Bai Bao Cao

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai Bao Cao as PDF for free.

More details

  • Words: 7,541
  • Pages: 7
SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN CƯ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN CƯ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH I. QUÁ TRÌNH HỘI TỤ DÂN CƯ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ Bình Định là một trong những vùng đất có dấu tích con người tụ cư, tồn tại, sinh sống từ lâu đời của khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam. Trong lòng đất ở đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng loạt các di chỉ văn hoá khác nhau của thời kỳ tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh và sau Sa Huỳnh.1 Điều đó nói lên tính liên tục của sự tồn tại và phát triển của con người trên mảnh đất Bình Định. Tuy nhiên việc chứng minh mối liên hệ, sự kết nối giữa những cư dân của thời kỳ xa xưa đó với cư dân tiền Chăm, Chăm và những cư dân có mặt hiện nay trên đất Bình Định là một trong những vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng, cần phải có thời gian, sự đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa. Dù thế, bằng các thư tịch cổ như “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, hay bằng vào các chuyên khảo của các tác giả ở thời gian sau này như “Non Nước Bình Định” của Quách Tấn, “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, “Địa bạ Triều Nguyễn” của Nguyễn Đình Đầu..., chúng ta có thể bước đầu hình dung được quá trình hội tụ cư dân ở tỉnh Bình Định bao gồm những cư dân có nguồn gốc sau: 1. Cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo (nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêdi) Cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo hiện có mặt trên vùng đất Bình Định là cư dân Chăm. Người Chăm của tỉnh Bình Định hiện nay có khoảng 5.000 người, cư trú tập trung ở huyện Vân Canh. Các kết quả nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng: người Chăm ở tỉnh Bình Định hiện nay là một trong những cư dân bản địa, có mặt từ rất sớm tại vùng đất này. Tuy nhiên họ có phải là hậu duệ của người Chàm cổ ( người Chiêm Thành) hay không, giữa họ có mối liên hệ gì với chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh..., đang là những vấn đề chưa được giải quyết.3 Dù thế, lịch sử của vùng đất Bình Định đã từng thừa nhận một thực tế bên cạnh người Chăm hiện nay, trước đó trên vùng đất này đã có mặt người Chàm cổ sinh sống, hội tụ. Người Chàm cổ có mặt trên địa bàn Bình Định vào thời gian nào hiện chưa có lời giải chính xác. Nhưng theo Nguyễn Văn Hiển vị Hoàng giáp thời Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Đại Hành đánh lấy thành Địa Rí, vua Chiêm Thành lúc đó là Xá Lợi Đà Ngô Phật Hoàn đã bỏ Quảng Nam chạy vào Bình Định lập thành mới - thành Đồ Bàn.4 Sau một thời gian thành này trở thành trung tâm (kinh đô của vương quốc Chămpa cổ), phát triển khá thịnh vượng trong thời gian 983 -1470. Cùng với sự thịnh vượng, ổn định của vương quốc Chămpa cổ trong gần 5 thế kỷ (thế kỷ X - XV) là sự hội tụ đông đảo của người Chăm trên đất Bình Định vào thời gian đó. Như vậy người Chăm (bao gồm người Chăm ở Vân Canh hiện nay và người Chiêm Thành - Chàm cổ trước đó) là một trong những lớp dân cư có nguồn gốc bản địa nói ngôn ngữ Malayô - Pôlinêdi lâu đời nhất của vùng đất Bình Định. Trước khi có mặt của người Kinh (Việt) trên đất Bình Định, có thể nói người Chăm là cư dân có số lượng người đông nhất. Trải qua quá trình sinh tụ lâu dài trên đất Bình Định, người Chăm đã sáng tạo nên những giá trị văn hoá khá rực rỡ và đặc sắc mà đại diện tiêu biểu của nó là hệ thống thành quách, hệ thống tháp, các bia, tượng..., hiện nay còn được giữ lại như những chứng tích của một thời phát triển của tộc người này. 2. Cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á Sự hội tụ của cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á trên đất Bình Định bao gồm hai nhóm ngôn ngữ khác nhau. a. Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme. Hai dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở tỉnh Bình Định là dân tộc Bana và dân tộc Hrê. Người Bana ở tỉnh Bình Định hiện có khoảng 15.000 người, cư trú trong các huyện An Lão, Hoài Ân, Vân Canh và tập trung đông nhất ở huyện Vĩnh Thạnh. Còn người Hrê ở tỉnh Bình Định hiện có khoảng 76.000 người cư trú ở huyện Vĩnh Thạnh và tập trung đông nhất ở huyện An Lão.5 Dân tộc Bana và dân tộc Hrê cũng là những dân tộc bản địa của vùng đất Bình Định. Dù thế hiện nay giới khoa học vẫn chưa xác định được thời gian có mặt sớm nhất của các dân tộc Bana, Hrê trên vùng đất này. Tuy nhiên thực tế lịch sử của vùng đất đã chỉ ra, cùng với dân tộc Chăm, dân tộc Bana và dân tộc Hrê là những dân tộc có mặt từ rất sớm trên vùng đất Bình Định. Các dân tộc này trong quá trình phát triển của lịch sử đã bỏ ra nhiều công sức, mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ vùng đất Bình Định. b. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường của tỉnh Bình Định chủ yếu là người Kinh (Việt). Người Kinh (Việt) ở tỉnh Bình Định hiện nay chiếm tuyệt đại đa số dân cư (khoảng 1,4 triệu/1,44 triệu) và phân bố khắp các huyện thành của tỉnh.6 Ngược dòng lịch sử, người Kinh (Việt) ở tỉnh Bình Định hiện nay vốn là người Kinh (Việt) ở miền Bắc (đông nhất là những người Kinh của vùng Thanh - Nghệ Tĩnh) di cư vào trong nhiều thời điểm khác nhau. Có thể nói quá trình di cư của người Kinh từ miền Bắc vào Bình Định gắn bó mật thiết với quá trình “Nam tiến” của dân tộc chúng ta. Đó là một quá trình liên tục, diễn ra trong nhiều thế kỷ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Quá trình đó có thể được bắt đầu từ cuộc hôn nhân Việt - Chiêm giữa vua Chế Mân và công chúa Huyền Trân dưới thời Trần Anh Tông, hiệu Cảnh Đức (năm 1306), hay được khởi đầu từ năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông nhân việc vua Chiêm Thành xua quân chiếm Hoá Châu đã thân chinh đem quân đánh dẹp và mở mang lãnh thổ Đại Việt đến vùng đất Bình Định. Sử cũ còn ghi lại: khi chiếm được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, vua Lê Thánh Tông đã đặt phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn. Hơn thế, vào tháng 7 năm 1471, sau khi trở lại Thăng Long, nhà vua còn ra chỉ dụ thành lập 3 ty để coi việc dân, việc nước đối với vùng đất mới mở của Thừa Tuyên Quảng Nam.7 Rõ ràng theo bước chân của các đoàn quân “Nam tiến” và nhất là sau các cuộc “chinh phạt” thắng lợi là sự có mặt, hiện diện, ở lại của những người Kinh tại những vùng đất mới. Bình Định kể từ thế kỷ XV đã trở thành vùng đất hứa cho những người Kinh từ miền Bắc di cư vào. Quá trình di cư của người Kinh vào Bình Định được đẩy mạnh trong các thế kỷ XVI, XVII, suốt cả thời kỳ cận đại và kéo dài sang cả thời kỳ hiện đại. Trong suốt chuỗi dài 5 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX) di cư đến Bình Định, về đại thể chúng ta có thể thấy những đợt di cư, tụ cư lớn đến vùng đất này của người Kinh như sau: - Đợt tụ cư sau cuộc viễn chinh của vua Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV.

- Những đợt tụ cư trong thời kỳ các chúa Nguyễn. - Đợt tụ cư dưới thời Tây Sơn. - Đợt tụ cư dưới triều Nguyễn. - Đợt tụ cư vào những năm 1954 - 1955. - Đợt tụ cư vào những năm sau ngày miền Nam giải phóng (1975)... Tuy nhiên trong các đợt tụ cư đó, những đợt tụ cư vào thời các chúa Nguyễn là lớn, ồ ạt nhất. Đây là thời kỳ góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi diện mạo dân cư vùng Bình Định. Nguyễn Hoàng kể từ khi vào trấn thủ xứ Thuận - Quảng, biến vùng đất này thành nơi “vạn đại dung thân”, đã bằng mọi cách tăng nhanh dân số cho vùng đất để làm đối trọng với Đàng Ngoài. Chính vì thế mỗi lần đánh thắng quân Trịnh Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Hoàng