Che Do Chinh Sach

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Che Do Chinh Sach as PDF for free.

More details

  • Words: 9,289
  • Pages: 4
Chương I: Những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ 1. Một số khái niệm cơ bản: 1.1 BHLĐ mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn và VSLĐ (AT-VSLĐ) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, KTXH, KHKT nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ và BNN bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ. Hoạt động BHLĐ gắn liền với hoạt động LĐSX và công tác của con người. Tổ chức LĐ quốc tế đã coi việc cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm AT – VSLĐ là 1 trong những quan tâm và hoạt động chủ yếu của mình. - Công tác BHLĐ ở VN được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm từ 1954, người đặt viên gạch đầu tiên cho hoạt động KH lĩnh vực này là bác sỹ Phạm Ngọc Thạch. 1.2 Điều kiện lao động: là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, KTXH và kỹ thuật được biểu hiện thông qua công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, quy trình công nghệ và sự sắp xếp bố trí chúng trong mối quan hệ tương tác giữa con người và công cụ lao động, tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như 1 yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. - Công cụ và phương tiện lao động được hiểu là tất cả các dụng cụ, điều kiện tại chỗ làm việc. - Đối tượng lao động rất đa dạng như các nguyên liệu, sản phẩm, các vật dụng mà con người tác động. - Quy trình công nghệ là quá trình sản xuất, các công đoạn được thực hiện tại chỗ làm việc đó tạo nên 1 điều kiện lao động cụ thể bao gồm cả các yếu tố thuận lợi

và cả các yếu tố độc hại nguy hiểm có thể gây tác hại cho người lao động. 1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại Trong 1 điều kiện lao động cụ thể xuất hiện các yếu tố độc hại và nguy hiểm có nguy cơ gây ra TNLĐ hoặc BNN cho NLĐ. Chúng ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Chúng được chia thành 4 nhóm. - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại, ion hóa và không ion hóa, bụi, tiếng ồn, rung động, thiếu ánh sáng... - Các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. - Các yếu tố sinh học có hại, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, vi trùng trong môi trường lao động hoặc ở nguyên liệu. - Các yếu tố xuất hiện do bố trí bất hợp lý chỗ làm việc không phù hợp về mặt tâm lý, sinh lý của người lao động. 1.4 Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình là công tác do tác động đột ngột có thể làm chết người hoặc tổn thương hay phá hủy chức năng hoạt động của cơ thể. TNLĐ được chia làm 3 loại: chết người, nặng, nhẹ. Để đánh giá tình hình TNLĐ ta sử dụng hệ số tần suất TNLĐ K K = (n x 1000): N n: Số TNLĐ N: Tổng số người lao động 1.5 Bệnh nghề nghiệp Là bệnh gây ra do tác hại đặc trưng của nghề nghiệp đó do tác dụng trực tiếp thường xuyên và gây nên bệnh 1 cách từ từ. Các BNN đều được bảo hiểm đền bù theo chế độ nhà nước. Danh mục BNN của các nước có số lượng khác. Ở VN có 21 BNN được nhà nước đền bù.

2. Các tính chất của công tác BHLĐ Công tác BHLĐ có 4 tính chất cơ bản. Đó là tính pháp lý, tính KHKT, tính quần chúng và tính quốc tế. Nó biểu hiện tính khách quan đồng thời là những điều kiện không thể thiếu được để công tác BHLĐ có hiệu quả trong sản xuất. - Khi công tác BHLĐ không làm tốt xảy ra mất an toàn VSLĐ có thể làm nguy hại tới tính mạng người lao động, ô nhiễm môi trường lao động. Chính vì vậy công tác BHLĐ là yêu cầu bắt buộc đối với mọi người lao động để đảm bảo AT – VSLĐ. 2.1 Tính pháp lý được thể hiện ở những điểm sau đây: - Việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác BHLĐ phải dựa trên hình thức những quy định VBPL về BHLĐ. Nó điều chỉnh mọi hành vi quan hệ có liên quan đến công tác BHLĐ từ các cấp TW đến địa phương, người sử dụng lao động và người lao động. - Mọi cơ quan đoàn thể và các DN, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi người lao động, sử dụng lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp BHLĐ. Bất cứ đơn vị hay cá nhân nào vi phạm đều bị xử phạt theo pháp luật. 2.2 Tính KHKT KHKT BHLĐ là 1 ngành KHKT liên ngành gồm KHTN, KHCN và cả XH nhân văn. Nó thể hiện ở các nội dung sau. Công tác an toàn VSLĐ chỉ có thể được giải quyết tốt nhất bằng việc sử dụng các giải pháp và phương tiện KHKT. - Đội ngũ cán bộ chuyên trách về BHLĐ ngoài việc có kiến thức chuyên môn phải có trình độ nhất định về KH BHLĐ.

2.3 Công tác BHLĐ có tính quần chúng Công tác BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người do vậy từ người lao động đến người sử dụng lao động, sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp đều phải có những hiểu biết cần thiết về KHKT BHLĐ và phải làm tốt công tác BHLĐ nhằm bảo vệ mình, bảo vệ người khác, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường chỉ cần 1 vài người trong hàng nghìn người không thực hiện các quy định về an toàn, VSLĐ có thể dẫn đến tai nạn và hậu quả nghiêm trọng. Muốn phát huy được tính quần chúng của công tác này cần tổ chức được phong trào quần chúng về BHLĐ ở mọi thời điểm, mọi nơi trong cả nước với nhiều hình thức để khẳng định rằng công tác ATVSLĐ là sự nghiệp quần chúng. 2.4 Tính quốc tế: Cùng với sự phát triển của KHCN tiên tiến tất cả các nước trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp toàn cầu trong công tác chống ô nhiễm môi trường lao động, môi trường sinh thái nhằm bảo tồn phát triển bền vững, hoạt động này không còn giới hạn trong phạm vi của mỗi quốc gia mà có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, giữa châu này với châu kia. Vì vậy công tác BHLĐ phải thực hiện 1 trong những nội dung mang tính quốc tế, có sự phối hợp và có chiến lược hành động chung với các nước lân cận và các nước trên thế giới nhằm làm giảm các chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, chống ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa TNLĐ và BNN. Cần lưu tâm trong quá trình chuyển giao công nghệ mới, nhập các vật tư thiết bị không đảm bảo an toàn VSLĐ ở các

