De 9

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View De 9 as PDF for free.

More details

  • Words: 1,839
  • Pages: 6
Đề thi môn Pháp lụât đại cương Thời gian làm bài: 60ph I.Lý thuyết (40 câu, 8 điểm) 1.Yếu tố nào sau đây không thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật a.Động cơ b.Mục đích c.Năng lực trách nhiệm pháp lý d.Lỗi 2.Một trong những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp là chủ thế: a.Mong muốn hậu quả xảy ra b.Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra c.Gây ra hậu quả đó d.Tin tưởng hậu quả đó không xảy ra 3.Động cơ thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật được hiểu là: a.Cơ sở xác định khả năng tự chịu trách nhiệm b.Kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn c.Trạng thái tâm lý của chủ thể d.Cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi 4.Mục đích thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đựơc hiểu là a.Kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn b.Cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi c.Kết quả cuối cùng xảy ra trên thực tế d.Trạng thái tâm lý của chủ thể 5.cơ sở của trách nhiệm pháp lý là a.Hành vi trái pháp luật, có lỗi b.Văn bản quy phạm pháp luật c.Vi phạm pháp luật d.Biện pháp cưỡng chế Nhà nước 6.Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện a.Căn cứ truy cứu trách nhịêm pháp lý b.Việc chủ thể vi phạm pháp luật có nghĩa vụ gánh chịu hậu quả bất lợi c.Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia d.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý 7.Cưỡng chế Nhà nước a.Chỉ áp dụng khi xảy ra vi phạm pháp luật b.Luôn áp dụng đối với chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý c.Không phải luôn liên quan đến trách nhiệm pháp lý d.Chỉ áp dụng đối với hành vi trái pháp luật 8.Thời hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng là a.Từ 2 tháng – 3 tháng b.Từ 3 tháng – 6 tháng c.Từ 6 tháng – 9 tháng d.Từ 4 tháng – 12 tháng 9.Thời hạn tạm giam tối đa đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là: a.3 tháng b.12 tháng c.14 tháng

d.16 tháng 10.Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong: a.Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự b.Luật Hình sự c.Luật Tố tụng Hình sự d.Luật Hiến Pháp 11.Biện pháp cữơng chế nào sau đây là hình phạt a.Giáo dục tại xã, phường, thị trấn b.Án treo c.Tất cả đếu đúng d.Cải tạo không giam giữ 12.Sự kiện pháp lý là a.Sự kiện thực tế b.Được pháp luật quy định c.Làm phát sinh, thay đổi quan hệ pháp luật d.Tất cả đều đúng 13.Pháp nhân là a.Một tổ chức hợp pháp b.Một cá nhân c.Đáp ứng được những điều kiện luật định d.Cả a và c đúng 14.Tù chung thân là hình phạt tù a.Không có thời hạn b.Thời hạn là 40 năm c.Thời hạn là 60 năm d.Tất cả đều sai 15.Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi a.Cá nhân được cấp giấy chứng minh nhân dân b.Cá nhân được đăng ký khai sinh c.Cá nhân được sinh ra d.Cá nhân được nhập quốc tịch Việt Nam 16.Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là a.Ông nội b.Con c.Cụ nội d.Cháu đích tôn 17.Người thụôc hàng thừa kế thứ ba a.Tất cả đều sai b.Mẹ nuôi c.Anh nuôi d.Bác ruột 18.Thời điểm mở thừa kế là a.Thời điểm người để lại di sản chết b.Thời đỉêm người thừa kế yêu cầu phân chia di sản c.Thời điểm lập di chúc d.Thời điểm phân chia di sản 19.Nếu chia thừa kế theo pháp luật, những người cùng hàng thừa kế được hưởng một phần di sản a.Tuỳ theo độ tuổi của họ

b.Tuỳ thụôc vào quan hệ của họ với người để lại di sản là quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng c.Tùy theo khả năng kinh tế của họ d.Ngang nhau 20.Cá nhân không có năng lực hành vi dân sự khi: a.Bị mất trí b.Bị Toà án tuyên bố c.Nghiện rượu d.Chưa đủ 6 tuổi 21.Cơ quan hành chính Nhà nứơc trong bộ máy Nhà nước ta là: a.Hội đồng nhân dân b.Toà án nhân dân c.Bộ Tư pháp d.Viện kiểm sát nhân dân 22.Chức năng công tố là chức năng của a.Điều tra viên b.Viện Kiểm sát c.Thẩm phán d.Chánh án 23.Cơ quan nào không phải là cơ quan hành chính nhà nước? a.Viện kiểm sát nhân dân b.Chính phủ c.Bộ giáo dục và đào tạo d.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 24.Hệ thống cơ quan xét xử hiện nay bao gồm a.Toà hình sự, Tòa dân sự và các toà khác b.Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm c.Toà án nhân dân các cấp d.Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp 25.Chức năng của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam là a.Tất cả đều đúng b.Lập hiến, lập pháp c.Thực hiện quyền giám sát tối cao d.Quyết định những chính sách cơ bản 26.Công dân có quyền ứng cử vào Quốc Hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của Pháp luật khi: a.Đủ 18 tuổi trở lên b.Đủ 20 tuổi trở lên c.Đủ 21 tuổi trở lên d.Đủ 16 tuổi trở lên 27.Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân khi: a.Có khả năng nhận thức b.Sinh ra và còn sống c.Đạt độ tuổi nhất định d.Đựơc đăng ký khai sinh 28.Chủ thể có tự do ý chí để lựa chọn cách thức xử sự phù hợp với ý chí của mình là dấu hiệu thuộc về a.Năng lực trách nhiệm pháp lý b.Năng lực chủ thể c.Năng lực hành vi

