Bc Tong Ket 08-09

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bc Tong Ket 08-09 as PDF for free.

More details

  • Words: 13,098
  • Pages: 19
UBND TỈNH AN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 158 /BC-SGDĐT

Long Xuyên, ngày 25 tháng 6 năm 2009

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008-2009 Để tạo bước đột phá làm chuyển biến nhanh hơn chất lượng giáo dục, năm học 20082009, ngành GDĐT đã chọn chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy; tăng cường các biện pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và đổi mới quản lý tài chính”. Sau một năm triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ đã nêu ra trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học, ngành GDĐT báo cáo kết quả đạt được như sau: PHẦN A : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NĂM HỌC : 1. Tăng cường các biện pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học : –Để tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ hơn, huy động sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp cùng tham gia hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, Sở GDĐT đã tham mưu ban hành Chỉ thị 30/CT-TU và kế hoạch 15/KH-UBND, các nội dung nầy đã được UBND các cấp và ngành GDĐT tổ chức quán triệt trong nội bộ và tổ chức triển khai thực hiện hệ thống các giải pháp đồng bộ. Các đơn vị trường học tổ chức sinh hoạt trong tập thể sư phạm và trao đổi trong kỳ họp Ban đại diện Cha mẹ học sinh đầu năm học để tranh thủ sự đồng thuận. Qua một năm học triển khai, có thể ghi nhận những mặt tích cực sau : –Ngành GDĐT tiếp tục xác định giải pháp nâng chất lượng dạy và học để giảm học sinh yếu, kém, là giải quyết căn cơ vấn đề bỏ học. Do đó, ngoài các biện pháp đã triển khai để đổi mới phương pháp dạy và học, cải thiện kết quả học tập của học sinh, trong năm học 20082009, các đơn vị đã có những hoạt động nổi bật cần rút kinh nghiệm là tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, hội giảng, trong đó thảo luận từng vấn đề trong giảng dạy từng môn học cụ thể; chủ động đến tham quan, học tập các mô hình giảng dạy tốt ở các nơi; chủ trương quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém đã được các giáo viên hưởng ứng; đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tiết dạy đã được mở rộng thành ở tất cả các cấp học, bậc học với những mức độ khác nhau. Ngành GDĐT cũng đã thực hiện chủ trương giao cho các trường tự ra đề để đảm bảo sự tự chủ trong phân phối chương trình giảng dạy của các trường học, phù hợp với đối tượng học sinh. Thông qua phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường tiếp tục cải thiện điều kiện và môi trường học tập của học sinh. Làm tốt việc theo dõi học sinh bỏ học, đặc biệt là số có nguy cơ bỏ học để có những biện pháp giúp đỡ phù hợp và kịp thời cũng là những phấn đấu khá tốt ở nhiều địa phương. –Hầu hết cấp uỷ, chính quyền địa phương đã nhận thức tốt vai trò của mình trong việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, nhiều nơi theo dõi sát sao tình hình và có những biện pháp chỉ đạo kịp thời. Cuộc vận động hạn chế bỏ học năm nay được các địa phương chỉ đạo gắn với thực hiện mục tiêu phổ cập, nhằm làm cho công tác phổ cập được vững chắc. 1

–Sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể cũng đã góp phần rất lớn vào việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Trong đó, đặc biệt là vai trò của Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức. Các đoàn thể không chỉ làm khá tốt công tác tuyên truyền bề rộng, biểu dương gia đình, dòng họ hiếu học để nâng ý thức học tập của Cha mẹ học sinh, mà còn tích cực hỗ trợ những điều kiện vật chất tinh thần, giúp gia đình khó khăn tiếp tục duy trì việc học hành cho con cái. –Kết quả việc thực hiện chủ trương hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, tính đến cuối năm học đã có những bước chuyển biến : Tiểu học giảm 1,64%, trong đó bỏ học là 1,20% (cùng kỳ năm trước là 1,79%), THCS giảm 5,21%, trong đó bỏ học là 4,35% (cùng kỳ năm trước là 6,12%), THPT giảm 6,19%, trong đó bỏ học là 5,36% (cùng kỳ năm trước là 5,84%). Hạn chế : –Tình hình học sinh bỏ học nhìn chung có giảm so năm học trước, tuy nhiên vẫn chưa nhiều. Không ít đơn vị tỷ lệ học sinh bỏ học không giảm hoặc giảm không đáng kể. So với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ bỏ học của An Giang vẫn còn cao hơn nhiều tỉnh bạn. –Một số địa phương vẫn chưa vận dụng đầy đủ những giải pháp đã nêu trong Chỉ thị hoặc Kế hoạch hành động. Tư tưởng khoán việc hạn chế học sinh bỏ học cho nhà trường vẫn còn ở một số nơi, từ đó các đoàn vận động học sinh bỏ học chỉ thực hiện được ở thời điểm đầu năm học, kết quả lại chưa cao. 2. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy : –Sở GDĐT đã hoàn thành việc xây dựng đề án Ứng dụng CNTT trong quản lý, tham gia thí điểm để rút kinh nghiệm về các phần mềm quản lý do Bộ GDĐT triển khai. Để tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực CNTT và làm tốt vai trò tư vấn cho các trường, Sở GDĐT thành lập tổ CNTT dưới sự quản lý của Phòng TV-TB trường học. –Sở GDĐT đã thiết lập hệ thống email trong toàn ngành và xây dựng chế độ khai thác, sử dụng. Hầu hết các văn bản đã được gửi, nhận qua hệ thống nầy nên đã khắc phục cơ bản tình trạng công văn bị chậm trễ, thất lạc. Sở GDĐT đã phối hợp với Cty viễn thông Viettel để thực hiện mục tiêu nối mạng Internet băng thông rộng cho các trường, giúp cải thiện chất lượng truyền thông tin. Đến cuối năm học, đã có 510 đơn vị kết nối mạng, tức trên 2/3 đơn vị đã được kết nối. Nhiều đơn vị đã tổ chức khai thác khá tốt việc nối mạng vào công tác quản lý và tạo điều kiện cho giáo viên truy tìm thông tin phục vụ giảng dạy. –Để giúp đỡ các giáo viên xây dựng các tiết dạy có ứng dụng CNTT, Sở GDĐT đã tổ chức các chuyên đề, giới thiệu các bài giảng và hướng tới việc tập hợp những bài giảng tốt để giới thiệu cho giáo viên tham khảo. Các trường có biện pháp khuyến khích và hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng bài giảng điện tử và sử dụng các phần mềm giảng dạy bộ môn. Tổ chức cho giáo viên tham gia các cuộc thi về xây dựng bài giảng điện tử, tham gia các chuyên đề về ứng dụng phương tiện CNTT một cách hợp lý để nâng cao chất lượng bài giảng. Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng, hình thức hóa bài giảng, không có tác dụng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như phát huy tính tích cực của học sinh. Tại hội thi ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học (lần thứ 2), đã có 225 sản phẩm của 34 đơn vị tham gia, Ban Giám khảo đã chọn ra 92 sản phẩm để trao giải. Qua hội thi đã cho thấy những chuyển biến khá rõ nét ở các trường học về việc soạn giảng bài giảng điện tử, sự hỗ trợ của HĐBM đã giúp giáo viên các kỹ năng cơ bản của việc thiết kế bài giảng và ứng dụng một số phần mềm chuyên dùng. Trong Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp tỉnh lần thứ 4 năm 2009, ngoài hình thức truyền thống (tập trung tại hội trường), sở cũng đã thực hiện bằng hình thức trực tuyến, giúp cho các đơn vị có thể theo dõi cuộc thi tại đơn vị mình. 2