nước chậm phát triển. 3. Nội dung công tác BHLĐ - Có 3 nội dung chủ yếu sau: + Nội dung về KHKT + Nội dung về xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ. + Những nội dung về giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện BHLĐ. 3.1 Trong công tác BHLĐ, nội dung KHKT BHLĐ chiếm vị trí quan trọng thông qua đó để loại trừ yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động. KHKT BHLĐ tổng hợp và liên ngành được phát triển trên cơ sở phát triển và sử dụng thành tựu của nhiều ngành KH khác nhau. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của KHKT BHLĐ rất rộng nhưng cũng rất cụ thể gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con người cũng như điều kiện sản xuất và kinh tế của mỗi ngành mỗi địa phương. - Nội dung KHKT BHLĐ bao gồm các ngành KH chính sau: + KH y học lao động + KH KT vệ sinh + KH KT an toàn + KH về phương tiện BVCN + Tâm sinh lý lao động ecgonomy và tổ chức bố trí hợp lý chỗ làm việc. Có nhiệm vụ khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu các ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động từ đó đề ra các tiêu chuẩn, các giới hạn cho phép của các yếu tố có hại và đề ra các biện pháp về KT và y sinh học để cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe người lao động. 3.1.2 Các ngành KH KT vệ sinh là sử dụng các giải pháp KT để đảm bảo vệ sinh trong môi trường lao

1

động như KT chống nóng, lọc bụi, xử lý hơi khí độc chống ồn và rung động nhằm giảm thiểu các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, nhằm tạo nên một môi trường tiện nghi thoải mái cho người lao động. 3.1.3 KT an toàn Sử dụng các biện pháp KT để đảm bảo AT cho người lao động trong quá trình sản xuất, phòng ngừa TNLĐ, nó bao gồm cả các KT CN sản xuất ra máy móc tiên tiến ít phát sinh các yếu tố độc hại và các quy định về quy trình quy phạm an toàn đồng thời đặc biệt lưu tâm đến thay thể những nguyên liệu độc hại bằng những nguyên liệu ít độc hơn. 3.1.4 Phương tiện BVCN - KH về phương tiện BVCN có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế chế tạo ra phương tiện BVCN để sử dụng trong sản xuất, phòng chống tác hại nghề nghiệp trong quá trình lao động. Đây là công cụ phương tiện không thể thiếu được trong quá trình LĐSX. Phương tiện BVCN bao gồm tất cả các chủng loại được sử dụng t2 cho người lao động. Ví dụ: giầy, quần áo, ủng, mũ, kính…. Đây là hàng rào cuối cùng ngăn cách giữa con người với tác hại nghề nghiệp. 3.1.5 KH về tâm sinh lý người lao động, ecgonomy và thiết kế hợp lý chỗ làm việc. Đây là lĩnh vực KH mới nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng qua lại giữa con người, thiết bị với môi trường lao động, là cơ sở KH để thiết kế chỗ làm việc tiện nghi thoải mái, đảm bảo an toàn, VSLĐ cho người lao động. 3.2 Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản luật pháp về BHLĐ. Hệ thống VBLP chính sách BHLĐ là sự thể hiện về đường lối quan

điểm của Đảng và nhà nước về BHLĐ nhằm xác định được trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức KTXH, người sử dụng lao động và NLĐ. Đây là những chuẩn lực quy định mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện. Nội dung này được cụ thể hóa bằng 2 lĩnh vực sau đây: - Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống văn bản luật pháp chính sách về BHLĐ. Các ngành, các cấp và TLĐ LĐ VN tham gia xây dựng phê duyệt các VB LP chính sách chế độ. - Việc tổ chức và thực hiện LP CS CĐ về BHLĐ được chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương, các cấp, các ngành được giám sát thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, công tác thi đua khen thưởng và được cụ thể hóa bằng các phong trào phù hợp với từng giai đoạn. 3.3 Nội dung huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ - Muốn LP CS CĐ về BHLĐ có hiệu quả phải làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền huấn luyện về BHLĐ để mọi cấp, mọi ngành, mọi người hiểu biết và tự giác thực hiện - Nội dung phải bao gồm những hoạt động chủ yếu sau: + Thực hiện tuyên truyền huấn luyện về AT VSLĐ bằng mọi hình thức, đặc biệt coi trọng việc quán triệt về PL BHLĐ làm cho mọi người hiểu rõ được những nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi khi thực hiện công tác AT VSLĐ phải tập trung vào lực lượng lao động đông đảo quần chúng. + Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật chống làm bừa, làm ẩu đảm bảo các quy định, các nguyên tắc về AT VSLĐ .

Vận động quần chúng phát huy sáng kiến tự cải thiện điều kiện lao động. + Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, xây dựng và củng cố mạng lưới AT VSLĐ để hoạt động có hiệu quả. Chương II: Luật pháp, chính sách, chế độ về BHLĐ I. Luật pháp về BHLĐ: Từ 1/1/1995 Bộ luật lao động của VN được ban hành và chính thức có hiệu lực, trong đó có toàn văn chương 9 về ATVSLĐ được cụ thể hóa bằng nghị định 06/CP bao gồm 7 chương: - Chương I Đối tượng và phạm vi áp dụng - Chương II ATLĐ, VSLĐ - Chương III TNLĐ và BNN - Chương IV Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động - Chương V Trách nhiệm của cơ quan nhà nước - Chương VI Trách nhiệm của tổ chức Công Đoàn - Chương VII Điều khoản thi hành Đây là văn bản luật về BHLĐ cơ bản và hoàn chỉnh nhất của nước ta hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh lao động được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các khía cạnh khác của lao động. Nó quy định 1 cách cụ thể nghĩa vụ, quyền hạn cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong công tác BHLĐ II. Một số chính sách, chế độ cụ thể về BHLĐ 2.1 Công tác huấn luyện ATVSLĐ Được quy định theo TT 08/LĐ TBXH – TT ngày 11/4/1995 hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ phải đạt được yêu cầu: - Tất cả mọi người tham gia quá trình lao động được huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ trước khi tham gia LĐSX và định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của nghề nghiệp, công việc và yêu

