Www Freewebs Com Csbannuoc Index

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Www Freewebs Com Csbannuoc Index as PDF for free.

More details

  • Words: 18,308
  • Pages: 28
CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam Uniquely Singapore

Transit in Singapore Visa Free Transit Facilities www.visitsingapore.com

Page 1 sur 28

Hanoi

Saisissez les Bonnes Affaires sur les Séjours à Hanoi ! voyages.kelkoo.fr/Hanoi

Anúncios Goooooogle

Anuncie neste site

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Home Cuop giut nhà dân Saigon Cuop dât Nông Dân Mekong Cuop Đât Nhà Thò' Ðất Chùa Cũng Mât Cuop ðât các noi khác ThanhTra Bất Cập Giúp Dân Kêu Oan KhiếuKiên Saigon

CSVN Sắp Thanh Trừng Lớn (Việt Báo) - Tính Cho TQ Vào Cam Ranh... HANOI -- Sau khi nghe tin Đảng CSVN chuẩn bị khai trừ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và cựu Phó Thủ Tướng Đoàn Duy Thành, cùng lúc với tin CSVN có thể sẽ cho hải quân Trung Quốc sử dụng Vịnh Cam Ranh để đổi lại bằng cách trả đảo Hoàng Sa, nhà hoạt động dân chủ Trần Đại Sơn từ Hà Nội đã gửi thư ngỏ can gián như sau. (Thư gởi “Những người đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 10.”)

Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000. Trong vấn-đề tranh-chấp biên-giới giữa hai nước Việt-Nam và Trung-Hoa hiện nay, câu hỏi mà mọi người nôn nóng muốn biết ngay câu trả lời là : CSVN có bán đất và nhượng biển cho Tàu hay không ? Nếu có thì những vùng đất hay biển đó ở đâu ? diện tích bao nhiêu ? bán khi nào ? ai chịu trách-nhiệm vụ này ? (Trương Nhân Tuấn)

Chứng minh việc « bán đất và nhượng biển ». Người viết bài này sẽ chứng-minh việc « bán đất và nhượng biển » của đảng CSVN là sự thật, bằng cách so-sánh đường biên-giới Việt-Trung theo Hiệp-Ước Biên-Giới 1999 (HUBG 1999) với đường biên-giới theo Công-Ước 1887, cũng như sosánh tài-liệu của CSVN công-bố năm 1979 với các « đoạn biên-giới theo đường đỏ » của HUBG 1999. (Trương Nhân Tuấn)

Tấc đất tấc vàng. Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được ... kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biên ải của tổ tiên để lại làm mồi cho giặc thì kẻ ấy sẽ bị tru di...!” Lê Thánh Tôn (Đại việt sử ký toàn thư) (Hàn Vĩnh Diệp)

Yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời minh bạch trước Dân ! Chúng tôi là những người dân, lấy quyền làm chủ đất nước theo quy định của Hiến pháp, xin được nêu thắc mắc và chất vấn Bộ Ngoại giao mấy việc sau: (Đoàn Nam Hãi)

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 2 sur 28

Dữ Kiện và Tài Liệu chứng minh Ðảng Cộng Sản Việt Nam phản bội Tổ Quốc Dân Tộc. Vì mức độ nghiêm trọng và hậu quả tác hại của sự kiện đảng Cộng Sản Việt Nam dâng đất nhượng biển cho Trung quốc, Diễn đàn Dân Chủ xin trình bày các tài liệu chứng thực ‘đảng Cộng Sản Việt Nam mang tội bán nước không chỉ trên bình diện lịch sử dân tộc mà còn trên bình diện pháp lý quốc gia và công ước quốc tế’ theo lịch trình thời gian hầu quý độc giả cùng đối tác dân chủ trong cũng như ngoài nước có thể nắm vững các dữ kiện căn bản cũng như tài liệu chính xác về các yếu điểm trọng tội phản bội Tổ Quốc Dân Tộc của đảng Cộng Sản Việt Nam ... (danchu.net)

Vấn đề Biên Giới và Hải Ðảo Việt Nam - BS Nguyễn Đan Quế Vấn đề biên giới trên đất liền & trên biển - 1858 Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh vô Ðà Nẵng. - 1862 Pháp chiếm miền Nam. - 1884 đặt ách thống trị trên toàn quốc Việt Nam. - 1895 Pháp vẽ bản đồ Ðông Dương sau khi ký hiệp ước với triều đình Mãn Thanh ấn định biên giới dài 1300 km giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tài Liệu mất Hoàng Sa và Trường Sa (lichsuvn) ...

Vấn đề "CSVN bán đất, nhượng biển" Tìm hiểu Đại-Nam Quan và giới-thiệu sách « Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-sử thành-hình và những tranh-chấp » Trương Nhân Tuấn

Trong vấn-đề tranh-chấp biên-giới giữa hai nước Việt-Nam và Trung-Hoa hiện nay, câu hỏi mà mọi người nôn nóng muốn biết ngay câu trả lời là : CSVN có bán đất và nhượng biển cho Tàu hay không ? Nếu có thì những vùng đất hay biển đó ở đâu ? diện tích bao nhiêu ? bán khi nào ? ai chịu trách-nhiệm vụ này ? Câu hỏi khác mà mọi người cũng muốn biết câu trả lời là số phận của cổng Nam-Quan. Cổng này thuộc về nước nào ? Đường biên-giới nơi đây – đường biên-giới lịch-sử và đường biên-giới pháp-lý - được xác-định như thế nào ?

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 3 sur 28

Sau đây là các câu trả lời trích trong sách « Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-sử thành-hình và những tranh-chấp » của tác-giả Trương Nhân Tuấn, sẽ xuất-bản vào cuối tháng 10 năm 2005. Sách dày trên 850 trang, có đầy-đủ tài-liệu gốc, trình-bày chính-xác và cụ-thể đường biên-giới Việt-Trung theo Công-Ước Pháp-Thanh 1887. Phần mục-lục dưới đây tóm-lược nội-dung chính của quyển sách. 1/ Phần mục-lục : Chương 1 : Trang 17 – 64. Tìm hiểu Hiệp-Ước Thiên-Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 ký-kết giữa PhápQuốc và nhà Mãn-Thanh. Có thể nói đây là thắng-lợi đầu tiên và duy-nhất của Trung-Hoa trước một cường-quốc Tây-Phương vào thời đó. Trung-Hoa đã không có những mấtmát về lãnh-thổ và bồi-thường chiến-tranh như những hiệp-ước đã ký với các cường-quốc khác. Ngược lại, nhờ hiệp-ước này, Trung-Hoa đã thành-công lấy được một số đất-đai của Việt-Nam do hậu-quả của sự trao-đổi quyền-lợi kinh-tế với Pháp-Quốc. Qua chương này tác-giả trình-bày lại bối-cảnh địa-lý chính-trị tại Bắc-Kỳ trước chiến-tranh Pháp-Thanh (xãy ra từ 1-9-1883 đến 9-6-1885), tìm hiểu quan-hệ thượng-quốc - chư-hầu giữa Trung-Hoa - Việt-Nam và trình-bày quan-niệm sai lầm của Pháp về quan-hệ này. Tác-giả cũng ghi lại lịch-sử những vận-động ngoại-giao của Trung-Hoa và Pháp, tìm hiểu hồ-sơ Bourée, tìm hiểu thực-lực cũng như việc phô-trương quân-sự của Trung-Hoa và sau đó là chiến-tranh Pháp-Thanh lần thứ nhứt. Tìm hiểu công-ước Fournier và biến-cố Bắc-Lệ, nguyên-nhân chiến-tranh Pháp-Thanh lần thứ 2. Tìm hiểu « Sách Vàng, Livre Jaune » ghi lại các biến-cố ngoại-giao, tìm hiểu những thủthuật chính-trị trong triều-đình nhà Thanh cũng như trong hậu-trường chínhtrị Pháp-Quốc. Tìm hiểu hải-quân Trung-Hoa, lực-lượng hải-quân và lụcquân Pháp đã tham-dự cuộc-chiến. Nguyên-nhân thất-bại của đạo-quân Négrier tại Lạng-Sơn, đưa đến việc chính-phủ Ferry sụp-đổ. Cuối cùng là thành-công tương-đối của Pháp-Quốc trong việc ép buộc Trung-Hoa chấm dứt mối liên-hệ thượng-quốc – chư-hầu hiện-hữu từ ngàn năm giữa nước này và Việt-Nam. Qua cuộc chiến, cả hai bên lâm-chiến đều chiến-thắng, hay ít ra không thấtbại, rốt cuộc chỉ có Việt-Nam chịu thiệt-thòi, vừa mất đất cho Trung-Hoa, vừa bị lọt vào vòng thống-trị của thực-dân Pháp. Chương 2 : Trang 65 – 182. Tìm hiểu biên-giới vùng tiếp-giáp tỉnh Quảng-Ðông. Thiết-lập lại đường biên-giới lịch-sử qua việc tìm hiểu vị-trí đồng-trụ, núi Phân-Mao, Lục-Châu. Ðặt lại nghi-vấn « bán đất » của Mạc Ðăng Dung. Xác-định đường biên-giới hiện-trạng trước năm 1887 qua các sử-liệu Trung-Hoa. Ðường biên-giới hiện-trạng theo quan-niệm của người Pháp. So-sánh. Tìm hiểu đường biêngiới qui-ước 1887. Quá-trình phân-định 1885-1887. Những khó-khăn ảnhhưởng đến việc phân-định như yếu-tố thiên-nhiên, yếu-tố con người, yếu-tố chính-trị và yếu-tố lịch-sử. Tìm hiểu thủ-đoạn, thủ-thuật của phía người Hoa qua các bản báo-cáo của ủy-viên Pháp. Các vùng đất bị nhượng cho TrungHoa. Vị-trí, diện-tích phỏng-chừng của các vùng đất bị nhượng. Kết-quả phân-giới cắm mốc. Các biên-bản chính-thức thời-kỳ phân-định và thời-kỳ phân-giới. Biên-bản mô-tả vị-trí các cột mốc. Bản-đồ ghi vị-trí các cột mốc. Chương 3 : Trang 183 – 324. Tìm hiểu biên-giới vùng tiếp-giáp tỉnh Quảng-Tây. Thiết-lập lại đường biêngiới lịch-sử qua việc xác-định các cửa ải (cửa biên-giới) theo sử-liệu TrungHoa và Việt-Nam. So-sánh. Tìm hiểu Trấn-Nam Quan, Ðại-Nam Quan, Trấn-Di Quan, Kê-Lăng Quan… Nghi-vấn về đồng-trụ, đất Thiên-Long Sơn Ðộng, châu Tư-Minh, Ðất Cổ-Lâu… Tìm hiểu núi non, sông ngòi thuộc các châu, huyện vùng biên-giới. Ðường biên-giới qui-ước 1887. Tìm hiểu quátrình phân-định 1885-1887. Tìm hiểu các biên-bản phân-định và các bản-đồ phân-định. Tìm hiểu giai-đoạn phân-giới 1889-1894. Các biên-bản phângiới, vị-trí các cột mốc và bản-đồ ghi vị-trí các cột mốc. Những thiếu-sót trong biên-bản cắm mốc Quảng-Tây 1894 và bổ-túc những thiếu sót này. Nghiên-cứu bản nhật-ký phân-giới 1894, các bản tường-trình của các nhânviên cắm mốc. Hình các biên-bản quan-trọng. Một số mảnh bản-đồ vùng Lạng-Sơn, Cao-Bằng của bộ bản-đồ SGI 1/50.000 và 1/100.000. Chương 4 : Trang 325 – 410. Tìm hiểu biên-giới vùng tiếp-giáp tỉnh Vân-Nam. Thiết-lập lại đường biêngiới lịch-sử qua việc tìm hiểu các châu-huyện giáp biên-giới, nghiên-cứu vụ mất đất 3 động Ngưu-Dương, Phổ-Viên và Hồ-Ðiệp cùng với 60 động, làng, http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 4 sur 28

xã thuộc các châu Thủy-Vĩ, Bảo-Lạc và Vị-Xuyên. Tìm hiểu vụ mất đất và đòi lại đất Tụ-Long, xác-định vị-trí sông Ðổ-Chú, biên-giới lịch-sử vùng TụLong với phủ Khai-Hóa. Ðường biên-giới qui-ước 1887. Tìm hiểu giai-đoạn phân-định 6-1886 đến 6-1887 và 5 đoạn biên-giới. Các biên-bản phân-định và bản-đồ đính kèm. Tranh-chấp đoạn 2 và đoạn 5, quyết-định của Tổng-Lý Nha Môn và Ðặc-Sứ Pháp tại Bắc-Kinh. Mất đất Tụ-Long và đất hữu-ngạn sông Ðà. Nghiên-cứu phụ-ước Gérard 1895. Lấy lại đất hữu-ngạn sông Ðà (vùng ảnh-hưởng của Ðèo Văn Trị). Tìm hiểu giai-đoạn phân-giới và cắm mốc. Các biên-bản phân-giới, vị-trí các cột mốc. Nghiên-cứu bản tường-trình công-tác phân-giới và cắm mốc của Ðại-Tá Pennequin. Chương 5 : Trang 411 – 448. Lãnh-hải của Việt-Nam trong Vịnh Bắc-Việt. Tìm hiểu công-ước 1887 phần liên-quan vịnh Bắc-Việt, ý-nghĩa và hiệu-lực. Ý-nghĩa đường kinh-tuyến 108° 03’ 18’’ Ðông Greenwich phân-chia lãnh-hải trong vịnh và tìm hiểu các quan-niệm trái-ngược về đường phân chia này. Tìm hiểu ý-nghĩa pháp-lý đường phân-chia 108° 03’ 18’’ theo luật biển 1982. So-sánh với Hiệp-Ước Phân-Ðịnh Vịnh Bắc Việt năm 2000. Phê-bình. Bản-đồ phân-định năm 1887. Bản-đồ phân-định năm 2000. Chương 6 : Trang 449 – 500. Chủ-quyền của Việt-Nam tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Nghiên-cứu địa-lý chính-trị và vị-trí chiến-lược Hoàng-Sa và Trường-Sa. So-sánh thái-độ của Việt-Nam Cộng-Hòa và CSVN về chủ-quyền của Việt-Nam tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Ðặt nghi-vấn huyền-thoại « Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước ». Tìm hiểu tranh-chấp ở Trường-Sa. Trình bày một vài khía-cạnh pháp-lý về đảo, định-nghĩa, nguyên-tắc chiếm-hữu, lãnhhải và vùng kinh-tế độc quyền của các đảo. Ðịa-lý Hoàng-Sa. Ðịa-lý Trường-Sa. Danh-sách các đảo thuộc Trường-Sa dưới sự kiểm-soát của những nước tranh-chấp. Chứng-minh Hoàng-Sa và Trường-Sa là lãnh-thổ của Việt-Nam. Phủ-nhận những lý-lẻ của Trung-Cộng chứng-minh chủquyền tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Chương 7 : Trang 501 – 540. Nghiên-cứu Hiệp-Ước Phân-Ðịnh Biên-Giới tháng 12 năm 1999. Sơ-lược quá-trình thành-hình đường biên-giới qui-ước 1887. Việt-Nam có nên phânđịnh lại biên-giới hay không ? Chương 8 : 541 – 586. So-sánh đường biên-giới qui-ước 1887 và đường biên-giới theo Hiệp-Ước 1999. Những thiệt-hại đất-đai gây ra do Hiệp-Ước 1999. Những vấn-đề « bán đất nhượng biển » của nhà-nước CSVN. Phá tan huyền-thoại « Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước ». Nghiên-cứu ÐạiNam Quan. Chủ-quyền thác Bản-Giốc. Tìm hiểu núi Khấu-Mai. Chương 9 : Phụ-lục. 587 – 755 : Hồ-sơ liên-quan đường biên-giới. 756 - 856 : Bản-đồ và hình chụp các tài-liệu quan-trọng. 2/ CSVN có « bán đất nhượng biển » hay không ? … « Từ năm 1954, Trung-Cộng liên-tục lấn đất trên vùng biên-gới Việt-Nam, nhưng người ta chưa bao giờ nghe ông Hồ Chí Minh lên tiếng bình-luận về việc này. CSVN chỉ bắt đầu phản-đối sau năm 1979, tức sau khi có xung-đột với Trung-Cộng. Nếu không có sự xung-đột chắc-chắn việc mất đất sẽ quên theo thời-gian. Nhưng sự phản-đối của họ từ 1979 đến nay có hiệu-quả gì không ? Câu trả lời là Không có gì hết ! Hai Hiệp-Ước ký năm 1999 và năm 2000 là những bằng-chứng cụ-thể nhất. Biên-giới vùng Ðại-Nam Quan (Nam-Quan) đã thay-đổi từ thời còn Hồ Chí Minh. Cột mốc 18 bị « ủi nát » và lấn về Việt-Nam trên 200m. Ðoạn nối đường rầy cũng bị lấn 300m. Thác Bản-Giốc, đất vùng Trình-Tường thuộc Hải-Ninh, Trà-Lĩnh, Bảo-Lạc thuộc Cao-Bằng, đất xã Bảo-Lâm thuộc LạngSơn, nhiều khu-vực mỏ quan-trọng v.v.. đều bị mất từ thời Hồ Chí Minh. Riêng các quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, ông Hồ đã công-nhận chủquyền của Trung-Cộng từ năm 1958. Những lời tuyên-bố trễ-tràng của CSVN không nhằm mục-tiêu đòi lại lãnhthổ hay lãnh-hải đã bị mất. Hai hiệp-ước đã ký năm 1999 và năm 2000 chỉ nhằm hợp-thức-hóa những vùng đất và biển đã nhượng cho Tàu. Cụ thể ta thấy mất trên 200m đất tại Đại-Nam Quan, mất ½ thác Bản-Giốc, mất http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 5 sur 28

