Moi Truong

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Moi Truong as PDF for free.

More details

  • Words: 8,632
  • Pages: 13
Phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi trường Du lịch biển có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam và ngày càng phát triển với tư cách là một trong những ngành kinh tế biển chủ yếu. Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch biển hiện dang đứng trước nhiều vấn đề về môi trường như sự suy giảm các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm nước biển... Tuy nhiên, đứng từ góc độ của mình, du lịch biển cũng đã có những tác động đáng kể đến môi trường biển do thải lượng từ hoạt động du lịch ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các trọng điểm du lịch. Những vấn đề này đã và đang ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam. Đứng trước thực trạng trên, một số giải pháp cơ bản đã được đề xuất nhằm góp phần đảm bảo phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam từ góc độ môi trường. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỀN VỮNG TỪ GÓC ĐỘ MÔI TRƯỜNG Một số vấn đề cơ bản đặt ra cho phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam từ góc độ môi trường bao gồm: -Sự xuống cấp về chất lượng môi trường: Môi trường ven biển và vùng nước ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có hoạt động công nghiệp, cảng biển, phát triển đô thị tập trung; các vùng cửa sông - nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng lưu theo các dòng sông đổ ra biển... là những nguồn gây ô nhiễm, làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển du lịch biển bền vững. Kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch vùng ven biển cho thấy: + Ở nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lực (Quảng Ninh), cảng Thuận An (Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, dọc tuyến hàng hải Hải Phòng - Đà Nẵng... chỉ số nhiễm đo trong nước đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), trong một số trường hợp lên tới 0,2 mg/1ít - 0,3mg/1ít. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng các bãi tắm, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển Việt Nam. + Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: hàm lượng đồng (Cu) ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam Triệu và quanh bán đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0,080 – 0,086 mg/1ít; ở khu vực Huế, Đà Nẵng ở trong khoảng 0,076 - 0,081 mg/1ít, vượt quá giới hạn cho phép là 0,02 mg/1ít. + Hàm lượng các vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác than... đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng... ở Hạ Long, dưới tác động của hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều nơi đã vượt quá xa chỉ tiêu cho phép về nồng độ bụi. Những khu vực gần các mỏ khai thác than từ Hòn Gai đến Cửa Ông nồng độ đạt 3.000 - 6.000 hạt/cm3, vượt quá giới hạn cho phép từ 30 – 500 lần.

- Tình trạng xói lở bờ biển: ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của các khu du lich ven biển. Nhiều khu du lịch ở miền Trung, điền hình là khu du lịch Thuận An (Thừa Thiên – Huế) khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận)... và trên một số đảo ven bờ như Phú Quốc... đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt như khu du lịch Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động tắm biển và xây dựng các công trình du lịch. - Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: Trong tình trạng chung về suy giảm rừng ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng kể kéo theo sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do đời sống của người dân vùng ven biển còn thấp, vì vậy dẫn đến việc khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Trong xu thế đó, nhiều hệ sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đầm phá; hệ sinh thái biển đảo... bị ảnh hưởng và suy giảm. Tóm lại, môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm du lịch như Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, Huế Đà Nẵng, Vũng Tàu... ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam. Bên cạnh những ảnh hưởng của tình trạng xuống cấp về môi trường do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra, bản thân sự phát triển các hoạt động du lịch ở vùng ven biển cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên ở vùng ven biển. Những ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động du lịch đến môi trường bao gồm: - Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ ngày. Đây được xem là nguồn gây ô nhiễm quan trọng từ hoạt động du lịch đến môi trường. Áp lực này càng lớn đối với những khu vực, nơi năng lực xử lý chất thải còn hạn chế. Như vậy, cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, và thực sự trở thành vấn đề môi trường đáng được quan tâm. Đối với một số đô thị du lịch ven biển như Hạ Long, Huế, Đà Nẫng, Hội An, Nha Trang, Vũng Tàu... áp lực này càng lớn, đặc biệt vào mùa du lịch, hoặc thời điểm tổ chức lễ hội, hay các sự kiện chính trị kinh tế - văn hóa - xã hội. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là ngay tại các trọng điểm phát triển du lịch, các chất thải sinh hoạt nói chung, chất thải từ hoạt động du lịch nói riêng phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, không triệt để, vì vậy ảnh hởng rất lớn đến cảnh quan, môi trờng tự nhiên, chất lượng các nguồn nước, nước biển ven bờ.

