Chung Khoan Phai Sinh

  • Uploaded by: Trần Huy
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Chung Khoan Phai Sinh as PDF for free.

More details

  • Words: 17,006
  • Pages: 47
CHỨNG KHOÁNChủ Nhật, 13/01/2013 10:03 GMT+7 Việt Nam sẽ có thị trường chứng khoán phái sinh (HQ Online)- Một trong những giải pháp phát triển và tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đề ra trong năm 2013 là xây dựng khung pháp lý cho việc đưa vào vận hành một TTCK phái sinh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn và cấu trúc lại TTCK theo hướng tổ chức lại các sàn giao dịch cổ phiếu, trái phiếu... >> 8 nhóm giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán năm 2013 >> Cơ sở để kỳ vọng vào thị trường chứng khoán năm 2013

Ảnh minh họa.

Tiềm năng Theo Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường Nguyễn Sơn, tại Quyết định 252/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 cũng đã đặt ra việc xây dựng TTCK phái sinh theo lộ trình thích hợp. Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh đã được quy định trong Luật Chứng khoán. Theo đó, việc lựa chọn các thị trường phái sinh dựa trên công cụ cơ sở (gốc) là chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán… là cơ sở ban đầu cho hoạt động giao dịch. Các chứng khoán cơ sở phải đáp ứng được một số tiêu chí về tính thanh khoản, chất lượng của dòng thông tin về giao dịch tài sản cơ sở và các liên kết về công nghệ thông tin, thẩm quyền quản lý đối với tài sản cơ sở… Trong khi đó, TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 12 năm nhưng lại chưa có thị trường phái sinh dựa trên công cụ là chứng khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến

động về giá. Hiện trên thị trường mới chỉ có công cụ đầu tư cơ bản như: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Thực tế, để hạn chế những rủi ro, các nghiệp vụ tài chính phái sinh được hình thành và từng bước đưa vào hoạt động. Một số sản phẩm phái sinh xuất phát từ công cụ gốc là cà phê, hạt điều, vàng, lãi suất... đã hình thành và phát triển ở các mức độ khác nhau. Đơn cử như đã có nhiều ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài: Vietcombank, Techcombank, HSBC, Citibank... cung cấp các loại sản phẩm phái sinh tiền tệ nhưng khách hàng còn ít, khối lượng giao dịch nhỏ. Trên thị trường hàng hóa trong nước có 3 sàn giao dịch là Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuật, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương tín.. đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh như SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm: cà phê, cao su và thép cán nóng. Nhưng đa phần các giao dịch phái sinh này cũng chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các DN XNK và nhà đầu tư hạn chế. Bên cạnh đó, do chưa có khung pháp lý hướng dẫn thị trường chứng khoán phái sinh nên một số loại chứng khoán phái sinh phi chính thức tự phát ra đời đã bị UBCKNN yêu cầu ngừng triển khai như trường hợp của Công ty Vàng thế giới (VTG) ra mắt một sản phẩm mới gần giống với Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, đầu tư vào chỉ số chứng khoán Việt Nam, hay việc Công ty chứng khoán VnDirect cung cấp sản phẩm "hợp đồng hợp tác đầu tư” với những đặc điểm cơ bản của một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu. Lựa chọn mô hình Theo Vụ trưởng Nguyễn Sơn, việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh ban đầu đưa vào hoạt động cần được chuẩn hóa ngay từ đầu và đi từ mức độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường. Đối với Việt Nam, việc triển khai xây dựng TTCK phái sinh được gắn với việc tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường (đề án hợp nhất các Sở giao dịch chứng khoán) và lộ trình đầu tư công nghệ thông tin cho toàn TTCK. Theo đó, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong 3 sàn giao dịch thuộc SGDCK Việt Nam theo mô hình tái cấu trúc hai SGDCK hiện hành (SGDCK TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội) thành một Sở thống nhất. Sàn giao dịch phái sinh vận hành song hành cùng sàn giao dịch cổ phiếu, sàn giao dịch trái phiếu. Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao dịch trên thị trường cổ phiếu đó là hệ thống đấu giá khớp lệnh với các phiên giao dịch khác nhau. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ là đơn vị tổ chức việc thanh toán bù trừ (TTBT) cho các chứng khoán phái sinh. Hệ thống thanh toán sẽ cần một Trung tâm TTBT

(Clearing house) đóng vai trò là đối tác trung tâm (CCP-central counterparty) bên cạnh hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán hiện nay của VSD. Đối với các công ty chứng khoán (CTCK) khi tham gia thị trường phái sinh, các CTCK thành viên phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán, là người đứng sau các giao dịch của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải tăng các yêu cầu về vốn và một số yêu cầu khác như: Công nghệ, kinh nghiệm… so với các yêu cầu vốn trên TTCK cơ sở. Và với yêu cầu tăng vốn, không phải CTCK nào cũng đủ điều kiện cũng như sẽ lựa chọn tham gia thị trường. Bởi cơ chế thanh toán trên thị trường phái sinh sẽ là cơ chế sẽ thanh toán/sẽ chuyển giao (quá trình thanh toán/chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai) thay vì cơ chế thanh toán trước/chuyển giao trước như hiện nay (quy định pháp lý hiện hành yêu cầu nhà đầu tư muốn mua chứng khoán phải có đủ tiền và muốn bán chứng khoán phải có đủ chứng khoán trên tài sản). Về phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, do các sản phẩm phái sinh được nhìn nhận là các loại “chứng khoán” theo Luật Chứng khoán nên vai trò trung gian trong chứng khoán có thể chỉ được thực hiện thông qua các CTCK. Hiện UBCKNN đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ chức và giao dịch khoán phái sinh để trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Nghị định là một văn bản dưới Luật và hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trên cơ sở Nghị định, SGDCK Việt Nam (theo mô hình định hướng) và VSD sẽ xây dựng các quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán và bù trừ cho các khoán phái sinh gắn với các hoạt động nghiệp vụ của mình. UBCKNN cũng sẽ trình Bộ Tài chính để bổ sung các quy định về tổ chức, hoạt động của các đối tượng tham gia hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh… để bảo đảm một hành làng pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả, ổn định. Mai Ka

http://www.baohaiquan.vn/pages/viet-nam-se-co-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh.aspx

Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam? (*) Xem tin gốc FinancePlus - 3 ngày trước 3 lượt xem

(Tài chính) Việc xây dựng và đưa vào vận hành một thị trường chứng khoán (TTCK) có hiệu ứng đòn bẩy cao là TTCK phái sinh tại Việt Nam trong bối cảnh TTCK cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu) còn nhiều biến động vừa là một nhu cầu cấp thiết của cơ chế phòng vệ rủi ro, đồng thời là vấn đề nhạy

cảm, phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của các thành viên thị trường. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Vì vậy, việc xây dựng TTCK phái sinh tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trên cơ sở triển khai xây dựng Đề án về thị trường phái sinh tại Việt Nam và xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và họa động của TTCK phái sinh. Theo đó, những vấn đề đặt ra trong việc triển khai xây dựng Đề án được xử lý trên một số nội dung cơ bản sau: Đánh giá nhu cầu của thị trường về các sản phẩm phái sinh Việc đánh giá nhu cầu của thị trường về các sản phẩm phái sinh là để có thể tối đa hóa sự tham gia của các đối tượng trên thị trường và phù hợp với năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, từ đó đảm bảo mang lại hiệu quả và tính khả thi cao. Với lý do này, quá trình xây dựng mô hình được tiến hành càng sát với nhu cầu thị trường càng tốt và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trên thế giới. Tất cả các vấn đề như các thành viên tham gia thị trường, hình thức giao dịch, vấn đề thanh toán bù trừ và lưu giữ trạng thái, đều cần phải tính tới nhu cầu của TTCK phái sinh tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Mô hình tổ chức nào cho thị trường phái sinh? Thị trường phái sinh tập trung hay thị trường phái sinh phi tập trung (OTC) là hai thị trường hoàn toàn khác nhau và đối tượng tham gia cũng khác nhau. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường phái sinh tập trung cũng đòi hỏi nhiều hơn so với cơ sở hạ tầng dành cho thị trường phái sinh phi tập trung và lựa chọn này cũng dần đến các lựa chọn tiếp theo về loại công cụ phái sinh, hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, bù trừ và cơ chế quản lý, giám sát. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nếu để thị trường phái sinh phát triển tuần tự từ OTC lên tập trung sẽ mất thời gian khá dài và đánh mất lợi thế của quốc gia đi sau. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mà một trong những

nguyên nhân được đánh giá là do lạm dụng các công cụ phái sinh trên thị trường OTC, nhiều cơ quan quản lý TTCK đều có những quan ngại về phát triển thị trường này. Các quốc gia trong nhóm G-20 đã họp nhóm tại Pittburgh ngày 24-25/9/2009 để thống nhất và cam kết sớm đưa các sản phẩm phái sinh chuẩn hóa trên thị trường OTC vào giao dịch trên SGDCK không chậm hơn năm 2012. Do đó, việc thiết lập TTCK phái sinh tập trung trong điều kiện hiện nay được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tiễn và cho phép cơ quan quản lý có những chuẩn bị kỹ lưỡng về hành lang pháp lý cho vận hành thị trường cũng như bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro giao dịch và thanh toán. Những loại tài sản cơ sở nào sẽ được cho phép? Loại sản phẩm phái sinh nào sẽ được phát triển? Về mặt lý thuyết, có rất nhiều loại tài sản khác nhau ở Việt Nam có thể cho phép thực hiện giao dịch phái sinh. Với dân số khoảng 90 triệu người và 1 nền kinh tế sản xuất nhiều hàng hóa thì các lựa chọn là rất rộng. Nhưng thực tế cho thấy các tài sản cơ sở khác nhau được quản lý bởi các cơ quan chủ quản khác nhau. Phái sinh hàng hóa đặt dưới sự quản lý của Bộ Công Thương và đã được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005; Các giao dịch phái sinh tiền tệ được quy được bởi một văn bản riêng của NHNN, chưa có văn bản quy định thống nhất. Trong khi đó, lĩnh vực chứng khoán do Bộ Tài chính quản lý trực tiếp là UBCKNN (Xem Bảng). Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh đã được quy định trong Luật Chứng khoán. Việc lựa chọn các thị trường phái sinh dựa trên công cụ cơ sở (gốc) là chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán… là cơ sở ban đầu cho hoạt động giao dịch. Các chứng khoán cơ sở phải đáp ứng được một số tiêu chí về tính thanh khoản, chất lượng của dòng thông tin về giao dịch tài sản cơ sở và các liên kết về công nghệ thông tin, thẩm quyền quản lý đối với tài sản cơ sở… Bảng: Cơ quan quản lý tài sản cơ sở tại Việt Nam Chỉ số chứng khoán Ngoại tệ Trái phiếu Chính phủ Cao su Vàng Trái phiếu doanh nghiệp Hạt điều Tài sản/Cơ quản quản lý Lãi suất Cổ phiếu Cà phê Cơ quan quản lý thị trường phái sinh NHNN UBCKNN Bộ Công Thương Cơ quan quản lý giao dịch tài sản cơ sở NHNN UBCKNN Bộ Công Thương Việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh ban đầu đưa vào hoạt động cần được chuẩn hóa ngay từ đầu và đi từ mức độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường. Theo kinh nghiệm của các thị trường phái sinh trong khu vực, các sản phẩm pháo sinh dựa trên chỉ số (index duture; index option), phái sinh dựa trên trái phiếu (bond future) là sản phẩm giao dịch đầu tiên, sau đó phát triển lên các sinh dựa trên cổ phiếu (stock option, stock future) và về lâu dài cần thống nhất xây dựng một thị trường phái sinh cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa. Tổ chức nào là thành viên trung gian của thị trường phái sinh? Thành viên tham gia thị trường phái sinh là ai? Tất cả các CTCK là thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) hiện nay, hay một phần trong tổng số các thành viên đó? Yêu cầu