11.000km² biển trong vịnh Bắc-Việt v.v… Nhưng những vùng đất và biển mà chúng ta biết được chỉ là phần nổi của một băng-đảo. Trong vấn-đề nhượng lãnh-thổ và lãnh-hải của Việt-Nam cho Tàu, Hồ Chí Minh là người có trách-nhiệm lớn nhất. « Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước » là khẩu-hiệu ta thường nghe ở trong nước. Thực-tế cho thấy « bác cháu » họ không hề giữ nước. Chúng ta chưa dám nói bác cháu họ đã bán nước. Nhưng phần nói về núi Khấu-Mai trong sách, ta sẽ thấy hành-động « các cháu của bác » là hành-động bán nước. « Bác cháu » họ là những người có tội rất nặng trước những vua Hùng. » (trích từ chương 8 của sách Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-Sử Thành-Hình Và Những Tranh-Chấp) 3/ Những nghi-vấn chung-quanh địa-danh Nam-Quan (Ðại-Nam Quan). (1) Từ khi những hai hiệp-ước về lãnh-thổ và lãnh-hải được ký-kết ngày 30 tháng 12 năm 1999 và 25 tháng 12 năm 2000 thì dư-luận, trong nước cũng như hải-ngoại, đã có nhiều người lên tiếng phản-đối qua các bài viết hay qua các bài phỏng-vấn. Nhiều tác-giả cho rằng, qua Hiệp-Ước 1999, Việt-Nam bị mất một số đất ở biên-giới có diện-tích vào khoảng 750km², trong đó có ải Nam-Quan và thác Bản-Giốc. Ông Lê Công Phụng, người đã ký-kết hiệpước, trong dịp trả lời phỏng-vấn báo-chí trong nước, đã phủ-nhận các nguồn tin trên. Việt-Nam có bị mất Nam-Quan hay không ? Vị-trí đường biên-giới tại đây được xác-định ra sao ? Việt-Nam mất bao nhiêu đất tại đây ? Dựa vào một số tài-liệu, người viết xin được góp ý nhằm soi-sáng các điểm này. a/ Ý-nghĩa các danh-từ Quan, Ải và Ca (Khóa, Khá, Kha…) Theo một tài-liệu bốn trang viết tay bằng tiếng Pháp, dịch từ ba trang mang số 15, 16 và 17 ở quyển thứ nhứt của bộ Long-Châu Ký-Lược (Longtcheou Ki lio – Abrégé des Anales de Longtcheou)(2) , thì người Hoa sử-dụng đến ba danh từ khác nhau để chỉ cửa-ngõ thông-thương giữa hai nước. Ðó là các danh-từ : QUAN, ẢI và KHÓA (hay CA). [Long-Châu là một châu quantrọng ở biên-giới thuộc tỉnh Quảng-Tây, phủ Thái-Bình, về phía Ðông giáp châu Bằng-Tường (Trung-Hoa), tiếp giáp với Việt-Nam về phía Bắc LạngSơn và phía Ðông-Nam tỉnh Cao-Bằng]. Long-Châu Ký-Lược là sơ-lược về lịch-sử ở vùng Long-Châu. Theo tài-liệu này, số cửa-ngõ thông-thương từ Long-Châu sang Việt-Nam gồm có 2 cửa « QUAN », 14 cửa « ẢI » và 3 cửa « KHÓA » (hay CA). Hai cửa QUAN là Bình-Nhi Quan 苹 而 關 và ThủyKhẩu Quan (Nam-Quan tiếp-giáp với châu Bằng-Tường nên không có ghi trong tài-liệu Long-Châu Ký-Lược). 14 cửa Ải là Yêm-Bố (có bộ « khẩu» 口 đứng trước chữ Bố), Long-Sương, (Ná-Lang), Cảm-Môn, (Na-Tuyết), NaDuệ (Bản-Khô), Khiếu-Canh, (có bộ « sơn » trên chữ Canh) (Bản-Ma), BếThôn, Na-Hoài (Na-Ai), Ná-Hà, Long-Mính (Na-Thông), Hợp-Thạch (LongCống). 3 cửa KHÓA (hay CA) là Hồ-Tông, Khiếu-Khâm và Bách-Bố. Theo biên-bản phân-định biên-giới ngày 19 tháng 6 năm 1894 của ông Galliéni, cột mốc tại Nam-Quan được viết là Trấn-Nam Quan Ngoại. Cũng trong biên-bản này, chữ « ngoại sách » được dùng để chỉ cho « ải » hay « ca ». Thí-dụ ải Bố-Sa được viết là Bố-Sa Ngoại-Sách, ải Sơn-Tử được gọi là Sơn-Tử Ngoại Sách v.v… Ngoại có nghĩa là bên ngoài, sách là hàng rào. « Ngoại sách » là hàng rào chận bên ngoài. Trấn-Nam Quan Ngoại có nghĩa là cửa (tên Trấn-Nam) chận bên ngoài. Như vậy, mặc dầu có những khác biệt về cách viết và ý-nghĩa của QUAN, ẢI và KHÓA (hay CA), cả ba từ cùng có ý-nghĩa là cửa thông-thương giữa hai nước nhưng chúng khác nhau ở tầm quan-trọng. Thật vậy, trong số các ngõ thông-thương sang Việt-Nam, từ Long-Châu, hai ngõ quan-trọng nhất là Bình-Nhi và Thủy-Khẩu, gọi là Bình-Nhi Quan và Thủy-Khẩu Quan. Theo thứ-tự sắp-xếp hành-chánh và theo mực-độ nhân-sự qua lại, các cửa “Quan” có tầm quan-trọng hơn hết, sau đó là cửa “Ải”, cuối cùng là cửa “Khóa” hay « Ca ». Cửa Khóa hay Ca là một cửa biên-giới thường-xuyên bị đóng. Một ghi-nhận, Bình-Nhi Quan và Thủy-Khẩu Quan đều là hai cửa chặn hai con sông. Cửa Bình-Nhi ở trên sông Kỳ-Cùng và cửa Thủy-Khẩu ở trên sông Bằng-Giang. Tuy-nhiên, Nam-Quan hay Ðại-Nam Quan (thuộc châu BằngTường) tọa-lạc trên quan-lộ, Pháp gọi là « la route mandarine », là cửa thông-thương chính-thức giữa hai nước Việt-Nam và Trung-Hoa. Sứ-thần của hai bên thì đều đi qua cửa này. Như thế, « quan » chỉ chung cho cửa thông-thương trên bộ hay trên sông. Người Việt ta gọi khác người Hoa về những địa-danh do người Hoa đặt ra. Người Hoa gọi là Nam-Quan (gọi tắt từ Trấn-Nam Quan là cửa Trấn-Nam hay Ðại-Nam Quan là cửa Ðại-Nam). Chúng ta gọi là « Ải » Nam-Quan. http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 6 sur 28

Chữ “ải” được thêm vào. Ðôi khi, trong một số tài-liệu, người Hoa gọi NamQuan là Nam Ải, ải Rô là Rô Ải (Yo Ai), cũng như Bình-Nhi Quan là BìnhNhi Ải (vì nơi này cũng là một hẻm núi hiểm-trở), nhưng không bao giờ ta thấy họ gọi là Nam-Quan là Nam-Quan Ải hay Bình-Nhi Quan là Bình-NhiQuan Ải. Ta gọi Ải Nam-Quan, cũng như gọi “cửa ngọ-môn”. Môn là cửa, gọi “cửa ngọ-môn” ta lập lại chữ “cửa” hai lần, một lần tiếng Việt, một lần tiếng Hán, môn là cửa. « Ải Nam-Quan » cũng vậy, ta cũng lập lại hai lần một ý-nghĩa của hai chữ: quan và ải. Và ta có thể tìm thấy nhiều trường-hợp tương-tự. Riêng người Pháp, trong công-việc phân-định biên-giới giữa Việt-Nam và Trung-Hoa, như tài-liệu trên đã ghi-nhận, đã có một nhận-thức về sự khácbiệt giữa Quan, Ải và Khóa. Họ dịch lần-lượt là Quan là Porte, Ải là Passage và Ca là Barrière. Porte có nghĩa thông-thường là cửa. Passage có rất nhiều nghĩa, trong trường-hợp này là nơi mà mọi người qua lại. Barrière cũng có nhiều nghĩa, nhưng ở đây là nơi qua lại có rào hay vật cản. Sau này, có thể vì để dễ-dàng trong công việc, quan, ải hay khóa đều được các nhân-viên phângiới dịch bằng chữ « PORTE », có nghĩa là « cửa ». Nhưng dầu thế nào chữ « porte » (quan), « passage » (ải) và « barrière » (ca) không bao giờ đi chung với nhau trong một danh-tự ghép chỉ-định một địa-danh như trường-hợp « Ải » Nam-Quan mà dân ta thường dùng. Trong loạt bút-ký của bác-sĩ Néis mang tựa đề « Sur Le Frontière Du Tonkin » viết năm 1887, đăng trên “Le Tour du Monde” (3), các địa danh NamQuan, ải Rô, ải Loa v.v... được dịch là Porte de Chine de Nam-Quan, Porte de Chine d’Ai Ro, Porte De Chine d’Ailoa v.v... Tất cả những cửa thôngthương đều được ông bác-sĩ nầy gọi là « Porte de Chine ». Nhưng NamQuan là cửa thông-thương quan-trọng hơn cả, hơn nữa, cửa Nam-Quan được Tàu xây đồ-sộ sau 1885, có lẽ vì thế mà khi nói đến Porte de Chine (cửa Tàu) thì người ta chỉ liên-tưởng đến Nam-Quan.

Hình : Cửa Ải (tức Ðại-Nam Quan) năm 1881(4) . Cổng này bị Tướng Négier giật sập 23-2-1885. b/ Tên Việt của Nam-Quan. Nam-Quan, địa-danh mang tên Hoa, nhưng cũng có một tên Việt. Bài thơ “Hai Chữ Nước Nhà” của Á-Nam Trần Tuấn Khải (1894-?) (5) mở đầu bằng các câu sau: Hai chữ nước nhà (Nghĩ tới Phi-Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu) Chốn Ải Bắc mây sầu ảm-đạm Cõi trời Nam gió thảm đìu-hiu Bốn bề hổ thét chim kêu Ðoái nom phong-cảnh như khêu bất-bình .... Bài thơ này đại-ý nói lên tâm-sự đau-xót của Nguyễn Phi Khanh, lúc bị bắt đưa sang Tàu. Khi đoàn tù đi đến ải Bắc - tức sắp sang đất Tàu - thì ông Nguyễn Phi Khanh nhìn lại thấy con là Nguyễn Trãi vẫn theo bước chân đoàn tù để cùng sang Tàu với cha cho vẹn đường hiếu-đạo. Đọan đường này được mô-tả « bốn bề hổ thét chim kêu và mây sầu ảm-đạm », tức là vắng-vẻ, thê-lương lắm. Nguyễn Phi Khanh mới lên tiếng khuyên con quay trở về để mưu-cầu phục-hận. Nguyễn Trãi gạt nước mắt vâng lời, sau này theo BìnhÐịnh Vương Lê Lợi dựng lên nghiệp lớn. Vì thế, Ðại-Nam Quan, dân ta ngày xưa đã gọi địa-danh đó là Ải Bắc. Bằngchứng là bài thơ của cụ Á-Nam Trần Tuấn Khải, không biết viết năm nào, nhưng chiếu theo những lời chú trong quyển sách “Thi-Ca Việt-Nam Hiệnhttp://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 7 sur 28

