081109- Tinh The Vn Bi Cot Vao Chinh Sach Bien Dao Cua My-hoa

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 081109- Tinh The Vn Bi Cot Vao Chinh Sach Bien Dao Cua My-hoa as PDF for free.

More details

  • Words: 1,368
  • Pages: 2
LÝ ĐẠI NGUYÊN

TÌNH THẾ VIỆT NAM BỊ CỘT VÀO SÁCH LƯỢC BIỂN CỦA MỸ-HOA Theo đài BBC Luânđôn thì trên kênh truyền hình CCTV-7 của Trungcộng, trong chương trình quốc phòng hàng tuần, hôm 09/08/09, có một cuộc thảo luận về hoạt động quân sự Mỹ tại Biển Đông để tìm hiểu sách lược của Mỹ, nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắckinh trong khu vực. Khách mời là 2 chuyên gia hàng đầu của Trungcộng trong lãnh vực khoa học quốc phòng: Gs Trương Triệu Trung, giám đốc cơ quan Giáo Dục Khoa Học Kỹ Thuật Quân Sự thuộc Học Viên Quốc Phòng Trungcộng và Gs Vương Bảo Phó, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược của học viện này. Theo đó, Trungcộng không che giấu tham vọng thiết lập 2 vòng phòng thủ biển đảo, bao trùm toàn bộ Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. “Vòng thứ Nhất chạy từ Đàiloan qua quần đảo Trườngsa tới Singapore ở cuối bán đảo Malaysia. Trong đó có cả các đảo thuộc Nhậtbản, Okinawa. Philippines và Brunei. Vòng thứ Hai mở rộng tới tận Australia”. Bắckinh dự tính giành kiểm soát vòng thứ nhất vào năm 2010, và vòng thứ hai vào năm 2040. Trong cuộc thảo luận, Trương Triệu Trung nói: “Các nhà hoạch định chính sách quân sự Mỹ, muốn sử dụng các nước trong khu vục này, bắt đầu từ Philippines để đối trọng lại ảnh hưởng của Trungquốc”. “Các cuộc diễn tập cho thấy ý đồ chế ngự và tăng khả năng chống tàu ngầm tại khu vục tế nhị là Namhải, tất nhiên khiến Trungquốc quan ngại”. Trương Triệu Trung thêm rằng: “Các quốc gia trong vòng phòng thủ Thứ Nhất mang ý nghĩa địa chính trị quan trọng”. “Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines, vịnh Camranh của Việtnam và eo biển Malacca đi qua Singapore tạo một tam giác chiến lược, cùng với một tam giác khác ở Đông Bắc Á, bao gồm Đàiloan, Nhậtbản và Hànquốc. Hai tam giác này, chế ngự cửa ngõ ra Thái Bình Dương (của Trungcộng) và là địa bàn quan tâm chủ chốt của Hoakỳ”. Trương Triệu Trung nhận định: “Quan hệ Trung-Mỹ tuy phát triển mạnh và tích cực trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, riêng trong lãnh vực quân sự, Mỹ không hề thay đổi lập trường, tuy có hợp tác, nhưng sự ganh đua giữa Mỹ và Trungquốc về quốc phòng vẫn còn đó”. Về phần Vương Bảo Phó thì cho rằng: “Hoakỳ chưa bao giờ từ bỏ chính sách biển đảo của mình, và Mỹ cùng với Nhậtbản luôn coi Thái Bình Dương là sân chơi riêng của họ, đồng thời không muốn thấy Trungquốc vươn ra ngoài vòng đảo thứ nhất”. Vương Bảo Phó nhấn mạnh: “Trungquốc phải kiểm soát đường lưu thông, thí dụ, qua eo biển Malacca, vì điều này ảnh hưởng tới sống còn, tới phát triển của Trungquốc”. “Trungquốc, với tư cách một quốc gia hàng hải, phải có quyền tiếp cập tự do trong Thái Bình Dương”. Họ cùng thống nhất quan điểm là “Trungquốc phải được ngày càng củng cố, hiện đại hóa, để đi xa bờ. bảo vệ quyền lợi của Trungquốc”. Với khẩu khí trên đây, Trungcộng xem như sẽ kiểm soát được vòng phòng thủ Thứ Nhất vào đúng kỳ hạn 2010. Nghiã là có thể hoàn toàn khống chế Biển Đông của các nước trong khối ASEAN. Trungcộng chỉ còn cố gắng giành quyền chơi chung với Mỹ và Nhật trên biển Thái Bình Dương nữa thôi.

