Kỹ năng đi phỏng WEDNESDAY, 30. APRIL 2008, 10:17:15 NGHENGHIEP
Kỹ năng đi phỏng vấn Trang web này sẽ cung cấp cho bạn nhưng lời khuyên hữu ích khi tham dự một buổi phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại . Điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu về công ty, các sản phẩm và dịch vụ của họ trước khi phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Hãy tải file dưới đây để biết thêm chi tiết về Mẫu thư cảm ơn Phỏng vấn qua điện thoại Nghiên cứu tìm hiểu: phải tìm kiếm đầy đủ thông tin của trang web công ty trước khi gọi điện thoại Mục đích phỏng vấn? Xác định lý do bạn muốn làm tạI công ty đó Lên danh sách những ưu điểm: Xác định những ưu điểm và kỹ năng của bạn để xem bạn có phù hợp cho vị trí công việc đó. nếu không, tốt nhất là bạn không nên đi phỏng vấn. Sở thích cá nhân: Lên lịch phỏng vấn tại thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. phỏng vấn trực tiếp tốt hơn là qua điện thoại Sơ yếu lý lịch: Nhớ mang mang theo sơ yếu lý lịch khi đi phỏng vấn, do vậy bạn có thể trả lời được những câu hỏi của người phỏng vân. Hãy trung thực: Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. nếu như bạn không biêt, hãy nói là không biết. Hãy trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu ngạo. nếu bạn thấy người khác muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có người lằng nghe họ Tiếp theo?: Cuối buổi phỏng vấn, hãy cố đạt được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hãy tự hõi bước tiếp theo là gì trước khi kết thúc cuộc gọi. Xác định các yếu điểm: Nếu có thể, hãy cố tìm ra xem người phỏng vấn thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. bằng cách này, bạn có thể phát huy những thể mạnh và hạn chế bớt yếu điểm của bạn tại buổi phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn qua điện thoại Nghiên cứu tìm hiểu: phải tìm kiếm đầy đủ thông tin của trang web công ty trước khi gọi điện thoại Mục đích phỏng vấn? Xác định lý do bạn muốn làm tạI công ty đó Lên danh sách những ưu điểm: Xác định những ưu điểm và kỹ năng của bạn để xem bạn có phù hợp cho vị trí công việc đó. nếu không, tốt nhất là bạn không nên đi phỏng vấn. Sở thích cá nhân: Lên lịch phỏng vấn tại thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. phỏng vấn trực tiếp tốt hơn là qua điện thoại Sơ yếu lý lịch: Nhớ mang mang theo sơ yếu lý lịch khi đi phỏng vấn, do vậy bạn có thể trả lời được những câu hỏi của người phỏng vân. Hãy trung thực: Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. nếu như bạn không biêt, hãy nói là không biết. Hãy
trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu ngạo. nếu bạn thấy người khác muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có người lằng nghe họ Tiếp theo?: Cuối buổi phỏng vấn, hãy cố đạt được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hãy tự hõi bước tiếp theo là gì trước khi kết thúc cuộc gọi. Xác định các yếu điểm: Nếu có thể, hãy cố tìm ra xem người phỏng vấn thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. bằng cách này, bạn có thể phát huy những thể mạnh và hạn chế bớt yếu điểm của bạn tại buổi phỏng vấn trực tiếp.
