Nghiencuukhoahoc2-ban Tong Ket

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nghiencuukhoahoc2-ban Tong Ket as PDF for free.

More details

  • Words: 1,239
  • Pages: 13
TỔNG KẾT - MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Cách viết một bài luận tốt, đề cương nghiên cứu, phương pháp trích dẫn và đạo đức trong nghiên cứu khoa học

CÓ GÌ “THẦN BÍ” TRONG CÁI GỌI LÀ “CHUYÊN

NGHIỆP”? • •

Anh ấy là ai? Có gì đặc biệt về anh: “Khi không có vai diễn, tôi ngồi nhà đọc báo và rất thích phần thời sự quốc tế. Sau khoảng ba tháng, tôi nhận ra rằng tôi có thể trở thành một chuyên gia về quan hệ quốc tế, và thậm chí có thể trở thành chính khách.” (Tạp chí Tiếp thị & Gia đình, số tháng 7/2003.)

Có gì giống nhau giữa BÓNG ĐÁ và QUAN HỆ QUỐC TẾ? • Có thể bàn về nó ở mọi nơi, mọi lúc. • Ai cũng có thể bình luận rất say sưa, tự coi mình là chuyên gia, và sẵn sàng cá độ. • Nhưng thực tế là: – Ít nhà bình luận chuyên nghiệp (Quang Tùng?? Long Vũ ??????) – Ít người thắng độ

VẤN ĐỀ CHỌN ĐỀ TÀI TẠI SAO, TẠI SAO, VÀ TẠI SAO? • CHỈ CÓ THỂ ĐẨY XÃ HỘI TIẾN LÊN BẰNG CÂU HỎI TẠI SAO. • CHỈ CÓ THỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ BẰNG CÂU HỎI TẠI SAO CÓ VẤN ĐỀ ĐÓ. • CURIOSITY IS THE MOTHER OF INVENTION.

YET, CURIOSITY CAN KILL A CAT.

Asking WHY POINTING TO THE MYTHS, THE PARADOX, AND UNEXPECTED OUTCOMES • Tại sao có người nghèo? (Puzzle ở chỗ là các chương trình xóa đói giảm nghèo đã có rồi.) • Tại sao học sinh không thích học tiếng Anh? (Paradox là ở chỗ ai cũng biết tiếng Anh quan trọng.)

Sự khác biệt giữa một đề cương nghiên cứu và một bài nghiên cứu • Lưu ý: Đề cương nghiên cứu không phải là bản tóm tắt một bài viết. • Đề cương nghiên cứu là nghiên cứu sơ bộ về vấn đề bạn quan tâm và muốn viết để thuyết phục Hội đồng: o Tại sao người đọc cần quan tâm đến nghiên cứu của tôi? o Thiết kế của nghiên cứu này có đáng tin cậy, có thực hiện được, và có được giải thích cẩn thận không? o Liệu tôi có đủ khả năng để thực hiện nghiên cứu này không?

Nội dung đề cương nghiên cứu 1.

2. 3. 4. 5. 6.

7. 8.

Tên đề tài Bản tóm tắt những nội dung chính Cơ sở nền tảng hoặc giới thiệu: ví dụ những tranh luận đương thời về vấn đề bạn đang nghiên cứu Tuyên bố mục tiêu nghiên cứu: câu hỏi nghiên cứu (ví dụ những vấn đề mà tôi có thể giải quyết qua nghiên cứu này là…’) Điểm các tài liệu liên quan: cho thấy tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu trong bối cảnh các nghiên cứu đã có trong lĩnh vực này. Phương pháp: mô tả các tính huống chọn lựa, các quá trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu dựa trên: (a) sự phù hợp của chúng đối với lựa chọn về lý luận và (b) chúng thoả mãn các tiêu chí về độ tin cậy và hợp lý. Thời gian biểu: đưa ra quãng thời gian cho từng chặng nghiên cứu. Tài liệu tham khảo: dùng hệ thống chuẩn ví dụ như hệ thống Chicago, tiêu chuẩn Việt Nam...

