Huong-dan-thuc-tap-tot-nghiep-cntt-nam-2018.docx

  • Uploaded by: minhquang98
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Huong-dan-thuc-tap-tot-nghiep-cntt-nam-2018.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 4,689
  • Pages: 18
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ – QUẢN LÝ -------------------------------

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ngành: Công nghệ thông tin (Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - 2018

Lời nói đầu Ngày nay, khoa học kỹ thuật trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và không ngừng nâng cao phát triển về mọi mặt, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì hàng loạt công ty công nghệ và các ứng dụng công nghệ thông tin được ra đời. Với tốc độ đột phá của “cuộc cách mạng Công nghệ 4.0” như ngày nay, ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Con người dần dần được giải phóng bởi những công việc nặng nhọc, thay vào đó robot, máy tự động, các phần mềm quản lý và rất nhiều các ứng dụng đang được áp dụng ngoài thực tiễn phục vụ cho mục đích của con người. Do đó, việc tiếp cận công nghệ, thực tập tại các Công ty, Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ chính là con đường đúng đắn để sinh viên có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học, kết hợp được lý thuyết và thực hành, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế công việc sau này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi công tác thực tế tại các Công ty, Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, Khoa kinh tế - Quản lý trường Cao đẳng Công thương Hà Nội biên soạn tài liệu: “HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP” cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin của trường.

Hà Nội, tháng 11 năm 2018 KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ

2

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (12 tuần lễ từ 01/01/2019 đến 31/03/2019) I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Mục đích Mục đích quan trọng của quá trình thực tập tốt nghiệp là giúp cho sinh viên hiểu biết được thực tế, tiếp cận công nghệ thông tin và các giải pháp công nghệ tại các công ty, Doanh nghiệp. Liên hệ với phần lý luận đã học tại nhà trường nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác công nghệ thông tin tại đơn vị, củng cố thêm nhận thức và nâng cao tay nghề chuyên môn. Tìm hiểu những đặc trưng của hoạt động công nghệ thông tin tại cơ sở thực tập. Đưa ra các phương pháp xử lý tình huống chuyên môn liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, Tiếp xúc các tài liệu, nghiệp vụ chuyên môn tại đơn vị thực tập. Tính tổ chức kỷ luật trong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần khắc phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập. Quá trình thực tập còn tạo điều kiện cho sinh viên cập nhật, bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền, có tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp. 2. Yêu cầu Trong thời gian thực tập tại các công ty, Doanh nghiệp, sinh viên phải có ý thức tự giác, cầu tiến, thường xuyên ôn luyện kiến thức đã học, cũng như định hướng được công nghệ hiện đại tiệm cận kiến thức chung về Công nghệ thông tin của thế giới. Phải có thái độ học tập nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi, nghiên cứu. Biết tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ công nhân viên tại đợn vị thực tập.

3

Hiểu được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp. Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của đơn vị thực tập. Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm đúng theo tiến độ, chính xác, kịp thời. Chủ động chuẩn bị và tích lũy tài liệu, số liệu để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp được thuận lợi. Giữ mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên tại đơn vị thực tập. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy thực tập của cơ sở thực tập cũng như sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn. Hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn quy định. II. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Thời gian thực tập tốt nghiệp quy định là 12 tuần lễ từ 01/01/2019 đến 31/03/2019. Trong thời gian này sinh viên phải thực hiện các công việc sau: Bước 1: Hai tuần đầu: Tìm hiểu thực tiễn về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các quy trình nghiệp vụ của đơn vị thực tập. Học hỏi quy trình, mô hình thực tế đang được ứng công nghệ tại đơn vị, từ các kiến thức đã học gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen và tăng cường kỹ năng công nghệ thông tin thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với được học. (1) Thông qua phòng ban công nghệ thông tin của đơn vị thực tập nắm bắt các hoạt động chính, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực hoạt động, mô hình công nghệ thông tin đang được áp dụng tại Doanh nghiệp đó. (2) Nắm được một cách khái quát tính chất, đặc điểm, tình hình áp dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp, gồm: - Mô hình doanh nghiệp, công công ty (Công ty TNHH một thành viên, nhiều thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…) - Tìm hiểu công nghệ và phát triển phần mềm quản lý mô phỏng các lĩnh vực của đơn vị như mô hình quản trị dữ liệu, phạm vi áp dụng, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, quy trình cung cấp dịch vụ... 4

- Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm phục vụ các công tác liên quan đến các hoạt động quản lý kinh tế, sản xuất, kinh doanh, hành chính và dịch vụ của cơ quan doanh nghiệp nơi thực tập. - Đánh giá những khó khăn và thuận lợi của doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ thông tin. - Đưa ra các giải pháp, đề án xây dựng các hệ thống thông tin trực tuyến nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp. (3) Tổ chức và hoạt động của phòng công nghệ thông tin: - Chức năng nhiệm vụ của phòng công nghệ thông tin. -

Mối liên kết giữa phòng công nghệ thông tin và các phòng ban khác trong Doanh nghiệp, công ty.

- Các mô hình quản lý, phần mềm quản trị dữ liệu, cơ sở dữ liệu đang được áp dụng tại đơn vị. Bước 2: Sáu tuần tiếp theo Sinh viên dựa trên đề đề tài được phân công phải xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể của cá nhân, thực hành chuyên sâu về đề tài, tiến hành thu thập số liệu, tài liệu tham khảo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong đợt thực tập tốt nghiệp.Trong quá trình thực tập, định kì báo cáo với giảng viên hướng dẫn được phân công hướng dẫn thực tập về tiến độ thực tập, khó khăn và đặc biệt là những nội dung, quan điểm cần tranh luận để đi đến thống nhất về các phương pháp, giải pháp đề xuất trong chuyên đề. Lưu ý: Có thể viết dần Báo cáo thực tập theo sự hướng dẫn của GVHD. Bước 3: Hoàn thiện Báo các thực tập Bốn tuần lễ cuối (từ 01/03/2019 đến 27/03/2019) sinh viên ở nhà hoàn thiện báo cáo thực tập và được GVHD duyệt cuối cùng. Nộp 1 quyển “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” đã có dấu xác nhận của cơ sở thực tập trực tiếp cho GVHD trong 2 ngày 28/03/2019 và 29/03/2019 sau đó tiếp tục ôn thi tốt nghiệp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. 5

III. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG 1. Quy định về bố cục của báo cáo Độ dày của “Báo cáo thực tập tốt nghiệp ” tối thiểu 50 trang (không kể tờ bìa, tờ nhận xét của cơ sở thực tập và tờ nhận xét đánh giá của GVHD). Bố cục sắp xếp như sau: Bìa 1: Sử dụng bìa Nynon cứng Bìa 2: Sử dụng bìa cứng màu (theo mẫu quy định ở trang sau) Bìa 3: Sử dụng giấy trắng màm gọi là bìa lót (mẫu giống y hệt bìa cứng màu) Trang 1: Mục lục Trang 2: Danh mục các chữ viết tắt Trang 3: Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ Trang 4: Lời nói đầu Trang 5 trở đi: Nội dung của Báo cáo thực tập tốt nghiệp Các phần cơ bản của Báo cáo thực tập chia làm 3 chương theo hướng dẫn của từng đề tài xem ở phần sau. (Lưu ý: các biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ phải được đánh số. Nếu biểu mẫu, sơ đồ được bố trí dọc trang giấy phải quay đầu trang giấy vào trong gáy của báo cáo, nếu sử dụng các ký hiệu, thuật ngữ thì phải giải thích rõ ràng). Trang cuối: Kết luận Trang cuối cùng: Danh mục tài liệu tham khảo Tờ phụ 1: Nhận xét của cơ sở thực tập có thể đánh máy hoặc viết tay ( Lưu ý: Cơ sở thực tập đóng dấu xác nhận tại trang này) Tờ phụ 2: Nhận xét và đánh giá của GVHD (GVHD cho điểm vào trang này) 2. Quy định về hình thức của báo cáo - Đánh máy in trên khổ giấy A4, cỡ chữ 13 theo chuẩn Time New Roman - Độ cách dòng 1.5 ; lề trái 3cm, lề phải 2cm, đỉnh trên 2cm, dưới dáy 2cm - Đánh số trang bên phải, phía dưới - Đóng thành quyển cẩn thận, ngoài cùng phải có bìa cứng Nynon bảo vệ - Phải có 2 bìa (1 bìa cứng màu, 1 bìa lót có mẫu giống nhau). Hình thức tờ bìa như sau: 6

