Xay-dung-website-shop-ban-quan-ao-ezshop (1).docx

  • Uploaded by: minhquang98
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Xay-dung-website-shop-ban-quan-ao-ezshop (1).docx as PDF for free.

More details

  • Words: 10,151
  • Pages: 53
MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài Ngày nay, các phương tiện truyền thông đang không ngừng phát triển và trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống con người chúng ta, đặc biệt là sự tiện lợi của nó khi được ứng dụng thực tiễn vào nhu cầu bán hàng trực tuyến. Việc bán hàng trực tuyến hiện nay đang được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, đây là một hình thức bán hàng rất tiện lợi cho con người về nhiều mặt. Không chỉ giúp cho nhà phân phối sản phẩm tiết kiệm được nhiều chi phí về quản lý kho bãi, mà còn giúp cho người tiêu dùng cập nhập thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng, đầy đủ, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại để mua sắm sẳn phẩm. Tại Việt Nam, với cuộc sống hiện đại hơn nhu cầu ăn mặc, mua sắm của con người cùng ngày càng tăng, tận dụng cơ hội cũng như thách thức này các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực nhằm mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Và thương mại điện tử là một phần không thể thiếu để quảng bá sản phẩm hình ảnh của doanh nghiệp tới người dùng. Tuy vậy, các cửa hàng nhỏ lẻ hoạt động bán hàng, marketing, quảng cáo, gặp phải những khó khăn nhất định như mọi hoạt động kinh doanh hầu như dựa trên phương pháp thủ công, truyền thống là chủ yếu: khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì trực tiếp đến cửa hàng để liên hệ, chọn sản phẩm sau đó thanh toán. Từ thực tế trên ta thấy khách hàng phải mất một khoảng chi phí thời gian nhất định đáng lẽ không nên có. Đối với doanh nghiệp phải tốn kém thời gian và chi phí cho việc quảng cáo, marketing, bán hàng nhưng lại không thu hút được đông đảo khách hàng Xuất phát từ nhu cầu trên, em đã tìm hiể u và nghiên cứu Đề tài: “Tìm hiểu và Xây dựng Website thương mại điện tử kinh doanh Online cho EZShop” dưới sự hướng dẫn của thầ y Ths. Ngô Bảo Tuấ n, nhằm giúp cửa hàng quần áo EZShop giảm thiểu chi phí quảng bá hình ảnh về sản phẩm, cửa hàng trên Internet. Bên cạnh đó, Website còn hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký, đặt hàng trực tuyến thông qua hệ thống giỏ hàng. Website giúp cửa hàng cập nhật thông tin về những sản phẩm hiện có, sản phẩm đang bán chạy, sản phẩm sắp ra mắt trên thị trường một cách nhanh nhất tới người dùng. 1

2 . Mục đích nghiên cứu - Vận dụng các kiến thức đã học về lập trình web bằng PHP, C#, C++, để tiến hành xây dựng một website thương mại điện tử. - Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam để triển khai hệ thống Thương mại điện tử tại cửa hàng shop quần áo EZShop cho phù hợp. - Khai phá lợi ích của Internet để hướng đến một môi trường kinh doanh toàn cầu. 3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam. - Tìm hiểu một số công cụ và ngôn ngữ hỗ trợ quá trình xây dựng Website. - Các chức năng của Website Thương mại điện tử. - Quy trình xây dựng Website Thương mại điện tử. - Một số kỹ thuật trong Thương mại điện tử. 4 . Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Tiến hành thu thập và phân tích những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website, đối tượng cần hướng đến là ai, thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào?). - Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu khách hàng, nhu cầu thị trường, tìm hiểu cá website thương mại điện tử của các đối thủ cạnh tranh nhằm mục đích xác định các yêu cầu phân tích thiết kế hệ thống chương trình cho phù hợp. - Hỏi ý kiến chuyên gia: Học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia thông tin, những người đã từng xây dựng và vận hành một website thương mại điện tử để tìm hiểu cách thức hoạt động. - Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra. Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được. 5 . Các đề tài liên quan Nghiên cứu khoa học về thương mại điện tử: “Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả E – Marketing vận dụng với Bizspace.vn” năm 2011, của 2

nhóm tác giả nghiên cứu khoa học trường đại học Ngoại thương với mục đích ứng dụng SEO (Search Engine Opimaztion) để nâng cao hiệu quả Emarketing hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh khi tìm kiếm trên Interrnet. Nghiên cứu “Khai phá dữ liệu trong thương mại điện tử và đưa ra phương pháp xây dựng hệ thống giới thiệu sản phẩm”năm 2015, luận văn Thạc sĩ của tác giả Đặng Thanh Hải với mục đích sử dụng thương mại điện tử để thúc đẩy hệ thống giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, qua đó giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho khách hàng phù hợp với mục đích của người dùng. Nghiên cứu “Tìm hiểu và xây dựng Website giao nhận hàng, áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận sữa tại Việt Nam” năm 2017, khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả Đặng Thị Nhung với mục đích xây dựng được một website áp dụng thương mại điện tử trong việc giao và nhận sữa tại thị trường Việt Nam. 6 . Bố cục đề tài Nội dung đồ án ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đồ án chia làm 03 chương, như sau: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 2: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 3: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ CƠ SỞ DỮ LIỆU Chương 4: XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Định nghĩa thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng internet toàn cầu. Phạm vi của nó vô cùng rộng lớn, bao quát được hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử [10]. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính). Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo) cũng là một phần của thương mại điện tử. Thương mại điện tử trong thời đại 4.0 đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử So với các hoạt động Thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản như sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước: Trong Thương mại truyền thống các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex... chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. 4

Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong Thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. - Các giao dịch Thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu: Thương mại điện tử càng phát triển, thì các phương tiện cá nhân có thể kết nối với internet trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với Thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Hàn Quốc, Mỹ và Anh... mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. Tất cả các công việc cần thiết đó là phải có một thiết bị di động thông minh (điện thoại, laptop) kết nối Internet. - Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể: Người bán, người mua, và một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực: Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch Thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi và lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử.