gì đối với các thành viên khi tham gia thị trường phái sinh khi số lượng thành viên bị hạn chế (vốn, công nghệ, kinh nghiệm, số lượng nhân viên…)? Các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác có được phép hoạt động như các trung gian trên thị trường phái sinh hay không? Qua phân tích tình hình thực tiễn của các CTCK cho thấy, số lượng các CTCK hiện có trên TTCK Việt Nam là khá lớn (trên 100 công ty); trong đó đa phần là các công ty quy mô nhỏ và vừa. Theo số liệu mà UBCKNN tính toán năm 2010, 12 CTCK chiếm gần 50% thị phần môi giới, mỗi CTCK trong số 93 CTCK còn lại chỉ có thị phần là 1% hoặc thấp hơn. Do cơ chế thanh toán trên thị trường phái sinh sẽ là cơ chế sẽ thanh toán/sẽ chuyển giao (quá trình thanh toán/chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai) thay vì cơ chế thanh toán trước/chuyển giao trước như hiện nay (quy định pháp lý hiện hành yêu cầu nhà đầu tư muốn mua chứng khoán phải có đủ tiền và muốn bán chứng khoán phải có đủ chứng khoán trên tài sản). Vì vậy, khi tham gia thị trường phái sinh, các CTCK thành viên phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán, là người đứng sau các giao dịch của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải tăng các yêu cầu về vốn và một số yêu cầu khác (ví dụ: công nghệ, kinh nghiệm…) so với các yêu cầu vốn trên TTCK cơ sở. Và với yêu cầu tăng vốn, không phải CTCK nào cũng đủ điều kiện cũng như sẽ lựa chọn tham gia thị trường. Ở góc độ kinh doanh, chi phí cho việc tham gia vào thị trường phái sinh (ví dụ như làm thành viên của Đối tác trung tâm (CPP) và khoản tiền đặt cọc theo yêu cầu) có thể lớn hơn lợi nhuận lỳ vọng do thị phần của các công ty này là thấp. Trên cơ sở đó, chỉ một bộ khác của CTCK mà đáp ứng được các điều kiện của UBCKNN mới có thể làm tổ chức trung gian trên TTCK phái sinh. Về phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, do các sản phẩm phái sinh được nhìn nhận là các loại “chứng khoán” theo Luật Chứng khoán nên vai trò trung gian trong chứng khoán có thể chỉ được thực hiện thông qua các CTCK. Mô hình nào để tổ chức giao dịch phái sinh và thực hiện việc thanh toán và bù trừ? Việc triển khai xây dựng TTCK phái sinh được gắn với việc tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường (đề án hợp nhất các SGDCK) và lộ trình đầu tư công nghệ thông tin cho toàn TTCK (gói thấu CNTT 04). Theo đó, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong ba sàn giao dịch thuộc SGDCK Việt Nam theo mô hình tái cấu trúc hai SGDCK hiện hành (SGDCK TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội) thành một Sở thống nhất. Sàn giao dịch phái sinh vận hành song hành cùng sàn giao dịch cổ phiếu, sàn giao dịch trái phiếu. Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao dịch trên thị trường cổ phiếu đó là hệ thống đấu giá khớp lệnh với các phiên giao dịch khác nhau. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ vần là đơn vị tổ chức việc thanh toán bù trừ (TTBT) cho các khoán phái sinh. Hệ thống thanh toán sẽ cần một Trung tâm TTBT (Clearing house) đóng vai trò là đối tác trung tâm (CCP-central counterparty) bên cạnh hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán hiện nay của VSD. Bộ phận TTBT với chức năng CCP sẽ đóng vai trò là người bán của mọi người mua và người mua của mọi người bán. Rủi ro trong thanh toán sẽ được đảm bảo bởi CCP sẽ là người chịu rủi ro cuối cùng. Với cơ chế lý quỹ chặt chẽ bởi các thành viên tham gia thị trường, hệ thống TTBT có một vai trò cần thiết trong việc đảm bảo hạn chế các rủi ro đổi vỡ.

Khung pháp lý nào cho thị trường? UBCKNN đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ chức và giao dịch khoán phái sinh để trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Nghị định là một văn bản dưới Luật và hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trên cơ sở Nghị định, SGDCK Việt Nam (theo mô hình định hướng) và VSD sẽ xây dựng các quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán và bù trừ cho các khoán phái sinh gắn với các hoạt động nghiệp vụ của mình. UBCKNN cũng sẽ trình Bộ Tài chính để bổ sung các quy định về tổ chức, hoạt động của các đối tượng tham gia hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh, quy địinh về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh… để bảo đảm một hành làng pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả, ổn định. Căn cứ trên 6 lựa chọn cơ bản về thiết kế TTCK phái sinh tại Việt Nam bên trên, có thể nhận thấy rằng việc thiết lập thị trường phái sinh gắn liền với việc tái cấu trúc TTCK. Chúng ta đang hướng tới mô hình sáp nhập các SGDCK thành một Sở giao dịch thống nhất như nhiều quốc gia đã và đang thực hiên, có đầy đủ cá loại thị trường thanh toán bằng tiền (cash market) tới thị trường phái sinh (derivative market). Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương trong Quyết định phê duyệt Đề án phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 số 252/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 trong Nhóm giải pháp về tái cấu trúc tổ chức thị trường “Tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCK Việt Nam theo hướng (i) Tổ chức việc giao dịch chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có một SGDCK; (ii) Phân định các khu vực TTCK thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, TTCK phái sinh; (iii) Liên kết giữa SGDCK và VSD để gắn kết mạnh hoạt động thanh toán, bù trừ và lưu ký chứng khoán với hoạt động giao dịch chứng khoán…” và Nhóm giải pháo về tăng cung hàng hóa cho thị trường: “Xây dựng và phát triển TTCK phái sinh được chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ đơn giản đến phức tạp; về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ”. Kết luận Với định hướng thiết lập được một TTCK phái sinh tập trung, UBCKNN cùng với hai SGDCK và VSD đang triển khai xây dựng Đề án thiết lập TTCK phái sinh; dự thảo Nghị định hướng dẫn về Tổ chức và hoạt động của TTCK phái sinh. Đây sẽ là những tiền đề cơ bản cho việc xây dựng các bước cụ thể để có được một thị trường phái sinh trong thực tiễn. Bên cạnh những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý, các thành viên trên thị trường cũng cần phối hợp tích cực với UBCKNN trong việc chuẩn bị hạ tầng cơ sở cho thị trường như chuẩn bị về hạ tầng cơ sở tại chính các CTCK thành viên, chuẩn bị nguồn lực có trình độ và am hiểu về chứng khoán phái sinh, có kế hoạch về xây dựng tài chính đủ mạnh khi tham gia thị trường mới. Đặc biệt là phối hợp cùng với UBCKNN để giáo dục, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về chứng khoán phái sinh tới đông đảo nhà đầu tư hiểu để tham gia. Chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh là một phạm trù còn khá mới và khó tại Việt Nam, việc xây dựng một TTCK phái sinh tập trung đúng nghĩa trong nước chưa có tiền lệ nên UBCKNN mong muốn nhận được những đóng góp tích cực từ các thành viên khác trên thị trường như các công ty niêm yết, các ngân hàng lưu ký (đặc biệt là các ngân hàng lưu ký

nước ngoài)… để đánh giá nhu cầu của thị trường, những thông lệ quốc tế và thực tiễn tốt nhất nhằm có được một thị trường phái sinh đáp ứng được nhu cầu số đông và vận hành hiệu quả. (*) Tít bài do FinancePlus. vn đặt. Bài viết được trích từ tham luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển Thị trường chứng khoán năm 2013.

http://www.baomoi.com/Xay-dung-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-tai-VietNam/127/10159822.epi

Năm 2013, Nghị định về chứng khoán phái sinh sẽ 'ra đời' NDHMoney - 09/01/2013 3:53:39 CH Facebook |

Twitter |

Google Bookmarks |

In tin |

Gửi email |

RSS

Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) được trình bày tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013 của UBCKNN tổ chức sáng nay (9/1/2013). Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện UBCKNN đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh để trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Nghị định này là một văn bản dưới Luật và hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng cũng sẽ xây dựng các quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán, nghiệp vụ… để tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, giúp thị trường chứng khoán phái sinh vận hành hiệu quả, ổn định. Người đứng đầu Vụ phát triển thị trường cho biết, TTCK phái sinh sẽ xuất hiện sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (hợp nhất từ 2 Sở GDCK hiện tại) ra đời. Đây cũng là một trong những định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 20112020. Mô

hình

tổ

chức

cho

TTCK

phái

sinh?

Ông Nguyễn Sơn chia sẻ: UBCKNN đánh giá việc thiết lập TTCK phái sinh tập trung trong điều kiện hiện nay là phù hợp với điều kiện thực tiễn và cho phép cơ quan quản lý có những chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc lựa chọn các chứng khoán phái sinh dự trên công cụ cơ sở là chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán là cơ sở ban đầu cho hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, các chứng khoán cơ sở này cũng phải đáp ứng được một số tiêu chí về thanh khoản, chất lượng của dòng thông tin về giao dịch tài sản cơ sở… Theo kinh nghiệm của các thị trường trong khu vực, các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số, trái phiếu là sản phấm giao dịch đầu tiên. Sau đó sẽ phát triển lên các sản phẩm phái sinh dựa trên cổ phiếu. Cuối cùng, sẽ thống nhất xây dựng một thị trường phái sinh cho tất cả các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa.

Cơ quan quản lý tài sản cơ sở tại Việt Nam

Tài sản

Cơ quan quản lý

Ngoại tệ, vàng, lãi suất

Ngân hàng Nhà nước

Chỉ số chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Cao su, hạt điều, cà phê

Bộ Công thương

Theo ông Nguyễn Sơn, số lượng các CTCK hiện có là khá lớn nhưng đa phần là các công ty có quy mô nhỏ và vừa. Trong khi muốn tham gia TTCK phái sinh, các CTCK phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, là người đứng sau các giao dịch của khác hàng. Điều này đòi hỏi phải tăng các yêu cầu về vốn, công nghệ, kinh nghiệm… Như vậy, không phải CTCK nào cũng đủ điều kiện cũng như sẽ lựa chọn tham gia vào thị trường phái sinh. Nhất là khi chi phí cho việc tham gia có thể lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng do thị phần của các CTCK này thấp. “Về phía các ngân hàng, hay tổ chức tài chính khác, do sản phẩm phái sinh chứng khoán được nhìn nhận là các loại “chứng khoán” theo Luật Chứng khoán nên vai trò trung gian trong chứng khoản có thể chỉ được thực hiện thông qua các CTCK”, ông Nguyễn Sơn cho biết. Việc xây dựng TTCK phái sinh được gắn với việc tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường. Như vậy, sàn GDCK phái sinh sẽ là 1 trong 3 sàn giao dịch thuộc SGDCK Việt Nam (thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh). Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ là đơn vị tổ chức việc thanh toán bù trừ.