cũng như nhiều vị chúa kế tiếp đã bắt về theo một số lượng tù binh rất lớn. Ví như, vào năm 1648 trong trận thắng đậm quân chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Phúc Lan đã bắt được 3 vạn tù binh, bổ sung cho dân số của Đàng Trong (trong đó có Bình Định).8 Vị chúa này, trong một chỉ dụ có nói: “Hiện nay từ miền Thăng (Thăng Bình), Điện (Điện Bàn) trở vào Nam đều là đất cũ của người Chăm, dân cư thưa thớt, nếu đem chúng an tháp vào đất ấy, cấp cho canh ngưu điền khí, chia ra từng bộ, từng xóm, tính nhân khẩu cấp cho lương ăn để chúng khai khẩn ruộng hoang, thời trong khoảng mấy năm, thuế má thu được có thể giúp quốc dụng và sau 20 năm, sinh sản ngày càng nhiều có thể cho vào quân số có gì mà lo về sau”.9 Với cách nhìn như vậy, chúa Nguyễn Phúc Lan đã từng bước biến 3 vạn tù binh bắt được dần dần trở thành cư dân của những vùng đất mới mở. Thêm vào đó trong khoảng thời gian từ 1655 - 1660, vùng đất mới mở xuống phía Nam nói chung, vùng đất Bình Định nói riêng còn được bổ sung thêm những người nông dân của vùng Thanh - Nghệ Tĩnh bị bắt vào sau các cuộc giao tranh Trịnh - Nguyễn. Trong số những người nông dân đến Bình Định vào thời gian này có tổ tiên của dòng họ Nguyễn Tây Sơn được đưa vào gây dựng làng xóm ở vùng An Khê, ấp Tây Sơn Thượng. Như vậy, quá trình tụ cư của người Kinh trên đất Bình Định là một quá trình lâu dài, liên tục diễn ra trong nhiều thế kỷ. Quê hương gốc của những người Kinh ở vùng đất Bình Định hiện nay là từ nhiều vùng khác nhau của vùng đất Bắc bộ, nhưng đông nhất vẫn là cư dân của vùng Thanh - Nghệ Tĩnh. Khi đến vùng đất Bình Định tụ cư, làm ăn, sinh sống, những người Kinh này có những thân phận, những hoàn cảnh, những nguồn gốc xuất thân không hoàn toàn giống nhau. Đó là các nguồn gốc, hoàn cảnh, thân phận : - Những quan lại và anh em, gia đình, dòng tộc của họ. - Những binh lính giải ngũ tự nguyện ở lại. - Những tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh. - Những tội đồ, nghịch phản. - Những người nông dân đi tìm vùng đất mới. - Những dân di cư, dân chạy nạn. - Những người thuyên chuyển do yêu cầu công tác, hay do kết quả hôn nhân... (có nhiều ở thời kỳ sau này). Cách thức di cư đến Bình Định của những người Kinh có thể có tổ chức, có thể không có tổ chức, có thể tự nguyện hay không tự nguyện, có thể vì mục đích chính trị, mục đích kinh tế hay vì mục đích hôn nhân. Có điều dù xuất phát từ động cơ nào đi nữa thì tất cả những người Kinh đó đều mong muốn, đều tìm thấy ở mảnh đất Bình Định nơi “an cư lạc nghiệp”. Chính vì vậy khi đến Bình Định họ đã bỏ ra nhiều công sức để khai phá, tạo dựng vùng đất này thành những xóm làng, thị tứ, thị trấn, thành phố sầm uất.. 3. Cư dân thuộc ngữ hệ Hán - Tạng Có số lượng đông nhất trong số các cư dân thuộc ngữ hệ Hán -Tạng hiện nay ở Bình Định là người Hoa (người Hán). Quá trình tụ cư của người Hoa trên đất Bình Định cũng là một quá trình lâu dài, liên tục. Cố nhiên quá trình đó có nhiều điểm khác xa với quá trình tụ cư của người Kinh trên đất Bình Định: - Việc di cư của người Hoa vào Việt Nam nói chung, vào Bình Định nói riêng thường gắn bó hết sức mật thiết với các sự kiện chính trị (mà chủ yếu là sự thay đổi của các vương triều) trên đất nước Trung Quốc. - Đa phần những người Hoa di cư là do tránh nạn binh đao, do bất mãn không chịu hợp tác với chính quyền mới. - Do tính chất buôn bán, thương mại thúc đẩy, nên người Hoa thường tìm đến những nơi đã có sẵn kinh tế hàng hoá phát triển trước đó. Hay nói rõ hơn tính chất “khai canh, khai khẩn” một vùng đất nào đó trên đất Bình Định của người Hoa hầu như không thấy. Hiện tại chưa có một tài liệu nào xác định một cách chắc chắn thời điểm có mặt của người Hoa trên đất Bình Định, nhưng rõ ràng khi phố cảng Nước Mặn, Quy Nhơn khẳng định được vị trí trung tâm của mình trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá... thì đó cũng là lúc bắt đầu quá trình