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ---------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài:

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Lớp: Ngành: Khoá học:

HÀ NỘI -2018

7

3. Nhận xét và đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên Giáo viên hướng dẫn trực tiếp nhận xét và đánh giá kết quả đợt thực tập tốt nghiệp của sinh viên dựa vào những căn cứ sau:  Nội dung của “Báo cáo thực tập tốt nghiệp”.  Quá trình hướng dẫn và theo dõi của GVHD.  Tham khảo ý kiến của trưởng nhóm thực tập và ý kiến nhận xét của cơ sở thực tập. Kết quả thực tập của sinh viên được đánh giá cụ thể bằng việc cho điểm “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” như sau: - Không đạt: dưới 5 điểm (Sinh viên phải thực tập lại cùng khoá sau). - Đạt: từ 5 đến 10 điểm (cho điểm nguyên hoặc lẻ 0,5). 4. Giáo viên hướng dẫn không nhận các báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu vi phạm các điều kiện sau: - Đề cương và bản thảo Báo cáo thực tập tốt nghiệp chưa được GVHD duyệt. - Nộp Báo cáo thực tập tốt nghiệp không đúng với thời hạn quy định. - Báo cáo thực tập trình bày không đúng với các quy định chung. - Các số liệu sử dụng trong báo cáo phải ghi nguồn, trích dẫn. - Dữ liệu thực nghiệm (nếu có) phải sát thực tế tránh trường hợp sử dụng các dữ liệu ảo, không chính xác, không đúng với nội dung đề tài. - Sinh viên thực tập cùng 1 đơn vị nhưng viết trùng đề tài. - Báo cáo chưa có nhận xét và dấu xác nhận của cơ sở thực tập. - Báo cáo không đúng với tên đề tài đã đăng ký với GVHD. - Chưa nộp học phí kỳ cuối (Kỳ VI).

8

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ TÀI CHỦ YẾU Đề tài 1: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KINH DOANH HÀNG HÓA

Lời nói đầu Với cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu trao đổi thông tin, mua bán hàng hóa qua thiết bị di động ngày càng tăng. Tận dụng được những cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực nhằm mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thời đại công nghệ các doanh nghiệp không phải tốn kém thời gian và chi phí cho việc quảng cáo, marketing, bán hàng, còn về phía khách hàng không phải mất thời gian, chi phí đi lại mà đôi lúc không chọn được sản phẩm mình mong muốn. Xuất phát từ các nhu cầu trên, chọn đề tài “Xây dựng Website thương mại điện tử kinh doanh ….” nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, quảng bá hình ảnh, sản phẩm doanh nghiệp mình trên mạng Internet. Bên cạnh đó, Website còn hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký, đặt hàng qua Website, cập nhật thông tin về những sản phẩm hiện có và sắp ra mắt trên thị trường một cách nhanh nhất đem lại sự hài lòng cao nhất từ phía khách hàng CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Định nghĩa về thương mại điện tử - Tìm hiểu về hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu (Thương mại điện tử). - Phạm vi của thương mại điện tử trong các lĩnh vực của đời sống. 1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử - Điểm khác biệt của hoạt động thương mại điện tử so với các hoạt động thương mại truyền thống: 9

+) Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước. +) TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu +) Các chủ thể tham gia thương mại điện tử +) Mạng lưới thông tin - Các dịch vụ loại hình kinh doanh mới đồng hành sau khi thương mại điện tử phát triển 1.3. Cơ sở để phát triển Thương mại điện tử - Thương mại điện tử cần hội tụ đủ các các sở: +) Hạ tầng kỹ thuật Internet +) Hạ tầng pháp lý +) Cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật +) Hệ thống chuyển phát +) Hệ thống bảo mật giao dịch ngân hàng, chống xâm phạm tài khoản, chống virus. 1.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử Các loại hình giao dịch thương mại điện tử. Doanh nghiệp

Khách hàng

Chính phủ

(Business)

(Customer)

(Government)

Chủ thể

Doanh nghiệp (Business) Khách hàng (Customer) Chính phủ (Government)

10

1.5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử - Thư điện tử - Thanh toán điện tử - Trao đổi dữ liệu điện tử - Truyền dung liệu - Mua bán hàng hóa hữu hình 1.6. Lợi ích của Thương mai điện tử - Thu thập được nhiều thông tin - Giảm chi phí sản xuất - Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch - Xây dựng quan hệ với đối tác - Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức - Những trở ngại của việc tiếp cận Thương mại điện tử CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1. Giới thiệu về địa điểm thực tập - Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn các nội dung: tên đơn vị, thời gian và quyết định thành lập, nơ đặt trụ sở chính, quá trình phát triển, chia tách, sát nhập, thay đổi hình thức sở hữu, phương thức hoạt động, phạm vi, địa bàn, quy mô hoạt động…. - Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, các sản phẩm, lao vụ chủ yếu, ngành nghề, địa bàn kinh doanh chủ yếu… - Thực trạng áp dụng website thương mại điện tử của địa điểm thực tập 2.2. Đặc điểm quy trình nghiệp vụ - Trình bày ngắn gọn đặc điểm sản phẩm, dịch vụ hoặc ngành hàng kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình bày quy trình mua bán hàng trực tuyến, website thương mại điện tử - Quy trình sửa chữa bảo hành, xử lý đơn hàng 2.3. Xác định yêu cầu đối với website - Yêu cầu chức năng: 11

- Yêu cầu phi chức năng 2.4. Phân tích yêu cầu cần thực hiện Trong mục này, sinh viên cần tập chung khai thác các yêu cầu về chức năng cần có đối với một website thương mại điện tử như: tìm kiếm thông tin sản phẩm, đăng ký thành viên, đăng nhập, hiển thị danh mục sản phẩm, chi tiết sản phẩm… CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1. Mô hình hóa chức năng Trong phần này, sinh viên cần tập chung phân tích cơ sở dữ liệu, vẽ biểu đồ phân rã chức năng, biểu đồ dòng dữ liệu, biểu đồ mức ngữ cảnh, sơ đồ phân rã mức 0, sơ đồ phân rã mức 1. 3.2. Mô hình hóa dữ liệu Ở mục này, sinh viên cần tìm hiểu và vẽ biểu đồ thực thể quan hệ, mô hình dữ liệu quan hệ, thiết lập các mối quan hệ, cơ sở dữ liệu. CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Ở chương này sinh viên cần chỉ ra công cụ lập trình sử dụng để thiết kế website như C#, công nghệ ASP.net, hệ quản trị SQL, một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện website và thiết kế giao diện cho website thương mại điện tử. Kết luận: Đánh giá điểm đạt được và cần hoàn thiện, hướng phát triển website thương mại điện tử của doanh nghiệp trong tương lai. (Phải đưa ra ít nhất 3 ý kiến đóng góp cho Doanh nghiệp )

