Cafe-Cool Cõi riêng: Riêng tự ngàn xưa... Không quá khó để tìm ra Cõi riêng. Bạn cứ đi thẳng với con đường Nguyễn Trọng Tuyển, sẽ thấy Cõi riêng rất riêng trong một chùm quán xá... Người sinh ra Cõi riêng cũng là chủ của Serenate nên không gian, cách bày trí tương tự nhau. Có điều, Cõi riêng có không gian rộng hơn, nên trong ấy, những hoa súng, hoa sen, kèo nèo được dành cho chỗ mà rộ nở.
Hai hàng trúc ngay ở lối vào gây cho bạn một cảm tình đặc biệt, tuy nhiên, khi bị chắn bởi quá nhiều xe cộ thì lại mất hết đi vẻ tự nhiên này, hàng trúc trở nên tội nghiệp. Đi hết lối trúc, bạn bước lên mấy bậc thang đá, lại bước xuống mấy bậc thang đá. Bước lên và bước xuống hết các bậc thang có nhiều hoa cỏ chen nhau, bạn đã lọt vào Cõi riêng. Có nhiều không gian cho bạn chọn một chỗ ngồi. Bạn thích ngắm người qua lại, ngắm mấy giò lan treo lửng lơ, thích nhìn mấy dây hoa đeo bám trên bờ tường thì chọn ngồi ở góc phía trước. Phía trước này, còn có gốc mận to, cao và xum xuê hoa lá... Bạn thích ngắm một chút thứ hoa đồng quê, thì ngồi ở bên góc phải tính từ lối ngoặt phía trước sân để vào trong nhà. Bạn thích một góc ấm cúng hơn, nơi này, ban tối, bạn còn có thể nhìn thấy một dàn nhạc sống động chơi mấy bài cổ điển, thì nên chọn ở trong nhà. Không gian trong nhà với mấy bình hoa khô to, mấy cây kiểng xanh lá...làm cho bạn thấy vui và lãng mạn.
Bạn có thể lên tầng trên của Cõi riêng, chọn ngồi góc ngoài sẽ thấy còn có nhiều thứ lãng đãng, trong dư vị cà phê, trong những câu chuyện bạn bè. Không gian của Cõi riêng với màu xanh cỏ cây làm bạn thấy thư giãn, lọc bớt đi những ồn ào và lo toan. Có khi, bạn lại tìm được cho mình một góc rất riêng, như riêng tự ngàn xưa... Địa chỉ: 334A, Nguyễn Trọng Tuyển. Q.Tân Bình, TP.HCM
Lối về
Sài Gòn, ngày…tháng…năm… Anh bạn thân mến, Lá thư này viết cho anh không phẳng phiu được, vì có những hạt nước bé bé cứ thỉnh thoảng lại bắn vào. Em đang ngồi ở “Lối về”, cạnh một suối nước chảy từ trên cao xuống những tảng đá chất thành ngọn núi nhỏ. Em biết thể nào anh cũng quan tâm mà, vì anh luôn tự hào mình rất “sành” cà phê Sài Gòn đó thôi. Nhưng anh bạn biết không, để thưởng thức được thiên nhiên trong lành nơi này anh phải đi qua một “hang động”. Cảm giác thú vị lắm khi anh đi hết ngõ vào có hai hàng trúc hôm nọ, anh sẽ gặp một “cửa hang”.Bên trong “hang” có ánh sáng nhạt từ những chiếc đèn lồng hình ống màu đỏ treo trên trần phản chiếu lên tường treo những bức tranh nhỏ, những cột gỗ vuông đen và ghế mây… Đôi chân anh sẽ bước chậm lại khi lòng lắng xuống trong không khí cổ xưa, ấm cúng, một cảm giác thâm trầm gần như lần anh em mình đến Tưởng Niệm Quán vậy… "Lối Về" café: 438 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
Cà phê Nhỏ và Xinh Nằm trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, cái khúc đường nhỏ xíu, xe cộ qua lại chầm chậm không thì vụt qua mất vì cái bảng treo bé xíu trên tường gạch trần. Ngồi trong quán có cảm giác như đang ngồi trong nhà mình, không gian nhỏ nhưng khoảng trời riêng cho mỗi người rất lớn. Người ta làm một chiếc cầu thang bằng gỗ bé xíu dẫn lên căn gác, nơi hứng trọn cả ánh trăng mỗi đêm. Thanh vịn cầu thang là đoạn dây thừng quấn đầy dây leo xanh. Leo lên căn gác ấy, gọi tách cà phê nóng, nghe giọng Khánh Ly cất lên thì chỉ muốn vứt bỏ toan tính đời thường cho thảnh thơi. Mà dây leo còn mọc tràn lan tạo thành mái lá xanh, phủ bóng mát, rũ những cánh hoa màu tim tím xuống tầng trệt.