5

- Đối với Thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với Thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường: Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: Các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng internet hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng internet. 1.3. Cơ sở để phát triển thương mại điện tử Để phát triển Thương mại điện tử cần phải có hội đủ một số cơ sở: - Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc..., tất cả trực tuyến. Chi phí kết nối Internet phải đảm bảo cho số lượng lớn người dùng truy cập. - Hạ tầng pháp lý: Phải có luật về Thương mại điện tử công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng, phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật sự riêng tư, bảo mật thông tin người tiêu dùng, để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. - Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. - Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy. - Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác, nhằm bảo vệ bảo mật thông tin của người dùng.

6

- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, Thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. 1.4. Các loại giao dịch thương mại điện tử Trong Thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B_Business) giữ vai trò động lực phát triển Thương mại điện tử, người tiêu dùng (C_Customer) giữ vai trò quyết định sự thành công của Thương mại điện tử và chính phủ (G_ Government) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch Thương mại điện tử: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Sau đây là các loại hình giao dịch Thương mại điện tử: Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Chủ thể Doanh nghiệp (Business) Khách hàng

Doanh nghiệp

Khách hàng

Chính phủ

(Business)

(Customer)

(Government)

B2B thông qua B2C bán hàng B2G

thuế

thu

Internet,



thuế

qua mạng

Extranet, EDI C2B bỏ thầu

nhập

doanh thu C2C đấu giá trên C2G Ebay

thuế

thu

giao

dịch

nhập

(Customer) Chính phủ

G2B mua sắm G2C quỹ hỗ trợ G2G công cộng

(Government)

trẻ em, sinh viên, giữa các cơ quan học sinh

chính phủ

Trong các loại hình giao dịch Thương mại điện tử trên thì 2 loại hình: B2B và B2C là 2 loại hình quan trọng nhất: B2B (Business To Business): Là mô hình Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2C (Business To Customer): Là mô hình Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 7

Cả hai hình thức thươnng mại điện tử này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi Thương mại điện tử B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì thương mại điện tử B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng là các cá nhân. Trên thế giới, xu hướng thương mại điện tử B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. Trong thương mại điện tử B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán. Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn so với bán hàng cho người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc có thể gọi là phòng giao dịch mà tại đó các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hóa trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. 1.5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 1.5.1. Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là E-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. 1.5.2. Thanh toán điện tử

8

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ: trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng. Ngày nay, với sự phát triển của tmđt, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: - Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) - Tiền lẻ điện tử (Internet Cash). - Ví điện tử (electronic purse). - Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). 1.5.3. Truyền dung liệu Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận bán buôn với nhau. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. 1.5.4. Mua bán hàng hóa hữu hình Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa có thể được giao qua mạng thay vì trao đổi bằng cách đưa vào các băng đĩa, in thành văn bản. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery). Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa đến quần áo đã làm xuất hiện một loạt hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” hay “mua hàng qua mạng”. Ở một số nước, Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi

9

trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng “các cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. 1.6. Lợi ích thương mại điện tử 1.6.1. Thu thập được nhiều thông tin TMĐT giúp người ta tham gia thu được nhiều thông tin về thị truờng, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, một trong những động lực phát triển kinh tế. 1.6.2. Giảm chi phí sản xuất TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm rất nhiều lần (trong đó khâu in ấn được bỏ hẳn). Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm theo hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. 1.6.3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (và nhiều các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm bán được 600 cuộc gọi điện thoại. 10

Thương mại điện tử qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) được rút ngắn, nhờ đó sản phẩm mới xuất hiện nhanh và hoàn thiện hơn. 1.6.4. Xây dựng quan hệ với đối tác TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/Web) các thành viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ...) có thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 1.6.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa. 1.7. Những trở ngại của việc tiếp cận Thương mại điện tử Trong hầu hết các trường hợp, nếu có một hệ thống tmđt sẽ mang lại nhiều thuận lợi và lợi ích trong kinh doanh. Thế nhưng, tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn không tận dụng các tiến bộ kỹ thuật tuyệt vời của Internet và 11

TMĐT? Đó chính là một số rào cản hay nói cách khác đó chính là những khó khăn khi các doanh nghiệp tiếp cận những thay đổi mới, cụ thể: - Không thích thay đổi. - Thiếu hiểu biết về công nghệ. - Sự chuẩn bị đầu tư và chi phí. - Không có khả năng để bảo trì. - Thiếu sự phối hợp với các công ty vận chuyển. Trong tất cả các lý do trên, “không thích thay đổi” là lý do phổ biến nhất ngăn cản doanh nghiệp tham gia vào TMĐT, họ cảm thấy đơn giản hơn với những gì họ đã làm. Ví dụ một chủ doanh nghiệp nhỏ, họ đã có nhiều năm thành công trong công việc kinh của họ, rõ ràng họ không muốn chuyển đến một hệ thống TMĐT vì nếu vậy họ phải có một thời gian khá dài để thích ứng với sự thay đổi này. Đây là loại tư duy thường liên quan trực tiếp đến lý do “thiếu hiểu biết về công nghệ” mà nhiều cá nhân ngày nay đang lo ngại bởi kỹ thuật - công nghệ cao và cũng không thạo trong lĩnh vực công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, điều lo sợ về công nghệ (hoặc các khía cạnh của học tập mới của công nghệ) là một rào cản lớn trong thị trường tmđt. Ngoài ra, TMĐT sẽ luôn yêu cầu một đầu tư ngay từ ban đầu để thiết lập một hệ thống. Bên cạnh đó, để nâng cao hệ thống TMĐT sẽ phải duy trì qua thời gian và đây cũng chính là một rào cản. Vì vậy, để tiếp cận TMĐT, các doanh nghiệp phải xem xét mọi tình huống trên cở sở cá nhân doanh nghiệp và dự thảo một chiến lược để vượt qua những trở ngại đó.