top Phỏng vấn trực tiếp Đến đúng giờ:– Một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn. Không bao giờ được phép đến muộn và xin lỗi vớI lý do: “Xe tôi bị hết xăng!” Di động:- Phải nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại khi phỏng vấn không làm tăng giá trị của bạn hoặc làm cho người khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn bạn. Chuẩn bị kỹ: Trứơc khi đến công ty, hãy tìm hiểu về công ty đó-hãy tìm kiếm trên trang web của công ty đó và viết xuống một số câu hỏi. bạn có thể tìm kiếm trên Google. phải biết được lý do tại sao bạn lại muốn làm cho công ty đó. người phỏng vấn luôn quan tâm liệu bạn có biêt gì về công ty và sản phẩm của họ không. Định hướng đúng đường đi: hãy đi theo đường mà bạn cho là chinh xác. nếu như không xác định được đường đến công ty cũng có nghĩa là bạn bị lạc đường. Hãy đến trước 20 phút để tránh bị muộn. Hãy đợi trước bên ngoài văn phòng và chỉ nên vào phỏng vấn trước 3 phút. THỰC HÀNH: Thực hành kỹ năng phỏng vấn: tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn như thể bạn đang được phỏng vấn. Hãy thực tập vài lần để bạn cảm thấy tự tin hơn và hiệu quả hơn cho cuộc phỏng vấn thực. 3 bản sơ yếu lý lịch: Mang theo ít nhất 3 bản sơ yếu lý lịch - đề phòng trường hợp họ không có bản copy sơ yếu lý lịch của bạn. Ghi nhớ:- Bạn có thể mang theo giấy và bút PDA để ghi lại 3 những câu chính của bạn về công ty đó. Trang phục: Trang phục công sở để có được vẻ bề ngoài nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ăn mặc gọn gàng và trải chuốt sẽ có ấn tượng tốt hơn là đơn giản. trừ phi công ty đó nhắc bạn là mặc quần áo bình thường, còn hầu hết mọi người đều chọn mặc véc để đi phỏng vấn. Tự tin: Bắt tay chặt và chân thành khi đến phỏng vấn và tỏ thái độ tích cực. Thân thiên: Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói (tất cả mọi yếu tố đều quan trọng để nắm chăc thành công trong buổi phỏng vấn). Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào người phỏng vấn khi giao tiếp với họ. Lắng nghe chăm chú – Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên hiệu quả của cuộc phỏng vấn. Hãy lắng nghe những câu hỏi mà bạn được hỏi để trả lời thẳng thắn, dứt khoát và đầy đủ. Không nên
nói quá nhiều hoặc lạm dụng những ưu điểm của bạn một cách thái quá. Mức lương: Nếu được hỏi về mức lương, hãy xác định thông tin chính xác liệu có bao gồm tiền thưởng và tiền hoa hồng hay không. nếu họ hỏi bạn muốn mức lương nào, câu trả lời duy nhất là: “tôi chấp nhận một mức lương hợp lý của công ty ông”. Có thái độ tích cực: Không được phê phán hay có bất kỳ một ý kiến tiêu cực nào nhân viên hiện tại hay trước đó của công ty. Hãy tỏ ra lịch sự và chuyên nghiệp và tránh không đề cập vào vấn đề riêng tư. Hỏi về công việc!: Hãy tỏ ra cho người phỏng vấn biết rằng bạn rất quân tâm đến công việc đó và hỏi nếu được làm, bạn sẽ làm gì tiếp theo. Gửi thư cảm ơn: Hỏi xin danh thiếp để viết thư điện tử cảm ơn họ. Có thể gửi thư trực tiếp tới người phỏng vấn bạn hoặc người môi giới.