Bên dưới, những bộ bàn ghế bé xíu có rất nhiều cá chép đỏ. Không khí mát mẻ, bên chiếc cầu nhỏ, có một cánh cửa sổ làm người ta liên tưởng đến căn nhà của 7 chú lùn đang để ngỏ chờ nàng Bạch Tuyết trở về. Chắc hẳn nhiều người nhớ quán cà phê Nhỏ và Xinh vì mấy quyển sổ lưu niệm đã dày đặc nhưng dòng lưu bút chia sẻ bao tâm sự vui buồn, giận hờn của những mối tình lãng mạn. Địa chỉ: Cà phê Nhỏ và Xinh, 91 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, TP HCM. PS:/ Chúng mình đã có thật nhiều kỉ niệm ở quán này phải k Nhóc? Những buổi chiều mưa tầm tã, đón em đi học ở Pacific về. Quán chỉ có 2đứa mà thôi. Ngồi trên gác, ngắm mưa như trút, sét đánh ầm ầm, 2 đứa chỉ biết ôm nhau cười và nhớ 1 buổi trưa trời nắng nhẹ, a đã ngồi cùng e chờ e vào thi đó, nhớ k? Và chúng mình đã có những giây phút và những cảm giác thật tuyệt vời khi bên nhau e nhỉ? Nhớ lắm, nhớ mãi những kỉ niệm với quán cf này. Đúng là "nhỏ mà xinh"
Cà phê Dạ Khúc Cà phê Dạ Khúc 39/2 Phạm Ngọc Thạch, quận 1 Cà phê Dạ Khúc nằm sâu trong một con hẻm trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1. Quán khác với những quán cà phê hiện nay với kiến trúc đơn giản gần gũi, với những mảng tường xi măng màu ngà giống như những biệt thự vùng biển. Một không gian nhẹ nhàng êm ả như tách biệt hẳn bên ngoài. Tầng một của quán là khoảng sân trống với mái vòm sắt làm nơi tựa cho giàn phong lan khoe sắc. Đây là nơi thường được những nhóm bạn, gia đình chọn làm nơi tổ chức tiệc, sinh nhật vì nó có sự riêng biệt; buổi tối từ khoảng sân này bạn có thể nhìn ngắm bầu trời đầy sao.
Thật thú vị bên tách cà phê cùng một người bạn tâm sự, ngoài khung cửa những ngôi biệt thự xưa ẩn hiện qua tàng cây xanh, những mái ngói nhấp nhô đã nhạt màu bởi năm tháng. Thời gian như trôi chậm hơn, nhường chỗ cho những giây phút thư giãn hiếm hoi nơi thành phố náo nhiệt. Hàng đêm, tiếng dương cầm với những giai điệu trữ tình càng làm cho không khí trở nên lãng mạn hơn. Thỉnh thoảng những ca sĩ không chuyên là những khách hàng quen thuộc ngẫu hứng, họ hát cho bạn bè bằng cả cảm xúc chân thành, như muốn chia sẻ, tìm sự đồng cảm qua từng ca từ, giai điệu của những bài hát khó quên. Khách nếu thích có thể nhờ họa sĩ tại đây vẽ tặng một bức chân dung tốc họa hoặc những câu thơ bằng thư pháp để ghi lại cảm xúc của mình. Đến với Dạ Khúc có thể tìm chút ấm áp cùng bạn bè bên ly cà phê nóng, tán gẫu sau những ngày xa cách. Một không gian thư giãn, nghỉ ngơi thật dễ chịu. Giá tham khảo Cà phê các loại 18.000 đồng/ly Sinh tố 18.000 đồng/ly Mocktail 25.000 - 28.000 đồng/ly Cocktail 30.000 - 35.000 đồng/ly Các món ăn nhẹ 15.000 - 35.000 đồng/ phần Cơm trưa văn phòng 12.000 - 18.000 đồng/ phần
Tìm về Chốn Xưa Tìm về Chốn Xưa 63/14/4 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, TP HCM Chốn Xưa nằm khuất sâu hun hút trong một con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận) đông đúc xe cộ. Có lẽ vì vậy mà Chốn Xưa thu hút được nhiều người tìm đến. Khách đến để tìm một chỗ ngồi yên tĩnh, một khoảng xanh mát lành, tĩnh lặng và một không gian âm nhạc dễ chịu với những giai điệu, tình khúc nhiều hoài niệm.