12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

13

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu sơ lược về cửa hàng quần áo EZShop EZShop là một cửa hàng bán lẻ quần áo thời trang nam mới được thành lập trên đường 419, với sản phẩm kinh doanh của là các loại quần áo, giầy dép, mũ nón,… với đội tượng nhắm đến là nam giới từ 17 – 35 tuổi. Cửa hàng hiện tại đang có một chủ cửa hàng chịu trách nhiệm vận hành mọi hoạt động của cửa hàng. Hai nhân viên bán hàng giới thiệu, giúp khách hàng chọn sản phẩm phù hợp và thanh toán đơn hàng tại quầy thu ngân. Một nhân viên kế toán chịu trách nhiệm kiểm kê đầu vào, đầu ra các sản phẩm tại cửa hàng. 2.2. Quy trình nghiệp vụ Đây là quy trình vận hành khi có khách đến mua sản phẩm:

Hình 2.1. Quy trình vận hành khi có khách mua hàng 14

Quy trình sử lý đổi trả, bảo hành:

Hình 2.2 Quy trình đổi trả, bảo hành Đánh giá: Quy trình thủ công dựa trên sức người là chính đã bộc lộ những nhược điểm sau: - Việc lưu trữ hồ sơ khách hàng cũng như các thông tin trong công tác thanh toán đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các chứng từ với một số lượng lớn và lưu trữ trong nhiều năm, chính vì vậy gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho những người trực tiếp điều hành với những biện pháp bảo quản, hình thức kiểm tra và kiểm kê phức tạp. - Khi lưu trữ bằng phương pháp truyền thống, nếu có sai sót thì việc sửa đổi gặp nhiều khó khăn và rất không hay nếu phải sửa đổi nhiều lần. - Tốn nhân lực vì mỗi khâu cần một số người quản lý và giúp việc. - Khách hàng phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc đi lại, lựa chọn sản phẩm. - Công ty không thể mở rộng kinh doanh, thu hút nhiều đối tượng khách hàng nếu không quảng cáo, marketing thông qua mạng Internet.

15

Chính những nhược điểm trên và mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý hiệu quả kinh doanh của công ty, việc xây dựng Web Site là giải pháp tối ưu mà công ty cần hướng đến. 2.3. Xác định yêu cầu 2.3.1. Yêu cầu chức năng Website hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm, tra cứu theo nhiều tiêu chí như: tìm kiếm theo tên, theo giá của sản phẩm … , lựa chọn sản phẩm, chọn hình thức thanh toán, đăng ký thành viên và đăng nhập một cách nhanh chóng, dễ dàng. Website có khả năng lưu trữ, quản lý những thông tin về khách hàng, về đơn đặt hàng, những khách hàng tiềm năng, thông tin phản hồi của khách hàng qua dịch vụ Email…hỗ trợ cho việc đánh giá nhu cầu và tâm lý khách hàng. Website có khả năng hỗ trợ nhà quản trị trong việc cập nhật thông tin sản phẩm, danh mục sản phẩm cập nhật thông tin về đơn đặt hàng, xem sản phẩm. Website có khả năng tổng hợp, thống kê, báo cáo giúp nhà quản trị biết được số lượng tồn kho, số lượng sản phẩm bán ra, quản lý được đơn đặt hàng, tình trạng đơn hàng (đã giao hàng hay chưa giao hàng), thông tin về khách hàng. 2.3.2. Yêu cầu chi phí chức năng - Website đáp ứng được khả năng truy cập nhanh, thông tin tin cậy, chính xác. - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tính thẩm mỹ và tính ổn định cao. - Website đảm bảo được tính bảo mật cao, phân quyền một cách hợp lý. - Website có thể hoạt động 24/7/365 nghĩa là 24h/

ngày,

7ngày /

tuần,

365

ngày/ năm. - Website có khả năng lưu trữ, xử lý khối lượng lớn thông tin nhưng chiếm dung lượng nhỏ trong máy tính. 16

2.4. Phân tích yêu cầu - Chức năng tìm kiếm thông tin sản phẩm : Bảng 2.1 : Chức năng tìm kiếm thông tin sản phẩm

- Chức năng đăng ký thành viên : Bảng 2.2 : chức năng đăng ký thành viên

17

- Chức năng đăng nhập : Bảng 2.3 : Chức năng đăng nhập

- Chức năng hiển thị danh mục sản phẩm Bảng 2.4: Chức năng hiển thị danh mục sản phẩm

- Chức năng chi tiết sản phẩm Bảng 2.5: Chức năng chi tiết sản phẩm

- Chức năng thống kê truy cập Bảng 2.6: Chức năng thống kê truy cập

18

- Giỏ hàng Bảng 2.7 : Phân tích chức năng giỏ hàng

- Thanh toán Bảng 2.8 : Phân tích chức năng thanh toán

- Chức năng quản lý sản phẩm ( thêm, xóa, sửa) + Thêm mới Bảng 2.9: Chức năng thêm sản phẩm

19

+ Sửa thông tin sản phẩm Bảng 2.10: Chức năng sửa thông tin sản phẩm

+ Xóa loại sản phẩm Bảng 2.11: Chức năng xóa sản phẩm

- Chức năng quản lý đơn hàng Bảng 2.12: Chức năng quản lý đơn hàng

- Chức năng quản lý khách hàng Bảng 2.13: Chức năng quản lý khách hàng

20

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1. Mô hình hóa chức năng 3.1.1. Biểu đồ phân rã chức năng (Bussiness Functional Diagram – BFD)

