Chuong Iii

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Chuong Iii as PDF for free.

More details

  • Words: 4,456
  • Pages: 53
Chương III: Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng

GV: TS Võ Thúy Anh

1. Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng z

z

2

Tài sản có của ngân hàng là toàn bộ những thứ có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc hiện có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Chúng là kết quả của các hoạt động trong các kỳ trước và có khả năng mang lại lợi tức cho ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Nguyên tắc chung để xác định tài sản có là: tài sản có = tài sản nợ + vốn chủ sở hữu. TS Võ Thúy Anh

1. Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

3

Tài sản có của ngân hàng thường được chia thành 4 nhóm chính như sau: (1) Tài sản ngân quỹ (2) Tài sản chứng khoán (3) Tài sản cho vay (4) Tài sản cố định và các tài sản có khác

TS Võ Thúy Anh

1. Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

4

Tài sản ngân quỹ là những loại tài sản không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho người gửi tiền, thanh toán bù trừ và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng.

TS Võ Thúy Anh

1. Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z Tài

sản ngân quỹ

- Tiền mặt tại quỹ. - Các khoản dự trữ tại ngân hàng nhà nước. - Các khoản ký thác tại ngân hàng khác. - Tiền mặt trong quá trình thu.

5

TS Võ Thúy Anh

1. Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Tài sản chứng khoán – – –

6

Chứng khoán giữ cho đến khi đáo hạn. Chứng khoán sẵn sàng bán. Chứng khoán trên tài khoản giao dịch mua bán.

TS Võ Thúy Anh

1. Tài sản có và nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z z

7

Tài sản cho vay Tài sản cố định và các tài sản có khác

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng z

Khái niệm tín dụng – –

z

8

Về mặt hình thức, tín dụng là một sự vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay. Về mặt nội dung kinh tế, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang chủ thể khác với điều kiện phải hoàn trả theo những thỏa thuận trước giữa hai bên. Nội dung chính của sự thỏa thuận đó là: Thời hạn phải trả, số tiền lãi phải trả, cách thức phải trả.

Tín dụng ngân hàng được hiểu là hoạt động tín dụng của ngân hàng. TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Chức năng của tín dụng ngân hàng – – –

9

Tín dụng ngân hàng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng góp phần tiết kiệm tiền trong lưu thông. Tín dụng ngân hàng có chức năng kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế.

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Vai trò của tín dụng ngân hàng – – – –

10

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. Tín dụng ngân hàng làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt và tạo điều kiện cho việc điều hòa lưu thông tiền mặt. Tín dụng ngân hàng góp phần làm tăng cường các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng – – –

z

11

Vốn vay phải có giá trị hàng hoá, vật tư đảm bảo. Vốn vay phải có mục đích sử dụng hợp pháp, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Vốn cho vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Lưu ý: Tại Việt Nam, nguyên tắc cho vay của ngân hàng chỉ có nguyên tắc 2 và 3. TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Phân loại tín dụng ngân hàng –

Theo thời hạn cho vay z z z



Theo mục đích sử dụng vốn vay z z z z z

12

Tín dụng ngắn hạn. Tín dụng trung hạn. Tín dụng dài hạn. Cho vay bất động sản. Cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cho các định chế tài chính khác vay. Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Cho thuê.

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Phân loại tín dụng ngân hàng –

Theo đối tượng đầu tư z z



Theo hình thức đảm bảo z z

13

Tín dụng vốn cố định Tín dụng vốn lưu động Cho vay có bảo đảm đối vật Cho vay có đảm bảo đối nhân

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Phân loại tín dụng ngân hàng –

Theo phương pháp hoàn trả z z z



Theo xuất xứ tín dụng z z

14

Cho vay trả góp Cho vay phi trả góp Cho vay hoàn trả theo yêu cầu Cho vay trực tiếp Cho vay gián tiếp

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Phân loại tín dụng ngân hàng –

Theo hình thức cho vay z z z z z z z z z

15

Thấu chi. Cho vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay thông qua thư tín dụng. Chiết khấu giấy tờ có giá. Cho vay tiêu dùng cá nhân. Tín dụng tuần hoàn. Tín dụng thuê mua. Tín dụng nhà ở. Factoring.

