UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN (VDP) cho cấp xã và thôn bản
KÕ ho¹ch [1] chuÈn bị
[6] §¸nh gi¸
[5]Thùc hiÖn vµ theo dâi
[4]Phª duyÖt vµ ph¶n håi
[2] VDP
[3] CDP
SFDP Tài liệu VDP 1b Sơn la, Tháng 05 năm 2001
Bộ tài liệu đào tạo VDP
Căn cứ theo Quyết định số 894/2001/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ngày 07.5.2001 về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn và áp dụng Phương pháp lập kế hoạch Phát triển thôn bản (VDP) trên toàn tỉnh, tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà đã thực hiện VDP trên 10 huyện trong tổng số 10 huyện thị, 103 trong số 201 xã và 1 500 trong số gần 3 000 thôn bản (tính đến 12/2003). Đây là tài liệu hướng dẫn thực hành phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội có sự tham gia của người dân (VDP) cho cấp xã và thôn bản. Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu này là cơ sở cho các cuộc thảo luận tại các tỉnh quan tâm đến việc lập kế hoạch phân cấp. Những cuốn tài liệu được sử dụng trong quá trình này luôn sẵn có trên trang thông tin: http://www.mekonginfo.org/partners/SFDP/index.htm hoặc tại Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà 1A – Nguyễn Công Trứ, Hà Nội Điện thoại: +84 (04) 8214768/71 E-mail:
[email protected]
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 1/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP
Nội Dung Phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (PTKT – XH) từ cơ sở có sự tham gia của người dân (VDP)..........................2 1.Vai trò của công tác kế hoạch trong quản lý nhà nước.....................2 2.Vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch thôn bản...................2 3.Định nghĩa về phương pháp VDP......................................................2 4.Các loại kế hoạch phát triển KT-XH...................................................2 4.1. Kế hoạch phát triển dài hạn.................................................................................. ...2 4.2. Kế hoạch hàng năm....................................................................................... ..........2
5.Giới thiệu chu trình xây dựng kế hoạch PTKT - XH có sự tham gia của người dân ( VDP)........................................................... .....................1
Các bước xây dựng kế hoạch có người dân tham gia......................2 1. Công tác chuẩn bị........................................................... ................2 2. Đánh giá hiện trạng KT - XH thôn bản..............................................2 2.1. 2.2. 2.3. 2.4.
Thu thập thông tin. .................................................................................. ...............2 Phân tích thông tin ..................................................................... ............................2 Xây dựng kế hoạch ở cơ sở...................................................................... ...............2 Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch tại bản....................................................... ...3
Tổng hợp số liệu ở các cấp.................................. .........................5 1. Thẩm định ...................................................................... ...............6 1.1. Mục đích của việc thẩm định............................................................ .......................6 1.2. Nội dung của công tác thẩm định........................................................... .................6 1.3. Các bước thẩm định........................................................................................... ......6
2. Phê duyệt kế hoạch................................. .....................................6 3. Giao kế hoạch........................................................................... .....7
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 1/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP
Phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (PTKT –XH) từ cơ sở có sự tham gia của người dân (VDP) 1. Vai trò của công tác kế hoạch trong quản lý nhà nước Trong nền kinh tế hiện nay, kế hoạch luôn là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước. Công tác kế hoạch phải luôn luôn được đổi mới cho phù hợp với từng giai đoạn và thời kỳ phát triển của đất nước.
2. Vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch thôn bản Trong việc xây dựng kế hoạch,( Kế hoạch PTKT - XH xây dựng từ cơ sở -VDP ) sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng kế hoạch.
3. Định nghĩa về phương pháp VDP LËp kÕ ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi tõ c¬ së (th«n, b¶n, phêng, x·) cã ngêi d©n tham gia lµ ngêi d©n th¶o luËn, ®¸nh gi¸ nh÷ng khã kh¨n, trë ng¹i, c¸c nguån lùc cÇn thiÕt, ®Ò ra nh÷ng môc tiªu ph¸t triÓn l©u dµi, x¸c ®Þnh nh÷ng ho¹t ®éng hµng n¨m nh»m ®¹t nh÷ng môc tiªu vµ phï hîp víi ®Þnh híng ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Þa ph¬ng.