Ðại”, thì bài thơ nầy có thể làm trong khoảng thời-gian 1920-1950. c/ Quan-điểm về Ải của Việt-Nam và lịch-sử Nam-Quan. Như trên ta thấy, nếu người Hoa gọi Nam-Quan thì ta gọi ải Nam-Quan. Người Hoa gọi ngọ-môn thì ta gọi là cửa ngọ-môn. Nam-Quan và ngọ-môn được dân ta xem là một danh-từ ghép. Ải Nam-Quan là ải mang tên NamQuan. Cửa ngọ-môn là cửa mang tên ngọ-môn. Người Việt ta xem Ải là hẻm núi; là đường hẹp len-lỏi giữa hai trái núi hay đồi. Đoạn đường từ Hà-Nội lên Lạng-Sơn có nhiều khúc đường hẹp, hiểmtrở len-lỏi giữa núi. Ải Chi-Lăng là một thí-dụ điển-hình. Ải Chi-Lăng ở trên đường Hà-Nội đi Lạng-Sơn, cách Hà-Nội khoảng 110km. Ải có chiều dài 4km, có hai cửa : cửa Bắc là Quỉ-Môn Quan, cửa Nam gọi là Ngõ Thề. Đây là một thung-lũng hẹp, ở giữa sông Thương và dải núi cao khoảng 100m (núi Đông-Nai) chạy song song ; núi dựng thẳng như một bức tường. Ta thấy hai cửa của ải Chi-Lăng không có kiến-trúc nào xây lên cả. Các đường hẻm núi mà dân ta gọi là ẢI thì Pháp gọi là passe. Những con đường (ải) này nhiều khi đi vòng-vo rất dài. Giống nhau giữa đèo và ải là cả hai cùng là đoạn đường qua núi. Khác nhau giữa đèo và ải là đường đèo lên cao, leo lên lưng-chừng núi, đi vòng vo để vượt qua núi. Ải thì len-lỏi dưới chân núi để qua núi cản-trở mà không leo lên núi. Chiều dài của đèo và ải có thể dài ngắn khác nhau. Ðường biên-giới của Việt-Nam và Trung-Hoa quanh-co khúc-khuỷu, dài hơn một ngàn cây-số, từ biển cho đến biên-giới Lào-Trung-Việt. Vùng biên-giới hầu hết là núi non hiểm-trở. Thông-thương giữa hai nước là những đèo cao, hẻm núi (ải) chật-hẹp và trắc-trở, khó-khăn cho việc đi lại. Ta thấy đường biên-giới hai nước Việt-Nam và Trung-Hoa được xác-định bằng những trạm gác (cửa) dựng chắn ngang ải để kiểm-soát việc qua lại. Những trạm gác này người Hoa gọi là « ca », « ngoại sách », « ải khẩu » hoặc « quan ngoại». Dân ta thì gọi chung là « ải ». Ải Bắc, được dân ta gọi quen thuộc hiện nay dưới tên ải Nam-Quan, thực ra mang tên Ðại-Nam Quan, là một đoạn đường núi hẹp, quanh-co thôngthương giữa châu Bằng-Tường bên Tàu với xã Ðồng-Ðăng, thuộc châu LộcBình, tỉnh Lạng-Sơn. Giữa ải này dựng một cái cổng và cổng đó Tàu gọi là Trấn-Nam Quan hay Ðại-Nam Quan v.v... Trên giấy-tờ pháp-lý thì cổng này gọi là « Trấn-Nam Quan Ngoại ». Dân ta quen gọi đây là ải Nam-Quan và không phân-biệt « ải » là đoạn đường hẹp quanh-co hay là cổng (ngoại sách hay quan ngoại) dựng chặn-ngang trên đường. 2/ Lịch-sử Nam-Quan (xem chương 3). Không tìm thấy tài-liệu nào ghi lại một cách chính xác các đường thôngthương giữa Trung-Hoa và Việt-Nam trước thế-kỷ thứ XV để từ đó ta biết chính-xác Ải Bắc đã có chính-xác từ thời nào. Ta chỉ biết một cách sơ-sài rằng vào thời nhà Tiền-Hán (năm 41 dương lịch), lần đầu tiên quân Tàu xâm-chiếm nước ta do Phục-Ba Tướng-Quân Mã-Viện cầm binh. Ông này dẫn thủy-quân vào Việt-Nam qua ngả Quảng-Ðông. Theo một vài tài-liệu thì đoàn thủy binh này đi thuyền và đi bộ dọc ven biển. Ðến triều nhà Tống (1052), quân Tàu mới vào nước ta theo đường bộ qua ngả Quảng-Tây. Ải Đại-Nam được mở vào thời này. Sang thời nhà Minh (1406), giữa ải có xâydựng hai cánh cửa hoành-tráng, có khắc rồng, phụng. Phương-Ðình Ðịa Dư-Chí chép : « Cửa quan có ải (6) Nam-Quan : ở địaphận hai xã Ðồng-Ðăng và Bảo-Lâm châu Văn-Uyên. Phía Bắc giáp địa-giới châu Bằng-Tường tỉnh Quảng-Tây Trung-Quốc, 2 bên tả hữu núi đá cao ngất, ở giữa mở một cửa quan, có cánh cửa có khóa, chỉ khi có việc sứ mới mở, tên là cửa Nam-Quan (một tên là Ðại-Nam Quan, một tên là Trấn-Di Quan, lại có tên là Trấn-Nam Quan (7)». Theo « Ðịa-Chí Loại Tạp Khảo » thì « Cửa Trấn-Nam (Chấn-Nam) ở trên đường từ Ung-Châu đến Lạng-Sơn, được mở vào thời nhà Tống, thuộc động Bằng-Tường, phủ Tư-Minh(8). Theo Ðại-Nam Nhứt Thống Chí « Trấn-Nam Quan ở trong nội-địa nước Tàu, dựng dưới thời Gia-Tĩnh nhà Minh » (15221566). Theo tài-liệu Bản-đồ Itinéraires De Chine en Annam (9)« Các Lộ-Trình từ Trung-Hoa đến An-Nam » được thiết-lập dưới triều Nguyên (Mông-Cổ), được Tschou-Sse-Peun (Chu Tử Bôn) chú-giải và công-bố vào năm 1579, việc thông-thương giữa Quảng-Tây và thủ-đô An-Nam là Hà-Nội có ba lộ trình (xem hình). Hà-Nội lúc đó tên gọi là Ðông-Kinh; Bắc-Ninh tên gọi là Kinh-Bắc; Thanh-Hóa tên gọi là Tây-Kinh, Huế là Phú-Xuân ...

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 8 sur 28

Hình trên : Bản-đồ Mông-Cổ do Chu Tử Bôn sửa-chữa và công-bố năm 1579. Ta thấy trên đường từ Bằng-Tường đến Lạng-Sơn, trước tiên qua Nam-Quan, sau đó qua Văn-Uyên (Đồng-Đăng hiện nay) sau đó đến PhaLũy Dịch (ở hữu-ngạn sông Kỳ-Cùng), sau cùng là Lạng-Sơn. Như thế PhaLũy Dịch trùng-hợp với Kỳ-Lừa. Lộ-trình thứ nhứt: Từ châu Bằng-Tường (Ping-shiang-tcheou), qua cửa ải Nam (tức Nam-Quan), đến Pha-Lũy-Dịch thuộc châu Văn-Uyên, hoặc đi về phía Bắc châu Thoát-Lảng, hai lộ-trình cùng đến phủ Lạng-Sơn trong một ngày đường. Từ đây đi về hướng Bắc Châu-Ôn, một ngày đường thì đến Quỉ-Môn-Quan. Từ đây đi về hướng Nam Châu-Ôn, qua thôn Tân-Lê, vượt Nhị-Thập-Giang, đi một ngày đến huyện Bảo-Lộc. Ði thêm nửa ngày đường thì đến Xương-giang (Thọ-Xương ?), vượt sông; một ngày thì đến cầu sông Thị-Kiều ở phía Nam huyện An-Việt (Kinh-Bắc). Huyện này ở trên nhánh bắc-ngạn của sông (Thị-Kiều). (Sông Thị-Kiều là sông Cầu, cách Bắc-Ninh khoảng 5 hay 6 Km về hướng Bắc. Sông rộng không hơn 200 m, nước chảy không mạnh, có thể vượt sông dễ-dàng bằng phà.) Lộ-trình thứ hai: Ði từ Tử-Minh Châu, vượt qua núi Ma-Thiên Lãnh, đến Tử-Lăng Châu; từ đây, trong một ngày đường, qua Biên-Cương Ải đến châu Lộc-Bình; phía Tây huyện này có đường dẫn đến phủ Lạng-Sơn trong một ngày. Nếu đi về hướng Ðông thì phải vượt qua sông Thiên-Lý (tức sông Kỳ-Cùng). Con sông nầy dưới thời vua Yong-Lô (1403-1425) đã bị lấp dưới lệnh của vua Lê-Lợi nhằm mục-đích cản đường đi của quân Tàu. Nhưng quân Tàu đã được báo trước nên tháo-gỡ vật chướng-ngại và vượt qua. Từ sông Thiên-Lý đi một ngày rưỡi thì đến châu An-Bác; từ đây đi một ngày rưỡi thì tới Hao-Quân Ðộng. Con đường qua lối này rất hiểm-trở. Sau một ngày đường thì tới huyện Phong-Nhân; từ đây có hai ngả: Ngả thứ nhứt đi một ngày qua sông Xương và đến huyện Bảo-Lộc. Ngả thứ hai xuyên qua phủ Lạng-Sơn và trong một ngày đường thì đến cầu Thị-Kiều ở phía Nam huyện An-Việt. Tại đây hai ngả đường gặp lại nhau. Lộ-trình thứ ba: Vào Long-Châu đi một ngày đường tới Bình-Nhi Ải và một ngày nữa thì tới châu Thất-Uyên (Cao-Bằng). Từ đây đi hai ngày đến xã Bình-Gia thuộc Văn-Lang. Từ nơi nầy có hai đường đi khác nhau để đến huyện An-Việt. Ðường thứ nhứt đi một ngày từ Văn-Lang, xuyên qua rặng núi phía bắc huyện Hữu-Lũng, qua Quỉ-Môn Quan; thêm 40 lý đường bằng-phẳng, sau đó băng qua sông Xương, phía Nam Hữu-Lũng, kế tiếp đi xuống nam-ngạn của sông, trong một ngày tới huyện An-Ðồng. Từ huyện Thế-An đường xá bằngphẳng. Từ huyện An-Ðồng mất một ngày đường thì đến cầu trung-tâm chợ huyện An-Việt, phía bắc-ngạn của sông. Ðường thứ hai từ Văn-Lang đi một ngày rưỡi đường phía Tây ải Bình-Nhi, xuyên qua châu Vô-Ngạn; đây là một đường núi. Ði tiếp hai ngày đến huyện Tú-Nộng, đường bằng-phẳng. Từ đây đi một ngày rưỡi đường thì đến cầu Thị-Kiều, phía bắc huyện An-Việt, bên bờ bắc-ngạn thượng nguồn sông ThịKiều. Con sông nầy chảy phía Nam của sông Xương-Giang và xuyên qua trung-tâm huyện An-Việt; huyện này ở phía Nam của sông Thị-Kiều. Tất cả các đường đều tụ-tập nơi đây, và những con đường nầy đều có thể vậnchuyển quân-binh. Từ huyện An-Việt đi một ngày đường thì tới phủ Từ-Sơn, kế tiếp là đến huyện Ðông-Ngàn, huyện Gia-Lãm và các huyện khác. Sau đó qua sông Phú-Lường để vào đến Giao-Châu. Dựa trên các tài-liệu này, ta có thể kết-luận ải Bắc (hay ải Đại-Nam), tức con http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 9 sur 28

đường nối châu Văn-Uyên thuộc trấn Lạng-Sơn của Việt-Nam với châu Bằng-Tường bên Tàu, được mở ra trước triều nhà Nguyên. Tức trước năm 1257, là năm quân Nguyên-Mông đưa quân vào xâm-lăng nước ta. 3/ Ðường biên-giới pháp-lý ở Ðại-Nam Quan. Sau khi thiết-lập được nền hành-chánh thuộc-địa tại miền Nam, nền bảo-hộ tại miền Bắc, Pháp và Trung-Hoa đã thi-hành điều 3 của hiệp-ước Thiên-Tân để xác-định đường biên-giới Việt-Trung (Xem các chương 1, 2, 3 và 4). Xin lược-dịch lại đây tài-liệu đã dẫn trên của bác-sĩ Néis, một số chi-tiết về việc phân-định biên-giới xãy ra tại Ðại-Nam Quan, trong những ngày đầu tiên: « Vào lúc rời khỏi Ðồng-Ðăng để đi Nam-Quan họp thì chúng tôi nhận thấy trên đường đi, ở trên những đỉnh cao của đồi núi chắn Ðồng-Ðăng cho đến con đường dẫn đi Thất-Khê, vùng đất mà chúng ta cho rằng thuộc về An-Nam, quân-đội Trung-Hoa dàn ra mọi nơi, phất cờ nheo và cắm cờ khắp nẻo. Người chỉ-huy quân-đội của chúng ta bất-bình về việc dàn quân này nên gởi một viên sĩ-quan để đi nói chuyện với viên chỉ-huy quân-đội TrungHoa. Sau khi trình-bày, quân-đội nhà Thanh không tiến về phía trước nữa nhưng họ vẫn ở nguyên tại những vị-trí vừa chiếm. Chúng tôi dầu vậy cũng đi đến Nam-Quan. Ðội hộ-vệ cùng chúng tôi đi giữa quân lính nhà Thanh, hai bên đường đi có cắm nhiều cờ nheo. Vừa đến nơi ông Saint-Chaffray trình-bày việc này với Ủy-Ban Trung-Hoa, phản-đối việc xâm-lấn và tuyên-bố rằng chúng tôi chỉ có thể ngồi vào bàn họp khi mà quân-đội Trung-Hoa được rút về bên kia biên-giới. Những ủy-viên TrungHoa đầu tiên cho rằng họ không hiểu chi hết về những sự khiếu-nại của chúng tôi; nhưng sau đó, khi đã biết được sự việc, họ nói với chúng tôi rằng phía bên quân-đội đã tự-tiện làm việc này mà không thông-báo. Ông Li còn cho rằng việc xãy ra là do lòng nhiệt-thành bồng-bột của những viên võquan, họ muốn tạo một vinh-dự cho chúng tôi. Cuối cùng, những ủy-viên Tàu ra lệnh cho quân-đội rút về, việc rắc-rối xem như kết-thúc và chúng tôi bắt ngay việc thương-thảo. Cổng Nam-Quan ở trong một hẻm núi không sâu lắm, những ngọn núi thẳng đứng bao-bọc chung-quanh, có chiều cao độ 50 – 60 thước. Từ khi hòa-bình người Hoa đã xây lại cổng này bằng đá đẽo và nó được nối với những đồn phòng-thủ đóng vòng quanh trên những ngọn đồi bằng một bức tường xây bằng gạch. Các ủy-viên Trung-Hoa nhất-quyết đòi hỏi rằng cổng Nam-Quan và bức tường không phải là đường biên-giới, họ muốn ít nhất thêm vài thước đất hoang ở phía trước cổng. Mọi người đi xuống thực-địa, và vì sự nhượngbộ « long-trọng » cho nên sau đó chúng tôi không ngừng kháo với nhau về vụ này, hai bên thỏa-thuận là đường biên-giới đi theo con suối chảy phía dưới chân những ngọn đồi ở Nam-Quan. Và đó là việc mà tôi gọi là buổi họp đầu tiên của sự phân-định biên-giới, sáu tháng sau khi chúng tôi rời khỏi Pháp và 3 tháng sau khi đến Ðồng-Ðăng.” Tuy-nhiên, sự-việc đã không xãy ra như thế, có nghĩa là “biên-giới đi theo con suối chảy phía dưới chân những ngọn đồi ở Nam-Quan”. Bác-sĩ Néis cũng có viết, xa hơn, là trong lúc ký biên-bản, hai ủy-ban đã gặp nhiều khókhăn để thống-nhứt đường biên-giới đi qua nơi này. Việc này mâu-thuẫn, vì nếu biên-giới là dòng suối, thì công việc đâu có gì rắc-rối trong việc xácđịnh? Xin ghi lại lá thư (10) của tướng Berguis Desbords, viết ngày 4 tháng 3 năm 1889: “... De ce travail (abornement de la frontière), il résulte que la partie de la frontière attenant à la porte de Nam-Quan serait mal tracée sur la carte au 1/100.000 de la région de Lang-Son et de That-Khe, ci joint. D’après l’ancien chef du canton de Dong-Dang nommé Hoang Mai Trinh, la frontière, au lieu de se diriger de Nam-Quan droit à l’ouest, devait avoir une dirrection Sud, jusqu’à un kilomètre de Dong-Dang, puis, prusquement, remonter de ce point au Nord sur la porte de Ki-Lech. Le village de LangNien appartiendrait ainsi à la Chine. D’après le Docteur Néis, “la frontière devrait suivre le ruisseau qui passe à 150 mètres environ de la porte de Chine”. Je suppose qu’il s’agit toujour de la porte de Nam-Quan, à l’Est et à l’Ouest de la quelle la carte de la région au 1/100.000 accuse, en effet des cours d’eau, tandis qu’il n’en existe pas aux portes de Ki-Da et de Ki-Lech. Mais ce ruisseau passe à Dong-Dang, et je ne vois pas, en suivant cette carte, comment il pourrait servir de limite... ». Tạm dịch: “Từ việc phân-giới cho thấy phần biên-giới thuộc vùng NamQuan có thể vẽ không đúng trên bản-đồ 1/100.000 của vùng Lạng-Sơn và Thất-Khê kèm theo đây. Theo vị cựu tri-huyện Ðồng-Ðăng, tên Hoang Mai Trinh, thì đường biên-giới, thay vì đi thẳng từ Nam-Quan sang hướng Tây, thì phải đi về hướng Nam, cho đến khi cách Ðồng-Ðăng chừng 1 cây-số thì đi ngược lên lại phía Bắc tại cửa ải Ki-Lech (Cửa Lách). Làng có tên LungNien (Lũng-Ngọ, còn viết là Lộng-Diêu) vì thế có thể thuộc về Tàu.