Hình 3.1 Biểu đồ phân rã chức năng

21

3.1.2. Biểu đồ dòng dữ liệu (Data Flow Diagram-DFD)

Hình 3.2 Bộ ký hiệu DFD của Gane & Sarson 3.1.2.1. Mức ngữ cảnh

Hình 3.3 Mức ngữ cảnh

22

3.1.2.2. Biểu đồ phân rã mức 0

Hình 3.4 Mức 0

23

3.1.2.3. Biểu đồ phân rã mức 1 - Mức 1: quản lý bán hàng

Hình 3.5 mức 1 quản lý bán hàng -Mức 1: quản lý sản phẩm

24

Hình 3.6 Mức 1 quản lý sản phẩm -Mức 1: quản lý người dùng

Hình 3.7 mức 1 Quản lý người dùng -Mức 1: quản lý liêb hệ , tin tức

25

Hình3.8 Mức 1 quản lý liêb hệ , tin tức

- Mức 1: Thống kê

Hình 3.9 Mức 1 Thông kê 26

3.2. Mô hình hóa dữ liệu 3.2.1. Biểu đồ thực thể quan hệ

Hình 3.10 Biểu đồ Thực Thể Quan hệ

27

3.2.2. Mô hình hóa dữ liệu quan hệ 3.2.2.1 Thiết lập các mối quan hệ

28

Hình 3.11 Thiết lập các mối quan hệ

3.2.2.2 Từ điển dữ liệu - Bảng Products

29

Bảng Products là bảng đầu tiên mà chúng ta tạo ra bởi vì hệ thống sẽ tập trung vào việc hiển thị và bán các sản phẩm cá nhân từ Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Toàn Thịnh. Bảng 3.1 Bảng Products Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

ProductID

int

No

ProductCategoryID

int

No

ProductName

nvarchar(100)

No

ProductImageID

int

No

Description

ntext

No

Price

Smallmoney

No

ProductID Trường ProductID cung cấp số nhận dạng duy nhất cho một sản phẩm cụ thể đang được bán. Trường này là khóa chính và có thuộc tính autoincrement, kiểu int và không cho phép để trống giá trị. ProductCategoryID Trường ProductCategoryID là khóa ngoại của bảng ProductCategory. Điều này sẽ tạo ra một mối quan hệ từ bảng Products với bảng ProductCategory. Kiểu dữ liệu là int và không cho phép để trống giá trị ProductName Trường ProductName lưu tên của từng sản phẩm trong bảng. Có kiểu dữ liệu là nvarchar (100), và không cho phép có để trống giá trị. Nếu thấy rằng tên sản phẩm có xu hướng có tên dài, chúng ta có thể tăng kích thước của trường kiểu dữ liệu nvarchar. ProductImageID Trường ProductImageID là khóa ngoài của bảng ProductImages. Các hình ảnh trong hệ thống sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Trường này sẽ tạo ra sự liên kết với hình ảnh từ bảng ProductImages. Có kiểu dữ liệu int và không cho phép để trống giá trị. Description Trường này chứa thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm vì thế có kiểu ntext và không cho phép để trống giá trị. 30

Price Trường này lưu giá trị là giá bán của sản phẩm, kiểu của trường là smallmoney và không cho phép để trống giá trị. -

Bảng ProductCategory

Bảng này sẽ là một bảng khá đơn giản, chỉ với một vài trường. Vì bảng này sẽ được biết đến như một bảng tra cứu. Bảng này chứa thông tin về danh mục sản phẩm bằng cách quản lý ID của từng sản phẩm. Bảng 3.2 Bảng ProductCategory Autoincrement

Primary Key

yes

yes

Field Name

Data Type

Allow Null

ProductCategoryID

Int

No

ProductCategoryName

Int

No

ProductCategoryLogo

varchar(50)

Yes

ProductCategoryID Trường ProductCategoryID dùng để chứa thông tin nhận dạng duy nhất trong bảng và đóng vai trò là khóa chính. Kiểu dữ liệu là int và không cho phép để trống giá trị. ProductCategoryName Trường ProductCategoryName chứa các văn bản mô tả danh mục sản phẩm. Trường này có thể là dài, hoặc có thể tương đối ngắn. Kiểu ntext và không cho phép để trống giá trị. ProductCategoryLogo Trường này chứa đường dẫn đến file ảnh logo của các hãng điện thoại. Kiểu varchar(50) và không cho phép để trống giá trị. - Bảng ProductImages Bảng ProductImages cũng ngắn gọn và có chứa chỉ một vài Trường. Bảng này chủ yếu sẽ chứa dữ liệu nhị phân dành cho hình ảnh có liên quan với các sản phẩm. Sử dụng một bảng riêng biệt cho các dữ liệu hình ảnh sẽ cung cấp hiệu suất cao hơn khi truy vấn dữ liệu. Bảng 3.3 Bảng ProductImages Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name ProductImageID

Data Type Int

Allow Null No 31

ProductImage

image

No

ProductImageID Trường là khóa chính của bảng và có thuộc tính autoincrement. Kiểu dữ liệu là int, và không cho phép để trống giá trị. ProductImage Trường ProductImage chứa các thông tin nhị phân cho các hình ảnh và được kết hợp với bảng Products. Kiểu dữ liệu là image và không cho phép để trống giá trị. -

Bảng Orders

Bảng này là một trong những phần chính của cơ sở dữ liệu. Nó chứa tất cả các thông tin về các bản ghi một khách hàng dự định mua hàng.