Thu Trang

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

http://www.bsc.com.vn/News/2013/1/9/286008.aspx THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thời điểm nào cho sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam? Thứ Hai, 17/12/2012, 20:12RSSGửi emailIn tin

Việc xây dựng thị trường phái sinh là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2011-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, thực trạng thị trường hiện tại lại đang đặt ra một bài toán khó. 46 tham luận được mang đến Hội thảo khoa học Ứng dụng các sản phẩm tài chính hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam sáng 15/12 với nhiều vấn đề về thị trường phái sinh được phân tích, nhiều ý kiến hay về việc áp dụng sản phẩm phái sinh vào các thị trường tiền tệ, bất động sản… . Tuy nhiên, điểm chung mà ai cũng phải nhìn nhận rằng thị trường phái sinh ở Việt Nam không thể triển khai trong một sớm một chiều mà cần có thời gian chuẩn bị lâu dài. Chuyên gia chứng khoán Bùi Nguyên Hoàn cho rằng, thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường giao dịch các chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai (future contracts), hợp đồng quyền chọn (options contracts) và các công cụ phái sinh khác. Hợp đồng tương lai là sự kế thừa và phát triển hàng hóa ấn định, với một mức giá và thời điểm ấn định trong tương lại. Hợp đồng kỳ hạn với chức năng nguyên thủy là công cụ bảo hộ (bảo hiểm) giá nông phẩm, hợp đồng tương lai ngoài vai trò bảo hộ giá còn là công cụ đầu cơ. Giao dịch hợp đồng tương lai với đặc trưng là giao dịch ký quỹ, mức ký quỹ thấp, người đầu tư chỉ bỏ ra một số vốn rất nhỏ, có thể kiểm soát được một giao dịch, đưa đến thu nhập (hoặc bị thua lỗ) từ một giá trị lớn hơn nhiều. Vì vậy, đầu tư hợp đồng tương lai là đầu tư mạo hiểm, có đòn bẩy tài chính mạnh. Để áp ứng nhu cầu đầu tư số đông, chấp nhận rủi ro giới hạn, hợp đồng quyền chọn ra đời. Hợp đồng quyền chọn là công cụ đầu tư có khả năng phân tán rủi ro từ vốn đầu tư hạn chế. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí với việc hình thành một thị trường chứng khoán phái sinh đúng nghĩa ở Việt Nam bởi đây là sản phẩm tất yếu trong tiến trình phát triển ngày càng rộng và đa dạng của thị trường tài chính.

Tiến sĩ Nguyễn Sơn (phải) và một số diễn giả tại Hội thảo ngày 15/12/2012 TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường Ủy Ban Chứng khoán cho rằng, trong quá trình 12 năm hình thành và phát triển, bên cạnh những các sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… đã đến lúc thị trường cần mở rộng thêm các sản phẩm mới, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn như các chứng khoán phái sinh. Đồng thời, hiện nay rất nhiều đối tượng muốn có một thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phòng vệ rủi ro, đáp ứng nhu cầu đầu tư sinh lợi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Việc xây dựng thị trường phái sinh cũng là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2011-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, thực trạng thị trường hiện tại lại đang đặt ra một bài toán khó. Theo chuyên gia Bùi Nguyên Hoàn, các thị trường phái sinh sơ khai của Việt Nam như sàn giao dịch hạt điều của Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM (nay là Sở giao dịch) thất bại ngay từ phiên giao dịch đầu tiên do đối tác bỏ cuộc. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột đã có 7 năm thành lập, nhưng hiện nay chỉ là nơi cung cấp sân phơi và dịch vụ bảo quản cà phê cho một số hộ nông dân. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) của Công ty TNHH Triệu Phong tuy đã có 3 năm khai trương hoạt động nhưng nay vẫn là một ẩn số. Nguyên nhân của sự không thành công này có nhiều cách đánh giá khác nhau như do thiếu cơ chế, chính sách, thiếu quản lý chỉ đạo cụ thể. Nhưng suy cho cùng, nguyên nhân bao trùm là do thiếu kiến thức, thiếu kiến thức phổ cập cho công chúng đầu tư, cho những đối tượng là thành phần tham gia mua bán, giao dịch trên thị trường, và thiếu kiến thức căn bản cần thiết đối với những người tổ chức, điều hành, hoạch định chính sách thị trường.

Ông Sơn cho rằng, thị trường phái sinh là một phạm trù rất rộng, do đó để xây dựng thị trường phải có bước đi cụ thể, kỹ lưỡng, có lộ trình với luật chơi, cơ chế phòng vệ… có quy định rõ ràng về bán khống (short sell). Bởi phái sinh mà không có bán khống là vô nghĩa. Do vậy, cần mất khá nhiều thời gian để xây dựng. Từ tham luận của mình, TS Vũ Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch UBCKNN nói về tổ chức vận hành và lộ trình triển khai thị trường chứng khoán phái sinh. Theo đó, UBCKNN đang xây dựng Nghị định chi tiết về về thị trường phái sinh nhằm quản lý cả thị trường tập trung và phi tập trung. Trên cơ sở Nghị định, Bộ Tài chính và UBCKNN sẽ hướng dẫn cụ thể về các sản phẩm được phép giao dịch, các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa thao túng thị trường như quy định hạn mức giao dịch, giới hạn giá thực hiện… Thị trường này sẽ hoạt động dưa trên hệ thống công nghệ hiện đại sau khi hai Sở giao dịch chứng khoán hiện nay được hợp nhất. Mặt khác, sau khi có Nghị định và trước khi triển khai thị trường, cơ quan quản lý cần ít nhất 6 tháng đến 1 năm để các thành viên thị trường chuẩn bị cơ sở vật chất, đồng thời thực hiện tuyên truyền, đào tạo nhà đầu tư. Theo tính toán của TS. Liên, nếu các khâu chuẩn bị này được triển khai tốt thì nhanh nhất cũng phải đến cuối năm 2014 đầu 2015, Việt Nam mới có sàn giao dịch chứng khoán phái sinh tập trung. ------------------------------------------Lợi ích của thị trường chứng khoán phái sinh Ths Đặng Tài An Trang, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng khoán phái sinh có một số lợi ích cơ bản như giúp loại bỏ sự bất trắc thông qua việc thực hiện các giao dịch trao đổi rủi ro thị trường, thường hay được gọi là phòng ngừa (hedging). Các doanh nghiệp hay định chế tài chính sử dụng chứng khoán phái sinh nhằm giúp họ phòng ngừa được các thay đổi về giá nguyên vật liệu, tỷ giá, lãi suất. Do vậy, chứng khoán phái sinh sẽ giúp giảm các biến động về dòng tiền của doanh nghiệp và giúp dự báo trở nên đáng tin cậy hơn, yêu cầu về vốn ít hơn và hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Những lợi ích này khiến chứng khoán phái sinh được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Lợi ích khác của chứng khoán phái sinh là được sử dụng làm công cụ đầu tư do đây là công cụ để thực hiện để đầu tư trực tiếp vào các tài sản mà không cần mua hoặc nắm giữ bản thân tài sản. Chứng khoán phái sinh cũng giảm thị trường phản ứng nhanh hơn với thông tin mới so với thị trường giao ngay, do đó nhà đầu tư mặc dù không tham gia giao dịch chứng khoán sẽ có thể dự báo tốt hơn giá chứng khoán trên thị trường giao ngay, đây là chứng năng định giá của chứng khoán phái sinh (price discovery). Ngoài ra, chứng khoán phái sinh còn góp phần vào hội nhập thị trường vốn toàn cầu, nâng cao hiệu quả, phân bổ vốn và đầu tư… Sự phát triển của thị trường các chứng khoán phái sinh cơ bản có thể được tiến hành đồng thời với phát triển thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Do thị trường phái sinh phải dựa vào hàng hóa cơ sở nên cần phải phát triển hàng hóa cơ sở trước và đảm bảo tính thanh khoản phù hợp của nó trước khi xây dựng thị trường phái sinh. Tuy nhiên, nếu đợi đến khi thị trường hàng hóa cơ sở phát triển một cách đầy đủ có thể sẽ không tối ưu. Các chứng khoán phái sinh thường khuyến

khích nhà đầu tư sẵn sàng mua và nắm giữ chứng khoán. Ví dụ như nếu có quyền chọn, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể đồng thời thực hiện bán quyền chọn mua số cổ phiếu đó (covered call) để kiếm thêm thu nhập từ danh mục đầu tư sang nắm giữ với mức rủi ro tối thiểu. Điều này sẽ tăng tính hấp dẫn để nhà đầu tư sẵn sàng thực hiện đầu tư dài hạn. Kinh nghiệm về chứng khoán phái sinh trên thị trường trái phiếu Mỹ cho thấy chứng khoán phái sinh giúp tăng đáng kể tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ và thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.

Theo Vietstock http://www.vinacorp.vn/news/thoi-diem-nao-cho-san-pham-chung-khoan-phai-sinh-taiviet-nam/ct-538181

Phác thảo lộ trình thị trường phái sinh Xem tin gốc Lao Động - 22 tháng trước 87 lượt xem

Thị trường giao dịch phái sinh (GDPS) đã được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới xây dựng và vận hành từ rất nhiều năm nay. Tại Việt Nam, UBCKNN cũng đang lên chương trình xây dựng lộ trình thị trường phái sinh. Trước một thị trường hoàn toàn mới mẻ, đại diện UBCKNN cũng thừa nhận có quá nhiều vấn đề phải làm. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Đã manh nha Ông Dan Svensson - chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, thị trường CK Việt Nam dù đã được 10 năm, nhưng thực tế được mới chỉ phát triển trong 5 năm trở lại đây. Trên thị trường, một số công cụ phái sinh hãn hữu cũng đã được sử dụng như trên thị trường tiền tệ có hợp đồng hoán đổi lãi suất hay hợp đồng quyền chọn, trên thị trường CK quyền mua CK cũng đã được các DN và NĐT sử dụng và các CTCK triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các hình thức có tính sơ khai và manh nha. Bởi hiện Việt Nam vẫn chưa có hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tương lai thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai trái phiếu. Đối với hợp đồng hoán đổi lãi suất dù đã xuất hiện rải rác nhưng không có thị trường để giao dịch do hoạt động phòng vệ gần như là không thể. Bên cạnh đó, các sản phẩm “ngoại lai” có thể đã xuất hiện nhưng rất hiếm. Trong chiến lược phát triển thị trường CK từ 2011 đến 2020 đã đề cập tới vấn đề cấu trúc lại thị trường và xây dựng thị trường GDPS có tổ chức. Xây dựng thị trường GDPS là cần thiết, tuy nhiên đại diện UBCK cũng thừa nhận, cho tới thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu nào về nhu cầu của NĐT một cách cụ thể như thế nào.

