Bao Cao May Cim

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bao Cao May Cim as PDF for free.

More details

  • Words: 3,319
  • Pages: 6
báo cáo thục tập 2 hệ thống cim Hệ thống (ht)như em đã thấy bao gồm các hệ thống nhỏ sau ht Kho (1) lưu giữ phôi đã và chưa Gia công các sản phẩm gia công dở hoặc đã gia công các mẫu đựoc đặt trong từng vùng được đánh mã riêng khi có lệnh từ (6) một máy sẽ gắp mẫu đã được chỉ đinh ra và đặt vào băng chuyền hay lấy mẫu đã đựoc gia công ,lắp ráp từ băng chuyền chuyển vào vùng do (6) chỉ định ht Băng chuyền(2) nhận mẫu từ (1) sau đó di chuyển đến vị trí do (6) chỉ định khi đện đúng vi trí một cảm biến sẽ xác định sự có mặt của mẫu để băng chuyền dừng lại và có 1 robot gắp ra thực hiện công đoạn tiếp theo sau khi thực hiện xong từng công đoạn hoặc cả quá trình gia công lắp ráp ,các robot sẽ gắp mẫu bỏ lại băng chuyền để di chuyển đến vị tri thực hiện công đoạn tiếp theo hay vào kho ht Gia công(3) sau khi băng chuyền đưa mẫu đến đúng vị trí robot sẽ gắp mẫu ra đặt vào chỗ đặt mẫu tạm thời, điều chỉnh tư thế của mẫu để đưa vào máy gia công sau đó máy gia công sẽ thực hiện các nguyên công gia công đã được lập trình trước sau khi gia công robot sẽ gắp mẫu ra bỏ lại băng chuyền để thực hiện công đoạn tiếp theo ở đây bp điều khiển hệ thống có tác dụng nhận tín hiệu điều khiển từ trung tâm ,phân luồng điều khiển xác định số lượng thứ tự và loại phương pháp gia công mẫu cần gia công nhập tham số ,chương trình điều khiển cho các bộ phận khác tiếp nhận tham số phản hồi để xử lý hoặc chuyển tiếp lên ht trung tâm các chỗ đặt mẫu tạm thời được gắn các cảm biến để hệ thống nhận biết vị trí của mẫu để robot có thể lấy đúng mẫu và thực hiên các công đoạn tiếp theo ht Lắp ráp(4) sau khi băng chuyền đưa mẫu đến đúng vị trí robot sẽ gắp mẫu ra điều chỉnh tư thế của mẫu và tiến hành lắp ráp, các cảm biến sẽ xác định tư thế và vị trí đúng của từng mẫu nếu đúng thì thực hiên tiếp nếu sai thì điều chỉnh lại sau khi lắp ráp ,robot sẽ gắp mẫu ra bỏ lại băng chuyền để thực hiện công đoạn tiếp theo ht Kiểm tra chất luợng(5) sau khi thực hiện xong các nguyên công gia công ,lắp ráp băng chuyền sẽ đưa mẫu đến để kiểm tra tại đây các cảm biến cùng các bộ phận phụ trợ sẽ tiến hành đo đạt mẫu nếu đạt yêu cầu thì thực hiện công đoạn tiếp theo hoặc vào kho nếu không thì thực hiện lại quá trình ht kiểm soát trung tâm (6) xác định quá trình gia công và các tham số kèm theo lưu giữ mã của các mẫu trong kho ,thay đổi mã của mẫu kiểm soát theo dõi toàn bộ quá trình , xác định sự có mặt của mẫu tại các vị trí , nạp tham số và chuyển điều khiển cho các bộ phận gia công ,lắp ráp khi mẫu đã đến đúng vị trí kiểm tra chất lượng ,kho để từ đó các bộ phận này thực hiện các công đoạn cần thiết , nhận tham số từ các bộ phận khác , quyết định thứ tự và số lượng của các công đoạn quyết định sự dừng chạy của từng bộ phận hay của cả quá trình hiển thị toàn bộ quá trình gia công sự hoạt động đầu tiên người điều khiển quyết định quá trình gia công trên (6) (6) gởi lệnh xuống cho (1) để lấy mẫu đặt lên (2) (2)đưa mẫu đến các vị trí của (3),(4),(5) để thực hiện các công đoạn sau khi thực hiện xong từng công đoạn (2) sẽ di chuyển đến các vị trí khác để thực hiện các công đoạn tiếp theo hoặc đến kho khi đã xong cả quá trình Trong khi thực hiện người điều khiển hoàn toàn có thể thay đổi chương trình điều khiển hoặc dừng cả quá trình sản xuất sơ đồ khối của hệ thống