Một số trường bước đầu xây dựng trang Web để vừa giới thiệu hoạt động của nhà trường, vừa tạo kênh thông tin đến cha mẹ học sinh để thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục. –Trong năm học, Sở GDĐT cũng đã tổ chức họp trực tuyến giữa Sở với phòng GDĐT và các đơn vị trực thuộc, giữa Sở với Bộ GDĐT, giới thiệu hình thức dự giờ trực tuyến giữa các trường. Mặc dù vẫn còn hạn chế về chất lượng do hạn chế về đường truyền, thiết bị, nhưng cũng mở ra một khả năng làm việc mới, tạo tiền đề cho năm học tới sẽ có những bước đột phá cao hơn. –Thực hiện chủ trương phổ cập tin học trong đội ngũ CBQL và giáo viên, đến nay đã có 10.805/24.336 người có chứng chỉ A tin học (hoặc tương đương) trở lên, chiếm 44,4%. Riêng trong năm học, có 2.383 người mới có chứng chỉ. Hạn chế : –Sở GDĐT vẫn còn ít chú ý đến việc đánh giá các kết quả của giáo viên trong phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học, một số “sản phẩm” tốt, được khen, nhưng thiếu chăm chút để hoàn thiện và nhân rộng toàn ngành. –Việc báo cáo kết quả tiến độ phổ cập tin học của đơn vị chưa được thường xuyên, Sở GDĐT chưa có biện pháp nhắc nhở, khen thưởng, động viên kịp thời phong trào nầy. –Kế hoach thí điểm xây dựng mô hình “trường học điện tử” dù đã được triển khai và nhắc nhở trong các kỳ họp giao ban, nhưng thực tế chưa mang lại kết quả mong muốn, các đơn vị được chọn làm điểm chưa thật sự chủ động thực hiện, đầu tư chưa tương xứng, Sở GDĐT chưa có biện pháp thúc đẩy tốt. Đây cũng là một vấn đề cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các chủ trương của ngành. Sở GDĐT sẽ có cuộc họp đánh giá với các đơn vị chọn triển khai thí điểm. –Một vài phòng GDĐT chưa tích cực tham gia triển khai các chương trình quản lý thí điểm của Bộ GDĐT : chậm gởi dữ liệu, dữ liệu chưa chính xác… –Đề án ứng dụng CNTT trong quản lý triển khai quá chậm chạp. 3. Đổi mới công tác quản lý tài chính : Quản lý tài chính, tài sản đang là vấn đề còn yếu kém của khá nhiều đơn vị trường học, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý của hiệu trưởng, nghiệp vụ của kế toán lẫn những tác nghiệp, hướng dẫn của đơn vị quản lý. Để chấn chỉnh mảng công tác quan trọng nầy, việc đổi mới quản lý tài chính đã được ngành GDĐT hết sức quan tâm với những hoạt động cụ thể sau : –Sở GDĐT tham mưu với UBND tỉnh xây dựng một cơ chế giúp các đơn vị chủ động trong quản lý và chi tiêu ngân sách, tính đủ phần 20% kinh phí hoạt động trong cơ cấu ngân sách, tích cực thảo luận với ngành tài chính để bố trí ngân sách phù hợp với nhu cầu của ngành. Trong quá trình điều hành ngân sách, có tập trung ưu tiên cho việc thực hiện các chế độ chính sách và những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. –Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính tài sản được đặc biệt đầy mạnh, chủ yếu là phát hiện nguyên nhân của những yếu kém và có những điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Sở GDĐT đã tổ chức hội nghị chuyên đề về quản lý tài chính, tài sản để rút kinh nghiệm trong toàn ngành. –Để hoàn thiện đội ngũ kế toán, Sở GDĐT đã liên tục tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ, đặc biệt trong hè, đã kết hợp với trường CBQL tổ chức một đợt tập huấn rất quy mô cho hầu hết Hiệu trưởng và Kế toán các đơn vị trường học trong tỉnh, từng bước giúp các 3

đơn vị có khả năng tự chủ trong điều hành ngân sách, xây dựng dự toán đúng nhu cầu chi tiêu, thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản theo quy định. Bằng các hình thức học tập khác nhau, hiện nay, đội ngũ kế toán các trường đã có 86,32% đạt trình độ trung cấp trở lên (663/768). –Việc triển khai các hoạt động có thu để từng bước tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐCP đã mở rộng hơn trong các trường THPT, các nguồn thu sự nghiệp đã được quản lý tập trung, chưa phát hiện tình trạng lạm thu hoặc thu sai quy định. Chế độ công khai tài chính được thực hiện khá nghiêm túc, chế độ báo cáo đã dần dần đi vào nề nếp và quy củ hơn. Hạn chế : –Một số đơn vị trường vẫn còn tình trạng Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý tài chính, hoặc chưa phát huy tốt vai trò tham mưu của kế toán đơn vị trong việc điều hành ngân sách. –Còn nhiều đơn vị chưa chủ động để mở rộng các hoạt động dịch vụ có thu hoặc không có điều kiện mở rộng hoạt động dịch vụ. –Tình trạng chậm thanh toán lương, phụ cấp và tiền thêm giờ, buổi, chế độ chính sách (chi trả tiền phụ đạo học sinh yếu, kém…) vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị thuộc Phòng GDĐT quản lý, nhưng Trưởng Phòng chưa tham mưu tốt với UBND huyện hoặc có tham mưu nhưng chưa mang lại kết quả cụ thể, làm ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận giáo viên. –Việc quản lý tài chính bằng phần mềm chưa được sử dụng hiệu quả ở trường học. II. THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG : Từ năm học 2008-2009, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã điều chỉnh việc phân cấp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, viên chức trong toàn ngành (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy trực tiếp bồi dưỡng cán bộ, viên chức các đơn vị trực thuộc Sở, Ban Tuyên giáo huyện chịu trách nhiệm bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức tuộc Phòng GDĐT). Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được lãnh đạo ngành quan tâm thường xuyên và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học. Việc tổ chức học tập chính trị từng bước được cải tiến phù hợp hơn về hình thức, trọng tâm hơn về nội dung, chất lượng của các đợt học tập chính trị được nâng lên rõ nét. Song song đó, ngành cũng đã phát huy tốt vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng ở từng cơ quan, đơn vị trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ, làm tốt vai trò định hướng tư tưởng cũng như nắm bắt dư luận, do đó đã giúp cán bộ, giáo viên kiên định lập trường tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước; tăng cường ý thức rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm, sức chiến đấu, yên tâm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong năm, ngành GD-ĐT đã kết hợp với Ban Tuyên giáo các cấp tổ chức cho CBCC toàn ngành học tập Nghị quyết Trung ương 7, khóa X. Qua đó, CBCC ngành GD-ĐT đã nhận thức một cách sâu sắc hơn những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ta trong việc xây dựng đội ngũ trí thức nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng, từ đó xác định đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong thời kỳ đầy mạnh CNH – HĐH đất nước. Thông qua đợt học tập lần này, còn giúp cho CBCC toàn ngành nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn ; tình hình công tác Thanh niên ; công tác Văn học - Nghệ thuật cũng như quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực này trong giai đoạn mới. Ngoài ra, trong năm học, CB, CC, VC ngành GDĐT cũng đã được học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 9, Khoá X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. 4

Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đời sống của một bộ phận công chức, viên chức trong ngành cũng gặp không ít khó khăn, ít nhiều cũng có tác động bất lợi đến tinh thần công tác của một bộ phận cán bộ, giáo viên. III. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CÁC NGÀNH HỌC : 1. Thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục : a. Ngành học mầm non (xem chi tiết tại các phụ lục đính kèm) : Cháu nhà trẻ huy động thấp hơn kế hoạch (chỉ đạt 94,43%, tỉ lệ đi học chỉ đạt 5,73% so dân số độ tuổi, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm học trước. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống nhà trẻ công không tăng, nhiều nơi đã quá tải nên không thể tăng quy mô, trong khi đó các trường tư lại hạn chế nhận độ tuổi nầy, do năng lực, điều kiện nuôi chưa đạt yêu cầu, lợi nhuận thấp, trách nhiệm với phụ huynh cao. Học sinh mẫu giáo 3 – 5 tuổi: huy động đạt 107,51% so với chỉ tiêu kế hoạch, so với số dân trong độ tuổi đạt 59,8% (tăng 8,71% so với cùng kỳ năm trước). Học sinh mẫu giáo 5 tuổi: huy động đạt 107,03% so với chỉ tiêu kế hoạch, so với số dân 5 tuổi đạt 100%. b. Ngành học phổ thông (xem chi tiết tại các phụ lục đính kèm) : –Học sinh tiểu học huy động đạt 100% chỉ tiêu, Tỉ lệ huy động học sinh 6 tuổi đạt 99%, nhưng đến cuối năm học đã giảm 1,64% (cùng kỳ năm trước là 1,79%). –Học sinh trung học cơ sở huy động chỉ đạt 91,08% so kế hoạch, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm học trước. Tỉ lệ huy động so dân số độ tuổi chỉ đạt khoảng 65-70%. Đến cuối năm học đã giảm 5,21% (cùng kỳ năm trước là 6,12%). –Học sinh THPT huy động đạt 92,84% so kế hoạch, tỉ lệ ngoài công lập đạt 7,1%. So với cùng kỳ năm trước, học sinh THPT giảm 3%. Đến cuối năm học đã giảm 6,19% (cùng kỳ năm trước là 5,84%), trong đó học sinh trường ngoài công lập giảm 4,3%. Tỉ lệ đi học so dân số độ tuổi chỉ đạt khoảng 30%. –Công tác phổ cập : Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi tiếp tục được duy trì, tỉ lệ huy động so dân số 5 tuổi đạt rất cao, nhưng lại có tình trạng trẻ đăng ký khai sinh trễ hạn và các địa phương cập nhật điều tra trẻ trong độ tuổi còn sai sót, nên cần phải cập nhật để tính toán chính xác tỉ lệ huy động. Đến nay, An Giang đã được Bộ GDĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (thời điểm tháng 12/2007) và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (thời điểm tháng 12/2008). c. Giáo dục thường xuyên (xem chi tiết tại các phụ lục đính kèm) : Các trung tâm GDTX đã tổ chức các lớp dạy nghề và liên kết đào tạo hệ trung cấp cho 22.861 lượt học viên, tăng 22,3% so với cùng thời điểm năm học trước. Các Trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chức năng (cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết) đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Tính đến cuối năm học, các TTHTCĐ trong tỉnh đã có 250.000 lượt người theo học, so với cùng kỳ năm học trước giảm 14.829 người (5,6% so cùng kỳ). d. Giáo dục chuyên nghiệp (xem chi tiết tại các phụ lục đính kèm) : Tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng có tỉ lệ trúng tuyển 17,88% (năm trước là 21,72%), hệ TCCN trong tỉnh có tỉ lệ trúng tuyển 49,89% (năm trước 39,47%) và hệ dạy nghề có tỉ lệ trúng tuyển 64,86%. Số sinh viên theo học tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh thuộc các hệ 5

đào tạo là 17.322, cao đẳng là 2.505, trung cấp chuyên nghiệp là 5.582, trung cấp nghề là 1.490, đạt tỉ lệ 116 sinh viên đại học, cao đẳng/10.000 dân. e. Đánh giá chung : Thành tựu quan trọng của năm học là tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, tiếp tục duy trì phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. Công tác hạn chế học sinh bỏ học có chuyển biến. Một số trung tâm GDTX đã cố gắng mở rộng hoạt động bằng cách tổ chức các lớp ngắn hạn hoặc liên kết đào tạo, trung tâm Học tập cộng đồng kết hợp khá tốt với các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương. Số học sinh sau tốt nghiệp THPT đã có định hướng nghề nghiệp khá hơn, nên tỉ lệ vào các trường chuyên nghiệp có tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, quy mô học sinh các cấp học so tỉ lệ dân số vẫn còn khá thấp, cấp trung học vẫn sụt giảm và không hoàn thành kế hoạch, ngành chưa có giải pháp tốt để đáp ứng nhu cầu gởi trẻ của nhân dân. Công tác phân luồng chưa thực hiện tốt, học sinh vẫn không vào học THPT hệ giáo dục thường xuyên, số học nghề rất ít, làm cơ cấu đào tạo trung cấp-cao đẳng-đại học vẫn bất hợp lý, tỉ lệ sinh viên/vạn dân còn thấp. 2. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục (xem chi tiết tại các phụ lục đính kèm) : –Nhiều đơn vị Ngành học mầm non đã chuyển biến khá tốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, biết vận dụng linh hoạt phương pháp tích hợp và tích cực trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ đó, các hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài lớp trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với giáo viên và trẻ. Đã có tác dụng rèn luyện một số kỹ năng cần thiết, hành vi văn minh, tính hệ thống, phát triển tư duy logic cho trẻ. Tạo tiền đề cho việc ứng dụng “Chương trình Giáo dục Mầm non mới” cho những năm sau và chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, tăng cường công tác thanh, kiểm tra của BGH trường, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, trao đổi, giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo viên…; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức chuyên đề, hội thi để hình thành thói quen, hành vi, tính cách cho trẻ… Ngoài ra, công tác truyền thông về kiến thức nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh cũng được ngành tiếp tục quan tâm thực hiện. –Ngành học phổ thông tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên, tổ chức thảo luận về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội; thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, bài có nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh, giúp các em biết vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học; tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng hợp lí giáo án điện tử và các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ các tiết thí nghiệm, thực hành theo phân phối chương trình, thường xuyên liên hệ thực tế, giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức bài học. Nhiều trường đã thực hiện khá tốt việc dạy lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông và các nội dung cần thiết khác vào nội dung bài giảng, mang lại kết quả tích cực. Trong giảng dạy, giáo viên đã bám sát mục tiêu bài học, thực hiện “mềm hoá”, “giảm tải” nội dung học tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, dạy học bám sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém, giúp các em củng cố kiến thức, lấy lại căn bản và theo kịp chương trình học tập. 6

Thực hiện thí điểm dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 người dân tộc tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, giúp các em khắc phục hạn chế về ngôn ngữ, cải thiện kết quả học tập. Giao quyền chủ động cho đơn vị trong việc ra đề kiểm tra học kỳ, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, khắc phục khuynh hướng lạm dụng hình thức trắc nghiệm. *Qua thống kê chất lượng, cấp tiểu học : môn tiếng Việt có tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 7,93%, môn toán tăng 3,79% so cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi cấp THCS tăng 4,72%, THPT tăng 3,06% so với năm trước. *Kết quả thi tốt nghiệp cấp THPT khóa ngày 02/6/2009: +GD THPT : Đỗ tốt nghiệp 8.772, tỷ lệ đỗ 75,13% so với số đăng ký dự thi (năm trước đợt 1 là 80,09%, cả 2 đợt là 85,97%). Kết quả trên trung bình chia theo môn như sau : Ngữ văn 42,21%, Toán 68,21%, Sinh học 93,0%, Địa lý 51,66%, Vật lý 80,40%, Ngoại ngữ 48,57%, +GDTX : Đỗ tốt nghiệp 117, tỷ lệ đỗ 11,37% so với số đăng ký dự thi (năm trước đợt 1 là 13,59%, cả 2 đợt là 29,62%). –Giáo dục thường xuyên và GDCN: Tiếp tục củng cố và phát triển các cơ sở GDTX, đa dạng hoá nội dung chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của nhân dân. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các TTGDTX hiện có. Phối hợp với các ngành liên quan và UBND địa phương nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn. Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển các lớp bổ túc THCS, BT.THPT, chấn chỉnh, thực hiện tốt công tác đào tạo từ xa, liên kết đào tạo hệ VLVH, các lớp ngoại ngữ, tin học và dạy nghề. Đẩy mạnh hoạt động của các cơ sở GDTX để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu người học. Tăng cường các hoạt động chuyên môn, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và các hình thức học tập, tiếp tục mở rộng các loại hình đào tạo ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, bồi dưỡng nhân lực, thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương tiến tới xây dựng xã hội học tập. –Công tác giáo dục toàn diện: Các hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật… được ngành tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện tốt. Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Hạn chế : –Chất lượng giáo dục các lớp mẫu giáo vùng sâu, vùng núi, các điểm lẻ gắn với trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Nhiều xã có lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học, cơ sở vật chất còn tạm bợ nên gặp khó khăn trong công tác quản lý, sinh hoạt chuyên môn làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. –Trong soạn giảng, nhiều giáo viên còn biểu hiện rập khuôn, máy móc (lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, bám quá sát sách giáo viên và sách thiết kế, việc tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, đóng vai,… còn gượng ép, hình thức). Một số giáo viên, nhất là số giáo 7