Sẽ có nhiều bộ chỉ số mới Với một thị trường còn tương đối mới mẻ đối với Việt Nam, các chuyên gia quốc tế khuyên Việt Nam cân nhắc lựa chọn mô hình, công cụ giao dịch cơ sở, hoàn thiện khung pháp lý cũng như các vấn đề liên quan. Bà Tạ Thị Thanh Bình - Phó ban Phát triển thị trường (UBCKNN) - cho biết, hiện mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển thị trường phái sinh nên các vấn đề đặt ra cho cơ quan xây dựng là: Phát triển TTCKPS tập trung (chuẩn hóa) hay TTCKPS phi tập trung? Chọn mô hình giao dịch nào phù hợp? Chọn những công cụ giao dịch cơ sở nào?... Đại diện UBCK cho biết, đối với việc chuẩn hóa thị trường CK phái sinh ngay từ khi thiết lập (giai đoạn ban đầu) có thể giảm thiểu các rủi ro, tuy nhiên cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe và chuẩn bị kỹ. Thị trường phái sinh phi tập trung đơn giản hơn nhưng lại rủi ro hơn. “Quan điểm của cơ quan quản lý là ban đầu có thể xây dựng ngay thị trường tập trung (chuẩn hóa), chặt chẽ ngay từ đầu, nhưng phải chấp nhận đầu tư với chi phí cao cùng với việc phát triển hệ thống trung gian hỗ trợ thị trường trường” - đại diện UBCK nói. Còn với mô hình thị trường phái sinh sẽ gắn chặt với quá trình tái cấu trúc thị trường. Theo tái cấu trúc thị trường sẽ gồm ba mô hình: Thứ nhất là vẫn tồn tại song song hai sở GDCK, hai là mô hình tập đoàn có hai Cty con là hai sở GDCK và thứ ba là mô hình tập đoàn sở GDCK. Nếu nghiêng về phương án thứ ba như bà Bình nói thì một sở sẽ có nhiều bảng giao dịch (CP, trái phiếu, hàng hóa...) để dễ quản lý giám sát, trong đó cũng sẽ có một bảng giao dịch các sản phẩm phái sinh. Tài sản cơ sở để giao dịch phái sinh, theo đó trước mắt có thể đưa vào giao dịch chỉ số CK làm cơ sở ban đầu theo hình thức hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để thử nghiệm. Qua 10 năm, chỉ số VN-Index cũng được cho là chỉ báo thị trường. Nếu được thực hiện, NĐT có thể mua được cả chỉ số VN-Index mà không cần bỏ khối lượng tiền lớn để mua các CP có tỉ trọng cao trong cách tính chỉ số theo cách rất khó thực hiện như hiện nay. Tuy nhiên, theo cách tính bình quân gia quyền hiện nay của chỉ số này, vẫn bao gồm cả các CP niêm yết, nhưng có thể không có giao dịch do nằm trong diện cảnh báo... Nhưng như thế lại đặt ra vấn đề là chọn chỉ số hiện nay hay xây dựng lại chỉ số mới như VN-Index 30 hay VNIndex 50? Do đó, ban đầu có thể chọn một nhóm CP đại diện có tính thanh khoản cao theo mức vốn hóa hoặc theo nhóm ngành. Phương thức thanh toán cũng được đề xuất là thanh toán bằng tiền thay vì bằng vật chất để tránh ảnh hưởng tới vấn đề thanh khoản, làm giá cũng như tránh được vấn đề room khi NĐT nước ngoài tham giao GDPS. Theo lộ trình triển khai, thực hiện mà UBCK đưa ra, năm 2010 thành lập Tổ nghiên cứu xây dựng Đề án; giai đoạn 2011-2012 xây dựng nghị định Chính phủ; quy chế tạo hành lang pháp lý; giai đoạn 2011-2014 đào tạo và tập huấn thành viên thị trường và tổ chức bộ máy; từ 2013-2014 tiến hành thực hiện. Sau đó, sẽ thành lập hệ thống thanh toán bù trừ (pháp nhân

độc lập hay do Trung tâm LKCK quản lý) và xây dựng chỉ số CP tổng hợp, ngành, nhóm ngành. Các chuyên gia quốc tế, các thành viên thị trường CK cũng như đại diện UBCK thừa nhận, VN cần tái cấu trúc mô hình chỉ số cho phù hợp với thực tiễn; đồng thời nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cũng như cơ chế khác như thành toán bù trừ, cơ chế thành viên... Do đó, lộ trình là 2014 tiến hành thực hiện cũng chỉ là dự kiến. Lưu Thủy

http://www.baomoi.com/Phac-thao-lo-trinh-thi-truong-phai-sinh/127/6068980.epi

Chuẩn bị các điều kiện cho thị trường chứng khoán phái sinh ORLY HA / JANUARY 3, 2013 / NO COMMENT

Năm 2013, UBCK sẽ tiếp tục hoàn thành các văn bản pháp lý liên quan đến sản phẩm ETF và chuẩn bị các điều kiện cho việc phát triển TTCK phái sinh. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có phiên khởi đầu năm mới tưng bừng, với sự tăng mạnh cả về điểm số và thanh khoản. Trong đó, chỉ số HNX-Index tăng 3,54%, lên 59,11 điểm. Sự khởi sắc của thị trường được dự đoán trước bởi những chính sách quyết liệt để giải cứu thị trường bất động sản và chứng khoán trước đó của Chỉnh phủ.

Ngoài ra, thị trường cũng phản ứng tích cực từ thông điệp đầu năm từ người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), trong bài phát biểu tại Sở GDCK Hà Nội, nhân dịp đến thăm và đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2013 tại HNX. Tham dự và chứng kiến Lễ đánh cồng tại HNX sáng nay còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, UBCK, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam, Trung tâm Lưu ký và thành viên thị trường.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng nhận định, năm 2012 mặc dù nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường vẫn đạt được những thành tựu nhất định. Thứ nhất, chỉ số chứng khoán tăng trên 18%, là con số tăng trưởng vào loại mạnh trên thế giới. Thứ hai, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng tăng, đặc biệt là trong các tháng cuối năm cho thấy sự quan tâm tích cực trở lại của NĐT nước ngoài đối với TTCK Việt Nam. Thứ ba, tổng mức huy động vốn thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ vượt gấp đôi so với năm 2011. Thứ tư, là nỗ lực của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong việc kéo dài thời gian giao dịch, phát triển các sản phẩm mới như chỉ số VN30, HNX 30,… Bên cạnh đó, Chủ tịch UBCK cũng đánh giá cao sự nỗ lực của các doanh nghiệp thành viên thị trường để vượt qua khó khăn, góp phần đem lại sự ổn định của thị trường chứng khoán. Ông Bằng cho biết, năm 2013, với mục tiêu quan trọng là “vượt qua khó khăn, tiếp tục ổn định thị trường và chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển TTCK trong giai đoạn tới”, UBCK sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cấu trúc TTCK, triển khai các giải pháp dài hạn phát triển thị trường, hoàn thành các văn bản pháp lý liên quan đến sản phẩm ETF và chuẩn bị các điều kiện cho việc phát triển TTCK phái sinh. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HNX tin tưởng, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, UBCK, cùng với nỗ lực của toàn thị trường, TTCK sẽ có những bước khởi sắc, từng bước phát triển trong những năm tiếp theo. Theo ĐTCK

http://dautugi.com/chuan-bi-cac-dieu-kien-cho-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh/ Thứ Tư, 07/11/2007 - 13:22

Thị trường phái sinh: Lá chắn rủi ro cho doanh nghiệp Một thị trường tài chính phái sinh còn ít được biết tới ở VN. DN dường như còn quá xa lạ với những công cụ để phòng tránh rủi ro cho hoạt động kinh doanh trước những biến động của thị trường. Lợi ích từ thị trường phái sinh Công cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối liên hệ chặt chẽ hoặc được bắt nguồn từ các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặc tỷ giá. Chúng được sử dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận. Các công cụ trên thị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, nhưng nhìn chung có 4 công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi. Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận trong đó người mua và người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, thời điểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại. Hợp đồng kỳ hạn cho phép các bên mua bán với mức giá tương lai, không phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền chọn mua, quyền chọn bán một mặt hàng với mức giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi là thoả thuận về trao đổi lãi suất hoặc tiền tệ, thông thường là thanh toán tiền lãi. Hai bên sẽ trao đổi lãi của một đồng tiền sang lãi của tiền khác. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung, được kết hợp trực tiếp giữa hai NH, hoặc giữa NH với khách hàng. Thị trường phái sinh ở Mỹ xuất hiện và gắn liền với sự ra đời và phát triển của những sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như Hội đồng mậu dịch Chicago (CBOT), Sở thương mại Chicago (CME), các TTCK NYSE, NASDAQ, AMEX. Tại VN các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây 5 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Mức độ phát triển của thị trường vốn còn thấp, thiếu

vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như tính toán lợi nhuận từ nghiệp vụ này. Các nhà môi giới, các nhà đầu cơ còn quá ít trên thị trường tiền tệ, TTCK để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia thị trường này. Các DN VN thì bị đánh giá là ngại đổi mới, chưa quan tâm đến hoạt động quản lý tài chính chuyên nghiệp, có tâm lý an tâm, không lo lắng đến các rủi ro tài chính trong kinh doanh. Các NHTM, việc áp dụng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế, đặc biệt ở các NHTMQD, trong khi khối NH này có lợi thế hơn vì quy mô hoạt động và vốn. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, trong khoảng thời gian 2005 đến tháng 9/2007 mới chỉ có hơn 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác được phép thực hiện. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đại Lai - Phó vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển NH: "Chỉ riêng các DN nước ngoài đã đưa vào VN một lượng vốn ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt trong thời điểm từ đầu năm đến nay. Một số DN FDI chỉ bán hàng trong nước, thu tiền đồng, họ phải bán ngoại tệ để thanh toán các chi phí, hoặc dụng ngoại tệ để mua săm, đầu tư. Sau đó, họ lại phải mua ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nước. Các công cụ phái sinh phòng chống rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng sẽ giúp DN tránh thiệt hại do tăng giá ngoại tệ nếu có. Ngoài ra, các DN lớn của VN đều vay, hoặc mua chịu hàng NK bằng USD, nếu sử dụng hoán đổi lãi suất thì tránh được thiệt hại không nhỏ với những biến động khôn lường của thị trường tiền tệ". TS Nguyễn Thị Mùi – Phó giám đốc Học viện Tài Chính cho rằng, hoạt động phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ phái sinh chỉ có thể được tiến hành một cách sôi động khi có nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với sự đa dạng về nhu cầu. NH đóng vai trò trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Trên thực tế, những giao dịch kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại hối được thực hiện trên thị trường lâu nay thường chỉ là những giao dịch lách luật để thực hiện mua bán USD theo tỷ giá vượt giá trần quy định mà thực chất chưa phải là giao dịch phái sinh. Tìm hướng đi Nói về sự phát triển còn sơ khai của thị trường, TS Nguyễn Thị Mùi cho rằng: Các công cụ phái sinh chưa được giới thiệu và quảng bá để các DN và NH am hiểu và sử dụng trong hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính. Phần lớn các DN có quan tâm đến rủi ro tỷ giá khi có những nợ phải thanh toán trong tương lai bằng ngoại tệ, đành phó thác cho may rủi vì không biết làm thế nào để ngăn ngừa rủi ro hoặc không muốn bị lôi cuốn vào những bài toán phức tạp không rõ được mất. Trở ngại cho thị trường phái sinh phát triển chính là những quy định pháp luật còn thiếu và không phù hợp. Ví dụ như thuế cho hoạt động hoán đổi lãi suất không được quy định rõ ràng nên khó xác định vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày. Đối với hợp đồng tương lai, lãi thì bị đánh thuế, còn lỗ không được khấu trừ vào phần thu nhập tính thuế, trong khi lợi nhuận thực tế mà DN có được chính là chênh lệch giữ mức giá theo hợp đồng tương lai và giá thành sản xuất. Điều này gây bất lợi cho DN tham gia giao dịch. Ở các nước khác, sản phẩm phái sinh không phải đóng thuế vì đó mới là công cụ phòng chống rủi ro cho DN, vì không phải một kênh kinh doanh của NH. TS Nguyễn Đại Lai nhận xét: Quy định này bóp chết sự phát triển của công cụ phái sinh. Nó vừa gây kìm hãm, vừa khó thực hiện. Tư duy sợ chịu trách nhiệm cũng khiến lãnh đạo DN sợ ra quyết định. Khi quyết định hoán đổi lãi suất, nếu lãi suất cao hơn thì không được ban thưởng gì, nhưng nếu lãi suất xuống, thì không những uy tín mà “sinh mạng chính trị” của lãnh đạo cũng… lung lay.