băng chuyền

hệ thống gia công

hệ thống lắp ráp

hệ thống kiểm tra chất lượng

Anh em chú ý phần này nghe: "hệ thống sim mà ta đã xem khi đi thực tập đó thì nó chỉ thực hiện 1 trong 4 công việc độc lập với nhau, tức là nếu mà khi robot lấy phôi từ kho(warehouse) mang đi theo băng tải (carrier) đến trạm lắp ráp(fitting shop) thì sau đó sp được hoàn thành và nó được robot mang bỏ lên cái carrier đầu tiên(bất kỳ) tới và đưa về lại warehouse về đúng vị trí cố định đã có sẵn trong warehouse từ 01->40 vị trí, mà ko qua gia công,hoặc kiểm tra sp, vì hệ thống chỉ mô phỏng 1 quá trình hoạt động độc lập với nhau mà thôi. Hoặc nếu mà muốn gia công thì phôi từ kho đưa đến trạm gia công sau đó robot sẽ mang đi vào máy phay or máy tiện đê gia công và sau đó robot lấy sp cuối cùng bỏ lên carrier rồi đưa về kho,( ko qua kiểm tra). Tức là khi thực hiện thao tác này thì ko

thực hiện thao tác khác. Còn nữa các bạn phải miêu tả bằng sơ đồ khối, và các thiết bị có trong mỗi trạm: vd: trạm fitting house thì có camera, kho linh kiện thiết bị, robot, băng cảm biến. Và phải nêu tác dụng của mỗi thiết bị, như: robot làm gì? camera làm gì?.... CHÚC CÁC CHIẾN HỮU VUI VẺ!!!!!

Sản xuất tích hợp máy tính hóa CIM Sản xuất tích hợp máy tính hóa bao gồm tất cả các chức năng kỹ thuật của CAD/CAM cũng như các chức năng kinh doanh. Các hệ thống CIM lý tưởng áp dụng công nghệ máy tính đối với tất cả các chức năng vận hành và xử lý thông tin trong sản xuất, từ xử lý đơn đặt hàng, thiết kế và sản xuất tới giao sản phẩm tới khách hàng. Phạm vi tác động của CIM rộng hơn so với phạm vi của CAD/CAM. Khái niệm CIM có nghĩa là tất cả các hoạt động sản xuất đều được kết hợp lại trong một hệ thống máy tính để được hỗ trợ, được tự động hóa. Hệ thống máy tính tỏa rộng và tác động vào tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Đây là hệ thống tích hợp, đầu ra của hoạt động này là đầu vào của một hoạt động khác, tạo thành dây chuyền, các sự kiện bắt đầu từ khâu đặt hàng tới tận khâu chuyển giao sản phẩm. Đơn đặt hàng sẽ được nhập vào phòng bán hành của doanh nghiệp nhờ hệ thống đặt hàng máy tính hoá. Các đơn đặt hàng này bao gồm các thông số đặc trưng của sản phẩm, các thông số này sẽ là đầu vào của phòng thiết kế sản phẩm. Các sản phẩm mới sẽ được thiết kế trong hệ thống CAD. Các phần tử tạo nên sản phẩm sẽ được chuyển thành cấu trúc vật tư sản phẩm, sau đó sơ đồ lắp ráp được chuẩn bị. Đầu ra của phòng thiết kế sẽ là đầu vào của phòng kỹ thuật sản xuất. Tại đây, việc lập kế hoạch quá trình gia công, thiết kế công cụ và các hoạt động chuẩn bị cho sản xuất được thực hiện. Đầu ra của phòng kỹ thuật sản xuất được đưa vào phòng lập kế hoạch và điều khiển sản xuất-Tại đây, kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu và điều độ được thực hiện bởi hệ thống máy tính. Các hoạt động sản xuất được trợ giúp bởi máy tính có thể rơi vào vùng lập kế hoạch quá trình hoặc lập kế hoạch sản xuất. Lập kế hoạch quá trình liên quan đến việc chuẩn bị các tài liệu về kế hoạch sản xuất sản phẩm, chức năng này được thực hiện bởi hệ thống lập kế hoạch quá trình với sự trợ giúp của máy tính CAPP (Computer - Aided Process Planning). Một số chức năng trong quản lý sản xuất liên quan đến lập kế hoạch như lập kế hoạch về nhu cầu nguyên vật liệu MRR ( Material Requirement Planning) và lập kế hoạch về năng lực CP (Capacity Planning)