12

Đề tài 2: KHẢO SÁT, THIẾT KẾ XÂY DỰNG MẠNG LAN CHO DOANH NGHIỆP

Lời nói đầu Hiện nay vấn đề quản lý mạng doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu và là vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cần tính bảo mật thông tin cao. Với những khả năng mà hệ thống quản lý mạng viễn thông đem lại, các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình các hệ thống quản lý mạng thích hợp để nâng cao hiệu quả hoặt động cũng như khai thác tốt mọi tài nguyên của doanh nghiệp. Chính vì những vai trò rất quan trọng của mạng máy tính với những nhu cầu của cuộc sống con người chọn đề tài: “Khảo sát, thiết kế xây dựng mạng Lan cho doanh nghiệp ……” . CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH VÀ CÁC MÔ HÌNH THAM CHIẾU HỆ THỐNG MỞ 1.1. Tổng quan về mạng máy tính Ở phần này, sinh viên cần đọc tài liệu tham khảo, trước hết phải nắm được mạng máy tính, cách phân loại mạng máy tính theo: - Phạm vi địa lý - Kỹ thuật chuyển mạch - Phân loại theo Topo - Phân loại theo chức năng 1.2. Mô hình tham chiếu hệ thống mở. Đối với các mô hình tham chiếu hệ thống mở, sinh viên cần tập chung vào kiến thức đã được học ở môn mạng máy tính kết hợp với thực tiễn để nắm chắc: - Mô hình tham chiếu OSI (7 tầng): Mục đích, ý nghĩa của mô hình tham chiếu OSI, các giao thức trong OSI, chức năng chủ yếu của các tầng. 13

- Bộ giao thức TCP/IP: Sinh viên cần trang bị kiến thức về giao thức TCP/IP, so sánh giữa hai mô hình OSI và TCP/IP về ưu điểm nhược điểm. Ngoài ra, sinh viên cần nắm vững về các giao thức cơ bản trong TCP/IP: IP, UDP, TCP. CHƯƠNG 2 MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO DOANH NGHIỆP Phần 1: Các thiết bị mạng LAN cơ bản Sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức về các thiết bị mạng LAN như: - Các thiết bị chính của mạng LAN  Card mạng- NIC  Repeater- Bộ lặp  Hub  Liên mạng  Cầu nối (bridge)  Bộ dẫn đường (router)  Bộ chuyển mạch(switch) - Hệ thống cáp dùng cho mạng LAN  Cáp xoán  Cáp đồng trục  Cáp sợi quang Phần 2: Khảo sát thiết kế mạng LAN cho doanh nghiệp, cơ quan Sau khi tiếp nhận đề tài, sinh viên cần đánh giá thực trạng sử dụng mạng của đơn vị thực tập. - Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn các nội dung: tên đơn vị, các phòng ban chức năng, mô hình tổ chức của công ty, cơ quan, doanh nghiệp.. - Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. - Tình hình đấu nối mạng các phòng ban, hệ thống mạng sẵn có, sơ đồ bố trí tòa nhà, địa điểm thực tập.

14

- Tiến hành thu thập thông tin kỹ thuật, khảo sát theo các tiêu chí: mục đích sử dụng của công ty, doanh nghiệp. Các yêu cầu sử dụng thiết bị, khảo sát mặt bằng, kết cấu toà nhà và vị trí lắp đặt thiết bị, điều kiện thi công và chất lượng vật liệu thi công, các điều kiện có thể ảnh hưởng đến hệ thống (điện, môi trường…). Sau khi tiến hành khảo sát sinh viên thiết kế hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp phù hợp với:  Yêu cầu sử dụng  Lựa chọn các thiết bị phần cứng (cable, ống, nẹp….) phù hợp với kết cấu tòa nhà.  Thiết lập các phần mềm mạng phù hợp với sơ đồ đấu nối của công ty  Các công cụ quản trị, quản lý. CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO DOANH NGHIỆP Sau khi thực hiện xong chương 2, chương 3 sinh viên tiến hành cài đặt các dịch vụ Server (Web Server, Mail Server…. ). Thiết lập cấu hình TCP/IP cho các máy trạm, cấu hình hệ thống, chia sẻ máy in, kết nối Internet. Kết luận: Tổng kết lại những điểm đã làm được, những điểm chưa làm được cần khắc phục, hướng phát triển trong tương lai. (Phải đưa ra ít nhất 3 ý kiến đóng góp cho Doanh nghiệp )