4. Các loại kế hoạch phát triển KT-XH 4.1. Kế hoạch phát triển dài hạn Bao gồm các mục tiêu, chương trình và các hoạt động nhằm tạo ra thay đổi cơ bản trong cuộc sống của cộng đồng thôn bản/ tổ dân phố đồng thời tìm ra những giải pháp lớn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra thời gian xác định có thể từ 3 - 5 năm tuỳ theo yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể của cơ sở. 4.2. Kế hoạch hàng năm Là kế hoạch được xây dựng cho thời gian 1 năm (từ 1/1 đến 31/12 hàng năm) Kế hoạch hàng năm đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm bao gồm những công việc cần thực hiện và các giải pháp cụ thể để từng bước đạt được mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch dài hạn. Một bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở thôn bản thường bao gồm những yếu tố sau: - Kế hoạch mục tiêu. - Kế hoạch giải pháp. Kế hoạch mục tiêu: Là những thay đổi tích cực mà cộng đồng mong muốn đạt được trong khoảng thời gian 1 năm, là cái mốc rất cụ thể của từng hoạt động để người dân có thể thực hiện được nhằm từng bước đạt được mục tiêu của kế hoạch dài hạn. Kế hoạch giải pháp: Là những hoạt động và biện pháp cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Các hoạt động phải có khối lượng và thời gian, địa điẻm, trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia hoạt động.
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 2/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP
5. Giới thiệu chu trình xây dựng kế hoạch PTKT - XH có sự tham gia của người dân ( VDP) Sơ đồ: Chu trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có người dân tham gia
PRA vµ x©y dùng KH ph¸t triÓn th«n b¶n (VDP) (n¨m thø nhÊt)
X©y dùng KH ph¸t triÓn th«n b¶n (VDP)
§¸nh gi¸ kÕ ho¹ch
Thùc hiÖn, theo dâi, b¸o c¸o viÖc thùc hiÖn kÕ ho¹ch
Tæng hîp kÕ ho¹ch ë c¸c cÊp
ThÈm ®Þnh, phª duyÖt vµ giao kÕ ho¹ch ë c¸c cÊp
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 1/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP
Các bước xây dựng kế hoạch có người dân tham gia 1. Công tác chuẩn bị Khi nhận được công văn củaUBND Tỉnh về việc xây dựng kế hoạch hàng năm, UBND Huyện chỉ đạo Phòng Kế hoạch & Đầu tư, các phòng ban có liên quan chuẩn bị trình UBND huyện những vấn đề sau: -
Nội dung xây dựng kế hoạch
-
Phương pháp xây dựng kế hoạch
-
Nhân sự
-
Tiến độ
2. Đánh giá hiện trạng KT - XH thôn bản. 2.1. Thu thập thông tin. Xác định thông tin cần thu thập. Để có bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội cộng đồng dân cư hiện tại phải thu thập và phân tích thông tin bao gồm nhiều lĩnh vực về kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng của cộng đồng các lĩnh vực cần thu thập thông tin bao gồm: -
Số liệu cơ bản (dân số, đất đai....)
-
Thông tin về sản xuất nông lâm nghiệp
-
Thông tin về hiện trạng kế cấu hạ tầng
-
Thông tin về y tế, văn hóa và giáo dục
-
Thông tin về thị trường.
-
Thông tin về đời sống kinh tế hộ gia đình
-
Mối quan hệ giữa các tổ chức với cộng đồng.
-
v v.....................................