Thế nào là một bài luận tốt? • Nguyên tắc chung: Bạn nên tuân thủ các bước chính sau: - Giới thiệu về những gì bạn chuẩn bị nói với độc giả (phần mở đầu) - Trình bày với độc giả những điều đó (phần thân bài) - Giới thiệu những gì bạn đã nói với độc giả (kết luận) - Chú ý đến văn phong, mẫu trình bày và lỗi chính tả.

Phần mở đầu Trong lời giới thiệu, bạn phải trả lời 5 câu hỏi sau, trong đó 3 câu hỏi đầu là quan trọng nhất: - Bạn nêu và trả lời câu hỏi gì? - Tại sao những câu hỏi ấy nổi lên? Từ tranh luận học thuật hay từ thực tiễn cuộc sống? Bạn phải giới thiệu bối cảnh để đặt các câu hỏi đó vào hoàn cảnh của chúng. - Bạn đưa ra câu trả lời nào? Bạn phải tóm tắt những ý chính trong lập luận của mình. - Bạn sẽ làm những bước nào để đi tới câu trả lời? Bạn phải giới thiệu về nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. - Sau đây là gì? Bạn phải giới thiệu lộ trình cho bài viết của mình bằng cách giới thiệu các phần của bài viết để bạn biết hướng đi và người đọc tiện theo dõi.

Phần thân bài  Kết cấu theo chương, mục. Đối với tiểu luận có thể không theo chương mục nhưng nên có các đề mục in đậm cho người đọc tiện theo dõi.  Phương pháp tiếp cận: hệ thống, áp dụng lý thuyết hay theo lịch sử vấn đề?  Phương pháp nghiên cứu cụ thể: định tính (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, so sánh, phê phán - critical, lật ngược vấn đề – counterfactual, trường hợp điển hình – case studies...), định lượng (sử dụng và phân tích số liệu, thống kê, khảo sát thực tế, trưng cầu ý kiến, phỏng vấn...)  Trình bày logic, cấu trúc đơn giản, dễ hiểu. Vd: Lập luận của bạn; bằng chứng hỗ trợ lập luận; phản luận, giới hạn lập luận, nêu phạm vi của lập luận.  Nên có phần tiểu kết để tóm lại ý chính trong mỗi phần.

HAI PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH SỬ HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC SỬ HỌC - Sự kiện nào đã xảy ra, khi nào, và như thế nào. (Tấm & Cám) - Phân tích và phê phán các versions trước đó dựa trên việc tìm ra những điểm bất hợp lý trong cách diễn giải cũ và đưa ra cách lý giải mới dựa trên tài liệu mới - Khái quát lên xu hướng từ một/nhiều câu chuyện cụ thể. “Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng.”

XÃ HỘI HỌC - Tại sao lại có một hiện tượng nào đó (mẹ ghẻ hành hạ con chồng) - Phân tích các hypotheses dựa trên các lý thuyết sẵn có - Đề ra các hypotheses mới và tìm kiếm các theory mới - Khái quát sự vật bằng những mô hình trừu tượng. “Khi và chỉ khi xuất hiện các điều kiện sau thì mẹ ghẻ sẽ ghét con chồng.”

Phần kết luận • Người viết thường tóm tắt lại luận điểm của mình trong phần kết luận. Tuy nhiên lời giới thiệu tốt có thể làm cho phần kết luận không cần thiết. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần nhắc qua luận điểm của bạn và tập trung vào hệ luỵ rút ra từ kết luận đó: gợi ý chính sách nào có thể được đưa ra, cuộc tranh luận có thể tiến đến đâu với kết luận mà bạn đưa ra, hướng nghiên cứu tiếp theo là gì? • Nên đọc kỹ bài viết của mình trước khi nộp/trình bày và suy nghĩ những vấn đề gây tranh cãi mà người đọc có thể đặt ra.

Related Documents

Bao Cao Tong Ket
April 2020 11
Bang Tong Ket
November 2019 16
Tong Ket Sh 2007
November 2019 9