Hệ thống sản xuất tích hợp – CIM

Hệ thống sản xuất tích hợp cho nền sản xuất hiện đại Hệ thống sản xuất tích hợp – CIM (Computer Intergrated Manufacturing) là hệ thống sản xuất tự động hiện đại. Hệ thống CIM đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong các nước phát triển do hiệu quả của nó đem lại. Tuy nhiên, ứng dụng CIM vào sản xuất ở Việt Nam thì rất hạn chế do vậy mục đích của bài viết này nhằm thúc đẩy ứng dụng CIM vào sản xuất ở Việt Nam. Hệ thống sản xuất tích hợp (CIM system)

CIM là một nhà máy sản xuất tự động hóa toàn phần, nơi mà tất cả các quá trình sản xuất được tích hợp và được điều khiển bởi máy tính. CIM quản lý tự động thông qua sự tích hợp các phân hệ: CAD, CAM, CAP, CAPP; Các tế bào gia công (CN, CNC, DNC); Hệ thống cấp liệu; Hệ thống lắp ráp linh hoạt; Hệ thống mạng LAN nội bộ liên kết cácthành phần trong hệ thống và mạng Internet; Hệ thống kiểm tra và các thành phần khác… Hình 1 là một mô hình hệ thống sản xuất CIM của hãng Seiky – Nhật Bản. Hiệu quả ứng dụng CIM trong sản xuất Hệ thống sản xuất CIM tạo ra lợi nhuận vững chắc cho người sử dụng hơn các hệ thống khác nhờ tính mềm dẻo của hệ thống và tích hợp thông tin. CIM cho phép một nhà máy sản xuất thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và cung cấp các hướng phát triển cơ bản của sản phẩm trong tương lai. Với sự trợ giúp của máy tính, các họat động phân đoạn của quá trình sản xuất được tích hợp thành một hệ thống sản xuất thống nhất, hoạt động trôi chảy với sự giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống CIM cho phép sử dụng tối ưu các thiết bị, nâng cao năng suất lao động, luôn ứng dụng các công nghệ tiên tiến và giảm thiểu sai số gây ra bởi con người, kinh nghiệm sử dụng CIM bởi các hãng sản xuất trên thế giới cho thấy những lợi ích điển hình: • Giảm 15 – 30% giá thành thiết kế. • Giảm 30 – 60% thời gian chế tạo chi tiết. • Tăng năng suất lao động lên tới 40 – 70%. • Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được 20 – 50% phế phẩm. • Quản lý vật tư hàng hóa sát thực tế hơn. • Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường. • Hoàn thiện được phương pháp thiết kế sản phẩm nhờ ứng dụng các gói phần mềm CAD, CAM, Cimastron, Cata, Unigraphic, Proengineer, MEC, CAPP, CAE… trong đó các phân hệ này cho phép tính toán rất nhanh nhiều vấn đề cụ thể: giải bài toán thiết kế, thẩm định… trong đó