Phương pháp thu thập thông tin Thông tin có thể thu thập bằng nhiều cách và nhiều nguồn. Ví dụ số liệu cơ bản có thể thu thập từ cán bộ thống kê, kế hoạch xã, địa chính xã hay trưởng thôn, bản. Một số số liệu khác như tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng, phân tích kinh tế hộ thông qua " Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân " (PRA) sẽ giới thiệu chi tiết ở phần sau. 2.2. Phân tích thông tin Phân tích thông tin sẽ giúp cho việc lập kế hoạch có đầy đủ luận cứ trong việc đưa ra các mục tiêu, các hoạt động và các giải pháp để đạt được các mục tiêu. Tuỳ từng thông tin cần phân tích mà sử dụng công cụ PRA khác nhau. Thông thường người ta sử dụng công cụ phân tích nguyên nhân và các vấn đề để tìm ra giải pháp . 2.3. Xây dựng kế hoạch ở cơ sở -
Những căn cứ khi xác định những mục tiêu PTKT-XH ở cơ sở:
-
Thực trạng kinh tế xã hội của cơ sở ( thông qua đánh giá hiện trạng - PRA )
-
Yêu cầu phát triển của cộng đồng dân cư.
-
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp (những chỉ tiêu định hướng phát triển của vùng, qui hoạch phát triển vùng).
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 2/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP -
Kết quả đánh giá hoặc ước tính kết quả thực hiện kế hoạch trong năm hoặc trong kỳ kế hoạch hiện tại.
2.3.1. Những nội dung chính cần xác định trong khi xây dựng mục tiêu tổng quát: -
Những mục tiêu về phát triển kinh tế
-
Những mục tiêu về phát triển văn hoá, xã hội.
-
Những mục tiêu về phát triển an ninh quốc phòng.
2.3.2. Lựa chọn thứ tự ưu tiên Nhiều khi những mục tiêu được xác định quá nhiều vì vậy phải lựa chọn, so sánh những hoạt động nào cần ưu tiên làm trước và hoạt động nào làm sau, cân đối với khả năng và nguồn lực có sẵn của địa phương để nâng cao tính khả thi của kế hoạch. Có thể dùng công cụ xắp xếp theo thứ tự ưu tiên để lựa chọn ra những mục tiêu nào có điểm càng cao thì được ưu tiên làm trước. 2.3.3. Xây dựng kế hoạch hàng năm Sau khi lựa chọn mục tiêu ưu tiên cần làm rõ, những hoạt động cụ thể để đạt được những mục tiêu đã lựa chọn. Một lần nữa các hoạt động phải được xếp theo thứ tư ưu tiên. Các hoạt động phải được thảo luận kỹ càng với người dân và phải trả lời được các câu hỏi sau: -
Làm cái gi?
-
Làm ở đâu?
-
Khi nào?
-
Khối lượng bao nhiêu?
-
Trách nhiệm của thôn bản?
-
Hỗ trợ gì từ bên ngoài?
Sản phẩm của bước này là một bản kế hoạch hoàn chỉnh để đưa lên xã tổng hợp theo hệ thống biểu (của cấp bản, xã) 2.4. Tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch tại bản Thời gian tiến hành cho một bản lần đầu tiên xây dựng kế hoạch là 3 ngày. Để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các thành viên nữ và nam trong bản, có thể mời trực tiếp phụ nữ hoặc khuyến khích cả thành viên nam và nữ trong hộ gia đình cùng tham gia Ngày thứ nhất Buổi sáng Trưởng bản với sự trợ giúp của cán bộ hướng dẫn, thông báo rõ ràng cho mọi người biết: -
Mục đích và nội dung của đợt đánh giá và lập kế hoạch.
-
Cách thức tiến hành nội dung làm việc trong 3 ngày.
-
Chia nhóm và phân công các nhóm theo từng chủ đề (như thu thập số liệu cơ bảnphân loại kinh tế hộ, nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế giáo dục, kết cấu hạ tầng, ....)
-
Chú ý phân công các thành viên trong thôn bản theo khả năng hiểu biết của họ với từng chủ đề. Nếu phụ nữ quá e ngại, có thể chia họ thành một nhóm riêng hoặc nếu họ tham gia vào các nhóm nam cần nhắc nhở trưởng nhóm đặc biệt khuyến khích và chú ý tới những ý kiến của họ.
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 3/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP Tiến hành đánh giá -
Các nhóm hướng dẫn và thống nhất phương pháp đánh giá theo từng chủ đề được phân công.