cầu nghiêm ngặt đối với người làm các nghề này về ATVSLĐ. Phải có kế hoạch huấn luyện hàng năm, mở số đăng ký về huấn luyện ATVSLĐ. - Phải đảm bảo huấn luyện đầy đủ các nội dung quy định. Mục đích ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ, những nội dung cơ bản, chính sách chế độ BHLĐ, nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động, người lao động, các quy trình, quy phạm AT, các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, làm việc, ATVS… - Phải đảm bảo chất lượng huấn luyện: tổ chức quản lý lớp chặt chẽ, bố trí GV có chất lượng, cung cấp đủ tài liệu huấn luyện, tổ chức kiểm tra sát hạch cấp thẻ AT cho những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt và ghi kết quả vào sổ theo dõi huấn luyện của đơn vị đối với những người khác sau khi họ kiểm tra đạt yêu cầu. 2.2 Kế hoạch BHLĐ Thực hiện theo TT 14 và Điều 13 của NĐ 06 CP quy định “hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN, phải lập kế hoạch và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện, KH BHLĐ phải đầy đủ nội dung về KTAT, KTVS, công tác tuyên truyền huấn luyện, phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng… nhưng phải xác thực với tình hình sản xuất và điều kiện kinh tế của DN đặc biệt kế hoạch BHLĐ phải tập trung giải quyết các tác hại nghề nghiệp để bảo vệ người lao động. Đối với các DN không ổn định về kế hoạch sản xuất vẫn phải có kế hoạch BHLĐ ngắn hạn để đảm bảo an toàn, VSLĐ. 2.3 Quản lý VSLĐ Thực hiện theo TT 13 của Bộ y tế phải thực hiện: - Phải đo đạc kiểm soát môi trường lao

động ít nhất 1năm/1lần phải lưu giữ hồ sơ để theo dõi. - Phải có các luận chứng về các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ tại nơi sản xuất và môi trường xung quanh. - Phải đo đạt kiểm soát môi trường lao động mỗi năm ít nhất 1 lần và phải lưu giữ hồ sơ để theo dõi, phải có luận chứng về các biện pháp đảm bảo an toàn – VSLĐ tại nơi sản xuất và môi trường xung quanh. - Chuẩn bị đầy đủ lực lượng và trang thiết bị y tế để phục vụ cho công tác cấp cứu tại chỗ làm việc và cơ quan y tế. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/1lần (tùy vị trí), phát hiện sớm BNN và điều trị kịp thời cho họ. - Báo cáo định kỳ 3, 6 , 12 tháng cho cơ sở y tế địa phương. Khám sức khỏe định kỳ: - Tìm ra được cơ cấu bệnh tật, của toàn công ty, ngành. - Phát hiện sớm bệnh để tránh bệnh hiểm nghèo và tàn phế cho công nhân. 2.4 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ. - Khai báo và điều tra TNLĐ thực hiện theo TT 03/1998. - Chế độ thống kê báo cáo định kỳ về TNLĐ thực hiện theo TT số 23/ LĐ TBXH – TT của Bộ trưởng Bộ LĐ TBXH. 2.4.1 Khai báo và điều tra TNLĐ * Mục đích: - Khai báo, điều tra TNLĐ nhằm xác định rõ nguyên nhân của TN từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để phòng tránh. * Yêu cầu: - Điều tra TNLĐ phải đạt được các yêu cầu sau: + Phản ánh 1 cách chính xác và đúng thực tế tai nạn. + Tiến hành điều tra đúng thủ tụ, đúng thời gian. + Phải xử lý khắc phục kịp thời, hiệu

quả của tai nạn đã xảy ra. * Nguyên tắc khai báo và điều tra tai nạn lao động - Tất cả các vụ TNLĐ phải được điều tra theo đúng quy định. - Các vụ TNLĐ nặng và chết người phải được khai báo 1cách nhanh nhất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền như thanh tra nhà nước về AT VSLĐ, cơ quan Công an nơi gần nhất. - Các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang phai khai báo các vụ tai nạn lao động theo quy định của Bộ quốc phòng, Bộ Nội Vụ đồng thời khai báo với thanh tra nhà nước về ATLĐ Tỉnh, TP trực thuộc TW. - TNLĐ xảy ra ở địa phương nào thì khai báo và điều tra tại địa phương đó. - Trường hợp người của cơ sở A hoặc người dân bị tai nạn ở ở cơ sở B thì cơ sở B phải thực hiện khai báo như trường hợp người của cơ sở B bị tai nạn LĐ đồng thời thông báo cho cơ sở A hoặc thân nhân của người dân bị tai nạn biết. Cơ sở A phải phối hợp với cơ sở B trong việc giải quyết hiệu quả trên cơ sở kết quả điều tra. * Trách nhiệm của cơ sở xảy ra TNLĐ: - NSDLĐ: - Khi xảy ra TNLĐ nặng chết người phải thành lập ngay đoàn thanh tra về TNLĐ ở cở sở, các thành phần cơ bản có đại diện người sử dụng lao động, đại diện Công đoàn cơ sở và cán bộ chuyên trách BHLĐ. - Lãnh đạo DN phải trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sau. - Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn - Khai báo 1 cách nhanh nhất với cơ quan chức năng từ TW đến địa phương. - Giữ nguyên các tài liệu, nhân chứng, vật chứng và hiện trường vụ TN.