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 10 sur 28

Theo ông Bác-Sĩ Néis, “đường biên-giới phải theo con suối cách cổng Tàu khoảng 150 thước.” Tôi giả-sử cổng nầy là cổng Nam-Quan, phía Ðông và phía Tây cổng này, trên bản-đồ 1/100.000 thì cho thấy có sông suối, nhưng tại các cửa Ki-Da (cửa Du) và Ki-Lech (Cửa Lách), theo bản-đồ, thì không có. Nhưng con suối đó chảy qua Ðồng-Ðăng, tôi không hiểu được, theo bảnđồ này, thì làm sao mà con suối đó có thể dùng để làm biên-giới... » Sự hiện-hữu của lá thư trên là vì các phe quân-đội muốn vẽ bản-đồ, viênchức trách-nhiệm việc này là tướng Berguis Desbords, đã không tìm thấy biên-bản phân-định. Những người này phải đọc lại bút ký của bác-sĩ Néis để biết đường biên-giới nơi đây được xác-định thế nào. Nhưng họ đã không tìm thấy dòng suối nào chảy dưới chân những ngọn đồi ở ải Bắc, cách cổng Nam-Quan khoảng 150 mét. Vì thế bài bút-ký của bác-sĩ Néis thiếu chínhxác. Tờ biên-bản quan-trọng phân-định vùng Nam-Quan do ông St-Chaffray ký với các viên quan Tàu, phía người Pháp đã bị thất-lạc. Các ủy-viên phụ-trách phân-giới Pháp phải liên-lạc với nha Tổng-Lý (bộ Ngọai-Giao nhà Thanh) xin lại bản sao để thực hiện việc cắm mốc. Tương-tự đã xảy ra như biên-bản phân-định từ Trúc-Sơn đến ải Chí-Mã. Nhưng bản sao biên-bản phân-giới vùng Nam-Quan cũng không tìm thấy tại CAOM Văn-Khố Hải-Ngoại, AixEn-Provence, Pháp-Quốc. Và biên-bản nầy đã được người viết tìm ra tại vănkhố bộ Ngoại-Giao Pháp(11). Nguyên-văn như sau: Procès-verbal N° 4 La Commission de Délimitation Franco-Chinoise a reconnu, le sept avril mil huit cent quatre-vingt-six, qu’à partir du point situé à cent mètres en avant de la Porte de Nam-Quan, sur la route de Nam-Quan à ÐồngÐăng, la frontière remonte à l’Ouest jusqu’au sommet de la montagne rocheuse sur lequel est situé le fort marqué A sur le croquis ci-joint, suit à partir de ce fort le haut de la muraille rocheuse qui domine la route de Ðồng-Ðăng jusqu’au point marqué B sur le croquis. Ce point B se trouve à l’endroit où le sentier qui, se détachant de la route de ÐồngÐăng à Nam-Quan, conduit au village de Lung-Ngieu, coupe la muraille rocheuse. Elle suit ensuite ce même chemin jusqu’au la Porte du village de Lung-Ngieu. A partir de cette Porte elle reprend le haut des rochers qui contournent le cirque du village de Lung-Ngieu pour arriver à un point marqué C. Du point C elle se dirige à l’Ouest jusqu’à la Porte de Kida. Tạm dịch: Biên-bản số 4. Ủy-Ban Pháp-Hoa Phân-Ðịnh Biên-Giới nhìn-nhận, nhằm ngày bẩy tháng tư năm một ngàn tám trăm tám mươi sáu, từ một điểm được xácđịnh cách cổng Nam-Quan 100 thước trên đường từ Nam-Quan về Ðồng-Ðăng, đường biên-giới theo hướng Tây đi lên đến đỉnh ngọn núi đá mà trên đó có một đồn-binh được đánh dấu là điểm A ở trên sơ-đồ kèm theo đây, sau đó đường biên-giới đi từ điểm nầy theo đỉnh cao của bức tường núi đá nhìn xuống con đường Ðồng-Ðăng cho đến điểm B đánh dấu trên sơ-đồ. Ðiểm B là điểm mà con đường mòn - đường mòn nầy là một nhánh rẽ của con đường Ðồng-Ðăng đi Nam-Quan - dẫn đi đến làng Lũng-Ngọ cắt bức tường núi đá. Ðường biên-giới theo con đường mòn nầy cho đến Cổng làng Lũng-Ngọ. Từ cổng nầy đường biêngiới đi lên ngọn rặng núi đá bọc quanh thung-lũng của làng Lung-Ngieu để đi đến điểm C. Từ điểm C đường biên-giới đi về hướng Tây cho đến cửa Du. .... Nhờ biên-bản này, nhiều vấn-đề đã sáng tỏ. So-sánh với biên-bản tổng-hợp (12)ký-kết giữa đại-tá Galliéni và ông tri-phủ Long-Châu tên Thái Hy Bân ngày 19 tháng 6 năm 1894, cột mốc tại NamQuan được ghi-nhận như sau: Mang số 18, cắm trên đường Nam-Quan về Ðồng-Ðăng, cách cổng Nam-Quan 100 mét. Như thế cột mốc tại Nam-Quan đã được cắm hoàn-toàn phù-hợp với tinhthần công-ước 1887. Ðường biên-giới pháp-lý tại Nam-Quan vì thế cắt ngang con đường từ cổng Nam-Quan về Ðồng-Ðăng, cách cổng này 100 mét.

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 11 sur 28

Hình trên : Cổng Đại-Nam, nhìn từ Trung-Hoa. Cổng này xây sau 23-2-1885 (là ngày cổng cũ bị tướng Négrier đánh sập). 4/ Việt-Nam có mất ải Nam-Quan ? Theo tài-liệu của CSVN tố-cáo Trung-Cộng lấn đất và lời tuyên-bố của ThứTrưởng Bộ Ngoại-Giao Lê Công Phụng, biên-giới tại đây đã dời về phía Nam ít nhất 200m. Như đã phân-tích, quan-niệm ải của ta là đoạn đường hẹp, thí-dụ như ải Chi-Lăng, rõ ràng nguyên cả ải Ðại-Nam đã bị CSVN dâng cho Tàu ! Nhưng trên thực-tế đất mất tại đây còn nhiều hơn thế. Dựa trên bản-đồ “Khu-Vực Nam-Quan 249 C” (13), tức bản-đồ phân-giới giữa CSVN và Trung-Cộng, ta có thể kết-luận rằng vùng ải Ðại-Nam có những thiệt-hại cho phía Việt-Nam. Nếu ta so-sánh bản-đồ 249 C (tạm tin rằng đây là bản-đồ thật) với bản-đồ 1/50.000 và 1/100.000 của Nha Ðịa-Dư Ðông-Dương hiện đang tồn-trữ tại Văn-Khố Ðông-Dương, thuộc Trung-Tâm Văn-Khố Hải-Ngoại Pháp, AixEn-Provence (CAOM), ta thấy ngay rằng các cột mốc 16, 17 và 18 đã bị thay chỗ. Bản-đồ 249 C, nếu không bị rọi lớn, có thể có tỉ-lệ là 1/20.000. Một phút, tương-ứng chiều dài một ô vuông trên bản-đồ, là 1853 m, tức một dặm (nếu theo qui-ước Greenwich). So-sánh, ta thấy toàn vùng núi-non đá vôi phía Bắc Ðồng-Ðăng, về phía tay trái con đường từ Ðồng-Ðăng lên ải ÐạiNam, đã thuộc về Tàu. Ðường biên-giới theo bản-đồ 249 C đi sát ÐồngÐăng, có thể chỉ cách chỉ dưới trăm thước, trong khi đường biên-giới theo các bản-đồ của sở Ðịa-Dư Pháp thì điểm gần nhất (cột mốc 16) cách ÐồngÐăng ít nhất là 1000 m, theo hướng Tây-Bắc. Toàn ải Ðại-Nam cụ-thể đã bị mất và Việt-Nam còn mất luôn rặng núi đá về phía trái của ải. Ðường biên-giới theo công-ước 1887 cắt con đường tại điểm cách cổng Nam-Quan 100 thước. Theo bản-đồ 249 C thì từ Hữu-Nghị Quan đến biêngiới phía Nam khoảng 300 thước. Nhưng Hữu-Nghị Quan chưa chắc là cổng Ðại-Nam như đã ghi trong biên bản cắm mốc. Cổng Ðại-Nam được xây dưới triều Gia-Tĩnh, nhà Minh. Cổng này bị giật sập ngày 23 tháng 2 năm 1885, xây lại từ khoảng thời-gian này đến tháng 4 năm 1886, nhưng không biết có xây đúng ở vị-trí cũ hay không. Hữu-Nghị Quan là cái nhà mái vòm tròn, chỉ mới xây dưới thời Mao Trạch Ðông. Như thế, đường biên-giới cách cổng Nam-Quan có thể tới 500 thước. Riêng khu đường sắt thì đường biên-giới trũng xuống phía Nam khoảng 150 thước. (Xem các bản-đồ). (trích từ chương 8 trong sách Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 Lịch-Sử Thành-Hình và Những Tranh-Chấp) Số-lượng sách in giới-hạn, chỉ phổ-biến trong thân-hữu. Quí-vị độc-giả muốn có sách liên-lạc Email với tác-giả qua địa-chỉ : [email protected] . Giá bán : tại Châu-Âu là 28 Euros (cộng thêm bưu-phí 8 Euros), Hoa-Kỳ là 32 $US (cộng thêm bưu-phí 13$US). ************ Ghi Chú: (1)Xem thêm chương 3. (2)Tài-liệu Trung-Tâm Văn-Khố Hải-Ngoại, CAOM, Aix-en-Provence. (3)idem. (4)Theo bút-ký « De Hanoi à la Frontière du Quangsi » của M. Aumotte, CAOM, Br 1156 C. (5)Thi-Ca Việt-Nam Hiện-Ðại 1880-1965, trang 36-37, quyển 1, tác-giả Trần Tuấn Kiệt, cơ-sở xuất-bản Ðại-Nam, không đề năm xuất-bản. (6)Dịch-giả Phương-Ðình Ðịa Dư Chí có lẽ đã viết thêm chữ Ải trước chữ «

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 12 sur 28

Nam-Quan ». Theo người Hoa thì các từ «Quan, Ải, Ca » đều có cùng một nghĩa là cửa thông-thương có canh gác. Theo ngu ý phải viết là ải Nam hay ải Đại-Nam. Nếu viết Nam Quan hay Ðại-Nam Quan thì không có chữ « ải » phía trước. (7)Nguyễn Văn Siêu, Phương-đình địa dư chí, nxb Van-Hóa Thông-Tin, HàNội 2001, tr 451. (8)Sđd, tr 180. (9)tài-liệu CAOM (10)tài-liệu phân-giới, CAOM (11)hai biên-bản phân-định biên-giới, từ ải Chí-Mã đến Nam-Quan và từ Nam-Quan đến Bình-Nhi Quan và hai bản-đồ liên-hệ, đã tìm thấy ở VănKhố bộ Ngoại-Giao Pháp-Quốc. (12)tài-liệu CAOM. (13)bản-đồ nầy do ông Nguyễn Ngọc Giao công-bố trên web site của báo Diễn-Ðàn.

Việc « bán đất và nhượng biển » của đảng CSVN là sự thật Nghiên-cứu vấn-đề " bán đất và nhượng biển" của đảng CSVN. Trương Nhân Tuấn Vấn-đề Việt-Nam mất đất và biển cho Trung-Hoa do hậu-quả của các Hiệp-Ước ký năm 1999 và năm 2000 là một sự thật. Từ năm 2001, đã có nhiều người trong nước viết bài lên tiếng tố-cáo CSVN đã « bán đất và nhượng biển » cho Tàu. Những lời tố-cáo này hoàn-toàn hợp-lý vì nội-dung các bài viết đã dựa phần lớn lên thực-tế. Tiếng nói của những người viết ở trong nước biểu-lộ trước hết tình-cảm yêu nước nồng-nàn, nhưng đồng-thời bộc-lộ sau đó lòng can-đảm vô-biên. Hầu hết những người lên tiếng viết về biên-giới đều bị nhà-nước CSVN bắt bỏ tù như Lê Chí Quang, Trần Khuê, Nguyễn Vũ Bình v.v.. Anh Nguyễn Vũ Bình bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản-chế ngày 31 tháng 12 năm 2003. Người viết bài này sẽ chứng-minh việc « bán đất và nhượng biển » của đảng CSVN là sự thật, bằng cách so-sánh đường biên-giới Việt-Trung theo Hiệp-Ước Biên-Giới 1999 (HUBG 1999) với đường biên-giới theo CôngƯớc 1887, cũng như so-sánh tài-liệu của CSVN công-bố năm 1979 với các « đoạn biên-giới theo đường đỏ » của HUBG 1999. Lời chứng-minh này thay lời biện-hộ cho những người yêu nước hiện còn đang trong vòng tù-tội vì đã dám nói lên sự-thật về lãnh-thổ quốc-gia.

I. Phương-pháp so-sánh Để tiện việc so-sánh, đường biên-giới sẽ được chia làm ba vùng : QuảngĐông[1], Quảng-Tây và Vân-Nam như đường biên-giới đã được xác-định do Công-Ước Pháp-Thanh 1887. Vùng tiếp-giáp Vân-Nam, nhờ có các biên-bản phân-giới do Ðại-Tá Pennequin[2] thiết-lập, vùng này có thể so-sánh dễ-dàng. Vùng Quảng-Tây, tài-liệu thiếu-sót vì thất-lạc. Ðại-Tá Galliéni[3] có lập biên-bản phân-giới nhưng không mô-tả hướng đi của đường biên-giới. Các biên-bản phân-định 1887 thì chỉ có biên-bản của ông De St Chaffray[4] là có giá-trị. Mặt khác, nội-dung mơ-hồ của Hiệp-Ước Biên-Giới 1999 làm cho đoạn này khó sosánh. Tuy-nhiên, hai bản tường-trình của Trung-Úy Querette[5] và Trung-Úy Détrie[6], hai nhân-viên thuộc ủy-ban phân-giới, đã ghi lại tóm-tắt tình-trạng đường biên-giới. Vì vậy hai bản tường-trình này cũng có một giá-trị nhứtđịnh. Ông Quérette phụ-trách đoạn từ Lũng-Ban đến Vân-Nam, ông Détrie phụ-trách đoạn Lũng-Ban đến Ðèo-Lương. Người ta có thể dựa lên các bản tường-trình để bổ-túc cho việc xác-định vị-trị các cột mốc (thí-dụ cột mốc 53 thác Bản-Giốc). Nhật-ký phân-giới của Ðại-Tá Servière[7], sau đó Ðại-Tá Galliéni tiếp-tục, cho chúng ta những chi-tiết quí-giá, thí-dụ vị-trí cột mốc tại http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 13 sur 28

núi Khấu-Mai mà biên-bản phân-giới đã không ghi rõ. Ðoạn biên-giới Quảng-Ðông tương-đối ngắn, biên-giới phần lớn là con sông, các biên-bản do Chiniac De Labastide[8] và Galliéni lập rõ-ràng, việc so-sánh không khó. Ðiều quan-trọng, hiện nay tại Văn-Khố Hải-Ngại Pháp tại Aix-En-Provence (CAOM), ngoài hồ-sơ phân-định biên-giới 1887-1897 đã được trình-bày ở các chương trước[9], một số bộ bản-đồ 1/50.000 và 1/100.000 vẫn còn được giữ nguyên-vẹn. Hiệp-ước Lào-Việt 1977 phân-định căn-bản trên bộ bản-đồ SGI xuất-bản năm 1948. Việc so-sánh cụ-thể đường biên-giới sẽ dễ-dàng và có thể thực-hiện bất-kỳ lúc nào mà bản-đồ của HUBG 1999 công-bố. Theo HUBG 1999, biên-giới vùng Vân-Nam từ giới-điểm số 1 đến giớiđiểm số 21. Vùng Quảng-Tây từ giới-điểm 22 đến giới-điểm 52. Phần còn lại thuộc biên-giới Quảng-Ðông[10]. Ở những nơi có thể so-sánh, ta thấy hai đường biên-giới có một số khác biệt.