Bảng 3.4 Bảng Orders Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

OrderID

Int

No

TransactionID

Nvarchar(100)

Yes

EndUserID

Int

No

OrderStatusID

Int

No

OrderDate

Smalldatetime

No

ShipDate

Smalldatetime

Yes

TrackingNumber Nvarchar(100)

Yes

PaymenMethod

Yes

Nvarchar(100)

OrderID

32

Trường OrderID đóng vai trò khóa chính và có thuộc tính autoincrement với kiểu là int, và không cho phép để trống giá trị. TransactionID Trường TransactionID chứa một chuỗi ký tự được trả khi xử lý thanh toán. Đây ID duy nhất cho phép chúng ta tham khảo các giao dịch đó đã được xử lý. EndUserID Trường EndUserID đơn giản chỉ cung cấp một khóa ngoài duy nhất nhận dạng một người dùng đã đăng ký một tài khoản với công ty và cung cấp thông tin liên lạc của họ. ID này sẽ nằm trong bảng EndUser, mà sẽ được thảo luận sau đó trong Bảng EndUser. Trường này có kiểu dữ liệu int và không cho phép để trống giá trị. OrderStatusID Trường OrderStatusID đề cập đến trong bảng OrderStatus. Giá trị mặc định là 1. OrderDate Trường OrderDate đơn giản chỉ chứa ngày khi giao dịch của khách hàng. Trường này có một giá trị mặc định bằng với ngày hiện tại. Kiểu dữ liệu được sử dụng sẽ là một smalldatetime và không cho phép để trống giá trị. ShipDate Trường ShipDate lưu giữ ngày khi lệnh bán được chuyển đến khách hàng. Mục đích là lưu lại quá trình khi một trong hai người quản trị hoặc các nhu cầu của khách hàng để tìm hiểu khi đặt hàng của họ đã được vận chuyển để họ có thể đoán trước khi nó thực sự sẽ được chuyển giao. Trường cho phép để trống giá trị và bảng sẽ cần phải được cập nhật cho ngày này. TrackingNumber Trường TrackingNumber chứa các thông tin được cung cấp bởi các công ty vận chuyển. Kiểu dữ liệu là nvarchar (50), và cũng sẽ cho phép để trống giá trị.

PaymentMethod 33

Trường PaymentMethod chứa thông tin về hình thức thanh toán của đơn hàng. Thông qua trường này nhà quản trị biết được khách hàng của họ chọn hình thức thanh toán nào. Trường này có kiểu dữ liệu là nvarchar (50) và không cho phép để trống giá trị. -

Bảng OrderDetails

Bảng OrderDetails cung cấp tất cả thông tin chi tiết của một đơn hàng cụ thể. Mỗi đơn đặt hàng mà khách hàng nhập vào có khả năng có nhiều mặt hàng cá nhân như họ muốn. Nói cách khác, các khách hàng có thể mua một sản phẩm hoặc có thể đặt mua nhiều sản phẩm khác nhau. Bảng 3.5 Bảng OrderDetails Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

OrderDetailID

Int

No

OrderID

Int

No

ProductID

Int

No

Quantity

ỉnt

No

OrderDetailID Trường OrderDetailID là khóa chính và có thuộc tính autoincrement kiểu int và không cho phép để trống giá trị. OrderID Trường OrderID đóng vai trò khóa ngoại và có quan hệ với bảng Orders. Kiểu trường này là int và không cho phép để trống giá trị. ProductID Trường ProductID cũng đóng vai trò khóa ngoại và có quan hệ với bảng Products. Kiểu dữ liệu là int và không cho phép để trống giá trị. Quantity Trường này lưu thông tin về số lượng sản phẩm đang được yêu cầu để mua. Kiểu dữ liệu là int và không cho phép để trống giá trị. -

Bảng OrderStatus

Bảng OrderStatus cung cấp các tên trạng thái kết hợp với đơn hàng được đặt trong hệ thống. Nó sẽ có hai cột riêng biệt: một cho các ID liên quan và một cho tên của tình trạng.

34

Bảng 3.6 Bảng OrderStatus Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name OrderStatusID

Data Type Int

Allow Null No

OrderStatusName Nvarchar(100) No

OrderStatusID Trường OrderStatusID đóng vai trò là trường khóa chính và có có thuộc tính autoincrement. Kiểu int và không cho phép để trống giá trị. OrderStatusName Trường này chứa thông tin về tên trạng thái của đơn hàng. Kiểu nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. - Bảng EndUser Bảng EndUser có tất cả các thông tin liên quan đến những người dùng sẽ tương tác trong hệ thống. Những người sử dụng sẽ bao gồm từ quản trị viên cho đến khách hàng. Tất cả các thông tin này sẽ được chứa trong một bảng duy nhất. Bảng 3.7 Bảng EndUser Autoincrement

Primary Key

yes

yes

Field Name

Data Type

Allow Null

EndUserID

Int

No

EndUserTypeID

Int

No

FirstName

Nvarchar(100)

No

LastName

Nvarchar(100)

No

AddressID

Int

No

ContactInformationID Int

No

Password

Nvarchar(100)

No

IsSubscribed

Int

No

35

EndUserID Trường EndUserID là khóa chính và có thuộc tính autoincrement. ID là duy nhất cho mỗi người dùng trong cơ sở dữ liệu. EndUserTypeID Trường EndUserTypeID là khóa ngoại và có quan hệ với bảng EndUserType. Trường này cho biết kiểu người dùng là quản trị hay khách hàng. Kiểu là int và không cho phép để trống giá trị. FirstName Trường FirstName chứa tên người dùng. Có kiểu nvarchar(50), và không cho phép để trống giá trị. LastName Trường LastName chứa họ người dùng. Có kiểu nvarchar(50), và không cho phép để trống giá trị. AddressID Trường AddressID là khóa ngoại và có quan hệ với bảng Address. Kiểu int và không cho phép để trống giá trị. ContactInformationID Trường ContactInformationID là khóa ngoại và có quan hệ với bảng ContactInformation. Kiểu int và không cho phép để trống giá trị. Password Trường Password chứa mật khẩu của người dùng để truy cập tài khoản sử dụng hệ thống. Dữ liệu của trường này được mã hóa để cung cấp cơ chế bảo mật. Kiểu dữ liệu là varchar(50) và không cho phép để trống giá trị. IsSubscribed Trường IsSubscribed lưu các giá trị 0 hoặc 1. Giá trị này được thiết lập khi khách hàng đăng ký tài khoản mới. Tùy thuộc giá trị này mà mỗi tài khoản có thêm dịch vụ nhận tin từ nhà quản trị hay không. - Bảng EndUserType Bảng EndUserType sẽ là một bảng tra cứu ngắn gọn để xác định các vai trò khác nhau của người sử dụng nhằm để cung cấp quyền sử dụng hệ thống.