- Có trách nhiệm chi phí cho mọi hoạt động của đoàn thanh tra cấp trên. - Phải cung cấp đầy đủ toàn bộ tài liệu, nhân chứng, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn khi được yêu cầu. - Phải hoàn thành biên bản điểu tra của cơ sở về vụ tai nạn. - Thời gian hoàn thành điều tra về TNLĐ trong 24 h đối với tai nạn nhẹ, 48 h với TNLĐ nặng. - Phải lưu giữ hồ sơ các vụ TNLĐ nặng chết người trong 15 năm. - Phải chịu mọi chi phí cho đoàn điều tra. 2.4.2 Thống kê báo cáo định kỳ Chế độ thống kê và báo cáo định kỳ thực hiện theo phụ lục 1,2 theo TT 23/ LĐ TBXH – TT * Nguyên tắc: - Tất cả các vụ TNLĐ, người lao động phải nghỉ 1 ngày phải có thống kê và báo cáo. - Cơ sở có trụ sở chính đóng ở địa phương nào thì báo cáo định kỳ với sở LĐ TBXH ở địa phương đó và cơ quan quản lý cấp trên. - Các vụ TN nặng của các ngành KT đặc biệt ngoài việc báo cáo với các cơ quan chức năng còn phải thông báo và đề nghị hỗ trợ đối với các cơ quan KTAT của ngánh đó. * Chế độ thống kê: - Thống kê phải được phân loại theo 16 yếu tố gây chấn thương và xác định tình trạng thiệt hại về vật chất và sức khỏe. - DN phải tổng hợp tình hình báo cáo 6 tháng và cả năm cho sở LĐ TBXH. 2.4.3 Quy định lao động nữ và LĐ chưa thành niên: LĐ nữ và LĐ chưa thành niên là LĐ đặc biệt, chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ trong các doanh nghiệp hiện nay, nếu không kiểm soát và thực hiện đúng các chế độ với họ có thể xảy ra những hiệu quả với bản thân người lao động và XH.

a. Các quy định với LĐ nữ: Theo TT 03 liên bộ quy định 8 điều kiện lao động nặng nhọc không được sử dụng phụ nữ: - Nơi có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. - Tỏng hầm lò - Nơi cheo leo, nguy hiểm - Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ. Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn dễ bị nhiễm trùng. - Nặng nhhọc quá sức (mức tiêu hao bình quân trên 5 kcal/phút, nhịp tim trung bình trên 120/ phút) - Tiếp xúc với phóng xạ hở - Trực tiếp tiếp xúc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gen. b. Quy định với lao động vị thành niên Thực hiện theo thông tư 09LB (4/1995) TT09 – LB Có 13 điều kiện lao động cấm sử dụng lao động vị thành niên. Ngoài 8 điều kiện giống lao động nữ bổ sung điều kiện sau: - Tư thế làm việc gò bó thiếu dưỡng khí - Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm. - Tiếp xúc với độ ồn rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép - Nơi ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách. Ví dụ: Bệnh truyền nhiễm: nhặt rác bệnh viện 2.4.4 Phụ cấp độc hại và bồi dưỡng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại. Phụ cấp độc hại được thực hiện theo TTLB số 20 và TT số 23 – LĐ TBXH với các nguyên tắc sau: - Mọi người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc và độc hại đều được hưởng chế độ phụ cấp và bồi dưỡng nhằm bù đắp lại sức lực và phục hồi kỹ năng lao động.

2

- Chỉ thực hiện chế độ này với người lao động trực tiếp ở những nơi độc hại. - Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chỉ được tổ chức cho người lao động ăn uống tại chỗ cấm được cấp phát bằng tiền. - Chi phí được tính vào giá thành hoặc chi phí thường xuyên được ngân sách nhà nước chi trả được đưa vào thành phần quỹ tiền lương. 2.4.5 Thanh tra, kiểm tra BHLĐ - Thanh tra, kiểm tra BHLĐ là 1 khâu rất quan trọng trong công tác BHLĐ. Việc thực hiện 1 cách thường xuyên sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra mặt mạnh, yếu trong công tác BHLĐ từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ người lao động. a. Thanh tra BHLĐ - Thanh tra BHLĐ bao gồm thanh tra an toàn và thanh tra VSLĐ được hợp nhất và do BLĐ TBXH quản lý ở các tỉnh và thành phố. Thanh tra ATVSLĐ do Dở LĐTBXH quản lý. Thanh tra ATVSLĐ có các nhiệm vụ chính sau đây: + Thanh tra việc chấp hành các luật định về AT VSLĐ + Điều tra TNLĐ và những vi phạm các quy định tiêu chuẩn về ATVSLĐ + Tham gia xem xét việc chấp thuận các qpháp luận chứng KTXH khi xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ mới. + Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NLĐ về vi phạm pháp luật lao động. + Quyết định xử lý các vi phạm về luật LĐ thuộc lĩnh vực BHLĐ theo thẩm quyền. b. Kiểm tra BHLĐ Là 1 hoạt động thực hiện 2 hình thức tự kiểm tra cơ sở và kiểm tra liên ngành (kiểm tra chéo) * Tự kiểm tra cơ sở:

- Thực hiện theo TT số 13 LB hướng dẫn tự kiểm tra về ATVSLĐ của doanh nghiệp. Việc tự kiểm tra công tác BHLĐ ở cơ sở giúp cho phát huy tinh thần chủ động tự giải quyết khó khăn kịp thời chấn chỉnh các mặt yếu trong công tác BHLĐ để bảo vệ người lao động và đẩy mạnh sản xuất. Đây cũng là biện pháp nhằm phát huy tính quần chúng có tính chất giáo dục, vận động, đông đảo cán bộ nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Công tác tự kiểm tra BHLĐ cơ sở cần có đủ thành phần của Ban giám đốc, công đoàn, đại diện các tổ chức đoàn thể nên tổ chức thành các nhóm nhỏ phối hợp với cán bộ quản lý cấp cơ sở và ATVS viên các doanh nghiệp thường kiểm tra 1 tháng 1 lần. * Tự kiểm tra của liên ngành Thực hiện theo TT 08 – LBCP giao cho TLĐLĐVN làm đầu mối chỉ đạo công tác kiểm tra liên ngành. - Tuy nhiên đặc điểm sản xuất riêng của từng bộ phận, từng ngành để đạt ra các nội dung, các thông số để chấm điểm cho các phong trào thi đua. Hoạt động này đã làm cho công tác BHLĐ trở thành phong trào quần chúng sôi nổi mạnh mẽ và có kết quả trên nhiều mặt. - Phát huy tinh thần tự chủ tự giác của đông đảo NLĐ chấp hành tốt các quy chế BHLĐ, phát huy sáng kiến đảm bảo ATVSLĐ trong sản xuất. - Tăng cường tính quản lý của công tác BHLĐ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp về BHLĐ. - Động viên cổ vũ kịp thời các nhân tố tích cực, phê bình các đơn vị có người yếu kém thông qua