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Bảo đảm tín dụng –



16

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ 3. Bảo đảm tín dụng được xem là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán được nợ. TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Bảo đảm tín dụng có 3 hình thức cơ bản: – – –

17

Thế chấp. Cầm cố. Bảo lãnh.

TS Võ Thúy Anh

2.Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

z

18

Thế chấp: bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn thu nợ thứ nhất bị mất. Cầm cố là việc người đi vay tiến hành chuyển giao tài sản (động sản) thuộc sở hữu của mình cho người cho vay cất giữ để làm vật bảo đảm cho số nợ vay trong thời gian nhất định. TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không trả được nợ. –

19

Bảo lãnh có thể chia thành hai loại cơ bản: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.

TS Võ Thúy Anh

2. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (tt) z

Quy trình cho vay – – – – – – – – – –

20

Lập hồ sơ đề nghị vay vốn. Thu thập thông tin về khách hàng. Phân tích tín dụng. Ngân hàng đồng ý cho vay. Khách hàng ký vào hợp đồng vay vốn. Ngân hàng chuyển khoản vốn vay cho khách hàng. Kiểm soát khoản cho vay. Khách hàng hoàn trả khoản nợ vay dần dần hoặc một lần theo thỏa thuận. Xử lý những khoản cho vay có vấn đề. Thanh lý hợp đồng vay. TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp –

Căn cứ vào đối tượng cho vay, cho vay ngắn hạn gồm có các loại sau: z z z z z

21

Cho vay mua hàng dự trữ. Cho vay vốn lưu động. Cho vay dựa trên tài sản có. Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng. Cho vay kinh doanh chứng khoán.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp –

Căn cứ vào phương thức cho vay z z z

22

Phương thức cho vay ứng trước Chiết khấu các giấy tờ có giá Bao thanh toán

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Cho vay ứng trước Ứng trước từng lần. – Cho vay theo hạn mức tín dụng Mức cho vay = Tổng nhu cầu vay - Phần vốn chủ sở hữu tham gia - Vốn khác –

23

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Chiết khấu giấy tờ có giá –



Xét về mặt bản chất, chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng. Theo Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (2004): z z

24

Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và được chiết khấu theo phương thức mua hẳn.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Chiết khấu giấy tờ có giá được chia thành 2 loại cơ bản: – –

25

Chiết khấu thương phiếu. Chiết khấu các giấy tờ có giá khác.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

26

Chiết khấu thương phiếu: Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá củ a thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có).

TS Võ Thúy Anh

Hình 3: Quy trình nghiệp vụ chiết khấu Hàng hóa dịch vụ Người mua trả tiền

Người thụ hưởng Thương phiếu

Đòi tiền Ngân hàng thương mại

27

Chiết khấu

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

28

Chiết khấu các chứng từ có giá khác. Bên cạnh thương phiếu, ngân hàng còn chiết khấu các chứng từ có giá khác như trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm và các giấy nợ ngắn hạn.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Những điểm lưu ý đối với nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Việt Nam: –

Văn bản pháp luật: z

z z

29

Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (QĐ 1325/2004/QĐNHNN). Quy chế chiết khấu và tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, số 63/2006/QĐ-NHNN. Luật các công cụ chuyển nhượng ban hành ngày 29/11/2005. TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Những điểm lưu ý đối với nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Việt Nam: –

Các giấy tờ có giá được phép chiết khấu và tái chiết khấu tại Việt Nam: z z z

30

Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành; Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành; Các giấy tờ có giá do nhà nước phát hành như: Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc, Trái phiếu công trình trung ương, Trái phiếu đầu tư, Trái phiếu ngoại tệ, Công trái xây dựng Tổ quốc, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu Chính quyền địa phương; Các tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Những điểm lưu ý đối với nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Việt Nam: –

Giấy tờ có giá được các tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau đây: z z z z

31

Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; Chưa đến hạn thanh toán; Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác); Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

Những điểm lưu ý đối với nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Việt Nam: –



32

Mức chiết khấu và tái chiết khấu tối đa đối với một tổ chức tín dụng là 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Quyền truy đòi đối với việc chiết khấu tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng.