tụ cư của người Hoa trên đất Bình Định. Quá trình tụ cư đó càng được đẩy mạnh, tăng cường khi vua Minh Mạng có chỉ dụ cho phép người Hoa định cư một cách hợp pháp ở Bình Định vào năm 1832. Tuy nhiên vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XIX, khi ở Trung Quốc xẩy ra những sự kiện chính trị lớn như: chiến tranh Nha phiến, Phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại..., thì làn sóng di cư của người Hoa đến Bình Định nói riêng, ra nước ngoài nói chung càng trở nên ồ ạt và đông đảo10. Theo tài liệu của Châu Hải cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, số người Hoa ở Bình Định có khoảng 971 người.11 Khi đến Bình Định tụ cư, những người Hoa đã mua đất, xây nhà, lập phố, mở cửa hiệu buôn bán trên các trục đường lớn, gần các khu chợ. Một đặc điểm riêng của người Hoa ở Bình Định là khi tụ cư lại trên vùng đất này, họ không sống tập trung thành các điểm cư trú lớn (kiểu làng Minh Hương ở Hội An hay ở Huế) mà họ sống xen cư với người Việt đã có trước đó. Chính đặc điểm này cộng với nhiều lý do khác đã làm cho người Hoa trên đất Bình Định sớm hội nhập vào cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Hiện nay người Hoa ở Bình Định có khoảng 2.455 người, cư trú tập trung trong các địa phương: Quy Nhơn (1154 người), An Nhơn (729 người), Tây Sơn (200 người) và Phù Cát (171 người).12

Như vậy, quá trình hội tụ dân cư trên đất Bình Định là một quá trình lâu dài, đa phương, đa tuyến. Những cư dân có mặt trên đất Bình Định hiện nay vừa là những cư dân có mặt từ rất sớm trong lịch sử phát triển của vùng đất (người Chăm và có thể còn là người Bana, người Hrê) vừa là những cư dân từ nơi khác chuyển cư đến vào những thời điểm lịch sử khác nhau (người Kinh, người Hoa và một số các dân tộc khác). Trong các cư dân đó có cư dân đông người (người Kinh), có cư dân ít người (Chăm, Bana, Hrê, Hoa...), nhưng khi họ đã tụ cư lại trên mảnh đất này, họ đoàn kết lại với nhau thực hiện mục tiêu thiêng liêng là khai phá vùng đất và bảo vệ quê hương Bình Định giàu đẹp. II. DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ Quá trình hội tụ dân cư ở tỉnh Bình Định trong lịch sử đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dân số cũng như sự phân bố dân cư trên địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên tài liệu về dân số của tỉnh Bình Định vào những thời kỳ trước đây không đầy đủ, chỉ tản mác xuất hiện trong một số ít công trình nghiên cứu...13 Vì thế chúng ta chỉ có thể hình dung vấn đề dân số, phân bố dân cư tỉnh Bình Định trong lịch sử trên những chặng đường phát triển của tỉnh chủ yếu như sau : 1. Dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư tỉnh Bình Định trong buổi đầu tạo lập Bình Định sau một thời gian dài về với Đại Việt, bức tranh dân cư đã trở nên đa dạng và có những sự thay đổi so với trước đó. Có thể nói trong khoảng thời gian hơn 130 năm ( kể từ năm 1471 đến 1602) là thời gian định .) hình diện mạo dân cư tỉnh Bình Định.14 Lúc bấy giờ người Chăm vẫn tiếp tục cư trú trên những vùng đất mà họ đã sống trước đó. Nếu có thay đổi địa bàn sống thì chỉ là một bộ phận rất nhỏ của cộng đồng Chăm (Chàm) ở vùng đồng bằng chuyển cư lên vùng núi huyện Vân Canh sinh sống.15 Nói chung, địa bàn vùng núi tỉnh Bình Định lúc bấy giờ là vùng đất cư trú chủ yếu của người Bana và người Hrê. Đây là vùng đất rộng lớn của tỉnh nhưng dân cư hết sức thưa thớt. Trong khi đó vùng đồng bằng ven biển, dọc theo hạ lưu các con sông là vùng đất cư trú, dừng chân của người Kinh (Việt) từ miền Bắc di cư vào. Những người Kinh (Việt) trong quá trình “Nam tiến” mở mang bờ cõi đã nhìn thấy sự trù phú, giàu có của vùng đất Bình Định, một vùng đất mà “Dư địa chí” đã từng nói rõ: “Đất nơi đây đen và xốp”. Phan Định (tên sông) có giống thủy sư (sư tử dưới nước). Tư Minh sản xuất tơ và đay, tre vàng, chim yến đỏ. Miêu Sơn (Tư Minh và Miêu Sơn thuộc huyện Tuy Viễn) sản thứ lụa