kiểm tra đánh giá công khai dân chủ. - Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp phát huy sức mạnh tổng hợp thúc đẩy công tác thực chất, công tác tự kiểm tra của cơ sở và liên ngành là việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua như phong trào ATVSLĐ, phong trào xanh sạch đẹp. 2.4.6 Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Được thực hiện theo TT10 – Bộ LĐTBXH (5/1998). PTBVCN là phương tiện dụng cụ được sử dụng trong sản xuất nhằm phòng ngừa TNLĐ và BNN. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng PTBVCN cho người lao động. hàng năm doanh nghiệp phải có kế hoạch mua sắm không được cấp tiền hay PTBVCN, NLĐ được sử dụng PTBVCN miễn phí và bắt buộc phải sử dụng trong quá trình sản xuất. a. Điều kiện sử dụng PTBVCN NLĐ làm việc trong môi trường lao động có các yếu tố độc hại nguy hiểm. - Tiếp xúc với các yếu tố độc hại nguy hiểm. - Tiếp xúc với các yếu tố hóa học có hại bao gồm các hơi khí bụi độc. - Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại. - Sử dụng các phương tiện công cụ dễ gây ra TNLĐ hoặc làm việc ở các vị trí đặc biệt nguy hiểm như: trên cao, trong hầm lò… b. Đối tượng trang bị PTBVCN - Người lao động trực tiếp - Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra và làm việc tại hiện trường. - Học sinh sinh viên thực tập và học nghề. c. Nguyên tắc sử dụng phương tiện BVCN - Đảm bảo nguyên tắc đúgn, đủ, đảm bảo chất lượng. Tùy thuộc vào tính

chất công việc có thể 1 năm 1 lần hoặc nhiều lần. Những công việc môi trường phóng xạ, cần phải sửa chữa khi PTBVCN kém chất lượng, hỏng phải định kỳ cấp theo thời hạn để đảm bảo chất lượng PTBVCN. Tùy theo doanh nghiệp cấp PTBVCN đúng khi môi trường ồn thì mới sử dụng bông nút tai, bụi mới dùng mák, ở lò nóng phải sử dụng đúng mục đích của PTBVCN. Đảm bảo chất lượng phải bảo vệ an toàn cho người lao động. 2.4.7 Khen thưởng và xử phạt BHLĐ - Khen thưởng và xử phạt BHLĐ là 1 hoạt động không thể thiếu được trong công tác BHLĐ. Nó giúp cho việc cổ vũ những gương tốt, phê bình xử lý các vi phạm và làm cho luật pháp chính sách BHLĐ được thực hiện nghiêm chỉnh. a. Khen thưởng: - Khen thưởng về BHLĐ là 1 hình thức động viên cần thiết đối với các đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác BHLĐ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khen thưởng BHLĐ có tính chất tinh thần. Song không coi nhẹ phần thưởng vật chất. Tùy theo điều kiện và tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp cần linh hoạt đeer có 1 quỹ dành cho khen thưởng về BHLĐ. b. Xử phạt về BHLĐ: - Được thực hiện theo nghị định 113/04 CP quy định: Tất cả các đơn vị, cá nhân khi có các vi phạm về ATVSLĐ đều bị xử phạt từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Cá biệt những trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản có thể bị truy tố trước pháp luật. 2.4.8 Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN:

Tổn thương suy giảm sức khỏe>81% được hưởng 30 tháng lương - Người lao động bị tai nạn tổn thương hoặc mất các cơ quan chức năng được trợ giúp các phương tiện phục vụ sinh hoạt có quy định thời hạn sử dụng. - Người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ các chi phí về y tế, tiền lương cho tới khi người lao động được điều trị ổn định và phải sắp xếp công việc mới phù hợp cho họ. - Khi bị TNLĐ chết người ngoài tiền trợ cấp người lao động còn được hưởng các chế độ về bảo hiểm và tử tuất khác nhau. Chương III Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ ở VN 1. Bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ ở TW và địa phương - Ở VN có 1 bộ máy quản lý về công tác BHLĐ từ TW đến địa phương tương đối hoàn chỉnh với các cơ quan chính ở cấp TW như sau: + Hội đồng quốc gia về AT VSLĐ tư vấn cho CP và tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành các cấp về AT VSLĐ. + Bộ LĐ TBXH thực hiện quản lý nhà nước về BHLĐ đối với các ngành và các địa phương trong cả nước, có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các VBPL, chế độ chính sách, hệ thống quy phạm nhà nước về ATLĐ. Thanh tra về ATLĐ, thông tin, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ATLĐ. + Bộ y tế thự hiện quản lý thống nhất quy phạm VSLĐ, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, công việc, hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện vệ sinh lao

động, thanh tra về vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe và điều trị BNN, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VSLĐ. + Bộ KH CN và môi trường có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cứu ứng dụng KHKT về ATVSLĐ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, phối hợp với Bộ LĐTB XH, Bộ y tế xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước về ATLĐ, Vệ sinh lao động. + Bộ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung ATVSLĐ vào các trường CĐ và đại học. + UBND các tỉnh và TP trực thuộc TW thực hiện quản lý nhà nước về AT VSLĐ trong phạm vi của mình. + Cấp tỉnh và thành phố, các sở trực thuộc bộ theo ngành dọc hoạt động theo chỉ đạo của Bộ chủ quản về lĩnh vực ATVSLĐ` 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý trong doanh nghiệp Công tác BHLĐ trong 1 doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung có liên quan tới các bộ phận phòng ban cá nhân. Mỗi doanh nghiệp có thể chọn 1 mô hình bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ phù hợp với tổ chức đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phát huy toàn bộ sức mạnh tập thể của toàn doanh nghiệp với công tác BHLĐ. - Xác định rõ trách nhiệm và phương pháp hoạt động của từng phòng ban cá nhân với các nội dung cụ thể phù hợp với chức năng của mình, không bị chồng chéo và thực hiện tốt các nội dung đã đề ra. - Đảm bảo sự tập trung chỉ đạo có