Quán không được quảng cáo, giới thiệu rộng rãi, nên khách tìm đến phần lớn là do tình cờ “một lần ngang qua”, hoặc người đã đến rỉ tai người chưa đến. Quán càng vắng, khách tìm đến càng thích và ngạc nhiên hơn, chủ quán cũng thích, vì “đông đúc quá sẽ không còn là Chốn Xưa nữa, không gian quán sẽ bị phá vỡ bởi những tiếng cười nói thiếu kiểm soát”, anh Dũng, chủ quán bộc bạch.
Khách tìm đến Chốn Xưa dù chỉ một lần, tình cờ hay hữu ý, cũng hẹn lòng sẽ trở lại và không hiếm người đã xem Chốn Xưa như một người bạn tri âm, một nơi chốn thân thiết để được thả lòng mình bay bổng, tự tại trong không gian ấm cúng của những buổi tối chỉ có nến, hoa, tiếng piano, giọng hát… Số khách quen của Chốn Xưa tăng dần theo thời gian từ hơn 3 năm từ lúc khai trương và hiện giờ quán cũng thường kín chỗ ngồi mỗi đêm (chỉ khoảng 10 bàn), khiến không ít người, không ít “đôi” mới yêu nào đó đến rồi lại phải “ngậm ngùi” ra về.
Cà phê Sỏi Đá Cà phê Sỏi Đá 6B Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP HCM. Sỏi Đá là một quán cà phê khá lãng mạn nằm trong một con hẻm nhỏ yên tĩnh trên đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3. Khi mới bắt đầu khởi công xây dựng, quán đã thu hút không ít sự chú ý của dân ghiền những quán cà phê có không gian "art". Không giống những quán cà phê thời thượng có kiểu decor hiện đại trong những ngôi nhà hộp kín bưng, Sỏi Đá có không gian thoáng mát với nhiều cây xanh và kiến trúc theo hướng mở, trông giống như một ngôi nhà hóng gió, bốn hướng đều trống trải. Giống như cô gái cởi bỏ những lớp áo ngoài, màu của những mảnh tường gạch trần lộ ra dưới những tán cây xanh và đám dây leo, đẹp mộc mạc dưới ánh nắng mai. Những con đường lát sỏi đá sẽ dẫn khách đến vị trí ngồi thư giãn khác nhau, nơi nào cũng nhìn thấy hoa, lá, cây cỏ xanh tươi, mát dịu. Chọn chỗ ngồi ở tầng trệt, bạn sẽ được ngắm thác đá cuội xếp chồng lên nhau và nghe tiếng nước chảy nhẹ nhàng qua khe đá. Bạn cũng sẽ nhìn thấy một sân khấu nhỏ ngoài trời, ở đó các nhạc công, ca sĩ sẽ biểu diễn những chương trình ca nhạc trữ tình vào mỗi buổi tối. Nếu thích trò chuyện với bạn bè, hãy chọn chỗ ngồi trên lầu 2, không gian ở đây rất yên tĩnh và trong lành, lại còn có nhiều sách báo và tạp chí để sẵn trên giá sách. Đây cũng là một chỗ trốn nắng dễ chịu, cơn mưa nhân tạo trên mái ngói sẽ làm dịu cái nắng tháng 5 giữa Sài Gòn nóng bức. Những đêm rằm, trời sáng trăng, ở Sài Gòn khó tìm thấy nơi nào ngồi ngắm ánh trăng lên và hóng chút gió khuya thì hãy ghé Sỏi Đá, trên sân thượng sẽ có một vài bàn nhỏ dành riêng cho bạn. Cà phê ở Sỏi Đá đậm đà và thơm ngon, đó là loại cà phê được pha chế theo một công thức riêng theo gu của dân Sài Gòn nghiện cà phê. Ngoài ra, thực đơn nước uống của quán Sỏi Đá cũng khá phong phú với nhiều món sinh tố, nước ép trái cây, trà và một số loại rượu nhẹ. Buổi trưa, quán Sỏi Đá có phục vụ cơm trưa văn phòng với những món ăn kho, xào, canh được chế biến khéo léo, sạch sẽ, thực đơn thay đổi hằng ngày.
Giá một phần cơm trong khoảng 15.000 đồng. Bạn còn được phục vụ trà đá miễn phí. Sau khi ăn cơm, bạn có thể ngồi thư giãn và tán gẫu thoải mái ở đây. - Cơm trưa: 15.000 đồng - Ăn sáng: 18.000-30.000 đồng (Âu - Á) - Cà phê: 17.000 đồng.