II. Những điểm khác biệt theo nội-dung của các Công-Ước :

Giới điểm số 1 : đỉnh Khoan-La Sơn, là giao-điểm 3 biên-giới Trung-Hoa – Lào - Việt-Nam. Ðiểm này không trùng-hợp với giới-điểm theo Hiệp-Ước Lào-Việt. HUBG 1999 : « Giới điểm số 1 ở điểm có độ cao 1875 của núi Khoan La San (Thập Tầng Đại Sơn), điểm này cách điểm có độ cao 1439 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1691 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,70 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1208 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,00 km về phía Nam. ». Hiệp-Ước Việt-Lào[11] : « Khởi đầu từ điểm có tọa-độ 110 G 89’ 03’’ – 24 G 89’ 06’’, điểm này cách điểm cao 1865 – Khoan La San (có kýhiệu điểm tam-giác) khoảng 120 m (một trăm hai mươi mét) về phía Bắc Tây Bắc, đường biên-giới đi hướng Đông Nam theo sống núi đến điểm cao 1850 (có ký-hiệu điểm tam-giác) ; rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi Y Ma Ho, trở lại hướng Đông Nam theo sống núi San Cho Kay ... »

Giới điểm số 3 : Sông Nậm-Xí-Lùng, HUBG 1999 xác-định sông này là đường biên-giới. Nhưng theo bản-đồ CUBG 1887 do August Pavie thiết-lập năm 1893, sông này thuộc về Việt-Nam và cách biên-giới khoảng vài cây số.

Giới điểm số 6 : Ðường biên-giới 1887 « gặp sông Thiên-Hà » trong khi ở HUBG 1999 « gặp nhánh suối không tên ». Ðường biên-giới HUBG 1999 mô-tả : « xuôi sông Bá-Kết rồi xuôi theo suối Lũng Pô (Hồng Nham) và hạ lưu của nó, hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông này với sông Hồng, từ đó đường biên giới xuôi sông Hồng, hướng Đông Nam đến hợp lưu sông Hồng với sông Nậm Thi (Nam Khê), tiếp đó ngược sông Nậm Thi (Nam Khê), hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông Nậm Thi (Nam Khê) với sông Bá Kết (Bá Cát), rồi ngược sông Bá Kết (Bát Tự), hướng chung là hướng Bắc đến hợp lưu sông này với một nhánh suối không tên, sau đó ngược nhánh suối không tên đó, hướng Bắc đến giới điểm số 7. » CUBG 1887 : « Từ hợp-lưu sông Long-Bác với sông Hồng, đường biên giới theo trung-tuyến sông Hồng cho đến hợp-lưu của sông này với sông Nam-Tây (Nam Tây Hà 南 洗 HUBG 河 1999 ghi là sông Nam-Khê, chú-thích tg), sau đó đường biên-giới theo sông Nam-Tây cho đến hợp-lưu giữa nó với sông Bá-Kết (Bá Kết Hà 垻 結), 河 đường biên-giới đi ngược sông Bá-Kết cho đến hợp-lưu giữa nó với con sông có tên Thiên (Thiên Hà 千 河 ), sau đó theo Thiên-Hà cho đến điểm mà con sông nhỏ này bị cắt ngang do con đường từ Cốc-Phương (谷 方 ) đến Lão-Ao-Trang (老 凹 ), tức là cách làng Cốc-Phương 900 thước.[12] »

Giới điểm số 8 : Có sự khác biệt về hợp-lưu hai con sông Chảy và Namhttp://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 14 sur 28

Len (Ðông Nhai Hà) theo CUBG 1887, với hợp-lưu của hai con sông Chảy và sông Xiao-Bai theo HUBG 1999. HUBG 1999 « Từ giới điểm số 8, đường biên giới xuôi sông Xanh (Qua Sách), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu sông này với sông Chảy, rồi ngược sông Chảy, hướng chung Đông Nam, đến giới điểm số 9. Giới điểm này ở hợp lưu sông Chảy với sông Xiao Bai… ». CUBG 1887 : « Từ điểm chấm dứt đoạn biên-giới thứ nhứt trên sông QuaSách (Qua Sách Hà 戈 索 河 ), đường biên giới từ điểm này xuôi dòng chảy cho đến hợp-lưu với sông Chảy (Hắc Hà 黑 河 ), đường biên-giới rời sông Qua-Sách bắt qua sông Chảy, đi ngược sông cho đến điểm hợp-lưu với sông Nam-Len (Ðông-Nhai Hà 銅 街 河)[13]. »

Giới điểm số 9 : Ðường biên-giới 1999, ngoài khoảng « theo đường đỏ » bị thay đổi, còn sai biệt là không theo sông Qua-Nhai như CUBG 1887. HUBG 1999 « Từ giới điểm số 9, đường biên giới rời sông, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 741 đến điểm có độ cao 1326, sau đó theo đường phân thủy giữa các nhánh của sông Chảy đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh của sông Xiao Bai đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1681, 1541, 1716, 2002, 1964, đỉnh núi không tên (Đại Nham Động) đến điểm có độ cao 1804, từ đó, theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 1623, sau đó theo đường phân thủy giữa suối Nàn Xỉn trong lãnh thổ Việt Nam và sông Xiao Bai trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1638 đến điểm có độ cao 1661, rồi theo khe, hướng Đông Bắc xuống giữa suối Hồ Pả, tiếp đó xuôi suối này đến hợp lưu suối này với một nhánh khác của nó, rồi rời suối bắt vào sống núi, rồi theo sống núi hướng Tây - Tây Bắc, qua điểm có độ cao 1259 đến giới điểm số 10. » CUBG 1887 : « Ðường biên-giới sau đó lên bộ theo hướng Ðông-Bắc, trước hết theo đường phân-thủy chia thung-lũng sông Chảy với thung-lũng sông Nam-Len (Ðông-Nhai Hà), sau đó theo đường phân-thủy chia thunglũng sông Nam-Tùng (Nam Tùng Hà 南 松 ) và 河 sông Qua-Nhai (Qua Nhai Hà戈 街 ). 河 Ðường biên-giới xuống đột-ngột để bắt vào sông Qua-Nhai, tại điểm cách hợp-lưu sông này với sông Nam-Bắc Hà (南 北 ) khoảng 河 300 thước, đi ngược sông cho đến giao-điểm của sông này với đường từ Bảo-Lương Nhai (保良 街 ) đến Ðại Mao Thảo Pha (大 茅 草 )[14]. 坡»

III. Tìm hiểu các đoạn « biên-giới theo đường đỏ » Ở các giới điểm 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 21, 22, 24, 26, 27, 31, 34, 35 (thác Bản-Giốc), 36, 39, 42 (Khấu-Mai Lĩnh), 43, 44, 47, 48, 49 (Ðại-Nam Quan), 50, 51, 54 (Trình-Tường) đường biên-giới có thay đổi (theo đường đỏ). Ở những nơi « đường biên-giới theo đường đỏ trên bản-đồ đính kèm » thì không thể kiểm-chứng vì các « bản-đồ đính kèm » chưa được CSVN côngbố. Ngoại trừ vùng Ðại-Nam Quan, bản-đồ mang số 249 C và vùng thác Bản-Giốc, bản-đồ mang số 186 C[15]. Các giới-điểm cũng rất khó kiểm-chứng, mặc dầu đã được mô-tả cao-độ, khoảng-cách với các cao-điểm khác chung-quanh, nhưng không thể nhậndiện nếu không có bản-đồ không-ảnh chụp ba chiều. Tuy-nhiên, nếu đọc nguyên-văn lời tố-cáo của CSVN trước dư-luận quốc-tế năm 1979, về những vụ Trung-Cộng lấn đất từ năm 1954 đến nay, một số nghi-vấn sẽ được giảitỏa. Các đoạn biên-giới « theo đường đỏ » thực ra là những đoạn biên-giới đã được sửa-chữa vì bị Trung-Cộng lấn-chiếm. HUBG 1999 có thể nhằm mụcđích chính-thức-hóa việc chiếm đất của Trung-Cộng. Người ta cho rằng CSVN « bán đất, nhượng biển » vì thế đều có căn-cứ. Nguyên-bản tài-liệu này được chụp hình ở trong chương 9 phụ-lục. Tài-liệu có tựa-đề : « Tìnhhình Trung-Quốc lấn chiếm lãnh-thổ Việt-Nam từ năm 1954 đến nay. »[16] Nguyên-văn các đoạn liên-hệ đến « biên-giới theo đường đỏ » như sau :

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 15 sur 28

1/ Từ xâm-canh, xâm-cư đến xâm-chiếm đất. Lợi-dụng đặc-điểm là núi-sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhândân hai bên biên-giới vốn có quan-hệ họ-hàng, dân-tộc, phía Trung-Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh-thổ Việt-Nam để làm ruộng, làm nương, rồi định-cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm-quyền Trung-Quốc ngang-ngược coi những khu-vực đó là lãnh-thổ Trung-Quốc. Khu-vực Trình-Tường thuộc tỉnh Quảng-Ninh là một thí-dụ điển-hình cho kiểu lấn-chiếm đó. Khu-vực này được các văn-bản và các bản-đồ hoạch-định và cắm mốc xác-định rõ-ràng là thuộc lãnh-thổ Việt-Nam: đường biên-giới lịch-sử tại đây đi qua một dải núi cao, chỉ rõ làng TrìnhTường và vùng chung-quanh là lãnh-thổ Việt-Nam. Trên thực-tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình-Tường, những người dân Trung-Quốc sang quá-canh ở Trình-Tường đều đóng thuế cho nhà đươngcục Việt-Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung-Quốc tìm cách nắm số dân sang làm ăn ở Trình-Tường bằng cách cung-cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải, và nhiều hàng khác, đưa họ vào công-xã Ðồng-Tâm thuộc huyện Ðông-Hưng, khu tự-trị Choang - Quảng-Tây. Nhà đương-cục Trung-Quốc ngiễm-nhiên biến một vùng lãnh-thổ Việt-Nam, dài 6 km, sâu hơn 1.300 m thành sở-hữu tập-thể của một công-xã Trung-Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt-Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh-sống ở Trình-Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện-thoại, tự cho phép đi tuần-tra khu-vực này, đơn-phương sửa lại đường biên-gới sang đồi Khâu-Thúc của Việt-Nam. Tiếp đó họ đã gây ra rất nhiều vụ hành-hung, bắt cóc công-an vũ-trang Việt-Nam đi tuần-tra theo đường biên-giới lịch-sử và họ phá-hoại hoa-mầu của nhân-dân địa-phương. Trình-Tường không phải là một trường-hợp riêng-lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung-Quốc tranh-lấn với thủ-đoạn tương-tự như xã Thanh-Loa, huyện Cao-Lộc (mốc 25,26,27) ở Lạng-Sơn, Khẳm-Khau (mốc 17-19), ở Cao-Bằng, Tả-Lũng, Làn-Phù-Phìn, Minh-Tân (mốc 14) ở Hà-Tuyên, khu-vực xã Nam-Chay (mốc 2-3) ờ Hoàng-Liên-Sơn với chiều dài hơn 4 Km, sâu hơn 1 Km; diện-tích hơn 300 héc-ta. Có thể nói đây là một kiểu chiếm đất một cách êm-lặng.

Biên-giới vùng Trình-Tường, hiện nay có tranh-chấp, tương-ứng các cột mốc 30, 31, 32 của CUBG 1887, được xác-định qua biên-bản 21 tháng 12 năm 1893 : «La frontière suivra ensuite le cours de ce même affluent jusqu’à son intersection avec le ruisseau qui prend sa source à 500 mètres de 呈 祥 (en annamite Trinh Tuong, en chinois Tcheng Siang) elle suivra ce ruisseau depuis cette intersection jusqu’à sa source de là, elle se dirigera par des lignes droites jusqu’à 北 崗(en annamite Bac Cuong Aï, en chinois Pé Kang Aï), passant par les sommets 675, 812 et 746 qui se trouvent au N.O. de Trinh Tuong. Le village de Trinh Tuong appartient à l’Annam ceux de 衞 慙(en annamite Vệ Tàm, en chinois Shu Tsan) et de 矯 曹 (en annamite Kiểu-Tào, en chinois Kiao Tsao) à la Chine. » Ðường biên-giới sau đó là cũng là phụ-lưu nói trên cho tới giao điểm của sông này với con suối mà nguồn của nó cách Trịnh-Tường 呈 祥(TchengSiang) 500 m ; đường biên-giới theo dòng suối này từ giao-điểm cho tới nguồn của nó. Tại đây đường biên-giới theo những đường thẳng cho tới BắcCương Ải 北 崗 , đi ngang qua các đỉnh 675, 812 và 746 về phía Tây-Bắc Trịnh-Tường. Làng Trịnh-Tường thuộc về Việt-Nam ; các làng Vệ-Tàm 衞 慙( Shu-Tan) và Kiểu-Tào 矯 曹 (Kiao Tsao) thì thuộc về Trung-Hoa. » Biên-bản đã xác-định rõ rệt làng Trình-Tường thuộc về Việt-Nam. Biêngiới tại đây được xác định là những đường thẳng nối các đỉnh cao 675, 812 và 746. Các đỉnh này ở về phía Tây-Bắc Trình-Tường. Ðây là đoạn « biên-giới theo đường đỏ » gần mốc giới 54 của HUBG 1999. Vì chưa biết được hình-dạng « đường đỏ » phân-chia vùng này thế nào nên không thể kết-luận. Theo tài-liệu thì có tới 40 vùng như thế trên biêngiới. Người thông-hiểu tình-hình trong nước nói rằng Việt-Nam mất 750km² đất. Biên-giới xã Thanh-Loa, huyện Cao-Lộc, Lạng-Sơn bị lấn ở đoạn Bản-

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 16 sur 28

Phiêu Ngoại Sách (cột mốc 25), Pháp-Ca Sơn (26), Bộ-Tác Sơn (27). Vùng này tương-ứng với đoạn « biên-giới theo đường đỏ » ở mốc giới 50. Vùng Khảm-Khau (cột mốc 17 Canh-Hoa Ải 19 Lũng-Dương Ca) CaoBằng, tương-ứng vùng « đường đỏ » thuộc giới-điểm 44 của HUBG 1999. Ðoạn các giới-điểm 46, 47, 48 và 49 thuộc đoạn biên-giới từ Bình-Nhi Quan đến Ðại-Nam Quan.