thâm. Xích Dã (Nghĩa Sơn) sản giống hạ dịch (loại chỉ ngũ sắc), Cô Sơn (Hà Đông) sản thứ cây đông đặc. Duyên Tân (tên sông ở Quy Nhơn) sản phù khánh (đá mọc trên nước có thể dùng làm khánh được), Danh Sơn có thác đá...16 Vùng đất trù phú, giàu có đó đã níu kéo giữ chân những quan lại, những người dân lưu tán, nghèo khổ từ miền Bắc vào. Họ đã tụ cư lại ở Bình Định, tiến hành khai khẩn đất hoang, cày cấy sinh sống, dần dần lập nên những xóm làng. “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cho chúng ta biết, lúc mới thành lập ba huyện của phủ Hoài Nhơn chỉ có 33 xã (trong đó huyện Bồng Sơn 7 xã, huyện Phù Mỹ 8 xã và huyện Tuy Viễn 18 xã ). Nhưng 20 năm sau đó (năm 1490) “Thiên Nam Dư hạ tập” cho biết: phủ Hoài Nhơn dưới thời Hồng Đức đã có tới 19 tổng với hơn 100 xã, trong đó huyện Bồng Sơn 7 tổng, 32 xã, huyện Phù Ly 16 tổng, 60 xã, huyện Tuy Viễn có 6 tổng...17 Các số liệu về sự gia tăng của các tổng, xã ở phủ Hoài Nhơn lúc bấy giờ cho chúng ta thấy: Thứ nhất: Mức độ tập trung dân cư ở Bình Định ngày một lớn. Bởi vì đi cùng với sự ra đời của các tổng, các xã là sự phát triển của dân cư. (14 Năm 1471 là năm vua Lê Thánh Tông đánh chiếm kinh thành Vijaya mở rộng lãnh thổ Đại Việt đến núi Thạch Bi, còn năm 1602 là năm phủ Hoài Nhơn đổi thành phủ Quy Nhơn diện tích tương đương với tỉnh Bình Định ngày nay. Thứ hai: Sự phân bố dân cư của Bình Định trong buổi đầu tạo lập chỉ mới tập trung ở các huyện đồng bằng, nơi có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống. Đó là các huyện thành Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước, An Nhơn, Quy Nhơn... ngày nay. Thứ ba: Tập trung của dân cư trong buổi đầu tạo lập tỉnh Bình Định, người Kinh từ miền Bắc di cư vào đã dần dần xác lập được vai trò quan trọng trong sự phát triển của vùng đất, bên cạnh các dân tộc thiểu số Chăm, Bana, Hrê đã tụ cư trước đó. 2. Dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư tỉnh Bình Định thời chúa Nguyễn và thời kỳ anh em nhà Tây Sơn Năm 1602, Nguyễn Hoàng đã cho đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn, mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của vùng đất. Trên phương diện dân cư thời kỳ 1602 trở về sau có chiều hướng phát triển khá mạnh mẽ về dân số. Các chúa Nguyễn với cách nhìn tích cực trong việc mở mang bờ cõi xuống phía Nam đã có những chính sách cụ thể và hiệu quả đối với việc phát triển dân cư ở những vùng đất này. Ví như chính sách khuyến khích, chiêu mộ dân tứ xứ đến định cư, chính sách chuyển dân từ vùng Thuận Hoá vào và nhất là chính sách “buộc” những tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn ở lại làm ăn sinh sống trên các vùng đất mới mở. Đó chính là các đợt bổ sung dân lớn trong lịch sử của vùng đất Thuận - Quảng như đợt bổ sung dân vào năm 1648, hay trong các năm 1655 - 1660... Sử cũ còn ghi lại: năm 1648 là năm chúa Nguyễn đại thắng quân Trịnh, bắt được hơn 3 vạn tù binh, để giải quyết số lượng tù binh lớn này, chúa Nguyễn Phúc Lan lúc đó đã chủ trương: chia số tù binh thành từng nhóm nhỏ và phân họ về các làng xã. Nhà nước tạo điều kiện, động viên, khuyến khích họ an cư lạc nghiệp... Thực hiện chủ trương của chúa Nguyễn Phúc Lan, các tù binh đã được chia nhỏ ra từng nhóm, chuyển về các làng, xóm sinh sống, hoặc hình thành nên làng xóm mới. Sử cũ cho biết, sau năm 1648 trong các vùng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... đã có khoảng 600 làng mới được thành lập. Đi cùng với sự tăng lên của số lượng các làng, xóm là sự đông lên của dân cư. Có thể nói bộ mặt dân cư thời các chúa Nguyễn đã có những thay đổi đáng kể. Khi được chính quyền sở tại cho tập trung và khuyến khích khai phá ở những vùng đất màu mỡ, dễ làm ăn, những người dân mà trước đó vốn có những hoàn cảnh, thân phận khác nhau (tù bình, tội đồ, lưu tán, nông dân, quan lại...) đã hợp lực lại với nhau trong cuộc mưu sinh và ý thức về một vùng quê mới.