d.Năng lực pháp luật 29.Năng lực pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân: a.Nợ ngân hàng b.Thành viên của Hội đồng quản trị ra đời c.Không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng d.Bi tuyên bố phá sản 30.Năng lực pháp luật của pháp nhân đựơc quyết định bởi: a.Người đại diện theo pháp luật b.Người đại diện theo uỷ quyền c.Cơ quan ra quyết định thành lập pháp nhân d.Cả a và c đúng 31.Hành vi pháp lý là những sự kiện thực tế a.Phản ánh ý chí của con người và đựơc pháp luật quy định b.Phản ánh ý chí của con người c.Đựơc pháp luật quy định d.Chỉ được thể hiện bằng hành động 32.Quan hệ xã hội nào sau đây quan hệ pháp luật a.quan hệ mua bán tài sản b.Tất cả đều đúng c.Quan hệ bạn bè d.Quan hệ yêu đương 33.Năng lực pháp luật của chủ thể bị thay đổi bởi a.Điều kiện kinh tế b.Ý chí của Nhà nứơc c.Tương quan lực lượng giai cấp d.Tất cả đều đúng 34.Năng lực hành vi của pháp nhân đựơc thực hiện bởi a.Các thành viên tham gia thành lập pháp nhân b.Đại diện theo uỷ quyền c.Đại diện theo pháp luật và theo uỷ quyền của pháp nhân d.Đại diện theo pháp luật của pháp nhân 35.Cơ quan nào không phải là cơ quan tiến hành tố tụng a.Toà án nhân dân b.Viện kiểm sát nhân dân c.Cơ quan thi hành án d.Cơ quan đìêu tra 36.Người đã bị khởi tố về hình sự là: a.Người bị tạm giữ b.Tất cả đều sai c.Bị cáo d.Bị can 37.Thời hạn tạm giam tối đa để điều tra đối với tội phạm nghiêm trọng là: a.16 tháng b.3 tháng c.6 tháng d.9 tháng 38.Giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự là: a.Khởi tố vụ án hình sự b.Truy tố vụ án hình sự

c.Xét xử d.Điều tra vụ án hình sự 39.Khi có những tình tiết mới đựơc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ đựơc giải quyết theo trình tự a.Phúc thẩm b.Giám đốc thẩm c.Tái thẩm d.Tất cả đều đúng 40.bản cáo trạng là văn bản do cơ quan tiến hành tố tụng nào ban hành? a.Viện kiểm sát nhân dân b.Cơ quan điều tra c.Cơ quan thi hành án d.Toà án nhân dân II - Phần bài tập (5 câu – 2 điểm) 41. Điều 150 (Bộ luật hình sự) Tội loạn luân: “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.” Có mấy loại tội phạm? Loại tội phạm nào? a - 1 loại tội phạm - tội ít nghiêm trọng b - 2 loại tội phạm - tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng c - 1 loại tội phạm - tội nghiêm trọng d - Tất cả đều sai 42. Anh Lê Văn A đánh vợ của mình là chị Lê Thị B với tỷ lệ thương tích là 25%. Tại khoản 1 điều 104 Bộ luật Hình sự quy định anh A đã phạm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác với hình phạt “cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Xác định loại tội phạm trong trường hợp này: a - Tội phạm nghiêm trọng b - tội phạm ít nghiêm trọng c - Tội phạm rất nghiêm trọng d - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 43. Vì phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, xe Taxi do Nguyễn Văn A điều khiển đã gây ra cái chết cho 2 em học sinh đang trên đường đến trường. Theo anh (chị) A có lỗi gì a - Vô ý vì quá tự tin b - Cố ý gián tiếp c - Cố ý trực tiếp d - Vô ý do cẩu thả 44. Bác sỉ Lê Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị B, vì quá chủ quan và tự tin về chuyên môn nên đã kê toa và bốc nhầm thuốc nhưng không hề hay biết. Sau khi uống thuốc nói trên, chị B đã tử vong. Theo anh (chị) A có lỗi gì? a - Cố ý gián tiếp b - Vô ý do cẩu thả c - Vô ý vì quá tự tin d - cố ý trực tiếp

45. Ông A có tài sản riêng trị giá 600 triệu VNĐ, gia đình chỉ có vợ là B; có C là con ruột và D là con nuôi; có anh ruột là E. Ngày 29/12/2005, ông A qua đời, anh (chị) hãy phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của ông A: a - B,C,D,E mỗi người 150 triệu b - B đựơc 300 triệu, C và D mỗi người 150 triệu c - B và C mỗi người được 300 triệu d - B,C và D mỗi người được 200 triệu

Related Documents

De 9
May 2020 6
De 9
November 2019 19
9 De
June 2020 6
Colegio 9 9 9
June 2020 51
9 De Febrero De 2006
November 2019 9