15

Đề tài 3: LẮP RÁP, SỬA CHỮA VÀ BẢO TRÌ

Lời mở đầu Với công nghệ hiện đại như ngày nay thì con người dần dần được giải phóng bởi những công việc nặng nhọc và thay vào đó là những ứng dụng của công nghệ thông tin ngày một hiện đại và kỹ xảo như các robot, máy tự động, các phần mềm quản lý và rất nhiều các ứng dụng đang được áp dụng ngoài thực tiễn. Nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều vấn đề về kỹ thuật mà con người cần phải khắc phục. Hàng năm có rất nhiều máy tính, các phần mềm, ứng dụng bị lỗi bị hỏng và lúc này chúng ta cần đến những người sửa chữa, khắc phục sự cố này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó chọn đề tài thực tập: “ Lắp ráp, sửa chữa và bảo trì máy tính tại công ty …. ”. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, DOANH NGHIỆP ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Giới thiệu về công ty - Tìm hiểu và trình bày ngắn gọn các nội dung: tên đơn vị, quá trình hình thành và phát triển, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức của công ty, mục tiêu, định hướng phát triển chính. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của đơn vị - Trình bày ngắn gọn đặc điểm các phòng ban chính - Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2.1. Thực trạng

16

Sinh viên cần tìm hiểu về đơn vị thực tập, nêu bật được thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan doanh nghiệp, đơn vị thực tập như thế nào. Ưu điểm, nhược điểm của công ty. 2.2. Đề xuất phương án Sinh viên cần nêu ngắn gọn nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị thực tập, chỉ sử dụng làm văn phòng, hay sử dụng vẽ thiết kế đồ họa để đề xuất phương án lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp. CHƯƠNG 3. LÁP RÁP, SỬA CHỮA, BẢO TRÌ MÁY TÍNH Sinh viên cần trang bị, nắm vững các kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính. Có kiến thức về cấu trúc và cơ chế hoạt động của máy tính, có kĩ năng làm việc khi lắp ráp, cài đặt hoàn chỉnh một máy tính với hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng, sửa chữa các hư hỏng, thiết lập một hệ thống mạng máy tính. Bên cạnh đó, cần có đủ kiến thức về khoa học kĩ thuật làm nền tảng cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính. Có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lí các sự cố, tình huống trong hệ thống máy vi tính. 3.1. Quy trình lắp ráp máy tính 3.2. Đấu nối thiết bị ngoại vi 3.3. Khởi động và kiểm tra 3.4. Cài đặt các hệ điều hành 3.5. Cài đặt thiết bị phần cứng 3.6. Cài đặt các chương trình ứng dụng 3.7. Sao lưu hệ thống 3.8. Sửa chữa 3.9. Kết luận và kiến nghị (ít nhất đưa ra 3 ý kiến đóng góp)

17

MỘT SỐ ĐỀ TÀI KHÁC MANG TÍNH CHẤT GỢI Ý

1. Tìm hiểu phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quản lý dự án và ứng dụng giải quyết bài toán lập lịch thi công công trình 2. Thiết kế Website không Công nghệ thông tin sử dụng mô hình MVC JOOMLA 3. Xây dựng Website bán sách qua mạng sử dụng công nghệ ASP.Net 4. Xây dựng Website bán mỹ phẩm trực tuyến cho …… 5. Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý điểm cho …… 6. Xây dựng Website bán quần áo qua mạng cho ….. 7. Tìm hiể u, nghiên cứu một số kiểu tấn công mạng, ứng dụng cài đặt phương pháp tấn công từ chối dịch vụ DOS 8. Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự tại ….. 9. Ứng dụng CAD thiết kế sản phẩm hiện đại hóa ngành may 10. Thiết lập hệ thống quản trị mạng cho khách sạn ….. 11.Xây dựng phần mềm Quản lý bán hàng cho …..

18

More Documents from "minhquang98"

October 2019 7
October 2019 8
October 2019 9