phần tử hữu hạn cho phép tính toán nhanh gấp 30 lần so với tính toán thông thường để xác định ứng xuất tại từng điểm nhờ vậy mà hoàn thiện kết cấu cho sản phẩm nhanh hơn. Hướng phát triển CIM Để thúc đẩy sự phát triển của CIM cũng như phát triển sản xuất một số hướng nghiên cứu về CIM đang được tiến hành: Hợp lý hóa CIM và chiến lược quản lý CIM Nhà máy tích hợp CIM với các ranh giới địa lý trên phạm vi toàn cầu: Cấu trúc và mô hình hóa các nhà máy tích hợp được nghiên cứu trên cơ sở hợp tác và liên kết nhằm nắm vững các nguyên tắc ứng dụng CIM trong sản xuất toàn cầu về quản lý và chia sẻ dữ liệu. Mang liên kết của CIM: Nghiên cứu các ứng dụng mạng trên phạm vi rộng và Internet cho CIM, tăng cường sự trao đổi thông tin bằng dữ liệu tích hợp, mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, các dữ liệu về quản lí trong hệ thống CIM. Công cụ và công nghệ tiên tiến cho việc ứng dụng CIM: Nghiên cứu về ứng dụng robot, nâng cao tính tự động hóa trong sản xuất, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Mô hình hệ thống sản xuất: Tích hợp các mô hình thông tin với các mô hình chức năng của CIM và các hệ thống thiết kế của CIM. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo như logic mờ, mạng nơron tích hợp và trong các hệ thống sản xuất. Dưới đây là vòng tròn CIM ảo với các mô tả: • Vòng thứ hai mô tả các hệ thống toàn cầu để đáp ứng với yêu cầu của thị trường toàn cầu. • Vòng thứ ba giải thích các khái niệm, cách thức hệ thống thực hiện. • Vòng thứ tư mô tả sự liên kết thông tin và giao tiếp toàn cầu, chia sẻ dữ liệu và liên kết trong sản xuất • Vòng trung tâm thể hiện kết quả của hệ thống CIM như một nhà máy tích hợp về thông tin cũng như kết cấu hạ tầng trên phạm vi toàn cầu hay khu vực. Các thành phần hệ thống CIM Các thành phần chính trong một hệ thống CIM bao gồm các modul: -Lập kế hoạch sản xuất: Khi nhận được đơn đặt hàng trực tiếp hay qua các phương tiện giao tiếp (internet) cùng với chiến lược phát triển sản phẩm, CIM quản lý bằng phần mềm chuyên biệt (CIMSOFT) nó liên tục được truyền đi tới các phân hệ quản lý, điều khiển hệ thống. Dựa trên kế hoạch này các phân hệ tự động cập nhật, xử lý thông tin để đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, lưu loát cho toàn hệ thống. Vì vậy, việc lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, nó quản lý toàn bộ hệ thống trên tầng vĩ mô.