Bảng 3.8 Bảng EndUserType 36

Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

EndUserTypeID

Int

No

TypeName

Nvarchar(100)

No

EndUserTypeID Trường EndUserTypeID là trường khóa chính và có thuộc tính autoincrement. Kiểu dữ liệu của nó là int, và trường không cho phép để trống giá trị. TypeName Trường này chứa thông tin mô tả kiểu người dùng, quản trị hay khách hàng. - Bảng Address Bảng này chứa các thông tin về địa chỉ của người sử dụng. Bảng 3.9 Bảng Address Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

AddressID

Int

No

Addressline

Nvarchar(100)

No

Addressline2

Nvarchar(100)

Yes

City

Nvarchar(100)

No

State

Nvarchar(100)

No

Posfalcode

Nvarchar(100)

No

AddressID Trường AddressID đóng vai trò khóa chính và có thuộc tính autoincrement Vì thế kiểu dữ liệu là int, và không cho phép để trống giá trị. AddressLine Trường này chứa thông tin về địa chỉ đường của người dùng.

AddressLine2 Chứa thông tin về địa chỉ đường của người dùng.

City 37

Thông tin về thành phố. State Thông tin về vùng miền, đất nước. PostalCode Thông tin mã số điện thoại. 10. Bảng ContactInformation Bảng ContactInformation cũng tương tự như của bảng Address trong cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, thay vì có chứa thông tin địa chỉ cho một thực thể cụ thể, nó chỉ chứa các thông tin liên lạc cho một thực thể. Bảng 3.10 Bảng ContactInformation

Autoincrement

Primary Key

yes

yes

Field Name

Data Type

Allow Null

ContacInformationID

Int

No

Phone

Nvarchar(100)

Yes

Phone2

Nvarchar(100)

Yes

Fax

Nvarchar(100)

Yes

Email

Nvarchar(100)

No

ContactInformationID Trường ContactInformationID đóng vai trò khóa chính và có thuộc tính autoincrement. Do đó, kiểu của nó là int và không cho phép để trống giá trị. Phone Chứa thông tin về số điện thoại. Có kiểu là nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. Phone2 Chứa thông tin về số điện thoại. Có kiểu là nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. Fax Chứa thông tin về số Fax. Có kiểu là nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. Email

38

Chứa thông tin về địa chỉ Email. Có kiểu là nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. - Bảng ShoppingCart Bảng này lưu tất cả các thông tin từ khi khách hàng đang xem qua các sản phẩm và sau đó chọn một sản phẩm cụ thể trước khi quyết định mua hàng. Bảng 3.11 Bảng ShoppingCart Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

ShoppingCartID

Int

No

CartGUID

Nvarchar(100)

No

Quantity

Int

No

ProductID

Int

No

DateCreated

Smalldatetime

No

ShoppingCartID Trường ShoppingCartID đóng vai trò là khóa chính và có thuộc tính autoincrement. Kiểu int và không cho phép để trống giá trị. CartGUID Trường CartGUID là một định danh duy nhất trên toàn cầu (GUID) mà được tạo ra từ đoạn code ASP.NET và sau đó chèn vào cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ cho phép nhận diện cho một khách hàng xác định sản phẩm trong giỏ hàng là của chính họ. Quantity Chứa thông tin về số lượng của các sản phẩm trong giỏ hàng. ProductID Trường ProductID là khóa ngoại và có quan hệ với bảng Products. Kiểu là int và không cho phép để trống giá trị. DateCreated Chứa thông tin về ngày đặt hàng hay mua hàng. Kiểu là smalldatetime và giá trị mặc định là ngày hiện tại . - Bảng Contact Bảng này chứa tất cả các thông tin liên hệ mà khách hàng gửi đến công ty. Qua bảng này, quản trị có thể biết được những thông tin liên hệ mà khách hàng gửi đến. 39

Bảng 3.12 Bảng Contact Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

ContactID

Int

No

Name

Nvarchar(100)

No

Email

Nvarchar(100)

No

Comment

Ntext

No

ContactDate

smalldatetime

yes

ContactID Trường đóng vai trò là khóa chính và có thuộc tính autoincrement. Có kiểu dữ liệu là int và cho phép để trống giá trị. Name Chứa thông tin về tên của người liên hệ. Trường này có kiểu dữ liệu là nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. Email Trường này chứa thông tin về Email của người liên hệ. Có kiểu dữ liệu nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. Comment Trường này chứa nội dung liên hệ mà mà khách hàng gửi đến. Có kiểu dữ liệu ntext và không cho phép để trống giá trị. ContactDate Trường ContactDate chứa ngày khi khách hàng gửi liên hệ đến công ty. Trường này có một giá trị mặc định bằng với ngày hiện tại. Kiểu dữ liệu được sử dụng sẽ là một smalldatetime và cho phép để trống giá trị. - Bảng News Bảng này có chức năng lưu tin tức nhằm làm cho nội dung Website thêm phong phú và đa dạng hơn.