Sở dĩ Trungcộng đạt được mức độ đó, là do chính sách vừa ‘vỗ béo’, kinh tế, vừa bỏ ngỏ để Trungcộng dồn mọi năng lực vào việc phô trương sức mạnh quân sự ‘ăn đong’ của họ qua việc hiện đại hóa hải quân, nhằm đe dọa an ninh các nước Đông Nam Á và toàn Á Châu, khiến các nước đó không thể không viện cầu tới sức mạnh bảo vệ Biển Đông và Thái Bình Dương của hải lực Hoakỳ. Ở điểm này cho thấy, thái độ hững hờ của Mỹ đối với Hiệp Hội ASEAN trong những năm vừa qua là nằm trong sách lược thả lỏng Trungcộng của Mỹ, để cho các nước trong vùng nếm trải mùi vị ‘bành trướng’ toàn diện của Đế Quốc Đại Hán cả về kinh tế, chính trị lần quân sự ra sao? Để cho các nước trong vùng có dịp so sánh giữa ảnh hưởng của Trungcộng và Hoakỳ, phía nào có lợi cho mình hơn? Ảnh hưởng của Trungcộng đáng sợ hơn ảnh hưởng của Hoakỳ như thế nào? Mỹ hiểu thật rõ, thái độ của các nước Đông Nam Á vẫn dè dặt đối với Mỹ, không mấy tin tưởng vào ‘tình đồng minh’ cũa Mỹ, sau khi Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa năm 1975. Nên Mỹ phải để cho Trungcộng lô rõ ý đồ bành trướng, thôn tính ASEAM. Trong khi đó, Mỹ vẩn tiếp tục theo đuổi đường hướng ‘nhập nội’ toàn diện Việtnam, kể cả kinh tế, ngoại giao lẫn quốc phòng. Khiến cho Trungcộng lồng lộn lên xiết chặt cổ bọn Mancộng tay sai của họ tại Hànội. Đồng thời công khai kiểm soát Biển Đông, lên tiếng đe dọa an ninh Việtnam. buộc bọn Mancộng đàn em phải mau chóng triển khai kế hoạch ‘tàm thực’ toàn diện Việtnam của Bắkinh, khởi đầu bằng việc để cho Trungcộng khai thác bauxite ở vùng chiến lược Cao Nguyên Trung Phần Việtnam, và cho Trungcộng trúng thầu các công trình kiến tạo, giúp Trungcộng đem dân, quân của chúng vào làm ăn, lấy vợ, lập ấp, xây dựng cứ điễm xâm lăng, đồng hoá dân tộc Việtnam, nhân lúc Hoakỳ có tổng tuyển cử, và chính quyền Mỹ từ Cộnghòa vừa sang tay Dânchủ, trong lúc nền kinh tế Mỹ và Thếgiới rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Phản ứng đầu tiên của chính quyền Dân Chủ Mỹ là cho Hạm Đội của mình tiến vào Biển Đông. Tàu chiến và các tướng lãnh Mỹ thường xuyên thăm viếng Việtnam. Rồi, ngày 23/07/09 tại Bangkok Thaílan, trong dịp dự cuộc họp của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN, nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton tuyên bố: “Hoakỳ đã trở lại Á Châu và sẵn sàng tái tục và củng cố các quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”. Rõ ràng là cả Hoakỳ lẫn Trungcộng đều phải tuân thủ nguyên tắc ‘hợp tác - đối tác’ để phát triển mạnh và tích cực trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và ngoại giao. Nhưng trong mặt quân sự thì 2 nước vẫn phải đặt nhau trong vòng ‘ phòng vệ’. Và cuốn hút các nước đồng minh của mình vào kế hoạch phòng thủ chung, để bảo vệ an ninh, phát triển và hòa bình cho chính mình và cả đối tượng mà mình phải đề phòng. Hiện nay Trungcộng đã tự sắm đúng vai trò ‘đối tượng phải đề phòng’ của các nước ASEAN nói riêng, và toàn thế Á Châu, cũng như Thế Giới nói chung. Chỉ khi nào Trungcộng tự Dân Chủ Hóa, nước Trunghoa trở thành Quốc Gia Dân Chủ Liên Bang thì Áchâu mới thực sự yên thân. Muốn vậy, thì phải làm nản lòng bành trướng của nhóm lãnh đạo Bắckinh. Về mặt quân sự hiện nay chỉ có Hoakỳ mới làm nổi điều đó. Nhưng đây chỉ là nhất thời, còn về lâu về dài thì các nước trong Khối ASEAN phải kịp thời Dân Chủ Hóa, trở thành Khối Các Quốc Gia Dân Chủ vững mạnh, đủ sức tự đứng vững cả về chính trị, kinh tế, quân sự, rồi liên minh với Ấn, Nhật, Úc, Mỹ, Âu, tương tác, đối tác, hợp tác với nhau, cùng giúp người Trunghoa, nước Trunghoa thoát ra khỏi chế độc độc tài và tham vọng Đế Quốc Cộng Sản Đại Hán Bành Trướng, nhằm đem lại thái hòa tự do dân chủ thực sự cho tất cả Nhân Loại. Little Saigon ngày 11/08/2009.

Related Documents