viên đã lớn tuổi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để giảng dạy, ít hoặc chưa mạnh dạn đổi mới để thích ứng với đòi hỏi của thực tiễn. –Ở một số đơn vị (hệ giáo dục thường xuyên), tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn ở lớp dưới nhưng vẫn được đưa lên lớp vẫn còn tồn tại, cần được chấn chỉnh. –Nội dung, phương pháp tổ chức (kể cả việc soạn giảng) các môn học ở buổi thứ 2 (đối với các lớp có dạy 2 buổi/ngày) còn biểu hiện tuỳ tiện, hiệu quả thấp. –Nhiều lớp học chưa phát huy được mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, vẫn còn tình trạng giáo viên không sử dụng thiết bị dạy học có sẵn trong khi lên lớp. –Một số giáo viên chưa thực hiện tốt yêu cầu trong việc chấm, chữa bài cho học sinh, chưa hoặc ít chỉ ra các lỗi làm bài mà học sinh mắc phải để giúp các em tiến bộ hơn trong học tập. –Chất lượng và hiệu suất đào tạo giữa các loại hình trường và giữa các khu vực chưa đồng đều. – Một số phòng GDĐT triển khai Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm, cơ sở ngoại ngữ tin học theo quy định còn chậm. – Hoạt động giáo dục hướng nghiệp để phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học các trường TCCN-DN và lớp 10 BTVH hiệu quả chưa cao. –Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trung tâm GDTX, TTHTCĐ nhìn chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Nhận xét chung : Nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhiều năm và là nhiệm vụ chủ yếu của ngành GDĐT. Cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học được quán triệt đến giáo viên và đã trở thành phong trào khá sôi nổi ở hầu hết trường học, thông qua việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông, tăng cường đầu tư và sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là chủ trương ứng dụng CNTT trong giảng dạy, có thể xem đây là khâu đột phá. Mỗi ngành học, cấp học đều có bước đi riêng, nhưng nhìn chung đều là những giải pháp chú trọng đến từng đối tượng học sinh, quan tâm đến những đối tượng thiệt thòi là trẻ có nguy cơ bỏ học, trẻ học yếu, học sinh vùng dân tộc… Chất lượng giáo dục thông qua kết quả các kỳ thi tuy chưa phản ánh đúng chất lượng giáo dục, nhưng cũng cho thấy những chuyển biến, độ đồng đều giữa các khu vực khá dần, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường vùng xa (xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, xã Tân An, huyện Tân Châu) lại cho kết quả tốt hơn trường vùng thị tứ. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa thể chuyển biến ngay, chuyển biến nhanh. Kết quả học tập của học sinh tại các trường ngoài công lập, các trường công được chuyển đổi từ bán công, các lớp hệ giáo dục thường xuyên còn thấp. Một số không ít giáo viên vẫn chưa thoát ly được lối truyền thụ theo kinh nghiệm, lối mòn, dẫn dắt học sinh học theo khuôn mẫu, chưa khơi gợi tính sáng tạo, tích cực. Một số ít CBQL trường học thiếu chăm chút cho chuyên môn, do đó không động viên được giáo viên trong đơn vị. 3. Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên : –Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ được tăng cường theo yêu cầu mới, từng bước thực hiện đồng bộ về cơ cấu (tăng cường giáo viên tin học, giáo viên tiếng Anh, nhân viên thư viện, thiết bị...). Do vậy, chất lượng đội ngũ tiếp tục có chuyển biến, đáp ứng khá tốt yêu cầu

8

của ngành trong giai đoạn mới: +Cán bộ quản lý: Toàn ngành có 1.684 người. Trong đó đảng viên đạt 89,37%, có 99,88% đạt chuẩn, 60,93% trên chuẩn. +Giáo viên: Toàn ngành có 19.044 người. Trong đó đảng viên đạt 32,36%, có 100% đạt chuẩn, 47,70% trên chuẩn. –Việc bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng quy định hiện hành, phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn. Giáo viên các cấp học đều có tăng hơn năm học trước, đảm bảo được yêu cầu giảng dạy; cán bộ quản lý được tăng cường, bổ sung nên đã tiếp tục củng cố, duy trì nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong ngành. Tuy nhiên việc đòa tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ còn một số hạn chế, bất cập sau: –Việc triển khai công tác đào tạo sau đại học chưa đạt chỉ tiêu đề ra, do tỉnh điều chỉnh

chủ trương đào tạo từ ngân sách nhà nước. –Ở một số đơn vị sự nghiệp tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn còn xảy ra, do các cấp quản lý chưa làm tốt công tác điều chuyển đội ngũ, chưa bố trí sắp xếp công việc khoa học, hợp lý. –Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở Phòng GDĐT còn gặp nhiều khó khăn do chính sách đãi ngộ không phù hợp, nên chất lượng cán bộ ở Phòng GDĐT hiện nay có chiều hướng giảm sút; tình trạng gởi biên chế còn khá phổ biến, nhưng hiệu quả vẫn chưa chuyển biến so với trước. IV. THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG : Các cuộc vận động “2 không”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Dân chủ, trách nhiệm, kỷ cương, tình thương và trung thực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được lồng ghép nội dung với nhau, nhằm tạo chuyển biến về nề nếp kỷ cương trong hoạt động giáo dục, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực. 1. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cho phòng GDĐT các huyện, thị, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động trên. Đối với cuộc vận động “Học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sau khi tham gia học tập các chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, công chức, viên chưc trong ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao mà đề ra phương hướng rèn luyện cho bản thân mình về các lĩnh vực như quan điểm chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm… Nhiều đơn vị đã hưởng ứng cuộc vận động bằng những việc làm thiết thức như : phát động cho học sinh sưu tầm các câu chuyện kể,các bài thơ, bài hát nói về đạo đức sáng ngời của Bác Hồ, về tình cảm yêu nước, thương dân, tinh thần suốt đời phấn đấu hy sinh cho dân tộc của Bác. Tổ chức cho giáo viên và học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ. Nhiều đơn vị trường học còn đề ra các hành động cụ thể để thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo lời dạy của Bác như: tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, tiết kiệm chi tiêu… góp phần làm giảm bớt một phần kinh phí cho hoạt động đơn vị. –Các trường, cơ sở GD-ĐT đã phát động cán bộ, công chức, viên chức đăng ký phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo dức nhà giáo theo 4 tiêu chí được quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT, trên cơ sở tự đánh giá mức độ đạt được và tự đề ra mức phấn đấu cụ thể trong thời gian tới. Bảng đăng ký được các tổ, khối, thủ trưởng đơn vị quản lý. Thường xuyên cập nhật và có nhận xét kết quả quá trình tu dưỡng của từng cán bộ, công chức. 9