Một Số Câu Hỏi Trong Buổi Phỏng Vấn Nói về bản thân bạn: Hãy đưa ra nhiều thông tin chính xác và cô đọng về công việc hiện tại của mình. Tại sao bạn muốn làm cho công ty XYZ? Bạn có thể dùng thông tin tìm kiếm trên mạng và những thông tin liên quan về công ty để trả lời câu hỏi này. Đưa ra những ví dụ cụ thể mà bạn tìm được hoặc những dự án trước đây của công ty mà bạn thích. Thành tích hoặc ưu điểm nổi bật nhất của bạn là gì? Bạn có thể nói nhiều một chút về điểm mạnh của mình nhưng không nên khoe khoang. Hãy đưa ra ít nhất 2 ví dụ điển hình và càng chi tiết càng tốt như doanh số bán, hạn chót và tiền tiết kiệm. Hãy nói nhiều về khả năng và nỗ lực của mình. Bạn có thể xác định được những vấn đề cần cải tiến không/làm thế nào để đạt được những nâng cấp và cải tiến đó? Hãy đưa ra những nhân tố nằm trong yêu cầu của công việc và không nên đưa ra nhân tố mà bạn khó lòng đạt được vì nó có thể ảnh hưởng đến thành công của buổi phỏng vấn. Ví dụ: “Tôi thấy công việc này cần nhiều kinh nghiệm về làm báo cáo và bạn phải làm việc với một dây chuyền hoặc một hệ thống “x” nào đó. Tôi không có nhiều kinh nghiệm làm báo cáo và đến tận bây giờ tôi cũng không được yêu cầu phải tìm hiểu về hệ thống “x”. Nhưng tôi có thể học hỏi rất nhanh và làm việc với tất cả các hệ thống máy tính. Ở điểm này, tôi có thể nói rằng điểm cần phải được cải tiến là nghiên cứu về hệ thống phần mềm đó. Bạn mong đợi mức lương như thế nào? Hãy trả lời thẳng thắn, ví dụ như: “mức lương tốt nhất mà các ông có thể trả cho tôi là gì? Chúng ta có thể thoả thuận về mức lương nếu đánh giá vào các yếu tố như: vị thế của công ty, tiềm năng phát triển của công ty, toàn bộ lương thưởng, v.v. Tiền lương là một miếng bánh và nếu ngài nghĩ tôi phù hợp với công việc này, chúng ta có thể đi đến một thoả thuận có lợi cho cả hai chúng ta!” Tại sao bạn bỏ vị trí hiện tại? Hãy chân thành và thẳng thắn và nhớ đừng chỉ trích công ty hoặc sếp của bạn. Nếu bạn nói bạn bỏ vị trí hiện tại vì những lý do chung thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận
bạn. Tại sao chúng tôi nên mời bạn vào vị trí này? Hãy tóm tắt và nói về những ưu thế của bạn và đề nghị họ mời bạn vào vị trí đó. Hãy đưa ra những lý do quan trọng nhất tại sao bạn là người phù hợp với công việc đó nhât. Vị trí bán hàng: Nếu vị trí tuyến dụng liên quan đến việc bán hàng, người ta có thể hỏi bạn cách chào hàng và tiếp thị cho một loại sản phẩm và một lần nữa, bạn có thể dùng thông tin kiếm được trên mạng về công ty đó để trả lời câu hỏi này. Những câu hỏi mà bạn có thể hỏi (chọn một trong 2)
* Tại sao ông muốn tuyển dụng vị trí nay? * Trong vòng 5 năm nưa, công ty của ông sẽ phát triển thế nào? * Nhân tố nào làm cho ngài thành công và điểm khác biệt của ông với đối thủ cạnh tranh là gì? * Ngài ở vị trí này bao lâu rồi và ông hài lòng ở điểm gì nhât về vị trí và công ty của ngài? * Một thí sinh lý tưởng đến xin việc thì cần những yếu tố gì? (hãy lắng nghe và sau đó đưa ra những phẩm chất mà bạn có phù hợp với những yêu cầu mà người phỏng vấn đưa ra) * Ông có nghĩ trình độ của tôi đáp ứng được yêu cầu của ông không?
7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty lớn 05/05/2008 Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cao cấp của một tập đoàn lớn, quá trình phỏng vấn sẽ hoàn toàn khác với những gì bạn đã từng gặp hay tưởng tượng. Người phỏng vấn có rất nhiều cách để tìm ra được những ứng viên tài năng nhất.