- Tăng mức dộ suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển. Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển do phải tăng công suet khai thác để đáp ứng nhu cầu khách du lịch (trung bình tối thiểu khoảng 100-150 lít/ngày đối với khách du lịch nội địa, 200- 2501ít/ngày đối với khách quốc tế so với 801ít/ngày đối với nhu cầu sinh hoạt người dân). Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt vào mùa du lịch ở các trọng điểm phát triển du lịch. Tuy nhiên nước phục vụ nhu cầu du lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, nơi có tới trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc. Vì vậy trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mô nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biền do khả năng xâm nhập mặn cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. - Tăng lượng khí thải, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các đô thị du lịch. Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du lịch, thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng ozon của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường khí. Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm đô thị du lịch đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng đáng kể lượng khí thải C02 vào môi trường khí. Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện động cơ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễm dầu nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu... cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt TCCP là 0,03mg/1. Mặc dù hiện nay, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động vận tải biển, khai thác vận chuyển dầu. - Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điều này có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khu Hùng Thắng, đảo Tuần Châu (Hạ Long)... - Đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu >vật của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống (di trú, kiếm ăn, mùa giao phối sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc

gia cũng bị tác động do lượng khách tập trung đông. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG - Chưa có cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong ngành du lịch, vì vậy công tác quản lý khai thác và bảo tồn tài nguyên, môi trường du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng gặp nhiều khó khăn, mới chỉ thực hiện ở mức độ nghiên cứu, đề xuất giải pháp chung. - Chưa có được nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về môi trường du lịch biển Việt Nam làm căn cứ đề ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo môi trường cho phát triển bền vững du lịch biển. - Chưa xây dựng và ban hành chính thức Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho hoạt động du lịch, mặc dù trong năm 1999 Viện NCPT Du lịch đã phối hợp với Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ Quốc gia soạn thảo sách "Hướng dẫn ĐTM cho dự án phát triển du lịch" - Chưa có hệ thống kiểm soát quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch vì vậy thiếu các hoạt động tích cực nhằm hạn chế sự suy thoái tài nguyên và môi trường du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng. - Quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường đặc biệt giữa ngành du lịch với Bộ Tài nguyên và Môi trường còn thiếu chặt chẽ vì vậy ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường biển cho hoạt động phát triển du lịch ở khu vực này. - Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp với quá trình suy thoái môi trường chung, môi trường biển nói riêng, đặc biệt ở các vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội và các khu vực trọng điểm phát triển du lịch ở vùng ven biển, hải đảo. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG - Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách + Chính sách ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần tuý cho hoạt động bảo vệ môi trường của du lịch biển hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường biển. + Chính sách ưu tiên đối với các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi, cự thể nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường biển, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội ở vùng ven biển và hải đảo. + Chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dựng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch biển bền vững. Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các công nghệ

ít tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tăng cường tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đặc biệt trên các đảo. + Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái biển. Điều này đã được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam - Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường + Tích cực triển khai "Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch" do Bộ Tài nguyên và Môi trường + Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển du lịch biển, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển du lịch với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường. - Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường + Tăng cường hoạt động tổ chức "Tuần lễ du lịch xanh" tại nhiều trung tâm du lịch, khu du lịch trọng điểm ven biển trong cả nước như đã thực hiện tại Cửa Lò (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa), Huế (Thừa Thiên – Huế) + Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp du lịch ở vùng ven biển trên phạm vi cả nước như đã được thực hiện tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Đà Nẵng và Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) - Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ + Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi trường trong khuôn khổ "Nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường" với sự hỗ trợ về kinh phí hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Khuyến khích và ưu tiên hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp đồng bộ thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam. Thế nào là sự phát triển bền vững? Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

đã đề ra 9 nguyên tắc: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân. Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.