2/ Lợi-dụng việc xây-dựng các công-trình hữu-nghị để đẩy lùi biêngiới sâu vào lãnh-thổ Việt-Nam. Năm 1955, tại khu-vực Hữu-Nghị Quan, khi giúp Việt-Nam khôi-phục đoạn đường sắt từ biên-giới Việt-Trung đến Yên-Viên, gần Hà-Nội, lợidụng lòng tin của Việt-Nam, phía Trung-Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lãnh-thổ Việt-Nam trên 300m so với đường biêngiới lịch-sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên-giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính-Phủ Việt-Nam Dân-Chủ CộngHòa đã đề-nghị chính-phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều-chỉnh lại điểm nối ray cho phù-hợp với đường biên-giới lịch-sử nhưng họ một-mực khước-từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn-bộ vấn-đề biên-giới thì sẽ xem-xét. Cho đến nay họ vẫn trắng-trợn ngụy-biện rằng khu-vực hơn 300m đường sắt đó là đất Trung-Quốc với lập-luận rằng “không thể có đường sắt nuớc này đặt trên lãnh-thổ nước khác”. Cũng tại khu-vực này, phía Trung-Quốc đã ủi nát mốc biên-giới số 18 nằm cách cửa Nam-Quan 100m trên đường Quốc-Lộ để xóa vết-tích đường biên-giới lịch-sử, rồi đặt cột mốc ki-lô-mét 0 đường bộ sâu vào lãnh-thổ Việt-Nam trên 100m, coi đó là vị-trí đường quốc-giới giữa hai nước ở khu-vực này. Như vậy, họ đã lấn-chiếm một khu-vực liên-hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo-Lâm, huyện Văn-Lãng, tỉnh Lạng-Sơn của ViệtNam, dài 3.100km (có lẽ ghi sai, m chứ không thể km, chú-thích của tácgiả) và vào sâu đất Việt-Nam 0,500 km. Năm 1975, tại khu-vực mốc 23 (xã Bảo-Lâm, huyện Văn-Lãng, tỉnh Lạng-Sơn), họ định diễn lại thủ-đoạn tương-tự khi hai bên phối hợp đặt ống dẫn dầu chạy qua biên-giới: phía Việt-Nam đề-nghị đặt điểm nối ống dẫn dầu đúng đường biên-giới, họ đã từ-chối, do đó bỏ dở công-trình này. Khi xây-dựng các công-trình cầu-cống trên sông, suối biên-giới, phía Trung-Quốc cũng lợi-dụng việc thiết-kế kỹ-thuật làm thay đổi dòng chảy của sông, suối về phía Việt-Nam, để nhận đường biên-giới có lợi cho phía Trung-Quốc. Các cầu ngầm Hoành-Mô thuộc tỉnh Quảng-Ninh được Trung-Quốc giúp xây-dựng vào năm 1968. Một thời-gian dài sau khi cầu được xâydựng xong, hai bên vẫn tôn-trọng đường biên-giới ở giữa cầu; vật-liệu dựtrữ để sửa-chữa cầu sau nầy cũng được đặt ở mỗi bên với số-lượng bằng nhau tính theo đường biên-giới ở giữa cầu. Nhưng do Trung-Quốc có sẵn ý-đồ chỉ xây một cống nước chảy nằm sát bờ Việt-Nam nên lưu-lượng dòng chảy đã chuyển hẵn sang phía Việt-Nam, từ đó phía Trung-Quốc dịch đường biên-giới trên cầu qua sang đất Việt-Nam. Thủ-đoạn như vậy cũng thực-hiện đối với cầu ngầm Pò-Hèn (Quảng-Ninh), đập Ái-Cảnh (Cao-Bằng), cầu Ba-Nậm-Cúm (Lai-Châu)...

Ðoạn « biên-giới theo đường đỏ » vùng Ðại-Nam Quan tương-ứng mốcgiới 49.

3/ Ðơn-phương xây-dựng các công-trình ở biên-giới lấn sang đất Việt-Nam. Trên đoạn biên-giới đất liền cũng như các đoạn biên-giới đi theo sông-suối, tại nhiều nơi, phía Trung-Quốc đã tự-tiện mở rộng xâydựng các công-trình để từng bước xâm-lấn đất. Tại khu-vực cột mốc 53 (xã Ðàm-Thủy, huyện Trùng-Khánh, tỉnh CaoBằng) trên sông Qui-Thuận có thác Bản-Giốc, từ lâu là của Việt-Nam và chính-quyền Bắc-Kinh cũng đã công-nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung-Quốc đã huy-động trên 2.000 người kể cả lực-lượng vũ-trang lập-thành hàng rào bố-phòng dày-dặc bao-quanh toàn-bộ khu-vực http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 17 sur 28

thác Bản-Giốc thuộc lãnh-thổ Việt-Nam, cho công-nhân cấp-tốc xây-dựng một đập kiên-cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên-giới, làm việc đã rồi, xâm-phạm lãnh-thổ Việt-Nam trên cồn Pò-Thoong và ngangnhiên nhận cồn này là của Trung-Quốc. Các thị-trấn Ái-Ðiểm (đối-diện với Chi-Ma, Lạng-Sơn), Bình-Mãng (đối-diện Sóc-Giang, Cao-Bằng) vốn đã nằm sát các mốc-giới 43 và 114, lại ngày càng được phía Trung-Quốc mở rộng ra lấn sang đất Việt-Nam từ hàng chục đến đến hàng trăm mét với công-trình nhà-cửa, trường-học, khu-phố ... Bằng cách tổ-chức lâm-trường, trồng cây gây rừng, làm đường chắn lửa, đặt hệ-thống điện cao-thế, điện-thoại lấn vào lãnh-thổ Việt-Nam, TrungQuốc đã biến nhiều vùng đất khác của Việt-Nam thành đất của TrungQuốc.

Ðoạn ải Chí-Mã (Ải-Ðiếm Ải Khẩu, không phải Ái-Ðiểm) là cột mốc 44, không phải cột 43. Cột mốc 43 có tên Ðạo-Nê Sơn. Ðoạn này tương-ứng « đường biên-giới theo đường đỏ » cận mốc-giới 51. Cột mốc 114 ở CaoBằng có tên Bình-Mãng Ải Khẩu. Ðoạn thác Bản-Giốc « theo đường đỏ » ở khoảng mốc-giới 35.

4/ Từ mượn đất của Việt-Nam đến biến thành lãnh-thổ của TrungQuốc. Ở một số địa-phương, do địa-hình phức-tạp, điều-kiện sinh-hoạt của dân-cư Trung-Quốc gặp khó-khăn, theo yêu-cầu phía Trung-Quốc, ViệtNam đã cho Trung-Quốc mượn đường đi lại , cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy của, đặt mồ-mả... trên đất Việt-Nam, họ đã dần-dần mặc-nhiên coi những vùng đất mượn này là đất Trung-Quốc. Khu-vực Phia-Un (mốc 9495) thuộc huyện Trà-Lĩnh, tỉnh Cao-Bằng là điển-hình cho kiểu lấn-chiếm này. Tại đây, mới đầu phía Trung-Quốc mượn con đường mòn, rồi tự ý mở rộng mặt đường để ô-tô đi lại đuợc vào khu-vực mỏ của Trung-Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập làng bản mới. Dựa vào thực-tế đó, từ 1956 họ không thừa-nhận đường biên-giới lịch-sử chạy trên đỉnh núi Phia-Un mà đòi biên-giới chạy xa về phía Nam con đường, sâu vào đất Việt-Nam trên 500 mét. Lý-lẽ của họ là nếu không phải đất của Trung-Quốc sao họ có thể làm đường ô-tô, đặt đường điện-thoại được... Nguyên-nhân chủ-yếu của việc họ lấn chiếm là vì khu-vực Phia-Un có mỏ măng-gan.

Cột mốc 94 tên Kim-Thiền Khẩu và cột 95 mang tên Tứ-Bang Lĩnh. Vùng này tương-ứng « đường biên-giới theo đường đỏ » cận mốc-giới 27.

5/ Xê-dịch và xuyên-tạc pháp-lý các mốc-giới để sửa-đổi đường biên-giới. Ngoài việc lợi-dụng một số các mốc-giới đã bị Trung-Quốc xê-dịch từ trước sai với nguyên-trạng đường biên-giới lịch-sử để chiếm-giữ trái phép đất Việt-Nam, nay phía Trung-Quốc cũng tự ý di-chuyển mốc ở một số nơi, hoặc lén-lút đập-phá, thủ-tiêu các mốc không có lợi cho họ như ở khuvực Chi-Ma (Lạng-Sơn), khu-vực mốc 136 ở Cao-Bằng... Ðối với những trường-hợp như vậy, họ đều khước-từ đề-nghị của phía Việt-Nam về việc hai bên cùng điều-tra và lập biên-bản xác-nhận. Ngay tại một số nơi mà vịtrí mốc giới đặt đúng với đường biên-giới lịch-sử, họ cũng tìm cách xuyêntạc đường biên-giới đã rõ-ràng chạy giữa hai mốc như khu-vực Kùm-Mu – Kim-Ngân - Mẫu-Sơn (mốc 41, 42, 43) ở Lạng-Sơn dài trên 2,5 Km, diệntích gần 1.000 héc-ta, khu-vực Nà-Pảng – Kéo-Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao-Bằng, dài 6,45 Km, sâu vào đất Việt-Nam 1,3 Km, diện-tích gần 200 héc-ta.

Mốc 41 là Lục-Vinh Sơn, 42 Công-Mẫu Sơn, 43 Đạo-Nê Sơn. Mốc 136 (Cao-Bằng) Bạch-Hoài Đại Ải. Cột mốc 29 Tam-Sắc Sơn, 30 Khấu-Sơn Ngoại Sách, 31 Khô-Liểu Lĩnh.

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 18 sur 28

6/ Làm đường biên-giới lấn sang Việt-Nam. Ðể chuẩn-bị cho các cuộc tiến-công xâm-lược Việt-Nam, liên-tiếp trong nhiều năm trước, phía Trung-Quốc đã thực-hiện kế-hoạch làm đường biêngiới qui-mô lớn nấp dưới danh-nghĩa là để “cơ-giới-hóa nông-nghiệp”. Ðặc-biệt là từ năm 1974 lại đây, họ đã mở ào-ạt những chiến-dịch làm đường, có nơi huy-động một lúc 8.000 người vào công-việc này. Trong khi làm các đường đó, họ phá di-tích về đường biên-giới lịch-sử, nhiều nơi họ đã lấn vào lãnh-thổ Việt-Nam, chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên-giới họ đã lấn vào đất Việt-Nam tại hàng chục điểm, có điểm diện-tích rộng trên 32 héc-ta, sâu vào đất Việt-Nam trên 1 km như khu-vực giữa cột mốc 63-65 thuộc huyện Trà-Lĩnh, tỉnh Cao-Bằng hay khu-vực giữa mốc 1-2 Cao-Ma-Pờ thuộc tỉnh Hà-Tuyên dài 4 km, sâu vào đất Việt-Nam 2 km.

Vùng Cao-Ma-Pờ, thực ra là Cao-Mã-Bạch, cột mốc số 1 ở trên đèo, cách Tân-Nham 2 dặm và mốc số 2 trên đỉnh đèo ở phía Bắc Cao-Mã-Bạch. Tương-ứng « đường biên-giới theo đường đỏ » cận giới-điểm 21.

7/ Lợi-dụng vẽ bản-đồ giúp Việt-Nam để chuyển-dịch đường biêngiới. Năm 1955-1956, Việt-Nam đã nhờ Trung-Quốc in lại bản-đồ nước ViệtNam tỉ-lệ 1/100.000. Lợi-dụng lòng tin của Việt-Nam, họ đã sửa ký-hiệu một số đoạn đường biên-giới dịch về phía Việt-Nam, biến vùng đất của Việt-Nam thành của Trung-Quốc. Thí-dụ: họ đã sửa ký-hiệu ở khu-vực thác Bản-Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao-Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản-Giốc của Việt-Nam và cồn Pò-Thoong.

8/ Dùng lực-lượng vũ-trang uy-hiếp và đóng chốt để chiếm đất. Trên một số địa-bàn quan-trọng, phía Trung-Quốc trắng-trợn dùng lựclượng vũ-trang để cố đạt tới mục-đích xâm-lấn lãnh-thổ. Tại khu-vực TràMần - Suối-Lũng (mốc 136 – 137) thuộc huyện Bảo-Lạc, tỉnh Cao-Bằng, năm 1953 Trung-Quốc đã cho một số hộ dân Trung-Quốc sang xâm-cư ở cùng với dân của Việt-Nam; sau đó, họ tiếp-tục đưa dân sang thêm hìnhthành ba xóm với 16 hộ, 100 nhân-khẩu mà họ đặt tên là Si Lũng theo tên một làng của Trung-Quốc gần đó. Tuy thế, cho đến năm 1957 phía TrungQuốc vẫn thừa-nhận khu-vực này là đất của Việt-Nam. Từ năm 1957 trở đi, họ tiến-hành việc dựng trường học, bắc dây truyền-thanh đào hố khaithác than chì rồi ngang-nhiên cắm cờ biểu-thị chủ-quyền lãnh-thổ của Trung-Quốc. Tháng 6 năm 1976, họ đã trắng-trợn đưa lực-lượng vũ-trang đến đóng chốt để đàn-áp quần-chúng đấu-tranh và ngăn-cản việc tuần-tra của Việt-Nam vào khu-vực này, chiếm hẵn một vùng đất Việt-Nam trên 3,2 Km, có mỏ than chì. Ở khu-vực giữa mốc 2 – 3 thuộc xã Nậm-Chảy, huyện Mường-Khương, tỉnh Hoàng-Liên-Sơn cũng xãy ra tình-hình như vậy. Năm 1967 – 1968, nhiều hộ người Mèo thuộc huyện Mã-Quan, tỉnh Vân-Nam (Trung-Quốc) chạy sang định-cư ở đây. Phía Việt-Nam đã yêu-cầu phía Trung-Quốc đưa số dân đó trở về Trung-Quốc, nhưng họ đã làm ngơ, lại tiếp-tục tăng số dân lên đến 36 hộ gồm 152 người, vào vùng này thu-thuế phát phiếu vải cho dân, đặt tên cho xóm dân Mèo nầy là “Sìn-Sài-Thàng”, tên của một bản Trung-Quốc ở bên kia biên-giới cách khu-vực nầy 3 Km. Mặc dù phía Việt-Nam đã nhiều lần kháng-nghị, họ vẫn không rút số dân đó đi, trái lại, đầu năm 1976 còn đưa lực-lượng vũ-trang vào đóng-chốt chiếm giữ. Nay họ đã lập thêm đường dây điện-thoại, loa phóng-thanh, dựng trường học, tổ-chức đội sản-xuất, coi là lãnh-thổ của Trung-Quốc.

Cột mốc 136 có tên Bạch-Hoài Ðại Ải và cột mốc 137 Cốc-Tùng Sơn, tương-ứng vùng « biên-giới theo đường đỏ » ở mốc giới 22. Mốc số 2, trên đường từ Long-Ba-Mỹ đến Bạch-Thạch Nhai, cột số 3 trên đường từ NamTrại đến Giáp-Mã-Thạch (Lào-Cai - Vân-Nam, biên-bản số 2 ngày 13 tháng 6 năm 1897), tương-ứng đoạn « đường đỏ » thuộc mốc giới số 9. Trong đoạn này có mỏ than chì ở Suối Lũng. http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 19 sur 28