TS Lai phân tích, Việt Nam chưa phải chịu ảnh hướng lớn từ những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nên việc sử dụng các côngcụ phái sinh chưa trở thành nhu cầu bức xúc. Tuy nhiên, nền kinh tế đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hoá, các luồng vốn được tự do chảy vào và chảy ra khỏi VN… các nhà lập chính sách về thị trường tài chính VN cần sớm bày tỏ quan điểm để xây dựng và đề xuất hệ thống chính sách khuyến khích phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh “ăn theo” bên cạnh thị trường chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, TTCK. ThS Nguyễn Thị Hường - Vụ chính sách Tiền tệ, NHNN VN: Giảm rủi ro đầu tư cho chứng khoán Các công cụ phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với tất cả các hàng hoá chính trên TTCK, từ cổ phiếu, trái phiếu cho đến tiền tệ và hàng hoá như: sắt, dầu mỏ, sản

phẩm nông nghiệp... Sự phổ biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Lợi nhuận của những công cụ này hình thành từ chính giá của những sản phẩm mà nó điều chỉnh. Điều này giúp các NH, các nhà giao dịch hay nhà đầu tư có thể "đánh cược" vào sự biến động về giá cả mà bỏ qua tranh cãi về giá trị thực của tài sản. Chính vì thế, lợi ích của các công cụ phái sinh luôn được các nhà đầu tư chứng khoán khai thác triệt để nhằm tránh các khoản thua lỗ do sự biến động của giá cả. Một cách đơn giản, với việc mua các công cụ phái sinh, các nhà đầu tư đang đánh cược rằng thị trường sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Từ đó, các nhà đầu tư vừa có được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu lên cao, vừa đảm bảo sẽ không thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu mất giá. Do đó, công cụ chứng khoán phái sinh có mặt nhiều trong các quỹ phòng hộ (hedge-fund) - và quỹ này là một phát minh lớn trên TTCK. ThS Trịnh Quỳnh Thành - Phòng kinh doanh Tiền tệ, Ngân hàng BIDV: Cái lợi của giao dịch hàng hóa tương lai Thực tế tại NH chúng tôi cho thấy, dịch vụ giao dịch hàng hoá tương lai mang lại rất nhiều lợi ích cho DN nếu có thể tận dụng tối đa những ưu thế từ loại hình dịch vụ này đưa lại. DN thay vì phải chấp nhận rủi ro thì có thể chuyển giao nó cho các nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm, các nhà đầu cơ. Với mức quy định ký quỹ rất thấp tại các sàn giao dịch tương lai, thay vì bỏ ra một khoản tiền tương đương với lượng hàng hoá được bán thì người mua chỉ phải bỏ một mức phí ký quỹ rất thấp mà người bán cũng chỉ mất một khoản phí nhỏ. Khách hàng vẫn có thể thu được lợi nhuận từ sự biến động của thị trường trong khi vấn thiết lập được phương án bảo hiểm rủi ro. Thị trường giao dịch tương lai còn có tính thanh khoản cũng như tính minh bạch rất cao. Những thông tin về giá cả và khối lượng giao dịch đều được niêm yết công khai trên Sàn giao dịch tập trung và khách hang có thể theo dõi trực tiếp qua các phương triện thông tin. Chính nhờ những lợi ích này mà các hợp đồng tương lại thu hút được rất nhiều các quỹ tài chính, các tổ chức, DN, các nhà đầu tư lớn tham gia. BIDV mới triển khai dịch vụ này được 2 năm nhưng bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Thủy Nguyên ghi

http://dddn.com.vn/31791cat101/thi-truong-phai-sinh-la-chan-rui-ro-cho-doanhnghiep.htm 11:31 (GMT+7) - Thứ Tư, 23/5/2012

Hai sàn chứng khoán dọn đường cho sản phẩm phái sinh ►Chỉ

số HNX30 cũng như VN30 vượt ra khỏi ý nghĩa của một chỉ số, đây là bước đi đầu tiên cho việc đa dạng hóa sản phẩm đầu tư... Ngày 22/5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức hội nghị giới thiệu chỉ số HNX 30. Như vậy bên cạnh VN30 của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX), hai sàn đã có bộ chỉ số phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo tiền đề cho sự ra đời các sản phẩm phái sinh liên quan.

HNX 30, giống và khác Cũng giống như VN30, HNX 30 được kỳ vọng sẽ làm bớt tình trạng “méo mó” trong chỉ số HNX-Index. Lâu nay thị trường thường kêu ca việc VN-Index méo quá, mà bỏ

qua HNX-Index. Thực ra xét về tỉ trọng vốn hóa của một số mã lớn trong HNX-Index, chỉ số của HNX thậm chí còn có thể “méo” nặng hơn VN-Index. VN-Index còn có sự chi phối lẫn nhau của nhiều mã vốn hóa lớn như VCB, BVH, MSN, VIC, VNM và giờ có thêm GAS. Còn HNX, tỉ trọng vốn hóa thiên lệch rất mạnh do quy mô vốn của các doanh nghiệp chênh nhau quá xa. Chẳng hạn, theo kết quả giao dịch hôm qua, ACB chiếm tới 21,37% tổng vốn hóa của HNX, trong khi cổ phiếu xếp thứ 2 là SQC chỉ chiếm xấp xỉ 8,23%. Cổ phiếu thứ ba là PVS, chiếm 4,98%. Cổ phiếu xếp thứ 4, VCG chỉ chiếm 4,56%. Các mã thấp hơn còn chênh lệch nhiều hơn nữa. Về cơ bản, phương pháp tính chỉ số HNX30 cũng không khác biệt VN30 là mấy, đều dựa trên cơ sở vốn hóa và tỉ lệ lưu hành tự do. Các cổ phiếu không được tính vào khối lượng lưu hành tự do bao gồm phần hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật; phần nắm giữ của cổ đông nội bộ và người có liên quan; phần hạn chế chuyển nhượng tự nguyện; sở hữu nhà nước, các phần hạn chế chuyển nhượng khác theo thống kê của Trung tâm lưu ký. Điểm khác biệt so với VN30 là HNX 30 được giới hạn tỉ trọng vốn hóa ở mức 15%, thay vì chỉ 10% như của HSX. Điều này có nghĩa là bất kỳ cổ phiếu nào có tỉ trọng lớn hơn 15% sẽ được đặt ngưỡng bằng 15%. Tỉ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Kỹ thuật này sẽ được lặp lại cho đến khi không còn cổ phiếu nào vượt ngưỡng 15% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số. HNX cũng tỏ ra linh hoạt hơn với các trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn tiêu chí lựa chọn và duy trì cổ phiếu trong rổ tính yêu cầu thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX không dưới 6 tháng. Tuy nhiên có loại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua. Cổ phiếu lớn nhất sàn HSX là GAS vừa niêm yết không được tính vào VN30 do chưa thỏa mãn điều kiện thời gian. Ngoài ra, HNX30 cũng chấp nhận những điều chỉnh đặc biệt mà có thể mang đặc thù của sàn này. Đó là tỉ trọng vốn hóa của các cổ phiếu vượt quá 20% sẽ được điều chỉnh về 15% khi xảy ra một trong hai trường hợp: Hoặc do giá cổ phiếu đó tăng liên tiếp 10 phiên hoặc do cổ phiếu có sự thay đổi lớn. Ngày điều chỉnh sẽ là ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện nói trên. Như vậy HNX30 có thể sẽ thay đổi rất linh hoạt vì sàn này từng chứng kiến những sóng tăng rất mạnh của nhiều cổ phiếu đầu cơ lớn. Bước đi đầu tiên Trước khi HNX 30 ra đời, thị trường đã có thời gian “làm quen” với VN30 của HSX.