Du lịch sinh thái: Hướng đến sự bền vững Cập nhật ngày: 04/11/2008 Nguồn:Thien nhien Net

Xu hướng du lịch sinh thái - một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống bản địa - đang tăng mạnh. Khách du lịch và cả các cư dân địa phương đều thu được lợi ích khi tham gia du lịch sinh thái. Ngày càng có nhiều người tìm đến với loại hình du lịch này, song đôi lúc chính họ không thể phân biệt được giữa du lịch thông thường và du lịch sinh thái. Việc định nghĩa “Du lịch sinh thái” đã trở thành một yêu cầu khó khăn đối với tất cả những người cố gắng làm điều này. Con người thường có xu hướng định nghĩa sự vật theo chiều hướng mang lại lợi ích cho mình, do đó nảy sinh rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có một vài định nghĩa khả thi được sử dụng rộng rãi hiện nay. Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là chuyến du hành có trách nhiệm, đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương”. Còn Ủy ban chiến lược du lịch sinh thái quốc gia Australia cho rằng: “Du lịch sinh thái là chuyến du lịch tự nhiên bao gồm việc giáo dục, giải thích về môi trường tự nhiên và quản lý bền vững về phương diện sinh thái”. Sau khi xuất bản thành công cuốn sách “Du lịch sinh thái và phát triển bền vững”, định nghĩa của nhà nghiên cứu Martha Honey đã trở thành tiêu chuẩn và được sử dụng rộng rãi cho nhiều tài liệu giới thiệu hay nghiên cứu về du lịch sinh thái. Martha Honey đề cập đến 7 điểm sau: 1. Những địa điểm du lịch tự nhiên: Những địa điểm du lịch sinh thái thường là vùng sâu vùng xa, có thể là hoặc không phải là nơi định cư của một cộng đồng nào đó, và thuộc một khu vực tự nhiên được bảo vệ ở cấp quốc tế, quốc gia, cộng đồng hay do một cá nhân đứng ra. 2. Hạn chế những tác động: Du lịch thông thường dễ gây ra những tác động tiêu cực. Du lịch sinh thái cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực gây ra từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như khách sạn, đường đi và các công trình khác bằng việc tái sản xuất những chất liệu dồi dào có sẵn trong tự nhiên, những nguồn năng lượng và tài nguyên có khả năng tái tạo, rác tái chế và không gian kiến trúc mang tính tự nhiên, văn hoá. Việc này cũng đòi hỏi phải kiểm sóat số lượng và hành vi của khách du lịch để đảm bảo việc hạn chế các tác hại đối với hệ sinh thái. 3. Xây dựng nhận thức về môi trường: Du lịch sinh thái thường gắn với giáo dục, dành cho cả khách du lịch và những người cư trú ở các cộng đồng lân cận. Bởi vậy trước mỗi chuyến khởi hành, những người tổ chức nên cung cấp cho khách du lịch đọc những sách báo nói về đất nước, môi trường và người dân địa phương, cũng như một quy định hướng dẫn cho cả khách du lịch và các ngành công nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp cho việc tổ chức các tour du lịch nhằm tìm hiểu về con người và vùng đất mới giảm thiểu những tác động tiêu cực, đặc biệt khi