IV. Xoá bỏ huyền-thoại « bác cháu ta có công giữ nước ».

Từ thực-tế cho đến tài-liệu trên, CSVN đã để lộ trước hết cái dại-dột của người lãnh-đạo. Đoạn liên-quan Trình-Tường cũng như nhiều đoạn khác, biết được thái-độ của Trung-Cộng, ta không khỏi tự hỏi « chẳng lẻ đất nước này vô chủ hay sao ? ». CSVN để lộ rõ-rệt hơn bao giờ hết tinh-thần « quốctế » nhưng bạc-bẻo với dân và hờ-hửng đối với đất nước. Nếu ta trở lại vấn-đề Hoàng-Sa, từ khi chính-phủ CSVN hiện-hữu cho đến năm 1979, chính-phủ này đã nhiều lần lên tiếng công-nhận chủ-quyền của Trung-Cộng tại quần-đảo. Trong khi quân VNCH đang chí-tử với TrungCộng tại Hoàng-Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 để bảo-vệ lãnh-thổ nước nhà, CSVN vẫn im-lặng đồng-lõa với quân xâm-lăng. Những vụ Trung-Cộng lấn đất trên biên-giới cũng thế, đã xãy ra từ 1954, lúc Hồ Chí Minh còn tại-vị. Chúng ta chưa bao giờ nghe ông Hồ lên tiếng phản-đối. Toàn-bộ tài-liệu cho ta biết rõ những âm-mưu lấn đất của Trung-Cộng. Thác Bản-Giốc, ải ÐạiNam, Trình-Tường, các mỏ khoáng-sản cũng như tham-vọng bành-trướng biển Ðông v.v… CSVN chỉ lên tiếng phản-đối sau 1979, tức sau khi có xung-đột với Trung-Cộng, CSVN bỏ Tàu theo Liên-Xô. Nếu không có cuộc chiến này chắc-chắn họ im luôn. Nhưng sự lên tiếng của họ từ 1979 đến nay có hiệu-quả gì không ? Câu trả lời là Không có gì hết ! Hiệp-Ước 1999 là bằng-chứng cụ-thể cho lời khẳng-định này. Ta thấy biên-giới vùng Ðại-Nam Quan (Nam-Quan) đã thay-đổi từ thời còn Hồ Chí Minh. Cột mốc 18 bị « ủi nát » và lấn về Việt-Nam trên 200m. Ðoạn nối ray cũng bị lấn 300m từ thời Hồ Chí Minh. Vấn-đề thác Bản-Giốc trở nên rõ-rệt hơn ở tài-liệu này. CSVN đã biết thác Bản-Giốc thuộc ViệtNam và họ không thiếu bằng chứng để chứng-minh chủ-quyền của Việt-Nam tại đây. Nhiều phần đất đã đổi chủ từ lâu như tài liệu tố-cáo, nhưng cũng có nhiều vùng biên-giới bị thay đổi sau cuộc chiến 1979. Một số cao điểm thuộc lãnhthổ Việt-Nam đã bị Trung-Hoa chiếm-đóng từ 1979 cho đến hôm nay. Các đoạn biên-giới thuộc giới-điểm 42, 43, 44, 46, 47, 48, 49, 50, 51 đều thayđổi theo « đường đỏ ». Ðoạn từ giới điểm 40 đến 46, là tổng Ðèo-Lương[17], trước 1887 thuộc Việt-Nam, mất về Tàu do sự trao-đổi của Ðại-Tá Galliéni năm 1894 (xem chương 3). Việt-Nam chỉ còn giữ được các cao-điểm chiếnlược, trong đó có ngọn Khấu-Mai. Sau 1979, các cao điểm chiến-lược đó đều bị Trung-Cộng chiếm. Khảo-sát các tài-liệu ta cũng biết cột mốc bị dời đi đã bắt đầu từ khi đường biên-giới phân-định vừa xong (1897). Hồ-sơ SGI (xem phụ-lục chương 9, phần SGI) cho phép ta khẳng-định như thế. Thực-dân Pháp làm ngơ chuyện này vì đối với họ là chuyện nhỏ, vì không phải là đất của cha-ông họ để lại. Những lời tuyên-bố trễ-tràng của CSVN không nhằm mục-tiêu đòi lại lãnh-thổ hay lãnh-hải đã bị mất. Hai hiệp-ước đã ký năm 1999 và năm 2000 là hai bằng-chứng hùng-hồn : Thác Bản-Giốc nhượng mất ½, ải Đại-Nam nhượng trên 200m, nhượng núi Khấu-Mai, nhượng trên 11.000km² biển trong Vịnh Bắc-Việt v.v… Nhưng những vùng đất và biển mà CSVN nhượng cho Trung-Cộng mà chúng ta biết được chỉ là phần nổi của một băng-đảo. Khi các bản-đồ của hiệp-ước 1999 được công-bố ta sẽ thấy có thêm bao nhiêu đất bị mất. Trong vấn-đề nhượng lãnh-thổ và lãnh-hải của Việt-Nam, Hồ Chí Minh là người có trách-nhiệm lớn nhất. Hồ Chí Minh có chủ-trương nhượng đất, nhượng biển, nhượng hải-đảo từ thập-niên 1950, thời ông còn sống. Các vùng đất được hợp-thức-hóa vào năm 1999 phần lớn là nhượng từ thời Hồ Chí Minh. « Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước » là khẩu-hiệu ta thường nghe ở trong nước. Thực-tế cho thấy « bác cháu » họ không hề giữ nước. Chúng ta chưa dám nói bác cháu họ đã bán nước. Nhưng phần nói về núi Khấu-Mai, ta sẽ thấy hành-động « các cháu của bác » là hành-động bán nước. « Bác cháu » họ là những người có tội rất nặng trước những vua Hùng.

Trương Nhân Tuấn

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 20 sur 28

[1] Theo điều-kiện năm 1887. [2] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Vân-Nam 1895-1897. [3] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Quảng-Tây 1893-1894. [4] Chủ-Tịch Ủy-Ban Phân-Định Pháp 1885-1886. [5] Sĩ-quan phụ-trách cắm mốc vùng Quảng-Tây dưới quyền ông Galliéni. [6] Idem. [7] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Quảng-Tây 1891-1893. [8] Chủ-Tịch Ủy-Ban phân-giới vùng Quảng- Đông 1889-1891. [9] Lời giới thiệu : Bài viết này trích trong sách « Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 - lịch-sử thành-hình và những tranh-chấp », sẽ xuất-bản khoảng tháng 10 năm 2005. Sách dày 850 trang, trình bày cụ-thể đường biên-giới lịch-sử và đường biên-giới theo Công-Ước 1887, với đầy-đủ tài-liệu gốc. Giá bán 32 $US hay 28 Euros (cộng thêm cước-phí : Hoa-Kỳ 13 $US, ChâuÂu 8 Euros). Liên-lạc : [email protected] hay viết thư về địa-chỉ : Ngô Quốc Dũng, N ° 3 parc du Château, 78 rue des Polytres, Marseille 13013, France. [10] Việc so-sánh đặt trên những điều-kiện của công-ước 1887. [11] Xem La Nouvelle Frontière Lao-Vietnam, tác-giả Bernard Gay (Histoires des frontière de la Péninsule indochinoise – 2. Sous la direction de P.B. Lafont). NXB Harmattan, Paris. [12] Xem biên-bản số 2 : Từ hợp-lưu sông Long-Bác với sông Hồng đến sông Qua-Sách. Chương 4. [13] Xem biên-bản số 3 : Từ Qua-Sách Hà đến Cao-Mã Bạch thuộc Bắc-Kỳ đến Tân-Nhai thuộc Vân-Nam. Chương 4. [14] Như ghi chú 3. [15] Bản-đồ do ông Nguyễn Ngọc Giao công-bố trên internet. [16] Tài-liệu này do ông Thái Văn Cầu gởi cho. Tác-giả trân-trọng cám-ơn. [17] Tổng Đèo-Lương trên bản-đồ tương-ứng với lỗ hổng phía Đông-Bắc Cao-Bằng, giáp giới với Lạng-Sơn.

Hàn Vĩnh Diệp TẤC ĐẤT TẤC VÀNG

“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được ... kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biên ải của tổ tiên để lại làm mồi cho giặc thì kẻ ấy sẽ bị tru di...!” http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 21 sur 28

Lê Thánh Tôn (Đại việt sử ký toàn thư) Năm 1999 một người bạn ở Cao Bằng đến chơi và tặng một bức hình lớn (60 x 40cm). Ngắm bức hình chúng tôi thắc mắc, hỏi : “Đây là thác Bản Giốc ư ? Ông có nhầm không ?” Ngọn thác trong bức hình là ba dòng chảy từ trên cao xuống vụng nước hẹp (Hình 1). Người bạn bảo : “Không nhầm đâu, đây là phần thác của ta, còn phần thác ba tầng đổ xuống dòng sông Quây Sơn thuộc đất Tàu rồi!” Ra thế, phần thác đẹp nhất, hùng vĩ nhất, nên thơ nhất đã nằm trong đất của người ta rồi. Tại sao lại như vậy?

Hình 1 : Thực trạng thác Bản Giốc (phần thuộc lãnh thổ ngày nay của nước ta) Từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học, cấp II, cấp III thế hệ chúng tôi vẫn ghi đậm trong ký ức lời dạy của các thầy cô giáo : “thác Bản Giốc ở Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng là một trong những danh thắng bậc nhất nước ta”. Thầy giáo còn cho chúng tôi xem tấm ảnh thác Bản Giốc (đoạn thác ba tầng) trong một cuốn sách tiếng Pháp. Sách giáo khoa Địa lý tự nhiên lớp 7 (hệ 10 năm) do giáo sư Nguyễn Dược biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1956 ở miền Bắc cũng in tấm hình đoạn thác Bản Giốc ba tầng này (hình 2). Sách giáo khoa Địa lý lớp 8 (hệ 12 năm) do giáo sư Nguyễn Trọng Lân biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1988 cũng in tấm hình thác Bản Giốc như sách giáo khoa lớp 7 năm 1956.

Hình 2 : Hình Thác Bản Giốc trong sách giáo khoa Địa lý tự nhiên lớp 7 (hệ 10 năm) - 1956 và Địa lý tự nhiên lớp 8 (hệ 12 năm) - năm 1988. Năm 1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách giáo khoa - Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc [1]. Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vở lòng - cấp I tiếng Thái, Mèo, Tày - Nùng; còn phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáo và thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. Người Trung Quốc đã đục hòn núi đá để đưa nước vào kênh. Nhờ nguồn nước này mà các cánh ruộng một vụ bên ta đã có thể làm 2,3 vụ. Bài tập đọc có đầu đề “Con kênh hữu nghị”. http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 22 sur 28

Đáng tiếc về sau khi “tình sơ nghĩa cạn”, vào mùa khô thì họ chặn nước lại, mùa mưa họ tháo nước đổ sang, ruộng của ta một vụ còn khi được khi mất, huống là 2, 3 vụ. Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta. Bài tập đọc có đầu đề : “Thác đẹp : Bản Giốc” (sách Tập đọc tiếng Việt, tiếng Tày - Nùng do Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc biên soạn - Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành). Gần đây, trong chuyên mục Dư địa Chí của đài truyền hình Việt Nam - Kênh VTV1 buổi phát sóng 23 giờ 30 ngày 27/4/2005 giới thiệu về tỉnh Cao Bằng, đề cập đến danh thắng nổi tiếng nhất của tỉnh Cao Bằng (đồng thời cũng là của cả nước ta), các tác giả chuyên mục đã trình bày hình ảnh thác Bản Giốc - đoạn thác ba tầng phía Bắc và mặt sông Quây Sơn trải rộng dưới chân thác. Các tác phẩm về địa lý, cảnh quan... của nước ta cũng đều khẳng định : thác Bản Giốc là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Xin được trích dẫn một số tác phẩm lớn. 1. Thiên nhiên Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo. “Giáo sư Lê Bá Thảo là nhà địa lý đầu ngành, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của khoa học địa lý nước ta” (Lời Nhà xuất bản Giáo dục - lần tái bản năm 2003). Tác phẩm “Thiên nhiên Việt Nam” được xuất bản năm 1974, tái bản các năm 1976, 1989, 1990, 1993. Về thác Bản Giốc, giáo sư viết : “Sông Quây Sơn ở phía Bắc Thượng Lang, sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9) nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xoá, làm đoạn sông ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng như bị vây quanh bởi những tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh thật bình dị và ngoạn mục” (Hình 3)

Hình 3: Thác Bản Giốc - ảnh trong sách “Thiên nhiên Việt Nam” của giáo sư Lê Bá Thảo (ấn hành năm 2003). 2. Hương sắc mọi miền đất nước của Lê Trọng Túc (Nhà xuất bản Giáo dục - 1997). Mục Thác Bản Giốc - trang 20, 21 tác giả viết : “Thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn, một nhánh của sông Bằng Giang, bắt nguồn từ vùng Tỉnh Tây - Trung Quốc. Ở Bản Giốc phần trên thác, sông chảy êm đềm giữa một vùng đá vôi cứng, còn vùng dưới thác là vùng đá phiến dễ bị dòng chảy phá huỷ, do đó dòng sông đã tạo nơi tiếp xúc hai loại đá rắn, mềm khác nhau một thác ba bậc chênh nhau tới 34m. Vào mùa mưa, lũ ở thượng nguồn đổ về, nước ở các hang đá vôi tuôn ra, đổ xuống các bậc thác làm cho nước tung bọt trắng xoá. Đứng xa khoảng 100m, các hạt nước nhỏ bắn vào người tựa như mưa phùn. Thác đổ xuống ầm ầm như sóng rền, cách xa hàng ki lô mét vẫn nghe thấy. Thác Bản Giốc là một điểm du lịch khá hấp dẫn vì phong cảnh quanh vùng thác có nhiều ngọn núi đá vôi cao thấp hình thù muôn hình muôn vẻ nằm rải rác khắp vùng, trông tựa như một Vịnh Hạ Long trên cạn...” 3. Kể chuyện đất nước - Nguyễn Khắc Viện (Nhà xuất bản Thanh niên). Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, sinh thời ông đã dành nhiều thời gian đi thăm mọi miền đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử... nổi tiếng của nước ta đều in dấu chân ông. “Kể chuyện đất nước” được ông hoàn thành, xuất bản lần thứ nhất năm 1993; tái bản có sửa chữa lần thứ hai năm 1999. Về thác Bản Giốc, tác giả viết : “Thác Bản Giốc (Cao Bằng) http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 23 sur 28

cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Bắc, có người còn gọi là kỳ quan thiên nhiên. Thác nằm trên sông Quy Thuận (một tên khác của sông Quây Sơn). Con sông nhỏ chảy đến đây bỗng sụp xuống 34m tạo thành một thác cao và rộng. Thác phía Nam đổ xuống thành ba dòng, một dòng toả những hạt nước nom như một tấm the mỏng, hai dòng kia nước đổ ào ào, chân thác có hang. Thác phía Bắc đổ xuống ba bậc, trải ra rất rộng. Từ xa nhìn tới, màu nước bạc lẫn vào màu cây xanh, màu hồ lục thẩm, màu núi tím, tạo thành một bức tranh lồng lộng giữa trời. Thác Bản Giốc từng đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc của nước ta.” Như vậy, phần chính của thác Bản Giốc được các tác giả miêu tả là đoạn thác ba tầng phía Bắc. Nếu đó là thác thuộc Trung Quốc chắc chắn các tác giả sẽ không viết như trên mà chỉ mô tả phần thác phía Nam : ba dòng đổ từ trên cao xuống. Dạng thác (phần phía Nam) này không hiếm ở các vùng miền núi nước ta. Năm 2003, theo đoàn tham quan của cơ quan cũ đi các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, chúng tôi đã trở lại thăm thác Bản Giốc (Cao Bằng). Trên thực địa, thác đẹp nổi tiếng nhất nước ta đã bị cắt đôi; phần chính của thác - đoạn tạo nên nét đặc sắc kì vĩ của Bản Giốc, đã nằm gọn trong lãnh thổ nước bạn. Phần của ta chỉ còn đoạn “Ba dòng thác” phía Nam như hình 1. Con sông Quây Sơn mặc nhiên trở thành đường biên giới tự nhiên giữa hai nước thuộc một phần địa phận hai huyện Trùng Khánh - Hạ Lang (Cao Bằng) và huyện Tỉnh Tây (Quảng Tây). Đồng bào địa phương cho biết : Thời kỳ tranh chấp biên giới căng thẳng, trước sự chứng kiến của quan chức đôi bên và nhân dân địa phương ở phía Nam - Bắc, họ chỉ cho ta thấy cột mốc đang nằm ở phía trên dòng thác chỗ nước sâu nhất giữa đoạn phía Bắc và phía Nam. Các cụ già ở các bản hai bờ Nam, Bắc thác Bản Giốc bảo : thời Pháp, đồn Tây đóng trên đỉnh ngọn núi phía bờ Bắc của thác Bản Giốc. Những lần đi phu cho Tây, họ vẫn thấy ngay cạnh đồn có một cột mốc biên giới như cái cột đang nằm giữa sông này. Ngày nay đứng trên đường cạnh trạm biên phòng Bản Giốc của ta vẫn có thể nhìn thấy rất rõ nền của đồn Tây trước đây vì ngọn núi được san bằng để xây dựng đồn (Hình 4). Ký ức của các cụ chắc không nhầm lẫn, bởi nếu cột mốc biên giới ở trên đỉnh núi cạnh đồn Tây ấy thì các làng bản từ bờ sông Quây Sơn chiếu thẳng về phía Bắc khoảng 2km những năm 70 trở về trước mới thuộc lãnh thổ nước ta (?)