-Thiết kế sản phẩm: Thiết kế sản phẩm là modul nhằm tạo ra các thông số về đối tượng cần sản xuất. Khi nhận sản phẩm mới thì modul quản lý tự động dò tìm trong thư viện dữ liệu sản phẩm về sự tồn tại của sản phẩm, nếu đã có thì chuyển đến phân hệ gia công, nếu chưa có thì đưa ra dạng sản phẩm đã tồn tại với mức độ giống nhất và chuyển đến cho hệ thống thiết kế. Phân hệ CAD/CAM: Thiết kế CAD (Computer Aided Design) là đưa ra được các hệ thống số hình học về thực thể với đầy đủ dữ liệu cần thiết để chuyển giao cho phân hệ CAM. Phân hệ CAM (Computer Aided Manufacturing) bản chất là phần mềm trợ giúp gia công, nhận các thông số hình học từ phân hệ CAD và thông số công nghệ sau đó chuyển thể thành dữ liệu đầu vào cho tế bào gia công. Phân hệ RP (Rapid Prototyping): là một phân hệ tạo mẫu nhanh cho dữ liệu CAD hoặc CAD/CAM. Khi mô hình CAD được tạo lập thì RP sẽ tạo ra vật thể thực đây cũng là thông tin để hoàn thiện mô hình vật thể trên CAD. PHân hệ RP giúp cho quá trình thiết kế giảm được nhiều thời gian để đi đến kết quả cuối cùng cho ra dữ liệu CAD trước khi sản xuất. Ngoài ra công nghệ ngược của RP và RE (Revert Engineering) cho phép lấy thông tin CAD khi vật thể đã có, đây cũng là giải pháp rất hiệu quả cho quá trình thiết kế. -Lập qui trình sản xuất: Là phân hệ mất nhiều thời gian và tài chính. CIM xử dụng các modul lập quy trình công nghệ tự động bằng giải pháp phần mềm lập trình. Phân hệ CAPP (Computer Aided Process Planning) là một giải pháp hữu hiệu. Với các thông tin đầy đủ phân hệ CAPP sẽ quyết định đưa ra một qui trình công nghệ hợp lý nhất để gia công chi tiết. -Lập trình cho các trạm gia công: Các trạm gia công bao gồm các trang thiết bị tham gia trong quá trình chế tạo sản phẩm: Các máy CNC, Robot… Lập trình cho các tế bào gia công CNC bao gồm các thông tin về hình học (CAD) và các thông tin công nghệ. Quá trình được mô phỏng trên phân hệ CAD/CAM. Lập trình cũng hoàn toàn tương tự với robot và các thiết bị khác và gửi lên mức xử lý thông tin cao hơn để phối hợp. -Thiết bị sản xuất: Quá trình sản xuất được thiết lập khi các yếu tố chuẩn bị về kỹ thuật và tổ chức được thực hiện. Trong quá trình này chi tiết dần dần được hình thành. Đây cũng là quá trình trực tiếp làm biến đổi phôi liệu thông thành chi tiết. Trên các tế bào gia công chi tiết trực tiếp bị biến đổi về mặt hình học và cơ tính. Các tế bào gia công mà chủ yếu là các máy điều khiển số CNC, DNC… Và các thiết bị khác. -Vận chuyển, tích trữ: Vận chuyển các chi tiết gia công (phôi) trong kho hoặc trên các vệ tinh tới các vị trí tiếp nhận hay chuyển tích trữ dụng cụ. -Kiểm tra:Kiểm tra các thông số về đối tượng sản xuất trong hệ thống. CIM sử dụng nhiều máy kiểm tra tự động khả lập trình. -Tiếp thị, phân phối sản phẩm: Đây cũng là một modul quan trọng để phát triển chiến lược sản xuất. Doanh nghiệp phải có phương thức marketing và phân phối sản phẩm phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường. -Tài chính, các vấn đề khác:

Kết luận Qua những phân tích trên để thấy rằng công nghệ sản xuất tích hợp (CIM) là quá trình ứng dụng phát triển và tất yếu. Việc nghiên cứu và ứng dụng CIM ngày càng được thực hiện rộng rãi. Hệ thống sản xuất CIM sẽ là những nhà máy sản xuất trong tương lai. Với những tính ưu việt của nó, ngày nay CIM đang được hoàn thiện để đi đến một hệ thống sản xuất tự động hoàn hảo nhất. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hệ thống CIM là giải pháp tháo gỡ khó khăn mà những nền kinh tế còn chưa phát triển. Các tập đoàn kinh tế lớn còn chưa phát triển. Các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang tham gia vào nền kinh tế Việt Nam rất mạnh mẽ, các dây truyền sản xuất mang tính chất của FMS (Flexible Manufacturing System) & CIM đang được chuyển giao do đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên quan tâm nghiên cứu, ứng dụng hệ thống sản xuất này như một hướng phát triển mới. <sưu tầm từ internet>

Related Documents

Bao Cao May Cim
June 2020 3
Bao Cao May Li Tam
November 2019 4
Bao Cao May Hap T
November 2019 5
Bao Cao.
June 2020 27
Bao-cao
July 2020 19
Bao Cao
November 2019 40