40

Bảng 3.13 Bảng News Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

NewsID

Int

No

Heading

Nvarchar(100)

No

Contents

Ntext

No

NewsImageID

Int

No

NewsDate

smalldatetime

yes

NewsID Trường này đóng vai trò là khóa chính và có thuộc tính autoincrement. Có kiểu dữ liệu int và không cho phép để trống giá trị. Heading Trường Heading chứa tiêu đề của tin tức. Có kiểu dữ liệu là nvarchar(50) và không cho phép để trống giá trị. Contents Chứa nội dung của tin tức. Có kiểu dữ liệu ntext và không cho phép để trống giá trị. NewsImageID Trường NewsImageID là khóa ngoại và có quan hệ với bảng NewsImages. Kiểu int và không cho phép để trống giá trị. NewsDate Trường này lưu giữ giá trị ngày khi bản tin được đăng. Giá trị mặc định là ngày hiện tại, có kiểu dữ liệu là smalldatetime và không cho phép để trống giá trị. - Bảng NewsImages Bảng này có chức năng lưu giữ hình ảnh của các trang tin tức Trong website

41

Bảng 3.14 Bảng NewsImages Autoincrement yes

Primary Key yes

Field Name

Data Type

Allow Null

NewsImageID

Int

No

NewsImage

Image

No

NewsImageID Trường này đóng vai trò là khóa chính và có thuộc tính autoincrement. Có kiểu dữ liệu int và không cho phép để trống giá trị. NewsImage Chứa thông tin nhị phân cho các hình ảnh. Có kiểu dữ liệu image và không cho phép để trống giá trị. 3.2.2.3 Cơ sở dữ liệu

Hình 3.11 Cơ sở dữ liệu

42

CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 4.1. Ngôn ngữ cài đặt 4.1.1 Ngôn ngữ C# 4.1.1.1 Lịch sử Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này đều là những người nổi tiếng, trong Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Turbo Pascal và là người đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình client/server. 4.1.1.2 Đặc điểm Ngôn ngữ C# có một số đặc tính cơ bản sau: - C# là ngôn ngữ khá đơn giản. - C# là ngôn ngữ hiện đại. - C# là ngôn ngữ hướng đối tượng. - C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo. - C# là ngôn ngữ ít từ khóa. - C# là ngôn ngữ hướng module. - C# sẽ là ngôn ngữ phổ biến. Tuy nhiên, C# là ngôn ngữ mới, nó được thiết kế riêng để dùng cho .NET Framework và có thể sinh ra mã đích trong môi trường .NET. Do vậy, khi sử dụng các chương trình ứng dụng được tạo ra từ ngôn ngữ C# thì máy tính phải cài đặt .NET Framework nên đòi hỏi cấu hình máy tính phải có khả năng này. Ngoài ra, C# là ngôn ngữ sử dụng các kỹ thuật lập trình mới đó là lập trình hướng đối tượng, cho nên để tạo ra các sản phẩm phần mềm dựa trên ngôn ngữ C# đòi hỏi quá trình phân tích và thiết kế hệ thống phải bảo đảm các 43

tiêu chuẩn đáp ứng của ngôn ngữ. Vấn đề này đòi hỏi người lập trình cần phải có kiến thức nhất định về phân tích và thiết kế hướng đối tượng. 4.1.2 Ngôn Ngữ PHP 4.1.2.1 Ngôn ngữ PHP là gì ? Ngôn ngữ PHP là một ngôn ngữ thường dùng trong thiết kế web. Khi bạn truy cập vào một trang bất kì, bạn có thể xác định xem trang đó có được viết bằng ngôn ngữ PHP hay không thông qua đường link trên thanh địa chỉ của nó. Nếu ở cuối link bạn thấy phần tử .PHP nghĩa là web đó được lập trình, thiết kế dựa trên ngôn ngữ PHP. Theo nghĩa chuyên môn, PHP (viết tắt của Personal Home Page) là một ngôn ngữ lập trình script (một nhánh của ngôn ngữ lập trình) hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. PHP là ngôn ngữ lập trình sử dụng mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng PHP hoàn toàn miễn phí cho việc thực hiện website của mình. Ngôn ngữ PHP có thể chạy được trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau như Windows, Mac OS và Linux. Ngôn ngữ lập trình PHP có thể được sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau bao gồm Windows, Mac OS và Linux (Ubuntu, Linux Mint…). Hiện nay, PHP đang là một trong những ngôn ngữ phổ biến hàng đầu được dùng trong lập trình web. 4.1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ PHP - PHP hoạt động với tốc độ rất nhanh và hiệu quả. Một server bình thường có thể đáp ứng được hàng triệu truy cập / ngày. - PHP hỗ trợ kết nối đến hàng triệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau. - PHP cung cấp một hệ thống dữ liệu phong phú. Do từ đầu, PHP được xây dựng để xây dựng và phát triển các ứng dụng trên web nên nó cung cấp rất nhiều hàm xây dựng sẵn giúp dễ dàng thực hiện các công việc như: Gửi, nhận mail, làm việc với Cookie… - PHP là ngôn ngữ đơn giản, dễ sử dụng cho nhiều người mới bắt đầu nhập môn lập trình web. 44