thống nhất có hiệu quả của GĐ trong công tác BHLĐ nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. 2.2 Hội đồng BHLĐ trong doanh nghiệp 2.2.1 Tổ chức Hội đồng tổ chức BHLĐ doanh nghiệp là tổ chức phối hợp tư vấn về BHLĐ ở DN. Đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát BHLĐ của tổ chức công đoàn. Hội đồng được thành lập do sự bàn bạc thỏa thuận thống nhất giữa chính quyền và CĐ nhưng NSDLĐ ra quyết định thành lập. Thành phần của hội đồng BHLĐ như sau: - Số lượng thành viên trong hội đồng tùy thuộc vào số lượng lao động quy mô của DN nhưng các thành phần cơ bản phải có là đại diện NSDLĐ, đại diện CĐ cơ sở, cán bộ chuyên trách về BHLĐ và đại diện của 1 số phòng ban chức năng tùy theo yêu cầu. - Chủ tịch HĐ là đại diện NSDLĐ (giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật) - Phó chủ tịch HĐ là đại diện của chấp hành CĐ cơ sở (thường là chủ tịch hoặc phó chủ tịch) - Ủy viên thường thực hiện thư ký hội đồng là trưởng bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách BHLĐ. 2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: Tham gia tư vấn cho người SDLĐ phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp ATVSLĐ. - Định kỳ 6 tháng và hàng năm hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình BHLĐ ở các đơn vị trực thuộc để có cơ sở khoa học tham gia vào các kế hoạch và hoạt động BHLĐ của DN. Khi phát hiện thấy các nguy cơ mất AT VSLĐ hội đồng có quyền yêu cầu người quản

lý sản xuất thực hiện các biện pháp cần thiết hoặc ngừng sản xuất. 2.3 Bộ phận BHLĐ: 2.3.1 Tổ chức: - Tùy theo đặc điểm sản xuất, số lượng lao động, địa bàn tập trung hay phân tán của DN mà NSDLĐ tổ chức thành các phòng ban hoặc cán bộ chuyên trách về BHLĐ nhưng phải đảm bảo theo các quy định sau: + Doanh nghiệp < 300 LĐ ít nhất 1 cán bộ bán chuyên trách Từ 1000 LĐ trở lên ít nhất 2 cán bộ chuyên trách. + Các tổng công ty có nhiều doanh nghiệp phải tổ chức thành các phòng ban BHLĐ + Cán bộ chuyên trách về BHLĐ ngoài trình độ hiểu biết về KHKT, kiến thức thực tiễn sản xuất phải có trình độ nhất định về KHKT BHLĐ. 2.3.2 Nhiệm vụ của phòng, ban hoặc cán bộ BHLĐ có nhiệm vụ: - Phối hợp với bộ phận tổ chức Công đoàn xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của DN. - Phổ biến và thông tin các chính sách, chế độ tiêu chuẩn quy trình quy phạm an toàn của nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị của lãnh đạo doanh nghiệp đến các cấp và người lao động. - Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm thực hiện các biện pháp giám sát đảm bảo các nội dung đề ra. - Phối hợp với bộ phận kỹ thuật AT xây dựng quy trình, quy phạm AT của DN phòng chống cháy nổ, tổ chức huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ cho người lao động. - Phối hợp với bộ phận y tế kiểm tra giám sát môi trường lao động chăm sóc sức khỏe cho người lao động. - Tổng hợp và đề xuất các giải pháp xử lý và thực hiện

3

tổt ATVSLĐ đối với lãnh đạo DN 2.4 Bộ phận y tế 2.4.1 Tổ chức: Tất cả mọi doanh nghiệp đều phải có bộ phận, cán bộ chuyên trách về y tế, số lượng, trang thiết bị y tế phụ thuộc vào số lượng công nhân và đặc điểm của từng doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo các quy định sau: - Các doanh nghiệp <150 lao động có 1 cán bộ y tế, y tá hoặc y sĩ - DN từ 150 – 300 LĐ có ít nhất 1 bác sỹ - DN từ 300 – 500 LĐ có ít nhất 2 bác sỹ - DN có từ 1000 LĐ trở lên phải thành lập phòng y tế. Đối với những DN có loại hình LĐ nặng nhọc và độc hại phải bố trí cán bộ y tế đi theo ca sản xuất. * Nhiệm vụ: - Đề xuất và có kế hoạch về cán bộ, mua sắm trang thiết bị dụng cụ y tế, thuốc men, tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động. Đảm bảo sơ cứu cấp cứu làm tốt khi tai nạn xảy ra. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám tuyển theo dõi chăm sóc sức khỏe cho người lao động. - Tổ chức kiểm soát môi trường lao động đảm bảo vệ sinh công nghiệp, phòng chống bệnh dịch, quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. - Theo dõi và hướng dẫn việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, bồi dưỡng tại chỗ cho người lao động. - Thực hiện các thủ tục giám định thương tật cho người bị tai nạn và BNN. 2.6 Trách nhiệm quản lý công tác BHLĐ trong khối trực tiếp sản xuất 2.6.1 Quản đốc phân xưởng: Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp về

công tác BHLĐ tại phân xưởng. * Quản đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau: - Trách nhiệm: + Tổ chức huấn luyện hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến về các biện pháp AT VSLĐ. + Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức AT VSLĐ đã đạt yêu cầu. + Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn VSLĐ và các quy định về BHLĐ + Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch BHLĐ, xử lý kịp thời các thiếu xót được phát hiện qua kiểm tra, qua các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng. + Thực hiện khai báo và điều tra TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo đúng quy định của nhà nước và phân cấp của DN. + Phối hợp với Công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức kiểm tra tại đơn vị tạo điều kiện để mạng lưới ATVSV hoạt động có hiệu quả. - Quyền hạn: + Không để người lao động làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn VSLĐ đặc biệt khi người lao động không sử dụng phương tiện BVCN được trang bị không được phép lao động nghề nghiệp. + Có quyền không nhận NLĐ không được đào tạo đủ về nghề nghiệp, các kiến thức AT và VSLĐ nhất là đối với những người đã vi phạm các quy