Thực tế mà nói, trào lưu “đánh” theo VN30 đã lãnh đủ vì không phải nhà đầu tư tổ chức nào cũng sẵn sàng đổ tiền vào danh mục VN30. Có quá nhiều tiêu chí khác nữa để lựa chọn cổ phiếu cho danh mục của mình. Các quỹ nước ngoài đầu tư theo chỉ số cũng phải cân nhắc về mức độ thanh khoản hay tỉ lệ sở hữu được phép, chưa kể đến chất lượng cổ phiếu. HNX30 ra đời có giúp các cổ phiếu trong nhóm này nổi sóng hay không là khó nói, mặc dù theo suy luận đơn giản thì đã vào được danh mục chọn lọc là cổ phiếu “xịn”, bị “đá” ra khỏi danh mục là có vấn đề. Ngay cả các cổ phiếu có tiềm năng “được” vào HNX30 cũng có thể được cộng thêm điểm. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để ưu tiên cổ phiếu nào hơn. Tuy nhiên tính chất đầu cơ của rất mạnh của HNX đi kèm với biên độ dao động lớn luôn được nhà đầu cơ ưa thích thì dù những mã quen thuộc như VND, PVX, VCG… có vào nhóm HNX30 hay không cũng không quan trọng. Việc thu gọn hàng trăm cổ phiếu niêm yết thành một nhóm 30 mã nhằm giúp thị trường lọc nhiễu cho chỉ số tổng hợp đến nay cũng chưa rõ ràng. Nhà đầu tư vẫn quen nhìn VN-Index hay HNX-Index hơn, chỉ khi nào biến động quá lố (so với số lượng cổ phiếu tăng/giảm giá) họ mới “ngó” đến VN30 hay HNX30. Mục đích quan trọng hơn của VN30 hay HNX30 là ở chỗ cung cấp một nguồn dữ liệu chuẩn cho các thành viên thị trường và nhà đầu tư. Theo ông Vương Quân Hoàng, một thành viên của Hội đồng Chỉ số HNX30, việc ra đời chỉ số này là thêm thông tin có chất lượng và độ tin cậy cao cho thị trường, cải thiện bất đối xứng thông tin, tăng tính hiệu quả cho thị trường và nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn khi ra quyết định. Việc ra đời HNX30, VN30 mới chỉ là bước đi đầu tiên, khởi đầu cho con đường đi theo thông lệ quốc tế mà thôi. Trước mắt những chỉ số như vậy chưa tạo được khác biệt nào, nhưng sẽ là nền tảng cho các bước phát triển mới. Chẳng hạn việc tạo ra các sản phẩm phái sinh giao dịch chỉ số, hình thành các nhóm chỉ số mới theo các tiêu chí khác nhau. Việc xây dựng HNX30 chắc chắn phải hướng tới mục tiêu cao hơn như đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư. Cũng giống như một cái chợ, hạ tầng phải tốt, hàng hóa phải đa dạng và chất lượng mới có thể thu hút được nhiều khách.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán phái sinh: Cần một hành lang pháp lý Chủ Nhật, 24/10/2010, 14:30RSSGửi emailIn tinBình luận

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có cần sản phẩm phái sinh? Câu trả lời: Chắc chắn. Nhưng hiện nay có phải là thời điểm chín muồi để những quyền chọn (option), hợp đồng tương lai (future) hay bán khống (short sell) được nhà đầu tư (NĐT) sử dụng rộng rãi hay không? Câu trả lời: Chưa chắc. Sản phẩm mới: mạnh ai nấy lách. Điểm nhấn của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm nay chính là sự sôi động quý II. Và một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên sức hấp dẫn này là việc hình thức giao dịch trực tuyến được áp dụng trong cùng thời điểm. Năm 2009, sự bùng nổ của đòn bẩy tài chính đã tạo ra những phiên giao dịch trực tuyến có giá trị 5.000 – 7.000 tỷ đồng trên cả hai sàn. Đó là những thí dụ cho thấy sự hưởng ứng của thị trường đối với những sản phẩm mới cho mình, như việc dung 2 tài khoản để mua bán trong cùng một phiên hoặc NĐT mượn hàng của công ty chứng khoán (CTCK) để bán. Nhưng chỉ có những ai hiểu luật mới có thể lách luật, việc NĐT hoặc CTCK xé rào cũng có thể xem là bước trưởng thành về trình độ cũng như nghiệp vụ. Không phải sản phẩm mới nào cũng có đất để sống nhất là khi chưa được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý. Sản phẩm mua bán theo VN-Index của một công ty vàng đã bị Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) tuýt còi khi chuẩn bị xuất hiện, hoặc có một số CTCK đưa cổ phiếu OTC lên giao dịch khi dảng điện tử “tự chê” cũng nhanh chóng phải gỡ xuống. Thị trường đang tồn tại sự bất cân xứng quyền lợi giữa các NĐT trong việc sử dụng sản phẩm mới. NĐT được phép “mượn hàng” để bán phải là những NĐT VIP. Như vậy, trong một số chừng mực nào đó sẽ tạo nên sức ép giảm lãi suất lớn cho cổ phiếu, từ đó dẫn đến thiệt hại cho NĐT cá nhân thong thường. Trong việc sử dụng đòn bảy tài chính cũng có sự phân biệt đẳng cấp rất rõ ràng khi NĐT vốn càng lớn được sử dụng tỷ lệ càng cao và ngược lại. Thẳng thắn mà nói, chính sự bất cân xứng là nguyên nhân dẫn đến những hệ quả không đáng có như áp lực giải chấp hoặc thị giá cổ phiếu bị méo mó. Luật chưa quan tâm.

Việt Nam chưa phải chịu những tác động lớn từ những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro chưa trở nên cấp bách. Điều này có thể thấy được phẩn nào qua việc UBCKNN điều chỉnh biên độ để ngăn chặn đà giảm điểm của TTCK năm 2008. Đó là vào ngày 27-3, UBCKNN đã tiến hành điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh (HOSE) từ 5% xuống 1%, tại HNX từ 10% xuống 2%. Đến ngày 7-4, UBCKNN lại nới biên độ tại HOSE và HNX lần lượt từ 1% lên 2% và từ 2% lên 3%. Đến ngày 18-8, biên độ tại HOSE và HNX tiếp tục được thay đổi lần lượt từ 2% lên 5% và 3% lên 7%. Rủi ro giảm giá cho thị trường được hạn chế thông qua việc thu hẹp biên độ nhưng lại hạn chế cả cơ hội sinh lời của NĐT trong điều kiện thị trường giá xuống. “Đến nay chúng ta chứng có hệ Quy mô và sự ổn định của thị trường là một điều kiện quan thống luật cũng như các quy trọng nhưng tại TTCK Việt Nam yếu tố này vẫn còn rất yếu. định về sản phẩm phái sinh. Trong chừng mực nào đó một Giá trị gioa dịch tại HOSE trong 2 tuần qua vẫn không có số nhà quản lý vẫn quan niệm phiên giao dịch nào vượt qua mốc được xem “tạm được” 1.000 tỷ đồng, tại HNX có phiên giao dịch chưa đạt được 500 TTCK là sòng bạc mà ở đó CTCK là người chia bài, NĐT tỷ đồng. Giá trị giao dịch những ngày vừa qua chỉ tương là những con bạc khát nước. đương 40-50% của một phiên giao dịch bình thường trong Như vậy sẽ rất khó để có những năm 2009. Gần đây, nhiều bài viết trên ĐTTC đã đăng tải ý giải pháp mang tính đột phá. kiến của các chuyên gia nói đến việc NĐT nước ngoài chủ Phải hiểu rằng mục đích ra đời động mua những cổ phiếu có ảnh hướng lớn đến biến động của các sản phẩm phái sinh là để phân tán rủi ro, tạo sự ổn của VN-Index như BVH,MSN,VIC hay OGC nhằm đỡ thị trường. Một phần nào đó thị trường vẫn có bị can thiệp bằng định thị trường ” cách này hay cách khác và đây cũng là một rào cản không nhỏ TS Dương Cẩm Đà – Phó TGĐ CTCK Vincom. để các sản phẩm phái sinh xuất hiện. Lấy một thí dụ, nếu một thành viên nào đó trong ban lãnh đạo tận dụng lợi thế của mình để biết được công ty sắp có tin tốt, từ đó tiến hành mua quyền chọn mua với khối lượng lớn. Khi tin tốt được công bố, cổ phiếu tăng giá, người này có lời và tất nhiên CTCK sẽ mất tiền. Trong trường hợp thị trường thiếu minh bạch, không chỉ NĐT gặp rủi ro sử dụng sản phẩm phái sịnh mà ngay cả CTCK cũng có thể bị lãnh quả đắng bất cứ lúc nào. Sàn giao dịch phái sinh. TS. Phạm Linh, Tổng giám đốc CTCK Quốc Tế nói: “Giá cả các sản phẩm phái sinh được tính toán dựa vào quá trình biến động giá cổ phiếu, không thế đánh đồng một mức nào đó. Điều này giúp cho khách hang khi mua sản phẩm phái sinh biết được rủi ro mình phải chịu ở mức nào. Nhưng các đại lượng đo lường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thống kê chính xác”. Như vậy các CTCK triển khai sản phẩm option đã đưa ra những mức phí 5-8% giá trị hợp đồng cho 1 tháng, trong khi lãi suất sử dụng đòn bảy tài chính chỉ 1,2-1,5%. Phí cao nên NĐT có lãi cũng rất ít, vì thời điểm hiện nay tìm ra cổ phiếu tăng/giảm với tỷ lệ lớn để “đánh bạc” không đơn giản. Đối với quyền chọn mua mức phí 5-8%, NĐT phải tìm được cổ phiếu có khả năng tăng giá 810% mới hy vọng có lãi. Trong tình hình hiện nay, tìm được cổ phiếu đi ngang để bảo toàn vốn

đã khó huống chi cổ phiếu tăng giá. Điều này dẫn đến NĐT buộc phải “đánh lớn”. Theo lý giải của người trong cuộc đây là sản phẩm ”chui” nên rủi ro pháp lý cao, phải lấy phí cắt cổ cũng là điều dễ hiểu. “Hiện nay, sản phẩm phái sinh Về mặt kỹ thuật, hầu hết các CTCK đều khẳng định đủ điều chưa xuất hiện, nhưng các nhà kiện để triển khai các sản phẩm phái sinh. Hiểu nôm na các quản lý vẫn có thể đưa ra CTCK sẽ mua thêm hệ thống phần mềm, tạo ra them bảng những hình thức mở đường để điện tử để niêm yết giá sản phẩm phái sinh. Nhưng theo Th.S NĐT quen dần. Nếu NĐT chưa Đào Trung kiên, nhiều NĐT vẫn quan niệm sử dụng sản phẩm được phép bán khống, có thể phái sinh như chọn kèo trên hay kèo dưới trong cá độ bóng đá. cho NĐT sử dụng hình thức vay cổ phiếu để bán trước ngày Hiện tại, nhiều người vẫn hiểu một cách đơn giản: nếu mua T+4. Những thay đổi như vậy quyền chọn mua phải tìm cổ phiếu có khả năng tăng giá, nếu mua quyền chọn bán tìm cổ phiếu có khả năng giảm giá. Thực vừa giúp NĐT đỡ sốc, vừa khiến thị trường nâng cao thanh chất, phái sinh là một sản phẩm cao cấp, đòi hỏi NĐT phải có khoản và làm bàn đạp cho thị trình độ cao mới sử dụng đựơc. Thí dụ, NĐT nắm giữ cổ phiếu trường phái sinh chính thức ra A đang có giá 4.0, vì lo ngại cổ phiếu giảm giá nên quyết định đời.” mua quyền chọn bán với giá 4.0 trong thời gian 3 tháng, cho Ông Lê Thanh Long – Chuyên dù tháng tới đây cổ phiếu này giảm xuống 3.0 hay 2.0 thì NĐT gia phân tích CTCK SME vẫn bảo toàn được đồng vốn của mình. Nhưng cổ phiếu A không giảm hoặc tăng giá, NĐT coi như lỗ phấn phí quyền chọn bán của mình. Điều này đòi hỏi NĐT phải quyết định lúc nào nên chọn sản phẩm phái sinh. Như vậy, trước khi sản phẩm phái sinh chính thức xuất hiện cần có một quá trình phố biến, hỗ trợ NĐT nhận biết được điều này. Hiện tại các CTCK tạo ra sản phẩm phái sinh và cho phép NĐT sử dụng được gọi là những thị trường phái sinh phi tập trung. Nhưng để thị trường phái sinh phát triển mạnh, ổn định và thể hiện tầm quan trọng trên thị trường tài chính, phải tính đến thiết lập sàn giao dịch phái sinh tập trung, Điều này cũng giống như việc thị trường OTC vẫn tồn tại song song với thị trường niêm yết, nhưng thị trường niêm yết được coi là chuẩn mực. Như vậy cần có một cơ quan có vai trò như HOSE hay HNX đứng ra quản lý sàn giao dịch phái sinh. Như vậy, để triển khai chính thức sản phẩm phái sinh cần có sự nâng cấp tổng thế, từ trình độ NĐT, sự minh bạch của doanh nghiệp niêm yết và trên hết là vai trò điều hành của các cơ quan quản lý.

http://vinacorp.vn/news/chung-khoan-phai-sinh-can-mot-hanh-lang-phap-ly/ct-417682

Sáp nhập 2 sàn chứng khoán lớn nhất Nhật Bản

Tập đoàn Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Công ty Giao dịch chứng khoán Osaka (OSE) đã sáp nhập thành công ty cổ phần mới.