–Vận động cán bộ, viên chức tự nâng cao trình độ tin học theo yêu cầu công việc của mình để cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác, giảng dạy, thực hiện tốt chủ đề năm học. Cải tiến việc viết sáng kiến kinh nghiệm, chú trọng đề tài về đổi mới công tác quản lý, giảng dạy; viết bài giới thiệu gương người tốt, việc tốt. –Tổ chức đánh giá cán bộ, viên chức trung thực, khách quan để làm cơ sở cho việc tinh giản biên chế. 2. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” : Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được phát động từ đầu năm học và được tiếp tục cụ thể hoá bằng hệ thống các tiêu chí, cách đánh giá cụ thể, giúp các trường phát động trong đơn vị. Một số công việc được nhiều trường tích cực thực hiện trong năm học : +Hầu hết các trường phát động phong trào xây dựng trường, lớp sạch đẹp, an toàn, làm hàng rào, có nhà vệ sinh và hệ thống nước sạch và có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. +Thực hiện các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học. +Giáo dục kỹ năng sống, chỉ đạo thực hiện lồng ghép các hoạt động giáo dục ngoài giờ, giúp học sinh phát triển các kỹ năng chống đuối nước, chống tai nạn giao thông, tránh xa các tệ nạn… +Tổ chức hoạt động tập thể, Đoàn thanh niên đã tổ chức các trò chơi dân gian, múa hát tập thể đầu và giữa giờ, tổ chức các lễ hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, hội thi “múa hát sân trường”, “Liên hoan âm nhạc học sinh, sinh viên”. +Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy hiệu quả giáo dục của các di tích lịch sử : Phối hợp Sở VH-TT-DL giới thiệu 47 di tích đã xếp hạng, khu du lịch, di tích để các đơn vị chọn làm điểm chăm sóc, học tập học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm viếng gia đình liệt sĩ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tỉnh chỉ đạo điểm về giáo dục truyền thống tại khu lưu niệm Bác Tôn và xây dựng kế hoạch để chọn học sinh xuất sắc về tham quan Bảo tàng An Giang. Mỗi huyện đều chọn các trường thuộc các cấp học để chỉ đạo điểm triển khai phong trào thi đua. Qua một năm triển khai thực hiện, nhận thức của các cấp lãnh đạo (trong và ngoài ngành) đã có chuyển biến đáng kể, bộ mặt của nhiều trường đã được chăm chút và cải thiện tốt hơn, mối quan hệ giữa lãnh đạo đơn vị với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau bước đầu đã có chuyển biến theo chiều hướng thân thiện hơn. Nhiều học sinh chủ động, tích cực hơn trong học tập cũng như trong việc tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường, qua đó đã góp phần hình thành một số kỹ năng sống cho học sinh. Hạn chế : Do đây là năm đầu tiên triển khai nên phong trào chưa thật sự sôi nổi. Sự kết hợp giữa các cấp các ngành liên quan trong việc triển khai phong trào chưa nhịp nhàng, chặt chẽ, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đối với các đơn vị cơ sở chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, việc sơ kết, đánh giá các phong trào chưa được thực hiện tốt, một số nơi, chưa được xem là phong trào thi đua trọng tâm của năm học. 3.Kết quả triển khai cuộc vận động quyên góp sách vở, quần áo, đồ dùng học tập giúp đỡ học sinh, giáo viên vùng khó khăn: 10

Sở GDĐT và Công đoàn ngành Giáo dục đã có Kế hoạch xây dựng Nhà công vụ từ năm 2001. Theo kế hoạch, ngân sách tỉnh sẽ đầu tư phần xây lắp, ngân sách huyện, xã đầu tư đất. Nhà công vụ được xây dựng theo quy cách 100m2/nhà, có khả năng phục vụ cho ít nhất 8 giáo viên (nam và nữ riêng biệt), với đầy đủ những trang thiết bị cần thiết như giường, tủ, bàn, hệ thống điện, nước, nhà vệ sinh, trị giá 160-200 triệu đồng/nhà. Theo kế hoạch, mỗi năm sẽ xây dựng 10 nhà công vụ, năm 2008 đã xây dựng 17, kế hoạch năm 2009 sẽ xây dựng 20 nhà, đến nay đã triển khai thi công 3 nhà. Công đoàn ngành GDĐT đã xây dựng quy chế hoạt động nhà công vụ, có quy định chế độ tu sửa, bảo quản và chỉ hoạt động 10 tháng/năm học. Mỗi đầu năm học, đơn vị quản lý sẽ xem xét và chọn các trường hợp giáo viên có hoàn cảnh thật sự khó khăn mới được bố trí ở nhà công vụ, tránh trường hợp sử dụng nhà công vụ như nhà tập thể, thậm chí nhà riêng. Sở GDĐT cùng Công đoàn ngành cũng yêu cầu các địa phương vận động hỗ trợ, quyên góp sách vở, quần áo cũ theo quan điểm: trường ở vùng thuận lợi hỗ trợ trường ở vùng khó khăn trong cùng huyện, TP Long Xuyên và TX Châu Đốc hỗ trợ các huyện miền núi, vùng dân tộc là Tịnh Biên và Tri Tôn. Qua phát động quyên góp sách giáo khoa cũ dưới hình thức tặng hoặc mua lại, đã tặng cho thư viện các trường tiểu học 29.769 bản, THCS 8.659 bản và THPT 394 bản. Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh xuất ngân sách mua sách giáo khoa phục vụ cho học sinh diện chính sách và học sinh thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 155.576 bản, trị giá 1.272 triệu đồng. Ngoài ra, học sinh con thương binh, liệt sĩ ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9 thuộc vùng khó còn được Nhà xuất bản Giáo dục tặng 445 bộ sách giáo khoa, tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong học tập. V. CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TĂNG CƯỜNG KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRONG NGÀNH : 1. Tiếp tục tham mưu, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục & đào tạo: –Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn và lộ trình triển khai thực hiện Thông tư 07/2009/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GDĐT. –Thực hiện cải cách hành chính, Sở GDĐT đã hoàn thành các quy trình, thủ tục quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đang triển khai thực hiện. –Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong ngành theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ. Trong năm 2009, toàn ngành đã xét và đề nghị tinh giản biên chế 141 trường hợp. –Trong quá trình triển khai quy chế thực hiện dân chủ cơ sở, các đơn vị luôn tôn trọng và phát huy dân chủ, thực hiện khá tốt quy định công khai. Đối với các công việc quan trọng, có tầm ảnh hưởng rộng, sở GDĐT đều tổ chức lấy ý kiến của cơ sở để có những quyết định phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi. –Tiếp tục thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm của giáo viên, nhân viên đối với Ban giám hiệu, Ban giám đốc các đơn vị trực thuộc, xem đây là kênh thông tin quan trọng giúp lãnh đạo ngành trong việc đánh giá, bố trí cán bộ. Hạn chế : –Việc thực hiện tự chủ trong ngành (về biên chế, tài chính, thời gian, nội dung giảng dạy...) theo phân cấp còn nhiều lúng túng nên triển khai chậm, hiệu quả chưa cao. 11

–Nhiệm vụ của các phòng GDĐT khá nặng nề, trong khi đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, không cấn đối về cơ cấu nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu công tác đặt ra. Một số đơn vị có biểu hiện quá tải, dẫn đến chậm trễ trong việc thực thi nhiệm vụ. –Một bộ phận cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, thiếu năng động, không theo kịp yêu cần đổi mới nên hiệu quả thấp. Một số đơn vị còn có biểu hiện thiếu dân chủ trong quản lý, không tôn trọng của ý kiến tập thể, làm mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đơn vị, làm nảy sinh nhiều đơn từ khiếu kiện vượt cấp, nặc danh. –Một số địa phương, phòng GDĐT chưa nhận được sự quan tâm sát sao, sự chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là trong việc bố trí cán bộ, việc phân bổ kinh phí, việc xây dựng CSVC trường học nên chất lượng, hiệu qủa hoạt động còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành. 2. Công tác thông tin, báo cáo, ứng dụng CNTT quản lý : Từ năm học 2008-2009, ngành đã thực hiện chế độ gởi thông tin, báo cáo qua thư điện tử, giúp việc tiếp nhận và xử lý thông tin 2 chiều giữa sở GDĐT với các đơn vị trực thuộc và ngược lại được thông suốt, kịp thời. Hầu hết các đơn vị quản lý giáo dục và trường học đều được trang bị và đã sử dụng máy vi tính vào công tác quản lý. Một số đơn vị, thông qua hệ thống internet đã thiết lập được thông tin 2 chiều giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, giúp hiệu quả của công tác quản lý được cải thiện đáng kể. Một số Phòng thuộc Sở GDĐT tiến hành thu thập thông tin một cách có hệ thống để phục vụ quản lý như kết quả công tác thi đua, thực trạng trang thiết bị ở trường học. Hạn chế : –Chất lượng các báo cáo nhìn chung vẫn chưa đạt yêu cầu. Một số phong trào chưa được đánh giá đúng mức, hoặc sơ kết, tổng kết đầy đủ, kịp thời. –Vẫn còn một số đơn vị chưa chấp hành tốt quy định về thời gian báo cáo, gây ảnh hưởng đến tiến độ chung. 3.Việc hiện đại hoá hệ thống trường THPT chuyên; phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú: –Hiện nay, tỉnh An Giang có 1 trường chuyên toạ lạc tại thành phố Long Xuyên (Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu). Trong những năm qua, trường đã được nhà nước đầu tư khá lớn và là một trường có cơ sở vật chất rất khang trang, với đầy đủ hệ thống phòng học, phòng bộ môn, khu hiệu bộ, sân chơi, bãi tập. Trang thiết bị được cấp đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của đơn vị. Trong năm học 2008-2009, quy mô của trường tiếp tục ổn định. Tỷ lệ học sinh chuyên chiếm 2/3 và học sinh đại trà chiếm 1/3 trên tổng số học sinh toàn trường. Trường cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên theo quy định. Theo kế hoạch, trong thời gian tới đây, địa phương sẽ đầu tư xây dựng khu nội trú dành cho học sinh, tạo điều kiện cho những học sinh ở các huyện, nhất là các huyện xa trung tâm tỉnh có cơ hội để theo học tại trường này. Về chất lượng, trong nhiều năm liên tục trường luôn đứng ở tốp đầu về kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả trúng tuyển vào các trường đại học trong và ngoài tỉnh. –Hệ thống trường dân tộc nội trú: Năm học 2008-2009, An Giang có 1 trường THPT Dân tộc nội trú toạ lạc tại huyện Trí Tôn. Trường có 2 cấp học (THCS và THPT) và duy trì các lớp nội trú dành cho học sinh dân tộc ở trường THCS Cao Bá Quát (Tịnh Biên). Về quy mô, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh 12

