Btl.docx

  • Uploaded by: Tran Hoang Minh Chau
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Btl.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 7,603
  • Pages: 17
MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2 NỘI DUNG .............................................................................................................. 2 I. Khái niệm và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi. ............................................ 2 1.

Khái niệm nuôi con nuôi: ............................................................................ 2

2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi: ..................................................................... 3 II. Các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp: ........................................... 3 1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi ........................................ 3 1.1. Về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. ....................................... 4 1.2. Chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.................................................................................................................. 4 1.3. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi .................................................. 4 2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi ................................................ 5 2.1. Quy định về năng lực hành vi dân sự. .................................................... 5 2.2. Quy định về khoảng cách tuổi: ................................................................ 6 2.3. Điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi ................................................................................. 6 2.4. Tư cách đạo đức : ...................................................................................... 6 3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi....................... 7 3.1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi .................................... 7 3.2. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nhận làm con nuôi ............................................................................................ 7 3.3. Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi ............................ 9 3.4. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. .............................................................. 9 4. Về hình thức để việc nhận nuôi con nuôi là hợp pháp: ............................. 9 4.1. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi. ....................................................... 9 4.2. Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi: ............................................................. 10 4.3. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi: .................................................... 11 III. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. ............................. 12 1. Điều kiện về người nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................ 12

2. Điều kiện về người được nhận nuôi có yếu tố nước ngoài ......................... 13 3. Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ....................................... 13 IV. Đánh giá và hoàn thiện pháp luật hiện hành về điều kiện nuôi con nuôi hợp pháp ............................................................................................................. 15 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 16

MỞ ĐẦU Nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương đối với trẻ em. Xu hướng nhận con nuôi ở nước ta đang ngày càng gia tăng với mục đích vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Với giá trị ý nghĩa và quan trọng của việc làm này, pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề nhận nuôi con nuôi tại Luật Hôn nhân gia đình 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Nghị định 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt, điều kiện nhận nuôi con nuôi hợp pháp là một nội dung quan trọng, là căn cứ để xác lập quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Để hiểu rõ hơn về trường hợp này, em xin làm rõ đề tài “Phân tích và đánh giá các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp”.

NỘI DUNG I. Khái niệm và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi. 1. Khái niệm nuôi con nuôi: Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Trong đó: - Cha mẹ nuôi: là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký ( khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010) - Con nuôi: là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký ( khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010)