Tập đoàn Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và Công ty Giao dịch chứng khoán Osaka (OSE) đã sáp nhập các hoạt động kinh doanh dưới dạng một công ty cổ phần mới được thành lập ngày 1/1 nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trước các sàn chứng khoán hàng đầu khác ở nước ngoài trong việc thu hút thêm các công ty tham gia niêm yết, giao dịch và nhà đầu tư mới. Các hoạt động kinh doanh của hai sàn chứng khoán này đã được sáp nhập thành Tập đoàn Giao dịch chứng khoán Nhật Bản (Japan Exchange Group Inc.) (JEG) thông qua hoạt động giao dịch chứng khoán bằng tiền mặt sẽ được sáp nhập vào tháng 7/2013. Việc mở rộng giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được hợp nhất tại sàn OSE từ nay đến tháng 3/2014 sẽ là một thách thức lớn cho công ty mới trước các vụ sáp nhập của các sàn chứng khoán ở nước ngoài và sự tăng trưởng của các sàn chứng khoán châu Á. Chủ tịch OSE Michio Yoneda, Giám đốc Điều hành (CEO) JEG, cho biết ông sẽ tìm cách sáp nhập chức năng giao dịch hàng hóa, ngay cả khi Công ty giao dịch hàng hóa Tokyo (Tokyo Commodity Exchange Inc. - TCE) vẫn tỏ ra thận trọng về việc sáp nhập với JEG. Các sàn giao dịch phái sinh ở Mỹ tỏ ra khá hăng hái với các vụ sáp nhập và mua lại với diễn biến gần đây nhất trong nỗ lực mua lại NYSE Euronext của Intercontinental Exchange Inc., một chủ sở hữu của Sàn chứng khoán New York (NYSE), để đương đầu với đối thủ CME Group. OSE, sàn giao dịch hàng đầu của chứng khoán phái sinh ở Nhật Bản, đang gia tăng các dòng sản phẩm của mình. Vào tháng 5/2012, OSE đã niêm yết các hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán dành cho Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang quan tâm đến chứng khoán nước ngoài.

Tuy nhiên thị phần toàn cầu của OSE trên thị trường giao dịch phái sinh chỉ chiếm 0,8% trong năm 2011, đứng thứ 16 và vẫn còn bị bỏ khá xa so với thị phần 16,1% của Sàn Giao dịch Hàn Quốc (Korea Exchange). Dự kiến cổ phiếu của JEG sẽ được niêm yết trên TSE vào ngày 4/1 tới sau khi thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết dương lịch./. http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/sap-nhap-2-san-chung-khoan-lon-nhat-nhat-ban20130102121144241ca32.chn Thứ bảy, 8/12/2012, 11:57 GMT+7

Có thể thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam Chính phủ sẽ xem xét việc chỉ có một sàn giao dịch cổ phiếu và một sàn giao dịch trái phiếu, chứng khoán phái sinh. > Làn sóng tái cấu trúc công ty chứng khoán

Thủ tướng vừa phê duyệt Đề án "Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm". Theo đó, mục tiêu của Đề án là tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và bảo hiểm. Tới năm 2020, thị trường chứng khoán sẽ trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Theo yêu cầu của Thủ tướng, quan điểm tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, bao gồm: tái cấu trúc cơ sở hàng hóa và sản phẩm dịch vụ; tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư; tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm và tái cấu trúc tổ chức thị trường.

Chính phủ đang xem xét thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà

Quyết định của Thủ tướng cũng đề cập tới việc nghiên cứu thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Theo đó, Chính phủ sẽ xem xét việc phân tách và chuyên biệt hóa thị trường theo hàng hóa giao dịch; bao gồm một sàn giao dịch cổ phiếu và một sàn giao dịch trái phiếu, chứng khoán phái sinh. Đồng thời, cũng sẽ củng cố mô hình hoạt động độc lập của Trung tâm lưu ký chứng khoán. Thêm vào đó, một trong các giải pháp nhằm tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán là phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo 4 nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp. Cụ thể, nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%. Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%. Nhóm bị kiểm soát gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%. Còn nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%. Đối với nhóm bị kiểm soát đặc biệt, nếu không bảo đảm được các quy định về an toàn tài chính và tiếp tục thua lỗ (lỗ lũy kế đạt trên 50% vốn điều lệ), thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, giải thể. Trường hợp không khắc phục được và lỗ lũy kế đạt dưới 50% vốn điều lệ, thì chấm dứt mọi hoạt động chứng khoán, duy trì tư cách pháp nhân để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, chủ nợ; hoặc giải thể, phá sản.

Tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo 4 nhóm. Cụ thể, nhóm một gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên. Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục. Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán. Nhóm 4 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Kỳ Duyên http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/12/co-the-thanh-lap-so-giao-dich-chung-khoanviet-nam/

7 sự kiện trên thị trường chứng khoán năm 2012 Xem tin gốc Sàn OTC - 2 tuần trước 44 lượt xem

Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, rút ngắn thời gian thanh toán, triển khai giao dịch buổi chiều là những sự kiện tác động tới thị trường chứng khoán năm 2012. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

1. Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2012 và đã có lúc là một trong số những thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới. VN-Index và HNXIndex thời điểm cao nhất đã tăng tới hơn 40% so với đầu năm 2011. Thế nhưng, những biến cố liên quan đến ngành ngân hàng đã kéo các cổ phiếu giảm mạnh, mà rõ rệt nhất là việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8. Thị trường đã phản ứng tiêu cực với thông tin này và nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu, khiến các chỉ số giảm liền 3 phiên, với giá trị vốn hóa trên 2 sàn chứng khoán bốc hơi hơn 65.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 3,1 tỷ USD.

Biểu đồ chỉ số VN-Index năm 2012 Ngoài ra, theo ông Nguyễn Sơn - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc thị trường giảm mạnh đã khiến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không mở biên độ của HNX từ 7% lên 10% và HSX từ 5% lên 7%, cho dù Bộ Tài chính đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh biên độ giao dịch. 2. Hàng loạt công ty chứng khoán rút lui khỏi thị trường 2012 có thể coi là một năm đầy khó khăn đối với các công ty chứng khoán khi thị trường chứng khoán gặp nhiều biến cố trong khi miếng bánh thị phần ngày càng bé lại. 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất chiếm 50-60% tổng thị phần và hơn 90 công ty chứng khoán còn lại chia nhau 40-50% thị phần. Trong bối cảnh đó, hàng loạt công ty chứng khoán đã phải rời bỏ thị trường, như chứng khoán An Phát, chứng khoán Âu Việt, chứng khoán Sao Việt, chứng khoán Nam An cũng xin ý kiến cổ đông chấm dứt tư cách thành viên trên các Sở Giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, HSX và HNX còn chấm dứt tư cách thành viên với chứng khoán SME, chứng khoán Hà Nội, chứng khoán Trường Sơn, chứng khoán Đông Dương. Nghiệp vụ môi giới tại các công

ty chứng khoán này cũng bị rút bỏ. Bên cạnh đó, còn nhiều công ty chứng khoán trong diện kiểm soát đặc biệt mà chưa biết khi nào mới có thể khắc phục.

Miếng bánh thị phần bé lại, hàng loạt công ty chứng khoán phải rời bỏ thị trường

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết quý III/2012, trên 50% công ty chứng khoán báo lỗ, 70% công ty chứng khoán có lỗ lũy kế, 11 công ty chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và 3 công ty chứng khoán trong diện kiểm soát. 3. Triển khai giao dịch buổi chiều Ngày 5/3, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu thí điểm giao dịch thêm buổi chiều, thời gian từ 13h đến 14h15'. Sau 3 tháng thí điểm, việc giao dịch buổi chiều chính thức được áp dụng từ ngày 6/6. Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giao dịch buổi chiều đã hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh giá trị giao dịch trên cả 2 Sở. Tại HSX, trước khi giao dịch buổi chiều, khối lượng giao dịch bình quân đạt 47 triệu cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch 730 tỷ đồng/ngày, sau khi triển khai giao dịch buổi chiều, khối lượng giao dịch đạt 93,7 triệu cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch đạt 1.473 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra, xét trên tổng giá trị giao dịch cả ngày thì phiên giao dịch buổi chiều chiếm tỷ trọng 33,29%. Tại HNX, khối lượng và giá trị giao dịch cũng được cải thiện đáng kể. Trước khi áp dụng giao dịch buổi chiều, tổng giá trị giao dịch của HNX đạt bình quân 163,5 tỷ đồng/ngày, thì sau khi giao dịch buổi chiều, giá trị giao dịch tăng lên 296,4 tỷ đồng/ngày. Phiên giao dịch buổi chiều tại HNX chiếm tỷ trọng 35,5% giá trị giao dịch trong ngày. Một số ý kiến cho rằng, thời gian bắt đầu giao dịch buổi chiều nên lùi từ 13h00 sang 13h30 và kết thúc có thể muộn hơn thời điểm 14h15 hiện nay. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sơn cho biết, việc này có liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong giao dịch thanh toán bù trừ, nên phải chờ đến khi cơ quan quản lý cho phép áp dụng thời gian giao dịch T+3 thì khi đó mới lùi thời gian giao dịch buổi chiều. 4. Rút ngắn thời gian thanh toán T+4 xuống T+3 Từ ngày 4/9, chu kỳ thanh toán chính thức được rút về 9h00 ngày T+3 thay vì 15h30 ngày T+3 như trước đó. Việc cổ phiếu về tài khoản vào lúc 9 giờ sáng ngày T+3, trước giờ bắt đầu phiên giao dịch sáng giúp nhà đầu tư có thể bán sớm hơn một ngày.