An Giang có 21 lớp (THCS có 12 và THPT có 9 lớp), trường THCS Cao Bá Quát có 12 lớp THCS với 358 học sinh. Nhìn chung, Trường dân tộc nội trú An Giang cũng đã được nhà nước quan tâm đầu tư khá tốt. Đến nay CSVC, trang thiết bị của trường được trang cấp khá đầy đủ, đảm bảo tương đối tốt cho hoạt động dạy và học của trường. Trong những năm qua, cán bộ quản lý và giáo viên của trường đã có nhiều cố gắng và đã đạt nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của trường nhiều năm liền thường bằng hoặc cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả tỉnh. Nhiều học sinh của trường sau khi học xong đại học, cao đẳng, TCCN đã trở về phục vụ tại địa phương, góp phần vào việc xây dựng và phát triện kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng trường THPT dân tộc nội trú tại thành phố Long Xuyên, để có điều kiện phát triển về quy mô, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh dân tộc hoà nhập tốt hơn với các dân tộc khác trong tỉnh. Khi đó, trường dân tộc nội trú hiện hữu sẽ giao cho huyện Tri Tôn quản lý sử dụng và cũng sẽ tiếp tục duy trì hoạt động với cấp học THCS. 4. Thực hiện chế độ chính sách : –Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GDĐT thực hiện chủ trương chi trả kinh phí cho các cán bộ, giáo viên được sở điều động tham gia các hoạt động chung của ngành. –Việc lập và quản lý sổ Bảo hiểm xã hội có nhiều tiến bộ; nhưng còn một số đơn vị do sự phối hợp giữa các trường với với cơ quan BHXH chưa chặt chẽ nên còn nhiều hạn chế. Hạn chế : –Một số chế độ chính sách mới triển khai còn chậm, chưa phát huy tác dụng tốt. Một số địa phương (huyện Châu Phú, Phú Tân) còn tình trạng chậm thanh toán tiền lương và tiền phụ cấp cho giáo viên. –Một số chủ trương chưa đi kèm với chính sách, hoặc chính sách chậm ban hành, chậm thực hiện (chế độ bồi dưỡng học sinh yếu kém, chế độ phụ cấp cho CB trung tâm HTCĐ...). Một số chính sách quá lạc hậu, nhưng chưa được tham mưu, điều chỉnh cho phù hợp. –Một bộ phận kế toán trường học thiếu am hiểu về việc lập, điều chỉnh, bổ sung sổ BHXH cho cán bộ, viên chức trong khi thủ trưởng đơn vị chưa thật sự quan tâm nên việc bổ sung, cập nhật các nội dung trên sổ khi có thay đổi chưa thường xuyên, đầy đủ, kịp thời. 5. Công tác thanh tra : –Trong học năm học 2008-2009, hoạt động thanh tra tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mà ngành đang tập trung chỉ đạo thực hiện, như triển khai các cuộc vận động trọng tâm trong ngành; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; cấp phát, quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ; bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy học; chỉnh trang trường sở; huy động học sinh đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học; dạy thêm, học thêm, thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Kết quả đã thanh tra: + Thanh tra toàn diện: 10 trường THPT, 4 trung tâm GDTX; + Thanh tra hoạt động sư phạm: 466 giáo viên; + Thanh tra đổi mới chương trình GDPT: 3 phòng GDĐT, 9 trường tiểu học, 10 trường THCS, 19 trường THPT, 4 Trung tâm GDTX. Số nhà giáo được thanh tra: Tiểu học 25, THPT 171 (chủ yếu xem xét và cộng nhận kết quả thanh tra của thủ trưởng) +Thanh tra chuyên đề: của nhiều đơn vị với nhiều chuyên đề (xem phụ lục đính kèm). 13

Hầu hết cộng tác viên thanh tra đều được tập huấn nghiệp vụ, có kế hoạch và hoạt động khá tốt theo yêu cầu, tăng lượng thông tin cho công tác quản lý, chấn chỉnh những nơi còn yếu kém. –Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo : tổng số đơn đã nhận là 159. Trong đó : + Khiếu nại : 65 (thẩm quyền giải quyết của Sở : 12. Đã giải quyết xong. Nội dung liên quan đến chế độ chính sách của giáo viên + Tố cáo : 81 (không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở). + Khác : 13 (không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở). Hạn chế : –Do thực hiện các chỉ tiêu của Bộ nên hoạt động thanh tra còn dàn trãi, nội dung thanh tra khá nhiều nhưng lực lượng thanh tra còn ít. Chất lượng và hiệu quả của đội ngũ thanh tra kiêm nhiệm còn thấp, thực hiện nhiệm vụ chưa đều tay. –Việc thực hiện công tác thanh tra chuyên đề của một số phòng GDĐT chưa đầy đủ theo kế hoạch đã đề ra trong năm học (nhất là các phòng GDĐT có thay đổi cán bộ thanh tra chuyên trách). –Công tác kiểm tra nội bộ ở các đơn vị còn hạn chế (đặc biệt các đơn vị mầm non, do CBQL chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra) ; –Vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo nên vẫn phát sinh tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp. –Chưa mạnh dạn xử phạt hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với những sai phạm của nhà giáo theo Nghị định 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ. 6. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, chống tiêu cực. –Hầu hết các đơn vị đều tổ chức triển khai nội dung 2 luật nầy trong cán bộ, giáo viên. Các đơn vị đều có xây dựng quy chế làm việc, có phân công nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, thành viên, có xây dựng quy trình giải quyết đối với một số nhiệm vụ trọng tâm, hoạt động chủ yếu của đơn vị. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tập trung các nguồn thu và cân đối những nội dung chi phù hợp, đề ra nội dung thực hành tiết kiệm chung trong kế hoạch năm học, phổ biến tinh thần tiết kiệm cho học sinh trong các buổi sinh hoạt dưới cờ. Hàng tháng, các đơn vị thực hiện công khai tài chính đầy đủ theo quy định, có trường gửi email nội dung nầy đến từng giáo viên. –Thanh tra Sở đã lồng ghép nội dung nầy với thanh tra toàn diện trường học 11/61 đơn vị, thanh tra chuyên đề quản lý tài chính-tài sản 10/61 đơn vị. VI. TĂNG CƯỜNG CSVC VÀ CÁC NGUỒN LỰC KHÁC ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC : 1. Đầu tư xây dựng CSVC : Trong năm học 2008-2009, ngân sách trung ương và tỉnh đầu tư để xây dựng CSVC ngành GDĐT là 255.486 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 38,3% vốn ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng cả tỉnh. –Kế hoạch của Đề án Mức chất lượng tối thiểu năm 2008 có 45 điểm 227 phòng học, 16 nhà vệ sinh. Đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 18 điểm, 61 phòng học, 05 nhà vệ sinh. Đang thi công 24 điểm, 130 phòng, 9 vệ sinh. Số còn lại trong giai đoạn đấu thầu, hoặc lập hồ sơ. 14