Có vài điểm sau mà bạn cần lưu ý: Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát. Mẹo: Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin. Hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm Bạn nên tìm hiểu trước ở nhà để hiểu rõ không chỉ thông về công việc hay cơ hội thăng tiến ở vị trí bạn đang ứng tuyển mà còn cả công việc của người quản lý ở cấp cao hơn. Bạn có biết người này phải báo cáo công việc với ai không và sếp của sếp đó quan tâm đến những vấn đề gì. Mẹo: Sử dụng những điều đã tìm hiểu được đó trong cuộc trò chuyện khi phỏng vấn. Hãy tỏ thái độ quan tâm không chỉ tới những điểm cụ thể của công việc mà còn tới sản phẩm và thị trường của công ty đó. Hãy hỏi những câu mang tính mở rộng như “Ông/bà nghĩ như thế nào và sự phát triển ở thị trường Ấn Độ?” Tìm kiếm những câu trả lời Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó. Mẹo: Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải. Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình. Mẹo: Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh
Bí quyết" thành công khi phỏng vấn vào những vị trí cao Để trở thành người thắng cuộc trong cuộc phỏng vấn vào những vị trí cấp cao, bạn cần lưu ý vài điều sau: Cho nhà tuyển dụng thấy bạn có tầm nhìn rộng: Mỗi ứng viên khi tham gia tuyển dụng đều có một thế mạnh riêng. Người chiến thắng là người biết vượt qua giới hạn “một” đó và thể hiện tốt kiến thức mà họ có. Thu thập thông tin: Bạn nên tìm hiểu trước để biết rõ thông tin về công việc mà bạn đang ứng tuyển cũng như công việc của người quản lý ở cấp cao hơn, mối quan tâm của người quản lý đó... Hãy cố gắng đưa những thông tin bạn đã tìm hiểu được trước đó đan xen vào buổi phỏng vấn. Chuẩn bị giải pháp cho một số tình huống thường gặp: Nhà tuyển dụng muốn có một nhân viên có tư duy sáng tạo, có sẵn nhiều giải pháp cho các vấn đề thường gặp trong công việc. Bạn có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của mình bằng cách đưa ra vài trường hợp bạn đã từng làm và thành công trước đây. Thể hiện bản lĩnh của bạn: Các nhà quản lý cấp cao cần có những nhân viên dám nói thẳng, dám đưa ra ý tưởng và tự tin khẳng định chúng. Bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những câu chuyện kể về khoảng thời gian đầu bạn đi làm, những khó khăn bạn đã trải qua... cho thấy ý chí và bản lĩnh của bạn trong cuộc sống và công việc. Thể hiện sự nhún nhường khi cần: Khi được hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào khi sếp không sử dụng ý tưởng của bạn?”, bạn có thể trả lời rằng bạn biết quyết định của sếp đều vì lợi ích của công ty và có lẽ ý tưởng của bạn còn thiếu sót... Biết lắng nghe: Học cách lắng nghe ở đây nghĩa là bạn phải thể hiện được bạn không phải là người quá nhút nhát nhưng cũng không phải người quá tự tin luôn lấn át mọi người. Tốt nhất nên thể hiện bạn là người điềm tĩnh, từ tốn, không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác. Thể hiện thái độ lạc quan: Có thể bạn còn một số thiếu sót về khả năng làm việc nhưng nếu tỏ thái độ lạc quan và tích cực trong công việc, bạn sẽ “ghi điểm” trước nhà tuyển dụng. Đặc biệt, bạn không nên chỉ trích bất kỳ điều gì về những người sếp cũ ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động khuyến khích bạn nói ra.
Các hình thức phỏng vấn và cách chuẩn bị
Theo Tuổi Trẻ
Bạn chuẩn bị đi phỏng vấn và đang tự hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn gì đây… Bạn có biết việc nắm rõ các hình thức phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin tìm ra cách trả lời phù hợp nhất? Phỏng vấn qua điện thoại Do hạn chế về thời gian, những buổi phỏng vấn qua điện thoại ngày càng phổ biến.