Cà phê Nắng Xanh Cà phê Nắng Xanh 58 Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP HCM. Không gian quán vừa mang phong cách châu Âu, vừa có nét thanh tao Đà Lạt. Đá, gỗ và sắt là vật liệu chính được sử dụng ở đây. Phần decor cũng khá ấn tượng, có gu riêng với hai gam màu trắng và xanh lá, được phân chia theo cấp độ đậm nhạt khác nhau. Muốn hít thở khí trời tự nhiên, bạn có thể ngồi giữa khu vườn yên tĩnh dưới tán cây sứ, khế, đào tiên... với tuổi thọ trên dưới 100 năm, bên trên lủng lẳng vài tổ chim vòng vọc. Ở dưới là dòng suối thơ mộng có đá hoa, cỏ cây đan xen, hòa quyện. Cạnh đó, hàng rào hoa tường vi đua nhau khoe sắc thắm rực rỡ, chào đón ngày nắng tươi.
Để trốn cái oi nồng của buổi trưa, bạn nên ngồi trong nhà, nơi có thể trông ra thác nước được ghép bằng những tảng đá tự nhiên cắt hình khối chữ nhật khá công phu. Hơi mát dìu dịu của máy lạnh sẽ làm khách thích thú như đang tận hưởng hơi nước mát lạnh từ dòng thác tự nhiên. Lãng mạn hơn bạn có thể thả mình trên chiếc ghế nệm êm ái như nhung trên tầng áp mái trong tiếng nhạc du dương, thưởng thức món ăn hay gõ laptop. Buổi tối, bar-ca nhạc Nắng Xanh còn có chương trình hát với nhau cho những tâm hồn yêu ca hát tìm sự đồng điệu.
Menu được thiết kế sang trọng nhưng giá thức uống lại khá mềm. Buổi trưa quán còn phục vụ những phần cơm ngon miệng, đẹp mắt chỉ với giá 15.000 đồng, có 4 thực đơn khác nhau cho bạn chọn, món ăn thay đổi hàng ngày.
Thoáng hồn Nét Việt Như một dấu lặng giữa những quán cà phê sáng lóa đèn, Nét Việt là một nẻo quê trong ký ức của những người xa xứ. Một đám mạ non, rất non. Một mái hiện giọt rả rích. Một hàng cau quả liu chiu xanh óng. Một nhanh sen chùng áo người qua lại. Nét Việt đưa người ta ngoái về không gian xa xưa giữa thì hiện tại. Một tối nào đó, bạn thử đến với quán cà phê Nét Việt, quán nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP HCM (đối diện với trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận). Với một ít sắp đặt cảnh trí dân dã thể hiện hồn Việt, Nét Việt cũng là một không gian là lạ ở phố. Cái tên xưa cũ Uyên Nguyên mới vừa được đổi thành Nét Việt. Theo người chủ quán, Uyên Nguyên dễ gây nhầm lẫn trong cách phát âm, hơn thế, còn như mang một riêng tư. Vậy là đổi thành Nét Việt cho có tính "cộng đồng" hơn. Nét Việt tạo ấn tượng bằng hàng chuông cách điệu ngay lối vào, theo như chủ quán, hàng chuông này không mang yếu tố tâm linh, chỉ tạo phong cách và một chút hồn Việt từ một hình ảnh dân gian. Chuông đúc từ nhựa composite, khắc hình người thiếu nữ cầm đàn đang múa hát một vũ điệu bay bổng. Nét Việt có nhiều gian dành cho khách: Gian nhà cổ, gian gác, gian tình nhân và thêm một gian máy lạnh... Khách có thể chọn theo ý thích. Cách bày trí ở đây cũng nhẹ nhàng, không tranh ảnh cầu kỳ, chủ yếu chỉ là những lọ hoa tươi nho nhỏ ngay trên bàn khách ngồi. Nghe đâu người chủ đã cất công ra tận Huế mua bốn ngôi nhà cổ trên trăm tuổi của đất cố đô mang vào Sài Gòn, rồi chọn lọc kỹ mới dựng nên thành hai nếp nhà chắc chắn với hàng vột gỗ đen bóng không sơn nhuộm. Cái cốt yếu của Nét Việt thể hiện trong cách chọn cây, chọn hoa và một số đồ vật giản dị để trưng bày. Những cây lúa xanh mướt trong những cái chậu nho nhỏ, đàn kiến làm bằng vỏ dừa đang leo lên cột, một ít dây hoa, một ít dương xỉ mọc trên bờ tường, một vài mảnh bình gốm đặt dọc lối đi....