–Kế hoạch chương trình Kiên cố hoá năm 2008 gồm 113 điểm, 614 phòng học. Đã nghiệm thu 17 điểm, 80 phòng học, đang thi công 98 điểm, 505 phòng, trong giai đoạn thầu 3 điểm, 14 phòng, số còn lại đang giai đoạn lập hồ sơ. Tỉnh đã giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008 là 53,5 tỷ (đạt tỷ lệ 100%). Đã tạm ứng kinh phí trung ương 47.930 triệu đồng, giải ngân được 31.484 triệu đồng (đạt tỷ lệ 65,69%). Ngân sách tỉnh 12.542/40.000 triệu đồng (tỷ lệ 27,55%). Kế hoạch năm 2009 sẽ xây dựng: 463 phòng học, 44 nhà vệ sinh, 25 cổng rào, hiện UBND các huyện, thị đng triển khai. –Kế hoạch Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn gồm 62 điểm, 210 phòng học, 62 phòng giáo viên, 49 nhà vệ sinh, đã nghiệm thu 01 điểm, 03 phòng, 01 nhà vệ sinh, đang khởi công 41 điểm, 144 phòng học, 41 phòng giáo viên, 32 nhà vệ sinh. Số còn lại huyện chưa bàn giao mặt bằng. –Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2008 đã cải tạo sửa chữa xong 40 phòng học, mở rộng 2 văn phòng BGH, 1 nhà bếp, 2 cổng rào, nhà xe của 3 trường mẫu giáo, 3 trường tiểu học với tổng kinh phí 5,6 tỷ đồng. –Dự án đầu tư xây dựng trường THPT và Trung tâm GDTX, Trường Trẻ em khuyết tật từ ngân sách tỉnh năm 2008 có 28 điểm, 252 phòng học, 13 văn phòng BGH, 14 phòng học bộ môn (TT TNTH), 10 nhà vệ sinh và khối nội trú, khối phòng học của Trường TEKT. Đến nay đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 19 điểm trường, 148 phòng học, 06 văn phòng BGH, 06 khối phòng học bộ môn, 19 nhà vệ sinh, 10 cổng rào, khối nội trú, nhà ăn, ở, khối văn phòng và khối phòng học của trường TEKT. Đến nay, số phòng kiên cố (nhà cấp 3, cấp 4) các cấp như sau : tiểu học 55,24 %, THCS 81,12 %, THPT 87,47 %. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ở các ngành học, cấp học đều tăng nhưng tỉ lệ còn thấp. Tổng số trường đạt chuẩn là 37 trường, trong đó mầm non có 7 trường, tiểu học có 17 trường, trung học cơ sở có 7 trường, trung học phổ thông có 6 trường. 314/394 trường tiểu học đạt chuẩn mức chất lượng tối thiểu (đạt 79,9%), trong đó, 2 đơn vị Long Xuyên, Châu Đốc đạt 100%. Sở GDĐT đã xây dựng xong, trình dự thảo và xin ý kiến góp ý của UBND tỉnh về đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2009-2020, hiện Sở đang bổ sung điều chỉnh để hoàn thiện đề án. Nhìn chung, năm 2008 công tác xây dựng CSVC trường học đã có nhiều chuyển biến tích cực, đa số các công trình xây dựng đến cuối năm 2008 đạt được tiến độ và khối lượng đề ra. Tuy nhiên, công tác tổ chức đấu thầu gặp nhiều khó khăn, có những công trình phải tổ chức đấu thầu nhiều lần nhưng không đạt, nguyên nhân do giá cả vật tư liên tục biến động. Năng lực của một số nhà thầu còn yếu, việc giải ngân chậm, gây khó khăn cho đơn vị thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ của một số công trình. 2. Đầu tư trang thiết bị dạy học và quản lý : Đầu tư mua sắm sách giáo khoa cho thư viện và các đối tượng chính sách, sách giáo viên và thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học trong năm học 2008-2009 là 42,583 tỷ đồng. –Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo các loại đã mua sắm phục vụ năm học trị giá 6.952 triệu đồng. Sách giáo viên và sách giáo khoa cho các lớp tập huấn thay sách trong hè 19.308 bản, trị giá 171 triệu đồng, cho đối tượng học sinh diện chính sách 13.122 bản, trị giá 135 triệu đồng. Phục vụ cho học sinh diện chính sách và học sinh thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 155.576 bản, trị giá 1.272 triệu đồng. Ngoài ra, Sở GDĐT An Giang còn được Nhà xuất bản Giáo dục tặng 445 bộ sách giáo khoa cho học sinh con thương binh, liệt sĩ ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9. 15

Phát động quyên góp sách giáo khoa cũ dưới hình thức tặng hoặc mua lại, đã tặng cho các thư viện trường tiểu học 29.769 bản, THCS 8.659 bản và THPT 394 bản. –Tổng kinh phí mua sắm thiết bị dạy học là 35.631 triệu đồng, bao gồm thiết bị dạy học lớp 12 phổ thông, thiết bị giáo dục quốc phòng, thiết bị CNTT và bổ sung thiết bị dùng chung, thiết bị phòng học bộ môn…cho các đơn vị. 3. Đầu tư ngân sách GDĐT : Năm 2008 là năm thứ hai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, đa số đơn vị đã sử dụng tiết kiệm kinh phí, phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị và có kết dư. Ngân sách đầu tư năm 2008 trên 800 tỷ đồng (năm trước trên 600 tỷ đồng), trong đó ngân sách cấp tỉnh chiếm 132 tỷ đồng. Ngân sách sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh chiếm 30% tổng số ngân sách toàn tỉnh. Chương trình mục tiêu Quốc gia đầu tư cho GDĐT là 46,4 tỷ đồng, giảm 15% so năm trước. VII. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC : 1. Sắp xếp mạng lưới trường bán công, kêu gọi đầu tư phát triển trường ngoài công lập : Thực hiện Luật Giáo dục, ngành GDĐT đã sắp xếp để chuyển 8 trường bán công sang công lập và 1 trường sang tư thục (trường BC Khuyến học chuyển thành trường THPT iSCHOOL), sáp nhập 4 trường THPT bán công vào các trường công lập lân cận. Đến nay, tổng số nhà trẻ, trường mẫu giáo và mầm non tư là 80, tiểu học tư là 01, THPT tư là 03, không còn trường bán công. Việc huy động sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh chủ yếu bằng cách mở rộng tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu, huy động qua học phí và các khoản hỗ trợ đầu tư CSVC. Sở GDĐT đã thực hiện quy hoạch tổng thể mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh An Giang giai đoạn 2008 đến 2015 và 2020. Theo đó, tiếp tục tạo những điều kiện ưu đãi, kêu gọi tư nhân đầu tư thành lập trường mới. Tỉnh đã thành lập quỹ hỗ trợ phát triển xã hội hóa, Sở GDĐT đã góp ý và giới thiệu cho ngân hàng đầu tư tỉnh thực hiện phát vay từ nguồn quỹ cho 2 trường THPT dân lập là Chưởng Binh Lễ (TP Long Xuyên), Ngôi Sao (TX Châu Đốc), cho 3 trường mầm non tư thục là Gia Nghi (Châu Phú), Tuổi Thơ (Châu Thành), Thiên Nga (Long Xuyên). 2. Huy động các nguồn lực tham gia sự nghiệp giáo dục : –Ngành GDĐT các cấp tiếp tục phát huy vai trò tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động nhằm huy động nhiều ngành cùng tham gia hoạt động giáo dục, đặc biệt trong tháng cao điểm “Hành động vì sự nghiệp giáo dục”. –Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh các đơn vị trường học từng bước được củng cố, có chủ trương lấy hoạt động BĐD CMHS lớp làm trung tâm để nâng chất lượng và hiệu quả hoạt động. Một số trường đã phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh tổ chức thêm các nguồn thu dịch vụ để tăng cường điều kiện học tập của học sinh. –Sở GDĐT đã ký kết hợp tác tuyên truyền với Báo An Giang và Đài PTTH An Giang để tăng cường công tác tuyên truyền về GDĐT, đồng thời vận động giáo viên, học sinh thường xuyên đọc báo địa phương cũng như xem đài thông qua tiết mục “Giáo dục”. Báo và Đài địa phương đã kịp thời phản ánh những hoạt động, phong trào của công tác giáo dục, đồng thời cũng đóng vai trò một kênh thông tin phản biện, giúp ngành GDĐT có được những thông tin phong phú từ dư luận xã hội, từ người học. 16