Đó là cách phỏng vấn để nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá sơ bộ về ứng viên. NTD có thể báo trước cho bạn thời gian phỏng vấn qua điện thoại. Tuy nhiên họ cũng có thể không báo trước. Cách chuẩn bị: - Chuẩn bị tất cả những tài liệu liên quan, như hồ sơ tìm việc, thư xin việc, người tham khảo, v.v. - Khi buổi phỏng vấn bắt đầu, bạn hãy chắc rằng bạn nắm rõ tên và chức vụ của người phỏng vấn và sử dụng đúng tên của ông ta/bà ta trong suốt buổi phỏng vấn. Hãy nhớ viết thư cám ơn người phỏng vấn sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. - Bạn cần trả lời ngắn gọn và tập trung. Hãy để người phỏng vấn cắt ngang nếu ông ta/bà ta muốn hỏi bạn thêm thông tin hoặc thay đổi chủ đề. - Hãy nêu những câu hỏi liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng, v.v. Phỏng vấn theo nhóm Phỏng vấn theo nhóm được đánh giá là khá hiệu quả. Như tên gọi, nhiều người sẽ phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì bạn được phỏng vấn riêng với từng người. Cách chuẩn bị: - Trả lời và hướng ánh nhìn của bạn đến tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên tập trung sự chú ý vào người trực tiếp đặt câu hỏi cho bạn. - Thông thường trong một buổi phỏng vấn theo nhóm, sẽ có một người chính chủ trì. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc người đưa ra quyết định tuyển dụng bạn hay không, vì vậy hãy dành sự chú ý đặc biệt đến họ. - Khi buổi phỏng vấn kết thúc, hãy cảm ơn cả nhóm đã dành thời gian phỏng vấn bạn. Bạn có thể thể hiện sự nhiệt tình được tham gia công ty hoặc nêu một số đề xuất của bạn đến người chủ trì nhóm phỏng vấn. Khi người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm Nếu bạn được phỏng vấn với một công ty quy mô vừa hoặc nhỏ không có chương trình tuyển dụng quy mô, có thể bạn sẽ gặp một người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm. Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm có thể không nắm được vai trò chủ trì buổi phỏng vấn, vì vậy “tạo điều kiện” cho bạn “lên ngôi” trong cuộc phỏng vấn. Cách chuẩn bị: - Hãy tận dụng cơ hội này để trình bày khả năng của bạn vì bạn sẽ không bị áp lực như khi gặp một người phỏng vấn có quá nhiều kinh nghiệm. - Người phỏng vấn bạn thiếu kinh nghiệm vì họ không phải là người phỏng vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ rất quen thuộc và nắm vững cách thức công việc vận hành. Vì vậy bạn đừng nói hớ nhé. Hãy trình bày thật kỹ và cẩn thận khả năng của bạn và đặt ra nhiều câu hỏi về vị trí bạn dự tuyển.
Phỏng vấn tìm hiểu hành vi trong quá khứ Người phỏng vấn thường căn cứ vào cách làm việc và thành tích trước đây để đánh giá xem bạn có đủ năng lực để đảm nhiệm tốt vai trò mới không. Bạn sẽ được hỏi về những tình huống cụ thể trong quá khứ, cách bạn giải quyết vấn đề và bạn đã học hỏi được gì từ những kinh nghiệm đó. Vd: Hãy cho tôi biết bạn đã làm gì để đạt doanh số 10.000 đôla Mỹ trong năm 2006? Cách chuẩn bị: Bạn cần đưa ra câu trả lời thật chi tiết và cụ thể với phương pháp STAR: - Situation (Tình huống): nêu rõ tình huống khó khăn mà bạn đã gặp phải. - Task (Nhiệm vụ): mô tả nhiệm vụ mà bạn đã đảm trách để giải quyết tình huống khó khăn trên. - Action (Hành động): trình bày những bước cụ thể bạn đã thực hiện để giải quyết tình huống. - Result (Kết quả): hành động của bạn đã đem lại kết quả tốt đẹp như thế nào và bạn đã rút ra kinh nghiệm gì. Phong cách phỏng vấn tạo áp lực Nhà tuyển dụng thường sử dụng phương pháp này để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, cách