Sự thay đổi của bộ mặt dân cư tỉnh Bình Định càng được đẩy nhanh hơn nữa dưới thời Tây Sơn. Có thể nói lúc bấy giờ, do những yêu cầu tự thân của nó nên dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư tỉnh Bình Định phải có những thay đổi lớn, phù hợp với yêu cầu lúc bấy giờ. Anh em nhà Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn Thượng chứng tỏ sự phân bố dân cư đã có những chuyển dịch từ vùng đồng bằng lên vùng trung du, vùng núi. Lúc bấy giờ địa bàn vùng núi tỉnh Bình Định không chỉ là vùng đất sinh sống chủ yếu của người Bana, người Hrê, mà còn là sự có mặt ngày một đông đảo của cộng đồng người Kinh. Người Kinh đã đến định cư ở những vùng đất tương đối bằng phẳng dọc theo trung lưu rồi thượng lưu các con sông. Hơn thế để có được sự ra đời và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, yêu cầu đặt ra là phải có nguồn nhân lực đông đảo. Phong trào Tây Sơn đã quy tụ, lôi kéo được đông đảo nhân dân từ nơi khác hội tụ về đây. Đó có thể cũng là đợt chuyển cư, tập trung dân cư lớn trên đất Bình Định thời kỳ bấy giờ. Bên cạnh đó, đứng về mặt phát triển dân số, chúng ta cũng cần lưu ý tới đợt chuyển dân từ nơi khác về Bình Định của nhà Nguyễn khi phong trào khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn thất bại. 3. Dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư tỉnh Bình Định trong thời kỳ các vua Nguyễn Tỉnh Bình Định dưới triều Nguyễn (1802 - 1945), đã có những thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện, trong đó có sự thay đổi về mặt dân cư. Vào năm 1808 - Gia Long thứ 7, nhà vua đã đặt trấn Bình Định thay dinh Bình Định lập từ năm 1799. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trong khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính trên phạm vi toàn quốc, nhà Nguyễn đã chia huyện Tuy Viễn ra làm hai huyện: Tuy Viễn và Tuy Phước, chia huyện Phù Ly ra làm 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ. Đến năm 1877 đời Tự Đức đã đặt nha An Khê Kinh Lý ở miền Thượng du huyện Tuy Viễn. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) cải đặt Bình Khê huyện thuộc phủ An Nhơn... Việc chia tách các đơn vị hành chính thời kỳ các vua Nguyễn, nhất là việc với tay tới các miền thượng du đã cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu dân cư, sự mở rộng diện tích của vùng đất Bình Định, làm cho diện tích Bình Định ngày ấy gần với diện tích ngày nay. Hơn thế, cùng với sự mở rộng diện tích của tỉnh là sự đông lên của cư dân. Lúc bấy giờ người Kinh không còn chỉ sống tập trung và đông đảo ở vùng đồng bằng mà đã tiến dần lên khai phá các vùng trung du và vùng núi. Điều đó cũng có nghĩa mật độ dân số giữa đồng bằng, trung du và miền núi trên địa bàn tỉnh đã có những biến động, thay đổi. Dân cư tỉnh Bình Định đã có những phát triển mới và tỉ lệ thuận theo thời gian lịch sử. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua một vài số liệu về các suất đinh của Bình Định trong thời kỳ các vua Nguyễn như sau: Biểu : Số lượng xuất đinh thời các vua Nguyễn. TT Thời vua Số suất định (người) Ghi chú 1 Gia Long 38.400 2 Tự Đức 41.849 3 Thành Thái 66.940 năm 1902 (Nguồn: Dẫn theo số liệu trong Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Bình Định). Các con số trên đây đã phần nào nói lên sự phát triển về mặt dân số của tỉnh Bình Định trong thời kỳ các vua Nguyễn. Tuy nhiên các con số đó chỉ là những con số chỉ các suất đinh của tỉnh chịu thuế hàng năm. Ngoài các suất đinh đó ra, ở tỉnh Bình Định lúc này còn có những chức sắc miễn sai dịch, những người không phải đóng thuế, những người nhà nước không nắm được... Số lượng này không phải là ít. Dù thế những con số về các suất đinh của tỉnh Bình Định trong thời kỳ các vua Nguyễn cũng cho chúng ta thấy được đông đúc của cư dân thời kỳ này. Đặc biệt khi phố cảng Quy Nhơn được tạo dựng và phát triển đã thu hút được một lực lượng đông đảo cư dân từ nơi khác (trong đó có hàng loạt người Hoa từ Triều Châu, Phúc Kiến, Nam Hải...) đến tụ cư. Như vậy, vào thời kỳ các vua Nguyễn, dân số, mật độ dân số, phân bố dân cư tỉnh Bình Định đã có nhiều thay đổi. Dân cư ngày một đông lên và phân bố trên hầu khắp mọi địa phương trong tỉnh. Bức tranh về thành phần tộc người trở nên phong phú hơn. Lúc bấy giờ bên cạnh người Hrê, người Bana, người Chăm, người Kinh, còn có sự có mặt của người Hoa. Người Kinh đã dần dần tiến lên vùng trung du và vùng núi làm ăn, sinh sống. Dù vậy có thể nói địa bàn sống tập trung nhất của người Kinh vẫn là vùng đồng bằng, vùng phố thị, những nơi điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Còn địa bàn vùng núi của tỉnh vẫn là nơi sinh tụ chủ yếu của các dân tộc thiểu số. 4. Dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư tỉnh Bình Định trong thời kỳ từ 1945-1975 Từ 1945 - 1975 là thời kỳ nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong giai đoạn này, bức tranh dân cư của tỉnh Bình Định chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình chiến sự nhưng có những đặc thù riêng của từng thời kỳ. a. Thời kỳ từ 1945 đến 1954. Từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng đã kéo theo sự có mặt ngày càng nhiều của người phương Tây trên khắp đất nước ta. Việc có mặt của người phương Tây đã làm cho thành phần dân tộc ở Việt Nam và ở Bình Định có những sự thay đổi. Lúc bấy giờ ở Bình Định bên cạnh người Kinh, người Hoa, người Chăm, người Bana, người Hrê,... còn có thêm người Pháp, người Ấn. Vào những năm đầu thế kỷ XX số người Pháp có mặt ở Bình Định có khoảng 127 người.18 Con số này thực ra không nhiều nhưng so với tổng số dân cư tỉnh Bình Định lúc đó thì đây lại là một con số không nhỏ. Những người Âu có mặt ở Bình Định thuộc nhiều thành phần khác nhau: công chức, thương gia, điền chủ, quan lại, binh lính... Họ là người của nhà nước thực dân, nên rất được chính quyền lúc đó nâng đỡ, ưu đãi. Tính chung, đến năm 1953, dân số Bình Định khoảng 730.000 người, trong đó: 4 người Ấn Độ, 7 người Nhật, 20 người Pháp và 3.000 Hoa Kiều. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tình hình dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư tỉnh Bình Định có rất nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh. Đó chính là việc rời bỏ Bình Định của hầu hết người Âu sau sự thất bại của thực dân Pháp trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó còn là việc chuyển dịch, ra đi của người dân thành thị về các vùng nông thôn, vùng núi khi thực hiện

chủ trương tiêu thổ kháng chiến của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Bình Định trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là vùng tự do. Tuy vậy đây là một vùng trọng điểm nên thực dân Pháp luôn luôn đe dọa tấn công. Để bảo đảm an toàn và thắng lợi cho cuộc kháng chiến, ta đã chủ trương tản cư dân ở những vùng đô thị, vùng trọng điểm về vùng nông thôn. Quy Nhơn một trong những nơi đông dân cư nhất của Bình định lúc bấy giờ đã thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến khá ráo riết. Người dân Quy Nhơn đã tản cư về các huyện An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ..., một số khác chạy vào Nha Trang hay Sàigòn. Quy Nhơn từ chỗ có trên 30.000 người vào năm 1945 đến tháng 10/1954 chỉ còn lại khoảng 9.200 người.19 Các vùng khác trong tỉnh cũng đã xảy ra hiện tượng đó. Như thế có thể nói dân số, mật độ dân số Bình Định trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có những sự thay đổi lớn. Bên cạnh đó sự phân bố dân cư giữa các vùng, miền đã có nhiều điểm khác với trước. Vùng nông thôn, vùng núi đã tiếp nhận một số lượng đông đảo dân cư từ thành thị chuyển về. Dù thế việc tăng dân số tỉnh Bình Định vào thời gian này chủ yếu vẫn là tăng tự nhiên. b. Thời kỳ từ năm 1954 - 1975. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) Bình Định với trung tâm tỉnh lỵ Quy Nhơn là đầu cầu chiến lược nối các tỉnh duyên hải miền Trung Trung bộ với Tây Nguyên, Đông Bắc Cămpuchia và Hạ Lào. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến tranh, đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã từng bước xây dựng Quy Nhơn thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Bình Định. Chính vì thế vào thời gian này Quy Nhơn nói riêng, Bình Định nói chung đã thu hút dân cư từ nhiều nơi khác đổ về. Đặc biệt vào thời điểm năm 1965, khi đế quốc Mỹ biến Quy Nhơn thành căn cứ chiến lược của Mỹ và là thành phố dịch vụ cho quân đội viễn chinh, quân đội chư hầu, thì Bình Định được bổ sung thêm nguồn dân số rất lớn. Lúc bấy giờ dân số tỉnh Bình Định tăng lên theo các nguồn: - Nguồn tăng tự nhiên. - Nguồn tăng cơ học (dân từ các nơi khác đổ xô về, kể cả dân chuyển cư sau năm 1954 từ miền Bắc vào, các loại lính tráng...). Như vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước dân số tỉnh Bình Định đã phát triển tỷ lệ thuận với mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh. Dân số các năm sau bao giờ cũng tăng lên nhanh chóng so với dân số các năm trước. Tuy nhiên việc gia tăng dân số tỉnh Bình Định trong thời kỳ 1954 - 1975 có nhiều điểm khác với sự gia tăng dân số là sự tập trung ngày càng đông đảo dân cư vào các thành thị nhất là thành phố Quy Nhơn. Với sự gia tăng dân số đó thành phố Quy Nhơn thời kỳ 1954 - 1975 được xem là “một trong ba thành phố đông dân nhất ở miền Nam Việt Nam, chỉ đứng sau thành phố Sài Gòn và Đà Nẵng”.20 Ngay chính quyền Sài Gòn lúc đó cũng phải thừa nhận “dân chúng chen chúc nhau ở Quy Nhơn khá đông đúc so với các thị trấn khác”.21 Trong khi đó ở vùng nông thôn, miền núi mật độ dân số, phân bố dân cư của tỉnh Bình Định lại hết sức thấp và phân tán. Sở dĩ có tình trạng dân cư tập trung đông đảo vào thành phố và xa rời các vùng nông thôn là do những nguyên nhân sau: - Do chiến tranh - Do yêu cầu phát triển về mọi mặt của thành phố Quy Nhơn nên đã thu hút một lực lượng đông đảo dân cư từ vùng nông thôn vào (di tản, kiếm sống, làm ăn...) ************************************************************************************************** Theo số liệu niên giám thống kê năm 2005, toàn tỉnh có 1.562.400 người, trong đó nam là (761.000 người) chiếm 48,7%, nữ là (801.400 người) chiếm: 51,3%. Dân số ở thành thị là (393.000 người) chiếm 25,2%, nông thôn là (1.169.400 người) chiếm 74,8%, mật độ dân số là 259,4 người/km2 và dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng (793.687 người) chiếm: 50,8% dân số toàn tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc khác nhưng chủ yếu là Chăm, Ba Na và Hrê, bao gồm khoảng 2,5 vạn dân. ************************************************************************************************** SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG (năm 2006)