3. Phong trào xây dựng xã hội học tập : Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới trung tâm GDTX, trung tâm ngoại ngữ-tin học, trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập liên tục, học suốt đời của mọi người dân. Duy trì, củng cố thành quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xóa mù chữ, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, thực hiện cập nhật, bồi dưỡng kiến thức qua các lớp tập huấn. Sở GDĐT đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thông qua các hình thức : tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng công chức (theo chương trình của Bộ), tham quan học tập kinh nghiệm … nhằm nâng cao năng lực quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sở GDTX. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò, vị trí của TTHTCĐ, gắn CSVC của TTHTCĐ với Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, mua sắm trang thiết bị cần thiết tối thiểu cho các TTHTCĐ, tạo điều kiện để các trung tâm thực hiện tốt, có hiệu quả các chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, thiết thực của nhân dân. 4. Phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học và Hội Cựu giáo chức, nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ cùng ngành GDĐT trong việc xây dựng gia đình hiếu học, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cấp phát học bổng để các em được tiếp tục đi học, tham gia tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức học tập, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Kết quả : +Vận động và công nhận 54.645 gia đình đạt tiêu chuẩn GĐHH, chiếm 12% số hộ toàn tỉnh. Phong trào gia đình, dòng họ hiếu học đã góp phần nâng cao nhận thức học tập trong nhân dân, cổ vũ phong trào học tập, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đi học. +Hội Cựu giáo chức xây dựng kế hoạch hưởng ứng cuộc vận động “2 không”, ký kết liên tịch với sở GDĐT để cùng tham gia thực hiện 4 nội dung : tham gia cuộc vận động hạn chế học sinh bỏ học; tặng quà học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học; xây dựng trường chuẩn; dạy kèm học sinh yếu, hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học… +Quỹ Khuyến học các cấp vận động tiền và hiện vật quy tiền trong năm 2008 là 6.286 triệu đồng, đã chi 5.244 triệu đồng cho 19.830 học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học. Hạn chế : –Hệ thống trường ngoài công lập có quy mô nhỏ bé, chất lượng giáo dục còn hạn chế, chưa thật sự thu hút người học.. Cơ sở vật chất của các Trung tâm GDTX, Trung tâm học tập cộng đồng nhìn chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Số lượng các Trung tâm hoạt động có hiệu quả không nhiều. –Hoạt động của Hội đồng trường phần lớn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất và chưa có tác dụng hỗ trợ tịch cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và cho công tác quản lý của nhà trường. –Sở GDĐT chưa tham mưu UBND tỉnh để ban hành quy định về mức thu của Ban Đại diện CMHS theo đúng điều lệ. –Hoạt động dịch vụ tại các trường học chưa mở rộng, phần lớn các trường còn dựa chủ yếu vào nguồn kinh phí do nhà nước cấp hoặc nguồn thu từ học phí nên còn gặp nhiều khó khăn. VIII. ĐÁNH GIÁ NHỮNG VIỆC LÀM ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN : 17

1. Những việc làm được : Căn cứ những nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra, năm học 2008-2009, ngành GDĐT đã đạt được những kết quả sau : –Ngành GDĐT tiếp tục làm khá tốt công tác tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, để có những tác động khá mạnh mẽ đến hoạt động GDĐT, tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ được thuận lợi hơn. –Giữ vững kết quả công tác phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỉ lệ bỏ học đã bắt đầu có xu hướng giảm. –Chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đã đi vào chiều sâu, tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ. Nhiều biện pháp đồng bộ đã được triển khai ở tất cả các ngành học, cấp học, trong đó có những biện pháp rất cụ thể, đi sâu vào từng môn học, từng đối tượng học sinh, từng bài giảng, tiết dạy, đã tạo nên những chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục. –Các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động chung của toàn ngành, trong đó có việc nâng cao chất lượng giáo dục. –Việc đầu tư, phát triển CSVC trường học, đặc biệt là đầu tư trang thiết bị dạy học tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều trường học khang trang, tạo thêm những điều kiện thuận lợi và cần thiết để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. –Công tác đổi mới quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm, từ tham mưu đổi mới cơ chế, tăng quyền tự chủ đến thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, cải tiến quản lý, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ. –Phong trào khuyến học, khuyến tài tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, tạo cơ hội cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường, phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội. 2. Hạn chế : –Học sinh trung học huy động thấp, số được phân luồng vào học hệ GDTX hoặc học nghề đều không đạt, làm cho tỉ lệ học sinh đi học so dân số độ tuổi còn thấp, công tác phổ cập sẽ thiếu vững chắc. Số trường, lớp ngoài công lập phát triển chậm, chất lượng còn hạn chế, chưa thu hút người học. Hoạt động của các trung tâm GDTX chưa mạnh và các trung tâm Học tập cộng đồng chưa được đều tay. –Công tác kiểm tra chuyên môn thiếu chặt chẽ, việc chấn chỉnh các thiếu sót có lúc chưa kịp thời. Một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học chưa đồng đều. –Vai trò tham mưu của các đơn vị giáo dục đối với chính quyền địa phương về nhiều mặt, đặc biệt là việc sử dụng ngân sách giáo dục chưa có hiệu quả cao. Một số chủ trương vẫn chưa đồng bộ với chính sách, làm giảm hiệu quả khi triển khai. Nhiều đơn vị vẫn còn lúng túng khi thực hiện quyền tự chủ, nhưng chưa được tháo gỡ kịp thời. –Các cuộc vận động chưa được quan tâm sơ kết đầy đủ để đánh giá chính xác hiệu quả thực hiện. 3. Nguyên nhân hạn chế : –Mặc dù có chuyển biến, nhưng tỉ lệ bỏ học vẫn còn khá cao, làm cho quy mô giáo dục phát triển chưa tương xứng. Điều kiện CSVC chưa đủ bảo đảm để phát triển, mở rộng quy mô 18

, nhất là ngành học mầm non. Một số giải pháp phát triển hệ GDTX và các Trung tâm dạy nghề chưa được thực hiện tốt làm cho công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao. –Đầu tư cho giáo dục vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của ngành. Chưa đồng bộ về chủ trương, chính sách và nguồn lực đầu tư là vấn đề chưa thể khắc phục nhanh, nên vẫn là những cản ngại cho quá trình thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục. –Vai trò của CBQL trường học đặc biệt quan trọng, nhưng một bộ phận vẫn chưa thật sự năng động, sáng tạo, một số ít chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng lại chậm luân chuyển, thay đổi. Năm học 2008–2009, ngành GDĐT An Giang diễn ra trong bối cảnh thuận lợi đan xen với khó khăn. Thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng không phải là ít. Tuy vậy, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp các ngành, sự nổ lực không ngừng cùng quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành, công tác GDĐT tỉnh nhà tiếp tục giành được những thành tựu quan trọng. Đó là tiền đề thuận lợi để toàn ngành tiếp tục phấn đấu đạt nhiều kết quả to lớn hơn nữa, góp phần đưa sự nghiệp GDĐT tỉnh nhà phát triển đúng hướng, vững chắc. Nơi nhận :

KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

- Bộ GDĐT (VP1, VP2); - VP Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; - Các Sở, ngành liên quan; - UBND huyện, thị, TP; - Các Phòng GDĐT, trường ĐHAG, Cao đẳng Nghề, CT Tôn Đức Thắng, đơn vị trực thuộc Sở; - Công ty CP Sách, TBGD; - Các Phòng, Thanh tra Sở; - Lưu: VPS, VT.

(Đã ký tên và đóng dấu)

Lý Thanh Tú

19

Related Documents

Bc Tong Ket 08-09
May 2020 3
Bao Cao Tong Ket
April 2020 11
Bang Tong Ket
November 2019 16
Tong Ket Sh 2007
November 2019 9