- PHP có thể sử dụng được trên nhiều hệ điều hành. Thậm chí, các lập trình viên có thể đem mã PHP này chạy trên các hệ điều hành khác mà không phải sửa đổi lại mã. - PHP sử dụng mã nguồn mở, mang lại sự linh hoạt cho các lập trình viên trong quá trình chỉnh sửa, sáng tạo riêng của mình. Một lợi thế rất lớn của ngôn ngữ PHP là tính cộng đồng. PHP được phát triển và tối ưu liên tục từ các nhà phát triển trên toàn thế giới khiến cho nó vô cùng thân thiện với mọi người và ngày càng hoàn thiện hơn. Phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Với những ưu điểm trên, PHP đã nhanh chóng trở thành ngôn ngữ lập trình web được nhiều người sử dụng. Và đây cũng là ngôn ngữ được cơ bản được giảng dạy và giới thiệu ở nhiều nơi đào tạo lập trình viên, thiết kế web 4.2. Công cụ hỗ trợ - xampp ( phần mềm tạo môi trường để chay demo lập trình wep trên PC ) - Wordpress ( tool hỗ trỡ sử dụng ngôn ngữ PHP, CSS để tạo giao diện cho một trang wep) - Google chrome ( phần mềm trình duyệt wep ) 4.3. Cài đặt và chạy chương trình 4.3.1 Trang chủ : Trang mặc định ban đầu khi khách hàng truy cập vào Website của Shop bán sản phẩm thời trang Nam EZShop (Trang chủ) với chức năng trình diễn toàn bộ sản phẩm thời trang Nam của nhiều các hang thòi trang . Khi muốn mua một sản phẩm nào đó, khách hàng có thể xem và chọn sản phẩm trên Trang chủ, hoặc duyệt qua danh mục sản phẩm , hoặc có thể tìm kiếm theo tên, theo danh mục của sản phẩm. Ngay từ phần đầu trang, chúng ta có thể thấy được sự tiện ích với việc người dùng có thể nhìn thấy các danh mục các sản phẩm, để họ dễ dàng tìm kiếm sản phầm mình cần. Mục tìm kiếm có thể giúp họ tìm chính xác hơn sản phẩm mà họ đang tim. Ngay bên dưới là phần các ưu đãi mà người dùng có thể nhìn thấy thể hiện qua slide đầu trang.

45

Hình 4.1 Giao diện đầu trang chủ Tiếp sau đó người dùng có thể dễ dàng bắt gặp được các sản phầm đang hot nhất hiện nay trên thị trường thời trang, với đủ các loại mẫu mã khác nhau. xuống nữa người dùng cũng có thể bắt gặp ngay các sản phẩm đang mới, cũng như là bán chạy nhất trên thị trường.

Hình 4.2.1 phần thân trang 1

46

Hình 4.2.2 phần thân trang 2

Hình 4.2.3 phần thân trang 3 Phần chân trang cũng khá quan trong khi người dùng xem hết tất cả các sản phẩm, thì họ cũng biết thời gian làm việc của shop nếu họ muốn đến tận nơi xem. Mọi khách hàng khi xem đều được hỗ trợ đẻ có thể biết vị trí của của hàng, các chính sách ưu đãi, thông báo khi có khuyến mãi, các câu hỏi thường gặp và địa chỉ liên hệ Email, hotline.

47

Hình 4.3 Phần chân trang 4.3.2 Trang Liên Hệ : Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, công ty tạo riêng một trang liên hệ để khách hàng có thể gửi những thắc mắc, phản hồi, yêu cầu tư vấn...nhằm tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hình 4.4 Phần trang liên hệ 4.3.3 Trang danh mục sản phẩm Trang giới thiệu về các loại sản phẩm : Quần áo, giầy dép, phụ kiện thời trang nam với các loại mặt hàng khác nhau. dễ nhìn và dễ dàng tìm kiếm các 48

mặt hàng đều được phân làm nhiều loại khác nhau.

Hình 4.5 Danh mục sản phẩm 4.3.4 Trang chi tiết sản phẩm Khi muốn xem thông tin chi tiết của sản phẩm, khách hàng có thể click chuột vào ảnh của sản phẩm hoặc tên của sản phẩm đó. Trang này có chức năng mô tả tính năng, dịch vụ hỗ trợ, chương trình khuyến mãi và giá của sản phẩm. Khi muốn mua một sản phẩm nào đó, khách hàng có thể click chuột vào dòng “Đạt mua ngay” hoạc “đăng ký mua” để đến trang đặt mua hoặc “Thêm vào giỏ” nếu bạn muốn xem thêm các sản phẩm khác nữa.

Hình 4.6 chi tiết sản phẩm 4.3.5 Trang đăng ký mua và giỏ hàng Khi bạn nhấn vào “đăng ký mua” hoặc “đặt hàng ngay” bạn sẽ được 49

chuyển đến trang đăng ký mua và giỏ hàng ở đó bạn cần điền đầy đủ các thông tin để nhận hàng, cũng nhữ các sản phẩm bạn đã đặt và đưa vào giỏ hàng. Và tổng số chi phí bạn phải trả cho tất cả các mặt hàng mình đã đặt. Bạn cũng có thể xóa các sản phẩm trong giỏ hàng nếu không muốn mua sản phẩm đó nữa.

Hình 4.7.1 Giỏ hàng và phần đăng ký mua hàng Ngoài ra bạn có thể xem và sửa giỏ hàng của mình một cách tiện lợi, hơn bằng cách đưa con trỏ chuột vào icon giỏ hàng nhỏ nhỏ ở góc trên bên phải màn hình cạnh icon tìm kiếm. Nó sẽ tự động chạy xuống màn hình về giỏ hàng của bạn :

Hình 4.7.2 Giỏ hàng 50

4.3.6 Trang danh sách sản phẩm của người quản trị Trong trang này liệt kê tất cả các sản phẩm hiện có trong cửa hàng . Với các thuộc tính tên sản phẩm, mã sản phẩm, tình trạng sản phẩm, giá sản phẩm, loại sản phẩm,…

Hình 4.8.1 Danh sách sản phẩm Trong trang này bạn có thể sửa nhanh các thuộc tính của sản phẩm bằng cách click vào sửa nhanh

Hình 4.8.2 Sửa thông sản phẩm nhanh

51

4.3.7 khi cửa hàng có thêm sản phẩm Chúng ta có thể click chuột vào phầm thêm mới trong phần quản trị. Cùng với các thuộc tính về giá và số lượng.

Hình 4.8.1 Thêm sản phẩm 1

Hình 4.8.2 Thêm sản phẩm 2

52

Hình 4.8.3 Thêm sản phẩm 3 4.4. Đánh giá hệ thống 4.5. Hướng phát triển tương lai DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

Related Documents


More Documents from "Kevin Bran"

October 2019 7
October 2019 8
October 2019 9