Hình 4 : Toàn cảnh thác Bản Giốc. Dấu (x) trên đỉnh núi là nền đồn binh Pháp, nơi có cột mốc biên giới theo trí nhớ của dân địa phương từng đi phu tải đồ tiếp tế cho binh lính biên phòng Pháp. Theo một chị giáo viên cấp I ở Bản Giốc, chúng tôi qua sông đến thăm lại bản người Nùng mà chúng tôi đã đến năm 1965. Nhiều người vẫn còn nhớ chúng tôi, bởi lần ấy đoàn chúng tôi lưu lại với bà con hai đêm một ngày và là đoàn cán bộ của khu, tỉnh đến thăm bà con, tặng các cháu nhiều sách vở giấy bút. Chúng tôi thắc mắc : sao năm trước chúng tôi đến đây bản ta vẫn còn là đất Việt Nam; giờ lại thuộc đất Trung Quốc? Các cụ già đáp : “Người Trung Quốc bảo là đất của Trung Quốc thì là đất của Trung Quốc thôi vớ! Ông bà ta vẫn là người Việt Nam đấy!” Bên bờ Bắc thác Bản Giốc người ta xây dựng khá nhiều khách sạn, nhà nghỉ lớn, bé; các thuỷ đình, nhà hàng nổi trên sông dưới ngọn thác ba tầng. Với cơ sở dịch vụ như vậy, chứng tỏ lượng khách tham quan nghỉ dưỡng thường niên của họ phải rất đông (Hình 5). http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 24 sur 28

Đường biên giới hai nước ở khu vực này nằm giữa sông Quây Sơn. Phía bờ Bắc, từ dưới thác Bản Giốc đổ về hạ lưu xuôi theo dòng sông, họ xây kè đá, trồng cây cối để bảo vệ bờ khỏi xói lở. Đi từ Bản Giốc đến thị trấn Bằng Ca (huyện Hạ Lang) khoảng hơn hai mươi cây số, quan sát bên bờ Bắc chúng tôi thấy có chuyện hơi lạ : từng đoạn khoảng năm, bảy cây số họ lại xây một cái đê lửng chiếm khoảng gần một nửa giòng chảy phía họ, có lẽ các đê lửng này để ngăn ngọn nước không xói được vào bờ chăng? Nhưng, không đâm vào bờ Bắc thì ngọn nước lại chĩa thẳng vào bờ Nam. Năm tháng trôi qua, bờ bên Bắc sẽ được bồi lắng thành soi bãi, dòng sông Quây Sơn sẽ chuyển dịch về phía Nam; đoạn biên giới thiên nhiên này chắc chắn cũng sẽ được uyển chuyển đổi thay theo dòng nước!

Hình 5 : Các cơ sở dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ đình, nhà nổi, …) bên bờ Bắc. Các bè tự tạo là dịch vụ ở bờ Nam do dân địa phương tự tạo … Cũng trong chuyến đi khảo sát thực tế năm 1965 ấy, chúng tôi đến thăm hang Pắc Pó và được nghe đ/c Dương Đại Lâm - một trong những chiến sỹ cận vệ của Bác Hồ những năm trước cách mạng tháng 8 và sau này là phó chính ủy quân khu Việt Bắc, kể : năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đến cột mốc 108 trên đỉnh đèo, Bác Hồ đặt tay lên cột mốc, đứng lặng hồi lâu, rơm rớm nước mắt, đoạn Bác nói với đ/c Lê Quảng Ba, Dương Đại Lâm và các đ/c cùng đi : “Đây là đất đai của tổ tiên để lại, chúng ta phải đem hết sức mình để gìn giữ...”. Trộm nghĩ cột mốc 108 có cùng cảnh ngộ với chiếc cột mốc ở đỉnh núi Bản Giốc ? Lịch sử đương đại của dân tộc ta liệu có lặp lại một sự kiện của thế kỷ thứ 16 dưới triều đại Mạc Đăng Dung ? Hàn Vĩnh Diệp (*) [1] Khoảng năm 1956 đến 1970, nhà nước ta thành lập hai khu vực tự trị : Thái - Mèo (sau đổi thành Tây Bắc) và Việt Bắc. (*): Ghi chủ của mạng Ý Kiến: ông Hàn Vĩnh Diệp là một đảng viên cộng sản kỳ cựu.

Yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời minh bạch trước Dân ! 22-08-2005 Truc Le Australia Ý kiến người dân : Yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời minh bạch trước Dân ! Ðoàn Nam Hải

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 25 sur 28

Báo Hà Nội mới số 11855 ngày 6-2-2002 đăng trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Phan Thúy Thanh về việc ký hiệp định biên giới Việt Nam-Trung Quốc là "thoả đáng và công bằng đối với cả hai bên". Chúng tôi là những người dân, lấy quyền làm chủ đất nước theo quy định của Hiến pháp, xin được nêu thắc mắc và chất vấn Bộ Ngoại giao mấy việc sau: 1). Từ lịch sử lâu đời chúng ta vẫn thường nói và viết: "Nước Việt Nam liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau". Ải Nam Quan là biên giới giữa ta và Trung Quốc. Nó có thể coi là một cột mốc khổng lồ phân định đất đai trong lịch sử giữa hai nước luôn luôn có những cuộc chiến tranh với nhau. Xa xưa nó có tên là Trấn Nam Quan, thời Mao Trạch Đông với cụ Hồ đổi là Mục Nam Quan cho có vẻ hoà mục thân ái giữa những người cộng sản. Rồi lại gọi là Hữu Nghị Quan cho ý nghĩa được rõ ràng hơn. Sau cuộc chiến biên giới năm 1979 các đồng chí cộng sản Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" đến nay, không còn ai gọi Mục Nam Quan nữa mà trở lại tên trước đây là ải Nam Quan. Ở đấy có câu chuyện Nguyễn Trãi tiễn Phi Khanh. Hai cha con ôm nhau khóc. Phi Khanh bảo con trở về rửa nhục cho nước. Nước mắt chảy thành một con suối nhỏ trên vạt đất lõm trước cửa ải. Thời chống Mỹ giải phóng miền Nam ta có nhờ Trung Quốc sang giúp làm đường. Không biết thế nào mà cột mốc biên giới bị di chuyển, lấn sâu đến 5 kilômét về phía Đồng Đăng. Việc này làm xôn xao dư luận một thời. Đứng ở cái vạch trắng kẻ ngang đường của cây số 0 kilômét bây giờ, nhìn lên không thấy ải Nam Quan đâu cả. Nhà cửa Trung Quốc xây chắn mất. Vạt đất có suối Phi Khanh đã thuộc về Trung Quốc. Để mất một khu vực mang tính lịch sử như vậy, mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao dám nói là "thoả đáng và công bằng" ư ? 2). Thác Bản Giốc trên Cao Bằng là cảnh đẹp có tiếng của ta. Đã được chụp ảnh, vẽ tranh, triển lãm trong nước và trên thế giới. Cảnh đẹp Bản Giốc đã in sâu vào trong tâm khảm mọi người Việt Nam. Sao bây giờ lại để mất về bên Trung Quốc ? Như thế thì "thoả đáng và công bằng" ở chỗ nào ? 3). Hang Pắc Bó trước đây ở cách biên giới khá xa. Sao bây giờ lại bị sát vào biên giới ? Đất đai bị mất như vậy mà gọi là "thoả đáng và công bằng" ư? Tin dò rỉ từ bản hiệp định lộ ra, ta bị mất 720 kilômét vuông, một tin khác là 789 kilômét vuông. Rồi những lý do được tung ra nhằm xoa dịu: "Có chỗ họ lấn ta. Có chỗ ta lấn họ" hoặc "Ta yếu phải chịu lép với họ để đổi lấy hoà bình", "Nếu không thì đánh nhau ư ? Ta không đủ sức." ....vv.... Chao ôi! Người cộng sản chúng ta lâu nay vẫn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, mà đến bây giờ lại để mất đất đai cho ngoại bang. Thế là chúng ta có tội với tổ tiên. Có tội với lịch sử. Có tội với hàng triệu triệu liệt sĩ đã ngã xuống cho công cuộc giải phóng tổ quốc bảo vệ non sông. Thế mà lại còn dám nói là "thoả đáng và công bằng" ư ? Thử hỏi, trong lịch sử Việt Nam, có triều đại nào để mất đất đai như chúng ta không ? Ý kiến của người dân chúng tôi là: a). Yêu cầu Bộ Ngoại giao cho công bố nội dung hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc, kèm sơ đồ cụ thể trên thông tin báo chí cho toàn dân được biết (cả sơ đồ biên giới đã ký trước đây giữa Pháp và Mãn Thanh năm 1887 và 1895). Đây không phải là điều gì bí mật quốc gia mà phải giấu giấu giếm giếm. Đất đai của tổ quốc cần được công khai. Mọi người cần phải được biết. b). Việc ký kết hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc là việc quan trọng, cần phải được Quốc hội bàn bạc và thảo luận, nếu cần thì trưng cầu dân ý. Hiệp định thương mại Việt — Mỹ còn đưa ra Quốc hội bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu thông qua, thì hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc không thể chỉ có Thường vụ Quốc hội thông qua là được. Làm ăn kiểu đi đêm lén lút như thế thật đáng chê trách. Chiểu theo các điều 12, 13, 14 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp "phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký", người dân chúng tôi yêu cầu Quốc hội hãy thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Cho ngừng việc đóng cột mốc biên giới, buộc phải đưa hiệp định ra Quốc hội thảo luận và cần nữa thì trưng cầu ý kiến của toàn dân. c). Việc ký hiệp định về biển với Trung Quốc, nghe nói bên ta để thiệt 10% diện tích biển so với hiệp định Pháp đã ký với Mãn Thanh (trước kia ta 64%, Trung Quốc 36% ; bây giờ ta 53%, Trung Quốc 47%). Việc thực hư như thế nào, yêu cầu phải công bố trên thông tin đại chúng cho toàn dân biết. Quốc hội phải được bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu về việc này.

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 26 sur 28

Vua Lê Thánh tông nói: "Để mất một tấc đất là có trọng tội với tổ tiên". Rất mong những người cộng sản cầm quyền ngày nay hãy noi gương các triều đại trước, không thể để mất đất như thế được. Ai phải chịu trách nhiệm về việc mất đất này? Tất nhiên người ký là ông chủ tịch nước Trần Đức Lương, cùng ông cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu người đã chỉ đạo việc ký kết trong cuộc đi lén sang Trung Quốc gặp Giang Trạch Dân do Tổng cục II bố trí mà Bộ Chính trị không được biết. Ông Phiêu đã bị mắc mỹ nhân kế Trung Quốc, vì ông này vốn tính đa dâm. Thật đáng buồn cho đất nước! Nhưng hai người nữa cũng phải chịu trách nhiệm về việc này, là ông Đỗ Mười tổng bí thư khoá VII và nửa nhiệm kỳ khoá VIII, cùng ông Lê Đức Anh chủ tịch nước phụ trách quốc phòng an ninh đầy quyền lực trước đây. Ông Anh bị ốm sắp chết, bệnh viện 108 đã chịu bó tay, Trung Quốc cử chuyên gia sang cứu chữa, giữ lại mạng sống cho ông Lê Đức Anh. Ơn cao tày núi như vậy thì ông Lê Đức Anh phải tìm cách báo đền. Hai ông này đã chỉ đạo vấn đề biên giới và là hai nhân vật phải chịu trách nhiệm về khâu thứ nhất của cái hiệp định mất đất đai đáng nhục nhã hổ thẹn này. Lịch sử rất công minh. Lịch sử sẽ phán xét. Ai vì dân vì nước, ai chỉ vì nồi cơm và chiếc ghế của mình. Ca dao cũ có câu: Yêu dân, dân lập đền thờ Hại dân, dân đái ngập mồ thối thây. Bộ Ngoại giao hãy trả lời minh bạch trước dân, hãy trung thực với sự thật, đừng có chơi trò chữ nghĩa xảo ngôn lừa bịp mọi người rằng: "Hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc là công bằng và thoả đáng đối với cả hai bên". Ca dao mới đã lưu truyền câu: Hoan hô cộng sản Việt Nam Cuối đời bán cả giang san nước nhà ! Những người Việt Nam có lương tri không chua xót sao! Không phẫn nộ sao! Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm 2002 Đoàn Nam Hải (thay mặt một số các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh của TW và Hà Nội). Nơi gửi: - Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, - Bộ ngoại giao, - Các cơ quan truyền thông và báo chí

Trần Ðại Sơn:

Thư gởi “Những người đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 10.” CSVN Sắp Thanh Trừng Lớn (Việt Báo) - Tính Cho TQ Vào Cam Ranh... HANOI -- Sau khi nghe tin Đảng CSVN chuẩn bị khai trừ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và cựu Phó Thủ Tướng Đoàn Duy Thành, cùng lúc với tin CSVN có thể sẽ cho hải quân Trung Quốc sử dụng Vịnh Cam Ranh để đổi lại bằng cách trả đảo Hoàng Sa, nhà hoạt động dân chủ Trần Đại Sơn từ Hà Nội đã gửi thư ngỏ can gián như sau. - Mấy dòng ngắn quan hệ đến sự mất còn của "Đảng" và Tổ quốc Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2005

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 27 sur 28

Kính gửi: Những người đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 10. 1- Tôi nghe dư luận ông Phan Diễn phổ biến ý định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khai trừ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên ủy viên Trung ương Đảng các khóa 3, 4 và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, phụ trách An ninh và thi hành kỷ luật, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Đoàn Duy Thành đã viết hồi ký "Làm người cũng khó". Tôi cũng được nghe dư luận Đại tá Minh Quang, Bí thư Chi bộ có Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh sinh hoạt nói: Chi bộ gồm các đại tá, thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng có Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, nguyên Tổng Tham mưu phó Quân đội Nhân dân Việt Nam đề nghị xếp Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh là đảng viên xuất sắc số 1 vì có tinh thần đấu tranh phê bình nghiêm túc, kiên cường để xây dựng Đảng trong sạch. Chi bộ còn có ý kiến nếu khai trừ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh thì toàn chi bộ trả thẻ Đảng và giải tán. Tôi còn được nghe dư luận Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý kiến gửi Bộ Chính trị và toàn Đảng:... "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ thi hành kỷ luật những người tố cáo những đảng viên có sai lầm phá hoại Đảng để bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh. Phải thi hành kỷ luật những kẻ phản bội làm mất uy tín của Đảng"... Tôi thấy Bộ Chính trị chủ trương khai trừ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, thi hành kỷ luật nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành viết cuốn hồi ký "Làm người cũng khó" là sai lầm. Tôi có nhờ anh Việt Hùng, phóng viên Đài RFA thông báo trên Đài để bà con Việt kiều hải ngoại các nước biết cùng tham gia đấu tranh bảo vệ Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và nguyên Phó Thủ tướng Đoàn Duy Thành. 2- Tôi được tin Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Tầu sắp sang thăm Việt Nam. Là chiến sĩ thầm lặng bảo vệ cách mạng Việt Nam nhiều năm, tôi biết rõ Tầu đối với ta không tốt, lịch sử quan hệ với Tầu từ mấy ngàn năm Bắc thuộc ta đã thấy rõ. Tôi cố tìm hiểu hắn sang Việt Nam làm gì và biết rõ Hồ Cẩm Đào sang ta để bàn với lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam giao Vịnh Cam Ranh cho Tầu và Tầu sẽ trả ta quần đảo Hoàng Sa. Tôi đề nghị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đọc kỹ bài báo "Hãy cảnh giác với Bắc Triều" viết từ ngày Giang Trạch Dân sang Việt Nam thương lượng với ta nhượng cho Tầu một số đất của Việt Nam ở gần biên giới Tầu - Việt Nam và một số lãnh hải Việt Nam để Tầu vào đánh cá. Tôi vào Đảng Lao động Việt Nam từ ngày còn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tới nay đã được 59 năm tuổi Đảng tha thiết đề nghị Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam hiện nay đứng bán Vịnh Cam Ranh cho Tầu. Mất Vịnh Cam Ranh là mất nước đấy. Kính Trần Đại Sơn 51 Hàng Bài - Hà Nội Điện thoại: 8.26370

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

CSVN Buôn Dân Bán Nu'o'c :: Giai Thê Chê Đô Đôc Tài Công San Viêt Nam

Page 28 sur 28

©2009 http://bieuquyet.com & http://viet.nu

Thanks for visiting. Click here to create your own FREE website at Freewebs.com!

http://www.freewebs.com/bannuoc/index.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20/09/2006

Related Documents