định về AT VSLĐ nhiều lần. 2.6.2 Mạng lưới ATVSV: - Là hình thức hoạt động về BHLĐ của NLĐ được thành lập theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên phải phù hợp với pháp luật về BHLĐ đồng thời đảm bảo lợi ích của cả người sử dụng lao động và người lao động . a. Tổ chức: - Tất cả các DN sản xuất phải tổ chức mang lưới an toàn vệ sinh viên bao gồm những người lao động sản xuất trực tiếp am hiểu về nghiệp vụ ,nhiẹt tình gương mẫu trong công tác BHLĐ được tổ sản xuất bầu ra. Mỗi tổ sản xuất ít nhât có 1 an toan vệ sinh viên đẻ đảm bảo tính khach quan an toàn vệ sinh viên ko được là tổ trưởng tổ sản xuất . - Công đoàn cơ sở tổ chức bầu ra an toàn vệ sinh viên nhưng người sử dụng lao động ra quyết định công nhận an toàn vệ sinh viên có chế độ sinh hoạt riêng được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, động viên về vật chất và chế độ phụ cấp. b. Nhiệm vụ quyền hạn của an toàn VSV - Đôn đốc kiểm tra giám sát mọi người trong tổ sản xuất thực hiện đúng quy trình quy phạm an toàn tại nơi sản xuất, bảo quản thiết bị máy móc, giám sát việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động. Đặc biệt ATVSV hướng dẫn các biện pháp an toàn cho công nhân mới tuyển dụng. - Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất để xây dựng kế hoạch BHLĐ và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc. 2.7 Công đoàn cơ sở: 2.7.1 Nhiệm vụ: - Thay mặt người lao động ký thỏa

ước lao động tập thể trong đó có các nội dung về BHLĐ. - Tuyên truyền vận động giáo dục người lao động thực hiện tốt luật pháp chế độ chính sách về BHLĐ tham gia công tác huấn luyện, nâng cao kiến thức về ATVSLĐ, đấu tranh với hiện tượng làm bừa, làm ẩu vi phạm quy trình ATVSLĐ. - Động viên khuyến khích người LĐ phát huy sáng kiến cải tiến giảm yếu tố độc hại, giam nhẹ sức LĐ. - Tổ chức lấy ý kiến tập thể người LĐ về luật pháp chính sách chế độ về BHLĐ. Tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ, tổng kết rút kinh nghiệm các hoạt động vể tổ chức Công đoàn để đóng góp ý kiến với NSDLĐ. - Phối hợp tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong trào đảm bảo an toàn VSLĐ. Bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. 2.7.2 Quyền hạn: - Tham gia với phong trào tổ chức để xây dựng nội quy, quy chế của DN về công tác quản lý BHLĐ. - Tham gia các đoàn tự kiểm tra của DN về công tác BHLĐ. Được dự họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên về công tác BHLĐ. - Tham gia điều tra TNLĐ, thống kê TNLĐ và giám sát việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ. Chương IV: Công tác BHLĐ I. Công tác BHLĐ: Công tác BHLĐ là hoạt động quan trọng của mỗi cấp Công đoàn có liên quan đến 3 chức năng của Công đoàn: - Trước hết CĐ bảo vệ quyền lợi ích chính đáng hợp pháp của NLĐ: quyền được làm

việc, nghỉ ngơi, hưởng các chế độ xứng đáng với công việc của mình. Quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo ATVSLĐ. Do vậy với chức năng bảo vệ của mình, CĐ phải thực hiện tốt quyền lợi của người LĐ. Trong quan hệ 3 bên của kinh tế thị trường, CĐ đại diện cho quyền lợi của người lao động tham gia với nhà nước và chính quyền các cấp về luật pháp, chính sách, chế độ lao động, đại diện người lao động ký thỏa ước lao động tập thể. - Công tác BHLĐ gắn liền với sản xuất đảm bảo ATVSLĐ bao gồm cả người và thiết bị. Muốn làm tốt công tác BHLĐ phải thực hiện tốt cả ở NSDLĐ và NLĐ. Công đoàn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cả 2 phía. - Công đoàn tham gia công tác kiểm tra BHLĐ ở các cấp thông qua hệ thống thanh tra và ATVSV. - Công đoàn còn tham gia trong công tác tuyên truyền giáo dục để người lao động hiểu biết và tự giác thực hiện. Tóm lại muốn làm tốt 3 chức năng công đoàn phải làm tốt công tác BHLĐ. II. Cơ sở pháp lý công tác BHLĐ của công đoàn. Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động VN. Vị trí của tổ chức công đoàn trong các DN thuộc tất cả các thành phần kinh tế được xác định trong chương 13 Bộ luật lao động. (Điều 153, 156). Trách nhiệm của tổ chức công đoàn về công tác an toàn VSLĐ được quy định trong chương 6 trong quy định 06 CP với những nội dung cụ thể như sau: - Tổng LĐLĐ VN tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chương trình

quốc gia về BHLĐ, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, hệ thống luật pháp chính sách chế độ về BHLĐ. - Tổ chức Công đoàn các cấp phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp giám sát việc quản lý nhà nước việc thi hành luật pháp chế độ chính sách và điều tra tai nạn lao động. - Công đoàn cơ sở giáo dục, vận động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng các phong trào thi đua và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của mạng lưới ATVSV. Điều 6 của luật Công Đoàn còn quy định cụ thể quyền hạn của tổ chức công đoàn trong công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về BHLĐ. - Công đoàn có quyền yêu cầu NSDLĐ thực hiện tốt biện pháp an toàn VSLĐ. Tổ chức công đoàn cần quan tâm đến lợi ích của người lao động và NSDLĐ. Những cơ sở pháp lý này đã khẳng định vị trị, vai trò và uy tín của tổ chức công đoàn trong công nhân viên chức lao động. III. Phương pháp công tác BHLĐ của Công đoàn. Phương pháp bao trùm công tác BHLĐ trong công đoàn là vận động thuyết phục đông đảo người lao động để họ có kiến thức cần thiết, phổ thông về BHLĐ phù hợp với nghề nghiệp của mình, vận động mọi người thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy phạm về ATVSLĐ. Bên cạnh việc tuyên truyền vận động, phải nâng cao tính luật pháp, thậm chí phải sử dụng mệnh lệnh cưỡng bức khi có biểu hiện mất vệ sinh ATLĐ. Để làm tốt tuyên truyền vận động người lao động Công đoàn phải phát huy tính chất của công tác