Việc nhận nuôi con nuôi phải thỏa mãn mục đích nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình lành mạnh. Nuôi con nuôi với tư cách là 1 quan hệ pháp luật có đầy đủ các yếu tố: Chủ thể gồm có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và con nuôi, khách thể: những lợi ích mà các bên chủ thể hướng tới (quyền nhân thân, tình cảm gắn bó lâu dài, các quyền tài sản,…), nội dung: những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi do pháp luật quy định. 2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi: Đối với các cá nhân, việc nhận con nuôi giúp họ thực hiện quyền làm cha mẹ của mình, được chăm lo, thể hiện tình cảm với một đứa trẻ. Đặc biệt, đối với những cặp vợ chồng không có khả năng sinh sản. Đối với xã hội, việc nhận con nuôi, đặc biệt là trẻ em mồ côi, lang thang, không nơi nương tựa,... giúp làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước chi cho an sinh xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển của đất nước. Quan trọng hơn cả là với những đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Các em sẽ được hưởng các quyền lợi, được chăm sóc như các bạn cùng trang lứa, được đón nhận tình yêu thương của bố mẹ để phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Là nguồn nhân lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, không bị lợi dụng vì các mục đích kinh tế khác. II. Các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp: 1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi được quy định như sau: “1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.” 1.1. Về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Trẻ em dưới 16 tuổi là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, chưa thể nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, do đó quy định độ tuổi của người được nhận làm con nuôi là rất quan trọng trong việc thiết lập quan hệ nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi đối với một đứa trẻ được nhận nuôi vì mục đích việc nuôi con nuôi là tạo cho đứa trẻ những quyền lợi để phát triển về thể chất và tinh thần, được đáp ứng nhu cầu tình cảm. Theo Điều 20 BLDS năm 2015 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên. Họ đã có năng lực nhận thức và hành vi đầy đủ, đủ điều kiện để xác lập các giao dịch dân sự,...Bởi vậy những người 18 tuổi trở lên sẽ không phải là đối tượng của nhận con nuôi. Ngoài ra, người từ 16 đến dưới18 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu dược cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Quy định trên là hợp lý vì cá nhân trong độ tuổi này vẫn chưa hoàn toàn là người trưởng thành, vẫn đang ở trong độ tuổi cần được học tập, hỗ trợ về kinh tế, chăm sóc thể chất và tinh thần. Mặt khác, dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì , chú bác ruột đều là những người có quan hệ gần gũi với chủ thể, có thể chăm sóc, giáo dục các cá nhân trong độ tuổi này. 1.2. Chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Quy định này có nghĩa là chỉ cho phép một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng dược phép nhận con nuôi. Nghĩa là cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng trong việc nhận một đứa trẻ làm con nuôi. VIệc người đang có vợ hoặc có chồng tự nhận con nuôi mà không có sự đồng ý và thoả thuận của người còn lại thì sẽ không được chấp nhận. Điều luật nhằm đảm bảo cho trẻ được cho làm con nuôi có một môi trường gia đình trọn vẹn, có sự chăm sóc, dạy dỗ đồng thời của cả bố và mẹ, qua đó nhân cách của trẻ cũng được hoàn thiện hơn. 1.3. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi Qui định này tạo điều kiện cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được đón nhận tình cảm của cha mẹ như các bạn cùng trang lứa, được

tạo điều kiện để phát triển. Ngoài ra, như đã nói ở phần trên, giúp giảm thiểu ngân sách nhà nước chi cho phúc lợi an sinh xã hội, đảm bảo sự phát triển của đất nước. 2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm các điều kiện sau: “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt.” Những người sau đây không được nhận con nuôi khi có các dấu hiệu được qui định tại khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010: “a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.” 2.1. Quy định về năng lực hành vi dân sự. Theo Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 thì “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”. Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (từ đủ 18 tuổi trở lên; không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự (bị mắc các bệnh không thể nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình, bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự) và không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, bị tòa án quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự). Quy định đặt phù hợp cho việc bảo đảm cho con nuôi được hưởng các quyền lợi của mình và đón nhận

tình cảm của cha mẹ. Một người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ không nhận thức được trách nhiệm của mình khi làm cha mẹ không thể đảm bảo cho người con nuôi có được cuộc sống bình thường và vì thế mục đích của việc nhận nuôi con nuôi cũng không đạt được. Nguy hiểm hơn, họ có thể làm hại chính con của họ. 2.2. Quy định về khoảng cách tuổi: Qui định khoảng cách từ 20 tuổi trở lên, người nhận con nuôi có những trải nghiệm nhất định trong cuộc sống, cơ sở nhận nuôi là tình thương giữa người lớn với một đứa trẻ là con mình, tránh lạm dụng tình dục đối với con nuôi.Từ đó, họ có thể đảm bảo cho đứa trẻ được giáo dục, chăm sóc,…Hơn nữa, quy định khoảng cách tuổi như trên là hợp với văn hóa truyền thống của nước ta, đảm bảo cách ứng xử trong gia đình hợp với lẽ sống. Tuy nhiên, việc quy định khoảng cách như trên là chưa chặt chẽ với mục đích của việc nuôi con nuôi. Bởi quan hệ cha mẹ và con trong việc nuôi con nuôi không hẳn gắn với quy luật tự nhiên về mặt sinh học, mà nó được hình thành trên cơ sở ý chí, tình cảm của các bên. Người nhận nuôi phải đạt tới một độ tuổi tối thiểu nhất định thì mới có được kinh nghiệm, hiểu biết, điều kiện kinh tế phù hợp và quan trọng nhất là nhận thức rõ về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình. 2.3. Điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi Đây là những điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo cho người con nuôi nhất là người con chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, được sống trong một môi trường lành mạnh, thuận lợi cho việc phát triển tòa diện về thể chất và trí tuệ và đạo đức. 2.4. Tư cách đạo đức : Tư cách đạo đức của người nhận con nuôi là điều kiện vô cùng quan trọng. Người ta nhận thấy, tính cách của bố mẹ phần lớn ảnh hưởng đến tính cách và suy nghĩ của con. Người có tư cách đạo đức tốt mới có thể tạo điều kiện, chăm sóc cho đứa trẻ, giáo dục đứa trẻ thành một công dân tốt. Yêu cầu về tu cách đạo đúc như trên giúp loại trừ những trường hợp nhận nuôi nhưng không chăm sóc đứa trẻ, lợi dụng đứa trẻ vào mục đích của mình, đùn đẩy đứa trẻ sa ngã vào những vấn nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho nhà nước. Tuy nhiên quy định người nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt là một quy định rất chung chung, khó xác định.

Khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định những trường hợp không được phép nhận con nuôi. Đó là những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Quy định này nhằm đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môi trường gia đình an toàn, văn hóa, ngăn chặn những trường hợp không tốt có thể xảy ra đối với người con nuôi do ảnh hưởng không tốt từ người nhận nuôi. 3. Điều kiện về ý chí của chủ thể quan hệ nhận nuôi con nuôi. 3.1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi Khoản 3 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi như sau:“Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.” Như vậy, việc được nhận nuôi con nuôi hợp pháp phải có điều kiện về ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Đó là phải nhận nuôi con nuôi trên cơ sở tự nguyện, có suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định nhận nuôi con nuôi, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Nếu việc nhận nuôi con nuôi của chủ thể muốn nhận con nuôi trái với điều kiện trên thì sẽ không có giá trị pháp lý. Quy định như trên giúp bảo vệ những người được nhận làm con nuôi không bị lợi dụng vì mục đích xấu. bị tra tấn, tổn thương tinh thần,… Điều này phù hợp với nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010). 3.2. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nhận làm con nuôi Khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định những điều kiện về ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nhận làm con nuôi như sau:

- Nếu người được nhận nuôi còn cả cha mẹ đẻ thì phải có sự đồng ý của cả hai người. - Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại. - Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ. - Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Để việc nhận con nuôi có hiệu lực, thiết yếu phải đảm bảo rằng sự đồng ý của cha mẹ đẻ phải xuất phát từ sự tự nguyện và ý chí độc lập mà nền tảng là lợi ích của đứa trẻ. Sự tự nguyện này được hình thành trên cơ sở nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc cho con làm con nuôi, phù hợp với mong muốn và tình cảm của cha mẹ đẻ, phù hợp với lợi ích của người con nuôi. Trường hợp thứ hai, nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Hơn nữa, nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ. Điều 58 Bộ luật dân sự qui định giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (gọi chung là người được giám hộ). Người giám hộ chỉ có quyền thể hiện ý chí cho người mà mình giám hộ làm con nuôi khi cả cha mẹ đẻ của người đó đều không xác định được hoặc đều đã chết, bị tuyên bố chết hoặc đều mất năng lực hành vi dân sự. 1 Ngoài ra khoản 2 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 còn quy định: “Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.’’ Có thể thấy, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về vấn đề nhận con nuôi. Việc cho phép nhận con nuôi chỉ được thực hiện trên cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, Nguyễn Thúy Hằng, Điều kiện nuôi con nuôi – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, (2014) 1

nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. Điều này đảm bảo ý chí của cha mẹ có con được nhận nuôi là có cơ sở, là kết quả của sự nhận thức và hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. Đối với trường hợp trẻ em mới sinh ra, cha mẹ chỉ có thể đồng ý cho làm con nuôi của người khác khi đủ ít nhất 15 ngày. Trẻ em mới sinh, sức đề kháng rất yếu, cần phải được chăm sóc cẩn thận trong thời gian đầu. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe đứa trẻ, nguyện vọng từ hai phía gia đình, con được nhận nuôi phải đảm bảo an toàn ở mức tốt nhất. Vì thế quy định như khoản 4 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 là rất hợp lý. 3.3. Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi Khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Sự đồng ý của trẻ phải trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị lừa dối, mua chuộc, lợi dụng vì mục đích xấu xa (như nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi hoặc xúi giục con nuôi trong các hoạt động phạm tội,…). Bởi ở lứa tuổi này, nhận thức của đứa trẻ đang dần hoàn thiện. Một đứa trẻ bình thường có thể cảm nhận được tình cảm, cách đối xử của cha mẹ nuôi dành cho mình. Nhận thức được môi trường phù hợp với bản thân. Từ đó nó có thể quyết định làm con nuôi của người muốn nhận nuôi hay không. 3.4. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí của việc nuôi con nuôi. 4. Về hình thức để việc nhận nuôi con nuôi là hợp pháp: 4.1. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi. Theo Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi được quy định như sau: - Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. 4.2. Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi: Người nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị hồ sơ xin nhận con nuôi và hồ sơ của trẻ được giới thiệu làm con nuôi. Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi và quy định chi tiết tại Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐCP. Cụ thể: - Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có: đơn xin nhận con nuôi; bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; phiếu lý lịch tư pháp; văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.” - Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có: Giấy khai sinh; giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự ; quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

4.3. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi: Về trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi , Điều 19, 20, 21, 22 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP qui định như sau: 1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (đối với các trường hợp thông thường) hoặc tại UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú (nếu là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ, người giám hộ của người được nhận làm con nuôi) . Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2. UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi. 3. Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi; 4. Người nhận con nuôi nhận Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi tại trụ sở UBND cấp xã (nhận tại Lễ giao nhận con nuôi). Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước là khá phù hợp. Đảm bảo được ý chí, sự an toàn của người được nhận nuôi thông qua các giấy tờ chứng minh, xác nhận của cả hai phía, sự chứng kiến của cả hai bên khi đăng kí. Ngoài ra, việc quy định như trên cũng hạn chế được tình trạng thương mại hóa trong việc nhận con nuôi hiện nay.

III. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế. Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau: “ 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. 3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. 4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người muốn trở thành cha mẹ nuôi nhưng không định cư tại một trong các quốc gia đã kí điều ước quốc tế với Việt Nam. Trong đó, đặc biệt ưu tiên với những người đã có quan hệ với người được nhận nuôi từ trước đó hoặc vì mục đích nhân đạo. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người được nhận nuôi cũng như người nhận con nuôi, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi. 1. Điều kiện về người nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì họ phải đáp ứng các điều kiện sau : - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi 2010.

- Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. 2. Điều kiện về người được nhận nuôi có yếu tố nước ngoài Điều kiện về trẻ được nhận làm con nuôi cũng được quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 như đã phân tích ở trên. 3. Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 3.1. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi: - Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ. 3.2. Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi. Theo quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010, hồ sơ của người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài gồm: “1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây: a) Đơn xin nhận con nuôi; b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình; đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; g) Phiếu lý lịch tư pháp; h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này. 2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. 3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp” Trường hợp xin con nuôi đích danh quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định trường hợp cá nhân hoặc cặp vợ chồng xin nhận một đứa trẻ đã xác định làm con nuôi mà không phải qua giới thiệu. Hồ sơ của người nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Nuôi con nuôi và Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP gồm có: các giấy tờ đầy đủ của người nhận nuôi theo quy định như trong trường hợp nhận nuôi con nuôi thông thường, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 3.3. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi: Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Người xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài nộp hồ sơ xin nhận con nuôi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi xem xét và tiếp nhận hồ sơ Cục Nuôi con nuôi sẽ kiểm tra và thẩm định hồ sơ để xác định người nhận con nuôi đã đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó và người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 19/2011/NĐ-CP). Trường hợp giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài làm con nuôi được thực hiện theo trình tự quy định Điều 36 Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.