thăm quan những môi trường và vùng văn hoá nhạy cảm. Điều cần thiết đối với một chuyến du lịch sinh thái tốt là phải có được hướng dẫn viên được đào tạo kỹ càng, biết thổ ngữ và có những hiểu biết về lịch sử tự nhiên, văn hoá, có tư chất tốt cũng như có khả năng diễn giải và giao tiếp hiệu quả. Khi xây dựng các dự án du lịch sinh thái cũng nên chú ý việc giáo dục các thành viên của những cộng đồng dân cư xung quanh. Nên tổ chức cho họ những chuyến tham quan mang tính chất giáo dục miễn phí hoặc ưu đãi. 4. Cung cấp lợi ích tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn: Du lịch sinh thái giúp gây quỹ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu và giáo dục thông qua phí vào cửa công viên hay khu vực bảo tồn, vườn quốc gia, ... và những đóng góp từ thiện. 5. Cung cấp lợi ích tài chính và quyền hợp pháp cho người dân địa phương: Các vườn quốc gia và khu bảo tồn chỉ tồn tại khi có được những “cư dân hạnh phúc” trong vùng lõi và vùng đệm của nó. Điều này có nghĩa cộng đồng địa phương cần phải được tham gia, phải có thu nhập và những lợi ích thiết thực từ khu vực được bảo tồn, chẳng hạn như nước sạch, đường xá, vệ sinh sức khoẻ... Địa điểm cắm trại, nơi ở, dịch vụ hướng dẫn, quán ăn và các dịch vụ khác nên được hợp tác hoặc quản lý bởi những cộng đồng sống xung quanh công viên hoặc những địa điểm tham quan đó. Quan trọng hơn, nếu du lịch sinh thái được nhìn nhận như một công cụ cho sự phát triển nông thôn, nó cũng phải giúp thay đổi cách quản lý kinh tế và chính trị đối với cộng đồng địa phương, làng xã, hợp tác xã, doanh nghiệp. Mặc dù, điều này không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian. 6. Tôn trọng văn hoá địa phương: Du lịch sinh thái không chỉ có nghĩa là “xanh hơn”, mà những tác động, ảnh hưởng xấu tới văn hóa cũng phải ít hơn so với những hình thức du lịch thông thường. Trong khi mại dâm, chợ đen và nghiện hút thường là tác dụng phụ của một nền du lịch lớn, du lịch sinh thái cố gắng được tôn trọng một cách văn hoá và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới cả môi trường tự nhiên và dân số của quốc gia, khu vực đó. Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi du lịch sinh thái thường bao gồm việc du lịch tới những vùng sâu vùng xa, nơi những cộng đồng nhỏ và biệt lập có ít kinh nghiệm trong việc giao lưu với người nước ngoài. 7. Vấn đề dân chủ, thể chế: Mặc dù du lịch thường đựơc coi là công cụ để xây dựng hiểu biết về các quốc gia và gắn kết hoà bình thế giới nhưng điều này không phải lúc nào cũng “tự động” diễn ra. Du lịch thông thường ít khi chú ý tới vấn đề chính trị tại địa phương trừ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của khách du lịch. Du lịch sinh thái đòi hỏi một cách tiếp cận tế nhị hơn, trong đó mọi người tham gia đều cố gằng học hỏi, tôn trọng và làm lợi cho cả môi trường và cộng đồng địa phương.

Quan

hệ

giữa

Cập nhật Nguồn:Tạp chí Du lịch số 9/2008

môi

trường ngày:



phát

triển

du

lịch

20/10/2008

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ. Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lư ợng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại các điểm, khu du lịch. Ng ược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cân

bằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó. Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng. Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa, hoạt động của các làng nghề truyền thống… * Đối với môi trường tự nhiên: Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sử dụng không hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...). Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng. Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo… Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu du lịch biển...). * Đối với môi trường nhân văn xã hội Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ). Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương. Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển du lịch. Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch. Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia. Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.

* Đối với môi trường tự nhiên - Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. (ví dụ như ở chùa Hương vào mùa lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5 tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi… nhưng khối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%. - Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn đối với người dân địa phương. Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh (trung bình khoảng 100 - 150 lít /ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 - 250 lít /ngày đối với khách quốc tế). Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Hiện tượng này đã quan sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như: Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng... Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng vào mùa du lịch. - Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạn chế tại vùng ven biển, miền núi trung du… do bị khai thác sử dụng cho mục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị. - Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống khác trên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. - Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệt đới, thác nước, hang động, cảnh quan… thường rất hấp dẫn đối với du khách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi phát triển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồi mồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch. Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ...) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Đối với môi trường xã hội - nhân văn: Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa - xã hội ở một số khu vực, đó là: - Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Ví dụ như tình trạng trẻ em lang thang bán hàng rong ngoài thị trấn Sa Pa (Lào Cai) như hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự gắn kết chặt chẽ vốn có giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn thương đến các giá trị truyền thống đã được thiết lập trong cộng đồng dân tộc. - Các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị hủy hoại, ví dụ như di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Các

di sản này thường phân bố trên diện tích hẹp, dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm của khách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ. Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn vượt quá khả năng của địa phương. Điển hình của tình trạng này là vào các dịp nghỉ lễ dài ngày như tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cát Bà (Hải Phòng) vừa qua. - Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống ở địa phương. - Mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa phương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng. Thực tế cho thấy phát triển du lích thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lich cụ thể.

Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn Du lịch sinh thái là gì? Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái. Gần đây Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra các đặc điểm sau đây của Du lịch sinh thái: 1. Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của khách du lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn hóa từ các khu vực tự nhiên ấy. 2. Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích. 3. Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một nơi. 4. Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế - văn hóa. 5. Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách: - Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quản lý khu vực tự nhiên với mục đích bảo vệ. - Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương. - Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dân địa phương và khách du lịch. Sau nhiều năm thực hiện thấy có một số vấn đề cần chú ý: Sở hữu đất đai và kiểm soát du lịch sinh thái do cộng đồng địa phương. Hiệu quả của quan niệm thông thường về khu bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa. Cần cẩn trọng và điều khiển lúc hoạt động ở các khu vực nhạy cảm. Quyền sở hữu của thổ dân và truyền thống đối với các khu vực có thể phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái có giống với du lịch bền vững không? Năm 1988, Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch bền vững nhằm mục đích quản lý tất cả các nguồn lợi làm thế nào để các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ thỏa mãn các yêu cầu văn hóa trong các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các hệ thống hỗ trợ sự sống. Khác nhau là du lịch sinh thái chỉ là một bộ phận trong khu vực du lịch trong lúc nguyên tắc bền vững phải áp dụng ở tất cả các hoạt động du lịch.

Du lịch sinh thái cũng có các nguyên tắc của du lịch bền vững về tác dụng kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, nhưng cũng có các nguyên tắc đặc biệt phân biệt với du lịch thường: - Tham gia vào việc bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa, - Thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân địa phương và thổ dân, - Trình bày di sản tự nhiên và văn hóa với khách du lịch, - Phục vụ cả khách đơn lẻ và các nhóm nhỏ. Để phát triển du lịch sinh thái cần làm các công việc sau: - Phát biểu chính sách về du lịch sinh thái và chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu của phát triển bền vững; - Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân, đặc biệt các kiến thức cổ truyền, nguồn lợi di truyền, quyền sở hữu đất đai và nước; - Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức công và tư nhân trong việc quyết định về du lịch sinh thái, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý; - Xây dựng các cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tác nhân tham gia vào du lịch sinh thái; - Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các sản phẩm du lịch vào bên trong hệ thống; - Phát triển năng lực địa phương để quản lý các khu vực bảo vệ và phát triển du lịch sinh thái; - Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo các hướng dẫn quốc tế; - Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực cho các tổ chức du lịch nhỏ và trung bình; - Xác định các chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó có định các nguồn để bảo vệ các khu vực tự nhiên; - Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ vào các chiến lược và chương trình chung của quốc gia và quốc tế; - Khuyến khích và hỗ trợ việc tạo các mạng lưới thúc đẩy và tiếp thị các sản phẩm du lịch sinh thái trong nước và quốc tế.

Du lịch nông thôn Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhưng các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao. Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay được công nhận rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội… Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn. Thông qua hoạt động sản xuất nông dân đóng góp vào tính thu hút của môi trường nông thôn: cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch. Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn. Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nông dân” (Acceuil paysan), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenue à la ferme)… Các mạng lưới du lịch “Nhà ở nước Pháp”, “Đón tiếp nông dân”, “Chào đón ở nông trại”… là mạng lưới khắp nước Pháp của các nhà nông dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Các mạng lưới này mở lớp huấn luyện về dịch

vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Các mạng lưới này phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng. Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các thắng cảnh trong vùng. Có các loại hình sau đây: - Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền. - Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách. - Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng. - Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống. - Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày. - Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, đi xe đạp, dạo chơi... ở các di tích lịch sử, văn hóa hay có phong cảnh đẹp. Các vùng ở Pháp có các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn. Các hộ nông dân muốn tổ chức các nhà khách trình các kế hoạch. Nếu kế hoạch được duyệt sẽ được ký hợp đồng và trợ cấp 30-40% chi phí để sửa chữa và trang bị nhà khách. Ngoài ra còn có các hình thức du lịch đặc biệt: - Hiệu ăn nông thôn tổ chức ở một trang trại, nấu các món ăn đặc sản của vùng từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ. Có những hiệu ăn tổ chức trong các chuồng cừu, chuồng bò cũ, trang bị lại nhưng có giữ một số quang cảnh cổ truyền. - Nhà bảo tàng nông dân: là các nhà nông dân giữ lại các cảnh sản xuất như một hộ nông dân cổ truyền của vùng với các cây trồng, vật nuôi truyền thống. Trong nhà lưu giữ các nông cụ và vật dụng cổ truyền như một bảo tàng. - Nhà bảo tàng phong tục nông thôn giới thiệu các cách sống, phong tục cổ truyền nông thôn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống. Có thể sản xuất các vật kỷ niệm bán cho khách du lịch. - Các làng nghề có thể tổ chức lưu giữ các hoạt động thủ công nghiệp cổ truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thống mang tính kỷ niệm. - Ở các vùng có lễ hội nông thôn, du lịch nông thôn có thể tổ chức để đón khách trong các dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch. Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy du lịch vùng với các hoạt động giải trí, tinh thần và kinh tế có tác dụng tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng thu nhập thuế, cho phép các dân tộc miền núi gìn giữ truyền thống văn hóa của họ. Du lịch nếu không có tổ chức có thể phá hoại môi trường, phá hoại việc bảo vệ đa dạng sinh học. Văn hóa và cách sống truyền thống cũng bị thay đổi, các tệ nạn xã hội cũng tăng lên do hiện đại hóa và ảnh hưởng của du lịch. Du lịch có các tác dụng sau: 1. Đa dạng hóa kinh tế. 2. Phân chia thu nhập công bằng hơn. 3. Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bền vững. 4. Thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ việc bảo vệ văn hóa. 5. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển bền vững. Muốn xây dựng du lịch bền vững phải có sự tham gia của các thành phần sau: - Chính quyền trung ương: xây dựng các chương trình du lịch và điều phối công việc. - Cộng đồng dân cư, bao gồm cả chính quyền địa phương, thực hiện chương trình du lịch.

- Khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ du lịch. - Các tổ chức nghiên cứu và quản lý việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học. - Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương. - Khách du lịch và các công ty du lịch. Các vùng ở Pháp, các xã gần nhau đang tổ chức lại thành các “Xứ” (Pays). Xứ không phải là một cộng đồng địa phương, không phải là một đơn vị hành chính mà là một đơn vị kiểu mới nhằm tạo ra một sự năng động và mối quan hệ giữa dân cư trên một lãnh thổ. “Xứ là một lãnh thổ có một sự gắn bó địa lý, văn hóa, kinh tế tập hợp các tác nhân địa phương quanh một dự án chung. Nhà nước công nhận xứ và coi đấy là một đơn vị để nhận tài trợ, hỗ trợ. Từ 1995-1998 đã tổ chức 115 xứ và từ 2000-2006, Nhà nước sẽ dành 17 tỷ Euro để ký hợp đồng Nhà nước vùng”. Mục tiêu chính của xứ không phải chỉ là kinh tế mà là xã hội và văn hóa. Xứ phải tạo công ăn việc làm cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ cho nông dân, do đấy không phải chỉ làm nông nghiệp. Xứ tổ chức cả du lịch nông thôn, lập các nhà trọ, hiệu ăn nông thôn cho khách du lịch, bảo vệ và khai thác rừng, bảo vệ sông ngòi…

Nguồn: Bản tin Phát triển nông thôn 35/2002

Related Documents

Moi Truong
June 2020 12
Moi Truong
June 2020 13
Tu Van Moi Truong
June 2020 7
Quan Li Moi Truong
October 2019 12
Moi Truong Marketing
November 2019 16
Tu Dien Moi Truong
November 2019 16