Cứ nhìn từng viên ngói nám xanh, lêu rêu cùng tháng năm, không viên nào giống viên nào, mới thấy có một không gian xưa hơn cả những ngày xưa đang tồn tại giữa lòng thành phố cuồng nhiệt. Thiên nhiên ùa cả vào nhà, lòng người cứ nhẹ tênh đón ánh nắng và khí trời trong veo. Hãy nói thật nhẹ, nghe thật nhẹ và mở lòng ra thật nhẹ, bạn sẽ thấy thảnh thơi giữa hồn quê hiền hòa. Cũng có thể đến Nét Việt để thưởng thức một giọng ca không nổi danh, say sưa hát Trịnh Công Sơn hoặc nghe một bài nhạc không lời từ dàn nhạc sống và những nghệ sĩ có mặt ở đây mỗi đêm... Có khi, không phải là một chỗ để tịnh tâm, nhưng đến Nét Việt ít ra cũng tìm được thâm trầm trong dòng chảy miệt mài phường phố
Café “chắp cánh ước mơ” Chuyện kể rằng có một chàng trai gấp đủ 1.000 chim hạc giấy để tặng người yêu. Nhưng rồi một ngày, hai người đã xa cách nhau mãi mãi. Bên mộ nàng, cùng với những cánh hạc ngày xưa, chàng trai mới phát hiện được tình yêu cao cả của nàng dành cho anh. Thông điệp yêu thương và mơ ước của cánh hạc chính là cảm xúc để ra đời quán café Cánh Hạc. Không xa con đường Lê Văn Sỹ tấp nập, thế nhưng khi bước vào Cánh Hạc, bao bộn bề của cuộc sống như được trút bỏ. Một ngọn đèn của người phu quét đường treo mộc mạc trên một ô cửa, bên cạnh là lối hẹp dẫn vào quán. Tiếng nước len lỏi qua từng hòn sỏi, viên đá cuội, vỏ ốc, vỏ sò dưới chân người đi. Không xa con đường Lê Văn Sỹ tấp nập, thế nhưng khi bước vào Cánh Hạc, bao bộn bề của cuộc sống như được trútbỏ. Một ngọn đèn của người phu quét đường treo mộc mạc trên một ô cửa, bên cạnh là lối hẹp dẫn vào quán. Tiếng nước len lỏi qua từng hòn sỏi, viên đá cuội, vỏ ốc, vỏ sò dưới chân người đi Trước gian phòng chính của quán, nơi có đặt một cây piano do chính chủ nhân chiêu đãi khách với những bản nhạc Trịnh vào khoảng 19g30 - 21g30 mỗi ngày, là một tấm bảng đề Chương trình Gấp hạc từ thiện. Hóa ra bao tâm sự buồn vui của khách viết vào mảnh giấy con con được gấp thành hạc lại có thể thành một nguồn quĩ từ thiện dễ thương khi những lọ hạc được bán đấu giá Gian phòng chính còn là một phòng tranh với những bức vẽ chân phương của chủ nhân lẫn khách hàng. Một số bức là tranh chép các tác phẩm về phố cổ của Bùi Xuân Phái. Cũng như bao quán café có “gu” hiện nay, Cánh Hạc được kiến trúc và bài trí thành nhiều không gian khác nhau. Mảnh sân rộng phía trước đầy ắp cây cỏ dành cho những nhóm bạn hàn huyên mà không sợ làm phiền người xung quanh. Gian chính để thưởng thức âm nhạc. Gian mái lá phía sau khá ấm cúng và riêng tư, có thể tận dụng để chiêu đãi sinh nhật. Chiếc gác gỗ dẫn lên tầng trên mở ra một bầu trờ rộng vời vợi với những ánh sao lấp lánh vào ban đêm. Phía trước là một căn gác xép treo đầy những dây hạc trắng khiến người ta nhớ lại Đêm trắng “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam” của báo Cánh Hạc ra đời chính là từ gợi ý của một người bạn sau khi tham dự chương trình này). Giá mà có một số ảnh
đầy trắc ẩn về nạn nhân chất độc màu da cam của nhiếp ảnh gia Đoàn Đức Minh được treo ở đây sẽ làm cho căn gác thêm ý nghĩa hơn. Câu chuyện ngỡ như cổ tích ban đầu tuy kết thúc chưa có hậu, song đã mang cánh hạc trở thành biểu tượng của hòa bình, tình yêu và niềm mơ ước. Cánh Hạc ở 351/4 Lê Văn Sỹ, quận 3 ít ra đã là mơ ước thành hiện thực của một đôi bạn trẻ. Đến quán và trò chuyện với những người đổ tâm huyết dựng nên Cánh Hạc, bạn sẽ ngộ ra quán còn có một cái tên khác: “Café chắp cánh ước mơ”.