Bai 2

  • Uploaded by: baka-sama
  • 0
  • 0
  • August 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bai 2 as PDF for free.

More details

  • Words: 701
  • Pages: 2
BÀI 2. CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LATINH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2 I. TRUNG QUỐC: 1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi: a. Tiền đề: * Chủ quan: sự lớn mạnh của CMTG (khu giải phóng mở rộng, chiếm gần 1/4 đất đai và 3/4 dân số cả nước, lực lượng quân chủ lực phát triển, phong trào đấu tranh quần chúng lên cao. * Khách quan: - Sự giúp đỡ của Liên Xô và sự lớn mạnh của cách mạng thế giới. - Âm mưu gây nội chiến của Tưởng - Mỹ, nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và cách mạng thế giới. Đây là nguyên nhân dẫn đến nội chiến bùng nổ. b. Nội chiến gồm 2 giai đoạn: * GĐ1 (7/46 - 6/47): giai đoạn thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, tiêu diệt sinh lực địch xây dựng lực lượng. * GĐ2 (6/47 - 10/49): giai đoạn này quân giải phóng chuyển sang phản công. - 23/4/1949: Nam Kinh giải phóng, Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ. - 1/10/1949: nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành. * Ý nghĩa: - Chấm dứt thời kì Trung Quốc bị đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản nô dịch, thống trị. Mở đầu kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên CNXH. - Tăng cường lực lượng XHCN trên thế giới, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 2. Thành tựu xây dựng chế độ mới: - Kinh tế: sản lượng công nghiệp tăng 140% năm 1957 so với 1952; nông nghiệp tăng 25%, văn hóa giáo dục tiến bộ rõ rệt. - Đối ngoại: + Kí hiệp ước Trung - Xô. + Giúp đỡ Triều Tiên, Việt Nam và các nước khác. + Nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. 3. Trung Quốc từ sau 1959 và công cuộc cải cách hiện nay: a. 1959 - 1978: - Kinh tế: chủ trương thực hiện đường lối "3 ngọn cờ hồng", làm cho nền kinh tế hỗn loạn (1959 có hàng chục triệu người chết đói). - Chính trị: bất đồng như tranh giành quyền lực, tiêu biểu là đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 - 1968). - Đối ngoại: + Xung đột biên giới Ấn Độ, Liên Xô. Coi Liên Xô là kẻ thù. + Kí với Mỹ thông cáo chung Thượng Hải 1972 gây khó khăn cho Đông Dương và cách mạng thế giới. b. 1978 đến nay: * Tiến hành đổi mới: - Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc. - Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản: + CNXH. + Cách mạng dân chủ nhân dân. + Đảng cộng sản. + Chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng Mao Trạch Đông. * Đối ngoại: bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Liên Xô, Triều Tiên. II. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á KHÁC: 1. Tóm tắt quá trình phát triển của cách mạng Lào: * 1945 - 1954: - Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và 12/10/1945 tuyên bố độc lập. - 3/1946 nhân dân Lào chống Pháp trở lại. - 20/1/1949: quân giải phóng nhân dân Lào được thành lập. - 13/8/1950 mặt trần Lào tự do và Chính phủ kháng chiến do hoàng thân Xuphanuvông đứng

đầu được thành lập. - Cùng với thắng lợi trong Đông Xuân 53 - 54. Pháp buộc phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của Lào. * 1954 - 1975: - Sau 1954, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai. - 1955, Đảng nhân dân cách mạng Lào được thành lập. - 1966 - 1973, đánh bại chiến tranh đặc biệt tăng cường. - 21/2/1973, hiệp định Viêng chăn được kí kết, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp Lào. - Chiến thắng mùa xuân năm 1975 nước CHDCND Lào ra đời. * Ý nghĩa: đánh thắng Pháp Mỹ giành độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng chế độ mới theo con đường XHCN.

Related Documents

Bai 2
November 2019 19
Bai 2
August 2019 29
Bai 2
June 2020 13
Bai 2
June 2020 12
Bai 2
November 2019 11
Bai 2
November 2019 13