đối phó với những tình huống căng thẳng và khả năng làm việc dưới áp lực cao của ứng viên. Những câu hỏi thật gai góc và hóc búa sẽ được phát huy tối đa để kiểm tra độ nhạy bén của bạn. Ví dụ người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn. Cách chuẩn bị: Bạn nên bình tĩnh, đừng rối trí với ánh nhìn lạnh lùng hay những câu hỏi “sát thủ” của nhà tuyển dụng. Hãy nhớ rằng bạn nói gì không quan trọng bằng cách bạn thể hiện. Và đừng quên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nêu quan điểm của mình. Phỏng vấn Tình huống Người phỏng vấn đang muốn phân tích kỹ năng suy luận và óc phân tích của bạn để giải quyết vấn đề. Ví dụ, họ có thể hỏi bạn “Có bao nhiêu chiếc xe mô-tô ở thành phố Hồ Chí Minh?” Người phỏng vấn sẽ tìm hiểu quá trình bạn dùng để có được câu trả lời. Cách chuẩn bị: Dạng câu hỏi tình huống đòi hỏi ứng viên phải sáng tạo, có khả năng suy luận logic để đưa ra giải pháp thích hợp nhất. Và điều quan trọng nhất, hãy thể hiện rõ ràng quan điểm và suy nghĩ của riêng bạn trong mỗi câu trả lời, đó cũng là cách để bạn đánh giá liệu mình có phù hợp với điều kiện làm việc ở môi trường mới không.
Chuẩn bị các câu hỏi để phỏng vấn ứng viên Cơ hội để bạn có thể lấp được thông tin chính xác từ ứng viên là bằng cách đặt câu hỏi cẩn thận để có được các chi tiết mà bạn muốn. Sử dụng thông tin từ câu trả lời của người được phỏng vấn để dẫn đến các câu hỏi kế tiếp của bạn. Cách đặt câu hỏi Bạn có thể điều khiển câu trả lời của ứng viên (ƯV) bằng cách đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Những câu hỏi mở sẽ khuyến khích ƯV cởi mở, suy nghĩ, nói nhiều, cho phép bạn quan sát kỹ năng trao đổi của ƯV và có được những thông tin chi tiết. Những câu hỏi này bắt đầu bằng những từ như là: "Cái gì?", "Khi nào?","Tại sao?","Như thế nào?"... Những câu hỏi mở cũng có thể bắt đầu bằng những câu nói về bản thân bạn rồi theo sau đó là một câu hỏi. Những câu hỏi đó thường dẫn đến những câu trả lời khẳng định hoặc phủ định đơn giản hơn là những câu trả lời nhiều thông tin. Sử dụng câu hỏi đóng để làm rõ những điểm chưa rõ, ví dụ: "Bạn có thể bắt đầu công việc từ ngày 14/11 được không?". Những câu hỏi này cũng có ích để xác nhận những chi tiết trong sơ yếu lý lịch của ƯV. Hiểu được các câu hỏi giả định Câu hỏi này làm cho ƯV phản ứng lại với một tình huống giả định mà bạn đặt ra. Ví dụ, bạn cần kiểm tra mức độ ƯV chấp nhận công việc bằng cách hỏi: "Bạn nghĩ là khi nào có thể đi Munich làm việc?". Nếu câu trả lời của ƯV là: "Chúng ta có vội vã quá không?". Bạn sẽ biết rằng việc đó vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, nếu ƯV có vẻ chắc chắn, bạn có thể giả định là bạn gần như hoàn tất việc thương thảo. Tránh hỏi những câu hỏi với giọng điệu công kích. Sử dụng bảng câu hỏi Bạn nên chuẩn bị một danh sách các câu hỏi phỏng vấn. Tuy nhiên, đừng cứng nhắc theo thứ tự của danh sách vì phỏng vấn là sự trao đổi hai chiều. Mục đích chính của danh sách này là đảm bảo đã bao quát hết các vấn đề và có một danh sách các câu hỏi tham khảo khi cần. Những câu hỏi cơ bản cho ứng viên - Tại sao bạn lại muốn thay đổi công việc vào thời điểm này? - Theo bạn, đâu là điểm mạnh nhất của bạn? - Mối quan hệ của bạn với sếp cũ như thế nào? - Thành tích nổi bật trong sự nghiệp của bạn đến nay là gì? - Điểm nào làm bạn không hài lòng nhất trong sự nghiệp của bạn? - Bạn có kinh nghiệm gì trong việc giải quyết các vấn đề? - Mục tiêu dài hạn của bạn là gì và bạn nghĩ làm cách nào để có thể đạt được mục tiêu đó?
