lớn mạnh hơn trong những thời gian tới.

Phần 7: So sánh giữa SGDCK Hà Nội (HNX) và SGDCK Hồ Chí Minh (HOSE) HOSE Điều kiện + CTCP có vốn góp điều lệ > niêm yết 120 tỷ đồng + ít nhất 2 năm liền kề có lãi và không nợ quá hạn trên một năm, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết. Đơn vị & Khối lượng gd Biên độ dao động Gía tham chiếu

+ Lô chẵn: 10CP

HNX CTCP có vốn góp điều lệ > 30 tỷ đồng + chỉ yêu cầu công ty có mã chứng khoán niêm yết, không nợ quá hạn một năm nhưng ( không yêu cầu phải có ít nhất 2 năm có lãi như HoSE) + Lô chẵn: 100 CP Lô lẻ: 99 Cp

+ KL: >= 20.000 ± 7%

+ KL: >= 5.000 ±10%

Mức giá đóng cửa của CP/CCQ trong ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Là bình quân gia quyền của các giá giao dịch của ngày có giao dịch gần nhất

~ 90,5 tỷ USD

~ 7 tỷ USD

Quy mô vốn hóa  Mỗi sàn giao dịch chứng khoán có một số quy định, lợi thế riêng dành cho những đối tượng nhất định. Vì vậy, không thể nói sàn nào tốt hơn sàn nào.. Trên thực tế HNX vẫn có nhiều Blue-chip không thua kém gì sàn HOSE.Trong số 25 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường (hơn 5.000 tỷ đồng), có các doanh nghiệp lớn ở sàn HNX như: 1.Ngân hàng cổ phần Thương mại ACB, 2.KBC (Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc), 3.VCG (Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex), 4.PVX (Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam)

Tuy với quan niệm HNX chỉ là sàn “loại hai”, nhưng các nhà đầu ở HNX lại có lý do riêng:  Biên độ giao dịch 10% (so với 7% của sàn HOSE) được nhà đầu tư ưa thích: 3 phiên tăng trần của sàn HNX = 4 phiên tăng trần của sàn HOSE.  Nếu đầu tư đúng, nhà đầu tư có thể kiếm tiền nhanh hơn, nhiều hơn chơi trên sàn HOSE.  Giao dịch thỏa thuận : sàn HNX thoải mái hơn so với sàn HOSE (Nhà đầu tư có thể thỏa thuận KL tối thiểu 5.000 CP bất cứ lúc nào trong thời gian giao dịch, thay vì giao dịch thỏa thuận với khối lượng bắt buộc 20.000 CP như ở sàn HOSE)  Tính “họ hàng” cũng là một đặc điểm ưa thích của nhà đầu tư trên sàn HNX: 1 công ty mẹ sẽ niêm yết cho nhiều công ty con vì vậy các mã này sẽ cùng tăng và cùng giảm đồng thời.  Các nhà đầu tư lỡ không mua được mã này, họ vẫn có thể kiếm “bà con họ hàng” của nó để mua. Ví dụ điển hình như: - Tổng công ty Sông Đà đã cho niêm yết khoảng 25 công ty con với mã (Sxx) như S12, S55..., SD2, SD3..., SDA, SDH. - Vinaconex cũng đã có hơn 10 công ty trên sàn HNX với mã chứng khoán VC1, VC2....  Nhìn vào kết quả giao dịch của “nhạc trưởng” VCG, nhà đầu tư có thể đầu tư vào các mã khác trong dòng tộc.

More Documents from "Mai Linh"

Reading Unit3.docx
November 2019 5
July 2020 6
November 2019 21
November 2019 14