Sau khi hoàn tất thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi và có quyết định cho trẻ em đi làm con nuôi ở nước ngoài của UBND cấp tỉnh, người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi. Sở Tư pháp sẽ đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp. Thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là yêu cầu cần thiết đảm bảo cho lợi ích của những trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài. Hạn chế được những rủi ro, phát sinh hay các hành vi nhận con nhằm mục đích thương mại. IV. Đánh giá và hoàn thiện pháp luật hiện hành về điều kiện nuôi con nuôi hợp pháp 1. Những hạn chế còn tồn tại trong thực tế và các quy định của pháp luật. - Khó khăn trong việc xác định điều kiện nuôi con nuôi trong thực tiễn. - Việc thi hành pháp luật ở nhiều địa phương chưa tốt và thống nhất, còn nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế nhưng không đăng ký theo quy định của pháp luật về cho, nhận nuôi con nuôi mà chỉ có dự thỏa thuận của hai bên. Khó khăn trong việc lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi. - Quy định về tư cách đạo đức của người nhận con nuôi hợp lý nhưng không rõ ràng. Không có cơ sở để kiểm tra, xác định như thế nào là có tư cách đạo đức tốt, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và không có tính khả thi.2 - Luật chưa có qui định liên quan đến việc cấm những người nhận con nuôi có nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ như những người mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ,HIV/AIDS… 2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi

Bùi Thị Thanh Lê, Các điều kiện nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi năm 2010, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. ( 2015) 2

- Nên quy định khoảng cách độ tuổi tối thiểu và độ tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi. - Nghiên cứu bổ sung quy định về thủ tục nhận con nuôi của vợ/chồng làm con nuôi trong trường hợp người độc thân nhận con nuôi, sau đó kết hôn theo hướng nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi. Việc nhận con nuôi trong trường hợp này cần đơn giản thủ tục và hồ sơ để tạo thuận lợi cho người dân. - Người nhận nuôi con nuôi cần cung cấp các tài liệu để xác định điều kiện thực tế và tư cách đạo đức của mình. - Nên quy định cấm những người bị mắc bệnh hiểm nghèo, lây lan như HIV/AIDS, viêm gan…không được nhận nuôi con nuôi. 3. Giải pháp thực hiện: - Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi. Đặc biệt là với đối tượng dân tộc ít người. - Nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ làm công tác đăng ký nuôi con nuôi, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi. - Có chế tài hợp lý xử phạt các trường hợp vi phạm.

KẾT LUẬN Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Để việc nhận nuôi con nuôi là hợp pháp, các chủ thể muốn nhận con nuôi cần đảm bảo các điều kiện về việc nhận nuôi con nuôi như đã phân tích như ở trên. Đáp ứng những điều kiện trên, một đứa trẻ sẽ được nhận nuôi được bảo vệ các quyền, được đáp ứng tình cảm, được chăm sóc, giáo dục, hình thành nhân cách tốt để có thể trở thành một công dân tốt. Đây cũng là mục đích ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Nxb CAND, Hà Nội – 2014 2. Bộ Luật Dân sự 2015 3. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 4. Luật về Nuôi con nuôi 2010 5. Nghị định của Chính phủ số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. 6. Nguyễn Thúy Hằng, Điều kiện nuôi con nuôi – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, (2014) 7. Đỗ Thị Liên, Điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, (2012) 8. Nguyễn Thanh Huyền, Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, (2012) 9. Bùi Thị Thanh Lê, Các điều kiện nuôi con nuôi theo luật nuôi con nuôi năm 2010, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. ( 2015) 10. Bộ môn luật HNGĐ, “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, (2008). 11. Cục con nuôi quốc tế - Bộ tư pháp, Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, (2006).

More Documents from "Tran Hoang Minh Chau"