Thanh khoản trên sàn TPHCM giảm sau khi rút ngắn thời gian thanh toán Do đó, nhiều người đã kỳ vọng về việc thanh khoản thị trường sẽ tăng sau khi triển khai T+3. Tuy nhiên, con số thống kê lại cho thấy kết quả khác. Giao dịch khớp lệnh trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 luôn trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thị trường áp dụng T+3, từ đầu tháng 9, giao dịch tháng 9 và tháng 10 xuống dưới 9.000 tỷ đồng và giao dịch tháng 11 xuống dưới 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý khi rút ngắn thời gian thanh toán xuống T+3 là 2 công ty chứng khoán Golden Bridge Việt Nam (GBS) và Tràng An (TAS) hụt thanh khoản ngay trong tuần đầu áp dụng. GBS và TAS đã không đảm bảo việc chuyển tiền cho VSD vào 16 giờ chiều ngày T+2. 5. Thanh khoản giảm 25% sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mạnh tay xử phạt bán khống Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ trước tới nay luôn giữ quan điểm nghiêm cấm hành vi bán khống và năm 2012 chứng kiến lần đầu tiên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt với các hành vi liên quan đến bán khống. Đầu tiên là quyết định xử phạt 150 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Nam, do công ty cho khách hàng vay chứng khoán để bán. Kế tiếp đó là quyết định phạt 170 triệu đồng đối với 2 nhân viên của Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC), trong đó một người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề. Nói một cách đơn giản, bán khống là hoạt động "vay" cổ phiếu để bán khi giá đang có xu hướng giảm, sau đó mua vào lại cổ phiếu đó để "trả lại" khi giá đã thấp hơn. So với việc bán cổ phiếu theo cách thông thường (nhà đầu tư có thể mua lại cổ phiếu đó, hoặc không mua lại), thì bán khống yêu cầu bắt buộc nhà đầu tư phải mua lại cổ phiếu, và thanh khoản khi không còn bán khống sẽ thấp hơn so với khi có bán khống.

"Cơ quan quản lý không chấp nhận bất kỳ lý lẽ nào để biện minh cho hoạt động bán khốngdiễn ra dưới bất cứ hình thức nào" - trích lời một lãnh đạo UBCKNN Theo thống kê, giao dịch trung bình 30 ngày sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt bán khống tại HSC giảm gần 25% so với trung bình 30 ngày trước khi có thông tin xử phạt. Trong đó, giao dịch trên HSX giảm 27% và giao dịch trên HNX giảm 14%.

6. Ra mắt các sản phẩm và công cụ hỗ trợ mới Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã cho ra đời 2 rổ chỉ số là VN30 và HNX30. Trong đó, VN30 đi vào hoạt động từ ngày 6/2 và HNX30 được áp dụng từ ngày 9/7. Việc cho ra đời 2 rổ chỉ số này được đánh giá là giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thị trường, khi mà chỉ số chính VN-Index khi đó chịu ảnh hưởng bởi 4 mã BVH, MSN, VIC và VNM còn HNX-Index chịu ảnh hưởng của ACB. Ngoài ra, việc đưa 2 chỉ số mới vào hoạt động tương lai sẽ giúp cho các sở tăng khả năng cung cấp dịch vụ cho tương lai. Lấy ví dụ như mô hình của các quỹ ETF, đầu tư vào các rổ chỉ số có sẵn với mục đích đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, có 3 quỹ ETF đang hoạt động là FTSE Vietnam ETF, Market Vectors Vietnam ETF và iShares MSCI Frontier Markets ETF. 3 quỹ này hiện đầu tư theo rổ chỉ số của các tổ chức nước ngoài và có thể trong thời gian tới sẽ có các quỹ ETF mô phỏng chỉ số VN30 và HNX30. Tháng 8 và tháng 10 vừa qua, HNX và HSX đã tổ chức các hội thảo liên quan đến khung pháp lý khi thành lập và quản lý quỹ ETF. Được biết, tại hội thảo của HNX, đã có thông tin về việc chứng chỉ quỹ đầu tiên niêm yết trên HNX sẽ mô phỏng theo HNX30. Còn về phía HSX, nhiều khả năng ETF sẽ được triển khai trong năm 2013.

Quỹ ETF đầu tư vào rổ chỉ số VN30 và HNX30 có thể xuất hiện trong năm 2013 Lệnh thị trường (MP) là một trong những điểm mới trong năm 2013, khi lệnh này được HSX triển khai thí điểm từ 2/7 và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 3/10. Lệnh thị trường có lợi thế về tốc độ đặt lệnh nhưng có thể sẽ khiến nhà đầu tư thiệt về giá. Không có thống kê nào được đưa ra liên quan đến tần suất sử dụng lệnh thị trường của nhà đầu tư, nhưng việc đưa công cụ này vào hệ thống góp phần tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư khi giao dịch.

Chứng quyền (Covered warrant) được HSX giới thiệu đến các thành viên thị trường vào giữa tháng 12. Đây là sản phẩm thường được phát hành bởi các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, với mục đích tăng thanh khoản cho thị trường. 7. Đề án "tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm chính thức được phê duyệt" Đầu tháng 12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành hành quyết định phê duyệt đề án "Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm". Trong đó, điểm nổi bật là nghiên cứu thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam: Phân tách và chuyên biệt hóa thị trường theo hàng hóa giao dịch, bao gồm một sàn giao dịch cổ phiếu và một sàn giao dịch trái phiếu, chứng khoán phái sinh. Liên quan đến việc phân tách này, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong một phát biểu hồi đầu năm đã cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hoạt động theo cơ chế “một sở hai sàn”. Các cổ phiếu sẽ chuyển dịch dần sang tại sàn TPHCM. Sàn Hà Nội sẽ chủ yếu tập trung phát triển sàn chuyên biệt và các sản phẩm phái sinh, UPCoM. Việc chuyển dịch dần các cổ phiếu từ HNX sang HSX sẽ đảm bảo thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch. Trong tương lai, chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán sẽ được nâng cao.

Cùng chúc cho 2013 sẽ là năm thuận lợi đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Theo Gafin

http://www.baomoi.com/7-su-kien-tren-thi-truong-chung-khoan-nam2012/127/10083054.epi

Hãy cùng xem hình ảnh những sàn giao dịch nổi tiếng. Một số nơi tấp nập nhưng cũng có nơi lại khá vắng vẻ, thậm chí có nơi còn là một công trình tuyệt mỹ.

Các sàn giao dịch, những người mua bán, môi giới, v..v..là những nhân tố giúp nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, chu chuyển hiệu quả các luồng tài chính và đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế toàn cầu. Dưới đây là một vài tấm ảnh tại những sàn giao dịch nổi tiếng thế giới.

Sàn chứng khoán Frankfurt - Đức

Sàn chứng khoán Buenos Aires - Achentina

Sàn chứng khoán Indonesia tại Jakarta

Bức ảnh được chụp tại sàn chứng khoán Jakarta khi cơ khủng hoảng tài chính 2008 đang bao trùm và sàn giao dịch này đã phải đóng cửa trong 1 tuần.

Sảnh của sàn chứng khoán London - tuyệt mỹ và tráng lệ !

Bên trong sàn chứng khoán London

Bức ảnh cổ về sàn chứng khoán London năm 1968

Sàn giao dịch Euronext tại Amsterdam - Hà Lan khá vắng vẻ do sự phổ biến của giao dịch điện tử

Sàn chứng khoán tại Đài Bắc - Đài Loan

Trước cổng ra vào sàn chứng khoán Tokyo - Nhật Bản

Khu vực bên trong, sàn chứng khoán Tokyo cũng đang trong quá trình hoàn tất việc sáp nhập với sàn Osaka

Wiener Boerse - Sàn chứng khoán tại thủ đô Viên nước Áo

New York - Sàn chứng khoán nhộn nhịp nhất thế giới Thái Dương Theo TTVN/Businessinsider   

Chia sẻ

http://www.baomoi.com/Home/ChungKhoan/cafef.vn/Anh-Dao-mot-vong-quanh-cacsan-giao-dich-chung-khoan-noi-tieng-the-gioi/8602554.epi SÀN CHỨNG KHOÁN VÀ SÀN HÀNG HÓA LỚN NHẤT MỸ DỰ KIẾN SÁP NHẬP 10:13 20/12/2012

Ban lãnh đạo IntercontinentalExchange (ICE) đang tiến hành đàm phán mua lại sở giao dịch chứng khoán NYSE, biểu tượng lâu đời nhất của chủ nghĩa tư bản Mỹ trên phố Wall. Theo các nguồn thạo tin, thông báo về việc mua lại Sở giao dịch chứng khoán New York Euronext (NYSE) của sàn giao dịch InterContinental Exchange (ICE) sẽ được thông báo chính thức trong hôm nay 20/12. Hôm qua 19/12, cả phát ngôn viên của NYSE và ICE đều từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.

Các nhà phân tích nhận định, việc hai sàn giao dịch này chuyển từ hướng đối địch sang sáp nhập là nhằm chấm dứt sự cạnh tranh khốc liệt và bù đắp sự suy giảm không ngừng trong tiền hoa hồng giao dịch mà họ nhận được từ các nhà môi giới, cũng như những người tham gia thị trường khác. Đây cũng là xu hướng chung của các sàn giao dịch trong những năm qua. Theo các nguồn thạo tin, các cuộc thảo luận về việc sáp nhập NYSE và ICE đã được tiến hành khoảng 1 năm nay. Trong tháng 4/2011, cả ICE và Nasdaq đều tỏ ý hợp tác mua lại NYSE với giá 11 tỷ USD. Theo thỏa thuận chung giữa hai sàn, ICE sẽ mua mảng kinh doanh chứng khoán phái sinh, trong khi Nasdaq sẽ kiểm soát các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, gói thầu này đã đổ bể 6 tuần sau khi Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố sẽ phủ quyết thương vụ này trên cơ sở luật chống độc quyền. ICE, được thành lập vào năm 2000, là sàn giao dịch hàng hóa, đồng thời có nhiệm vụ điều hành thị trường năng lượng kỳ hạn lớn nhất thế giới bên ngoài London, cùng các thị trường hàng hóa nhỏ hơn tại Mỹ và Canada. Giao dịch hàng hóa chính là bàn đạp mang lại tăng trưởng lợi nhuận đều đặn cho ICE, ngay cả khi các đối thủ khác như CME Group và NYSE phải vật lộn với khó khăn. Xét về mặt giá trị thị trường, ICE cũng lớn hơn so với NYSE Euronex. Vốn hóa thị trường của ICE là 9,3 tỷ USD, trong khi NYSE là 5,8 tỷ USD. Tuy nhiên, NYSE lại đóng vai trò khá quan trọng trong lịch sử chứng khoán Mỹ. Với lịch sử kéo dài hơn 2 thế kỷ, NYSE được coi là tượng đài biểu trưng cho chủ nghĩa tư bản Mỹ trên phố Wall. Nguồn tin lấy từ Gafin

http://www.nmd.vn/news.aspx?id=79700&nmd=San-chung-khoan-va-san-hang-hoa-lonnhat-My-du-kien-sap-nhap

Related Documents

Chung Khoan Phai Sinh
October 2019 23
Thao Luan Chung Khoan
November 2019 16
Dau Tu Chung Khoan
May 2020 15
Tu Dien Chung Khoan
November 2019 18
Thi Truong Chung Khoan
November 2019 21
Cac Khoan Phai Thu Khac
November 2019 13

More Documents from ""

Tong Hop
August 2019 53
5.vaccine 2018.pdf
November 2019 41
Practicum I
July 2020 23
Diemthith
May 2020 26
Diemthith
May 2020 22
Drl_ck1
June 2020 19