1- Dân số trung bình: Phân theo giới tính: Nam: Nữ: Phân theo khu vực: Thành thị: Nông thôn: Phân theo địa bàn: TP Quy Nhơn: Huyện An Lão: Huyện Hoài Ân : Huyện Hoài Nhơn: Huyện Phù Mỹ: Huyện Phù Cát: Huyện Vĩnh Thạnh: Huyện Tây Sơn: Huyện An Nhơn: Huyện Tuy Phước:

1.566.000 người 762.700 người 803.300 người 409.000 người 1.157.000 người 264.800 người 26.100 người 96.700 người 224.200 người 190.100 người 196.200 người 28.500 người 137.000 người 190.400 người 186.800 người

Huyện Vân Canh: 2- Lao động 15 tuổi trở lên: 3- Tỷ lệ: 0/00 Tỷ lệ sinh: 167,7 Tỷ lệ chết: 6,2 Tỷ lệ tăng tự nhiên: 11,5

25.200 người 808.838 người

Kinh tế - Xã hội Nguồn nhân lực Bình Định có nhiều dân tộc chung sống, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựngđất nước. Dân tộc Kinh chiếm 98% so tổng dân số, 3 dân tộc thiểu sốchiếm 2% chủ yếu là Ba Na, H're, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miềnnúi, trung du. Với tổng dân số 1.561.500 người (năm 2005) phân bố khôngđều, trong đó thành phố Quy Nhơn cao nhất là 1.195,5 người/km2, thấp nhất là huyện Vân Canh 31,1 người/ km2. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổichiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế. Hiện có 904.300 người trong độ tuổi lao động; 795.700 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đường sắt quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam củatỉnh; cùng với Quốc lộ 1D (dài 33 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn.Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Bắc có thể mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 465 km đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng ven biển, hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Đã có 100% số thôn trong tỉnh có điện, 98,2% số hộ được dùng điện. Hệ thống bưu điện, bưu cục phủ kín toàn tỉnh, đến năm 2005 bình quân có 66 máy điện thoại/1.000 dân. Trường Đại học Quy Nhơn nằm trên đường An Dương Vương thực hiện đào tạo đa ngành cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học cho khu vực. Trên địa bàn tỉnh có Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học QuangTrung, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng Nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 398 trường học phổ thông. Tại tỉnh có 16 bệnh viện với 2.180 giường bệnh, 15 phòng khám, 1 viện điều dưỡng và 157 trạm xá xã; trong đó có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa thành phố tại Quy Nhơn và 2 bệnh viện đa khoa khu vực tại Phú Phong và Bồng Sơn là những cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân có chất lượng cao. Hạ tầng thương mại, du lịch được xây dựng đang đáp ứng yêu cầu phát triển. Về phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển.Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển. Kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2005 đạt 5.609,6 tỷ đồng (giá so sánh 1994), gấp 1,54 lần so với năm 2000 và tăng 11,1% so năm 2004.Tốc độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2001 - 2006 đạt 9%. Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng 14%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,7% và dịch vụ tăng 10,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm. GDP bình quân/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401USD năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000có cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là42,2% - 22,8% - 35%, đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 36,9% -28,2% 34,9%. Giáo dục - đào tạo - dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quymô và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục đượcđẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Đến năm học2005 - 2006 số học sinh hệ mẫu giáo đạt 41.517 em, học sinh phổ thông348.400 em, kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ được duy trì, phổ cập trung học cơ sở hoàn thành năm 2004.Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, đến năm 2005 đạt 25% số lao động. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Có 80% số trạmy tế cấp xã có bác sĩ. Đã mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tăngcường hoạt động khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác ytế dự phòng được đầu tư thường xuyên. Tỷ suất sinh bình quân mỗi năm giảm 0,8 phần nghìn, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 24,5% vào năm 2005. Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân,bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển,95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằmsử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năngsuất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lạihiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch,hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Bước đầu xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao của một số môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá… Các hoạt động xã hội, chăm sóc người có công với nước được coi trọng. Hằngnăm giải quyết việc làm cho 2,2 vạn người. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo, hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm và năm 2005 còn 19,66%.

Related Documents

Bai Bao Cao
June 2020 8
Bai Bao Cao Bdo
May 2020 11
Bai Bao Cao
June 2020 14
Bai Bao Cao
June 2020 12
Bai Bao Cao So 6
June 2020 14
Bao Cao.
June 2020 27