BHLĐ. Sử dụng V. Nội dung và nhiều biện pháp cụ phương hướng thể để thu thập ý hoạt động BHLĐ kiến đông đảo của công đoàn. người lao động như 5.1 Nội dung công tổ chức đại hội tác BHLĐ: CNVC, Hội nghị - Theo NQ 01/TLĐ dân chủ tọa đàm, của Chủ tịch TLĐ đối thoại, trưng cầu chỉ rõ (Tháng xây dựng các 4/1995) nội dung phong trào thi đua của công đoàn có nội dung BHLĐ, trong công tác động viên khen BHLĐ như sau: thưởng các thành - Tham gia với các tích, xử lý các vi cấp chính quyền cơ phạm. quan quản lý, IV. Hệ thống tổ người sử dụng lao chức chỉ đạo công động xây dựng các tác BHLĐ của văn bản pháp luật Công đoàn. các tiêu chuẩn - Công đoàn VN có ATVSLĐ, chế độ, hệ thống tổ chức bộ chính sách, kế máy về công tác hoạch BHLĐ và BHLĐ tương đối các biện pháp hoàn chỉnh từ TW ATVSLĐ. đến cơ sở. Tổng - Tham gia với các LĐLĐVN chỉ đạo cơ quan nhà nước công tác BHLĐ đối xây dựng chương với các LĐLĐ địa trình BHLĐ quốc phương, công đoàn gia, các chương ngành nghề, tổng trình nghiên cứu công ty trong toàn ứng dụng KHKT quốc qua Ban BHLĐ. BHLĐ trực thuộc - Cử đại diện tham Tổng liên đoàn. gia vào các đoàn Các liên đoàn LĐ điều tra TNLĐ, địa phương, công phối hợp theo dõi đoàn ngành nghề tình hình TNLĐ, tổng công ty có các BNN và phòng phòng ban chuyên chống cháy nổ. trách về BHLĐ. Tại - Tham gia việc các DN trong ban khen thưởng, xử lý chấp hành cơ sở các hành vi BHLĐ. thường cử 1 đồng - Thay mặt người chí chuyên trách lao động ký thỏa BHLĐ. Công đoàn ước LĐ tập thể cơ sở còn tổ chức trong đó có các mạng lưới ATVSV điều khoản về trực thuộc TLĐ LĐ ATVSLĐ. VN ngoài Ban - Thực hiện việc BHLĐ còn có 1 số kiểm tra giám sát, đơn vị hoạt động việc thực hiện trong lĩnh vực chính sách BHLĐ ATVSLĐ: trong thỏa ước tập + Viện nghiên cứu thể. KHKT BHLĐ xây - Tham gia tổ chức dựng và thực hiện việc tuyên truyền các chương trình huấn luyện, vận ứng dụng về động người lao BHLĐ. động làm tốt công + Trường ĐH Công tác ATVSLĐ. Đoàn đào tạo KS - Tổ chức tốt công BHLĐ hệ chính tác ATVSLĐ phát quy. huy sáng kiến hoạt + Tạp chí BHLĐ động có hiệu quả. cơ quan ngôn luận 5.2 Phương hướng của TLĐ về vấn đề công tác BHLĐ BHLĐ. của Công đoàn Bên cạnh 5.2.1 những Nhận thức về tổ chức hoạt động tích và cán cựcbộ bộ máy tổ chức của Các cấp Công đoàn tổ chức CĐ còn phải tổ chức được khâu yếu chưa bộ máy cán bộ đáp thích nghi được với ứng được nhu cầu cơ chế kinh tế thị chỉ đạo công tác trường, lực lượng BHLĐ của Công cán bộ chuyên đoàn. Lãnh đạo trách về ATVSV công đoàn bộ phận thiếu cả về số phải cử 1 đồng chí lượng và chất phụ trách trực tiếp lượng. Nhiều cán công tác BHLĐ là bộ phụ trách BHLĐ cán bộ có năng lực công đoàn chưa có trình độ chuyên thực sự nhiệt tình, môn nghiệp vụ và tâm huyết với công đủ thẩm quyền để việc. giải quyết công

4

việc đảm bảo mỗi cấp công đoàn có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách BHLĐ. - Cần thành lập 1 hệ thống kiểm tra BHLĐ của Công đoàn bao gồm các cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, cộng tác viên có sự chỉ đạo theo ngành dọc từ TLĐ LĐ VN đến LĐ LĐ địa phương, đến công đoàn ngành, tổng công ty. Đảm bảo mỗi cấp đều có 1 cán bộ chuyên trách BHLĐ kiêm thường trực ban kiểm tra BHLĐ của công đoàn. - Xây dựng, củng cố mạng lưới ATVSV, đảm bảo là hình thức chân rết hoạt động có hiệu quả trong công tác BHLĐ của tổ chức Công đoàn. 5.2.2 Đảm bảo tốt mối quan hệ công tác, tăng cường phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể với cơ quan chính quyền,cơ quan chức năng các cấp. - Đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ có hệ thống và sự phối hợp hoạt động BHLĐ của tổ chức Công đoàn với cơ quan chức năng cùng cấp. Sơ đồ

Related Documents

Che Do Chinh Sach
November 2019 17
Chinh Sach Goi Dly
July 2020 8
Chinh Sach Phan Phoi
November 2019 12
Chinh Sach Tghd
November 2019 7
7 Chinh Sach Nam 2008
November 2019 2
Danh Sach Kt Chinh Thuc
December 2019 15