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) z

33

Bao thanh toán: Nghiệp vụ này phát sinh lần đầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1980 với tên gọi Factoring (mua thu hay còn gọi là mua các tích trái). Đây là nghiệp vụ đi mua các yêu cầu chi trả của công ty nào đó rồi để sau đó nhận các khoản chi trả của các yêu cầu đó. Các khoản chi trả này thường là chi trả ngắn hạn nên bao thanh toán thường được xem là một hình thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.

TS Võ Thúy Anh

Quy trình của nghiệp vụ bao thanh toán (1)

Người mua nợ (factor)

(2)

Khách hàng (client)

(3)

Con nợ (debtor) 34

TS Võ Thúy Anh

3. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (tt) (1) Khách hàng bán tích trái (các khoản phải thu) theo hóa đơn cho người mua nợ. Người mua nợ (factor) thường là công ty con của ngân hàng. (2) Người mua nợ thanh toán một khoản tiền bằng số tiền trên tài khoản nợ trừ đi lãi và hoa hồng mà người mua nợ được hưởng, đồng thời người mua nợ còn giữ lại một phần để phòng ngừa hàng trả lại. (3) Khi đến hạn, con nợ phải thanh toán cho người mua nợ.

35

TS Võ Thúy Anh

4. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp z

Các hình thức tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng: – – –

36

Tín dụng tuần hoàn. Cho vay hợp vốn. Cho thuê tài chính.

TS Võ Thúy Anh

4. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp z

37

Tín dụng tuần hoàn. Đây là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chính thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định, có thể từ 1-3 năm hay 5 năm, song thời hạn nợ ký kết trong hợp đồng thường ngắn (khoảng 3 tháng) và nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục. Loại tín dụng này thường dùng để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng tài sản lưu động hay thay thế các khoản nợ ngắn hạn tới kỳ thanh toán.

TS Võ Thúy Anh

4. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp z

Cho vay hợp vốn gồm hai loại cơ bản : –



38

Hợp vốn trực tiếp (directloan syndicated facility): Với loại nghiệp vụ này, sẽ có một số hợp đồng cho vay, trong đó mỗi ngân hàng cho vay sẽ đồng ý cung cấp một khoản vay cùng với các điều kiện và điều khoản như các ngân hàng cùng tham gia cho vay khác. Loại vay hợp vốn này khó thực hiện và chưa có quy định tại Việt Nam. Hợp vốn gián tiếp (participation syndicated facility): Với loại nghiệp vụ này sẽ có một ngân hàng đứng đầu (người dàn xếp) hoặc nhiều ngân hàng đồng đứng đầu. Các ngân hàng này sau đó sẽ tiếp xúc với các ngân hàng khác để mời họ cùng tham gia góp vốn theo một tỷ lệ nhất định. TS Võ Thúy Anh

5. Cho vay tiêu dùng z z

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng: – – – – – –



39

Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ, nên chi phí tổ chức cho vay cao. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất Mức thu nhập và trın ̀ h độ học vấn là 2 biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Nguồn trả nợ củ a người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng, và kinh nghiệm đối với công việc của những người này. Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xá c định, song lại rất quan trọng, quyết định sự hoà n trả củ a khoản vay.

TS Võ Thúy Anh

5. Cho vay tiêu dùng z

Các loại cho vay tiêu dùng: –

Căn cứ và o mục đích vay: z z



Căn cứ và o phương thức hoàn trả: z z

40

Cho vay tiêu dùng cư trú. Cho vay tiêu dùng phi cư trú Cho vay tiêu dùng trả gó p. Cho vay tiêu dùng phi trả gó p.

TS Võ Thúy Anh

5. Cho vay tiêu dùng z

Các loại cho vay tiêu dùng –

Căn cứ và o nguồn gốc của khoản nợ: z

z

41

Cho vay tiêu dùng gián tiếp. Đây là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phá t sinh do những công ty bán lẻ đã bá n chịu hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng. Các hình thức mua nợ á p dụng trong trường hợp này có thể là truy đòi toàn bộ, truy đòi hạn chế, miễn truy đòi, tài trợ có mua lại. Cho vay tiêu dùng trực tiếp. Đây là khoản cho vay mà ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để cho vay và thu nợ.