Chiến thắng cuộc phỏng vấn việc làm:Thật đơn giản! Khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn việc làm, sản phẩm bạn bán đó chính là bản thân bạn. Quá trình phỏng vấn bắt đầu khi bạn chấp nhận phỏng vấn và kết thúc khi người phỏng vấn đưa ra quyết định hoặc lựa chọn bạn hoặc tiếp tục tìm kiếm ứng viên khác thích hợp hơn bạn. Bạn càng có khả năng giao tiếp, thể hiện bản thân, sự vượt trội và những kỹ năng của mình một cách chuyên nghiệp, bạn càng có nhiều cơ hội chiến thắng. Trước cuộc phỏng vấn, hãy sử dụng phương án 3P (Plan, Prepare, và Practice – Lập kế hoạch, Chuẩn bị, và Luyện tập). Theo trình tự 15 bước sau đây. 1. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, nghiên cứu về công ty và chuẩn bị những câu hỏi dựa vào nghiên cứu của bạn. 2. Hình dung cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra như thế nào để chuẩn bị tất cả các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi “vặn”. 3. Ăn mặc chuyên nghiệp thậm chí nếu công ty ứng tuyển chỉ quy định trang phục làm việc bình thường. 4. Đến sớm 15 phút trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. 5. Bắt tay thân mật với người phỏng vấn. Một cái bắt tay mạnh mẽ và một nụ cười chân thành sẽ mở đầu buổi phỏng vấn tốt đẹp, cởi mở. 6. Thận trọng với ngôn ngữ cử chỉ; ngồi thẳng lưng, thế đứng và bước đi thật tự tin, tư thế hướng về phía người phỏng vấn. 7. Xây dựng mối quan hệ tốt – sử dụng kỹ thuật giao tiếp hiệu quả, mạnh mẽ. 8. Hãy là một người biết lắng nghe. Chỉ trả lời theo những gì được hỏi, ngắn gọn nhưng đầy đủ, đúng cách. 9. Thể hiện sự nhiệt tình và sự mong muốn chân thật. Đừng tỏ vẻ tuyệt vọng. 10. Ghi chép những thông tin cần thiết. Có thể bạn sẽ cần chúng sau đó trong cuộc phỏng vấn. 11. Truyền đạt những kỹ năng, trình độ, bằng cấp và những lợi ích mà bạn có. 12. Chứng minh những thành tích của bạn; cách thức bạn đã cải thiện việc bán hàng, giảm chi phí, tăng năng suất, giải quyết những vấn đề khó khăn của tổ chức… 13. Giao tiếp bằng mắt. Điều đó thể hiện sự tự tin, chân thật và sức mạnh.
14. Nếu bạn thực sự muốn làm ở vị trí công việc ấy, hãy hỏi về nó một cách trực tiếp. 15. Sau cuộc phỏng vấn: gửi một lá thư cảm ơn, nêu lên những gì mà bạn thực sự thích ở vị trí ấy, và khẳng định một lần nữa vì sao bạn lại phù hợp với nó, và lời cảm ơn chân thành về thời gian mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn trong cuộc phỏng vấn.
HRvietnam