TS Võ Thúy Anh

6. Cho vay bất động sản z

42

Cho vay bất động sản là việc ngân hàng tài trợ cho việc mua những tài sản thực như nhà cửa, khu căn hộ, trung tâm mua bán, văn phòng và đất đai, ..

TS Võ Thúy Anh

6. Cho vay bất động sản z

Cho vay bất động sản có những điểm khác biệt so với các hình thức cho vay khác ở những điểm sau: – – – –

43

Quy mô khoản cho vay lớn. Thời gian cho vay dài (lên đến 25-30 năm). Rủi ro cao do chịu tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội về dài hạn cũng như sức khỏe và thu nhập của người vay. Đối với các hình thức cho vay khác, dòng tiền mặt dự tính hoặc thu nhập của người đi vay là yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng quyết định có cho vay hay không cho vay. Trong cho vay bất động sản, giá trị và tình trạng của tài sản lại là trọng tâm của món vay, chúng có tầm quan trọng tương đương với thu nhập của người đi vay.

TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính z

44

Cho thuê (leasing) là một giao dịch hợp đồng giữa 2 chủ thể - bên chủ sở hữu tài sản và bên sử dụng tài sản, trong đó, bên chủ sở hữu tài sản - bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một khoản thời gian nhất định và bên sử dụng tài sản phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

Cho thuê có đặc điểm: –





45

Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê làm phát sinh sự tá ch rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trong thời hạn thuê. Bên đi thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu trong thời hạn thuê theo mức thoả thuận. Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê phải trả lại tài sản cho bên chủ sở hữu. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

Cho thuê có 2 loại: Thuê vận hành (operating leases) và Thuê tài chính (financial leases). –



46

Cho thuê vận hành là loại cho thuê ngắn hạn, bên thuê có thể hủy bỏ hợp đồng, bên cho thuê chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuê tài sản Cho thuê tài chính hay còn gọi là cho thuê vốn (capital leases) là loại cho thuê dài hạn, bên thuê không được hủy bỏ hợp đồng, chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuê tài sản. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

47

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung - dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phưong tiện vận chuyển và cá c động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

Một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau đây: –



– –

48

Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên; Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê; Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

Cho thuê tài chính có hai loại cơ bản –

49

Cho thuê tài chính hai bên (mua và cho thuê lại): theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tài sản cho thuê đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê (bên cho thuê đã mua hoặc đã xây dựng). Bên cho thuê sẽ mua và cho bên thuê thuê lại tài sản này. Phương thức tài trợ nà y thường do các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện, các tổ chức tài chính ít áp dụng phương thức này. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

50

Cho thuê ba bên (cho thuê tài chính thông thường): theo phương thức này, bên cho thuê chỉ mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê và đã được 2 bên thoả thuận theo hợp đồng thuê. Phương thức tài trợ nà y còn được gọi là phương thức cho thuê tài chính thuần, đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức cho vay 2 bên. TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính 3 bên

2c

Người cho thuê (Lessor)

2a 1b

Người cung cấp (Supplier)

51

2d

3

1a

1c 2b

Người đi thuê (Lessee)

TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính 3 bên (1a): Ký hợp đồng thuê. (1b): Ký hợp đồng mua tài sản (1c): Ký hợp đồng bảo hành, bảo dưởng (2a): Lập thủ tục chuyển quyền sở hữu (2b): Chuyển giao tài sản (2c): Thanh toán tiền mua (2d): Lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng (3): Thanh toán tiền thuê định kỳ.

52

TS Võ Thúy Anh

7. Cho thuê tài chính (tt) z

Các loại cho thuê tài chính đặc biệt – – –

53

Tái cho thuê. Cho thuê hợp tác Cho thuê giáp lưng

TS Võ Thúy Anh

Related Documents

Chuong Iii
April 2020 7
Chuong Iii
June 2020 8
Chuong Iii[1]
October 2019 6
Chuong Iii - Internet
June 2020 17
Chuong I+ii+iii
June 2020 15