-
Các nhóm tiến hành đánh giá theo từng chủ đề được phân công
Buổi chiều: Các nhóm tiếp tục đánh giá theo từng chủ đề Ngày thứ hai: Các nhóm tiếp tục đánh giá theo từng chủ đề được phân công Ngày thứ ba Buổi sáng Họp các nhóm -
Đại diện của từng nhóm trình bày kết quả đánh giá và đề xuất của từng nhóm. Sau đó các thành viên của nhóm khác tham gia đóng góp và bổ xung ý kiến.
-
Trưởng bản tổng hợp kết quả của các nhóm thành một đánh giá chung về thực trạng của bản hiện nay.
Lập kế hoạch -
Trưởng bản , cùng với các nhóm tập hợp và liệt kê các hoạt động theo đề xuất của từng công cụ.
-
Sàng lọc các hoạt động và xắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc: Mức độ cấp thiết, dễ làm, ít lệ thuộc vào bên ngoài, phù hợp với cách làm của địa phương.
-
Xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch phát triển của năm thứ nhất.
-
Tổ chức một cuộc họp toàn dân bản để thảo luận và bổ xung vào kết quả đánh giá của các nhóm.
-
Trước tiên, trưởng bản thay mặt cho các nhóm trình bày kết quả đánh giá, kế hoạch mục tiêu 5 năm và kế hoạch hoạt động của năm đầu tiên.
-
Khuyến khích dân bản tham gia đóng góp ý kiến bổ xung vào bản kế hoạch. Đặc biệt để cho những người phụ nữ nói lên những ý kiến của mình đòi hỏi cần có sự kiên nhẫn vì họ có thể gặp khó khăn hơn khi trình bày trước đám đông.
-
Dựa vào kết quả đóng góp ý kiến của dân bản, trưởng bản bổ xung và sàng lọc lần cuối cùng các hoạt động trong bản kế hoạch.
-
Cuối cùng là kế hoạch phát triển thôn bản đã được xây dựng với sự tham gia, nhất trí cao của toàn dân trong thôn bản.
Buổi chiều
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 4/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP
Tổng hợp số liệu ở các cấp Trong quá trình lập kế hoạch thì khâu tổng hợp và xử lý số liệu ở cấp xã là rất quan trọng đối với toàn bộ kế hoạch đã được xây dựng nên từ thôn bản. Sau khi số liệu ở cấp thôn bản được tập hợp về bộ phận kế hoạch của xã, cán bộ kế hoạch của xã xem xét và tổng hợp theo từng biểu đối với tất cả các bản của xã đó chi tiết theo từng hạng mục. Cụ thể là: Biểu xây dựng kế hoạch cấp thôn ,bản tổ dân phố. Biểu 01: Biểu dữ liệu cơ bản ( có các biểu 01,02,03,04) Biểu 2: Kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp. Biểu 3: Kế hoạch sản xuất công nghiệp - Xây dựng . Biểu 4: kế hoạch y tế - văn hoá - giáo dục. Biểu 5: Kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng. Biểu tổng hợp kế hoạch cấp xã, phường. Biểu 1: Tổng hợp dự liệu cơ bản ( có các biểu 01,02,03,04 ) Biểu 2: Tổng hợp kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp. Biếu 3 : Tổng hợp kế hoạch sản xuất công nghiệp - xây dựng. Biểu 4 : Tổng hợp kế hoạch Y- tế văn hoá - giáo dục. Biểu 5 : Tổng hợp xây dựng kết cấu hạ tầng. Lưu ý: Khi tổng hợp số liệu, cán bộ kế hoạch phải trung thực với số liệu đã có. Tuy nhiên không máy móc cộng các số liệu của bản mà phải tiến hành phân tích cụ thể.
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 5/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch
1. Thẩm định 1.1. Mục đích của việc thẩm định Nhằm làm cho kế hoạch có tính khả thi trong điều kiện nguồn lực có thể có. Nhằm làm cho kế hoạch phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. 1.2. Nội dung của công tác thẩm định Thẩm định các chỉ tiêu tập trung vào -
Tính hợp lý của các chỉ tiêu: (Cao hay thấp).
-
Khả năng thực hiện: Có thể thực hiện được các chỉ tiêu đó không trên cơ sở các nguồn lực có thể huy động?
Ví dụ: Đối với chỉ tiêu sản lượng lương thực: Cần xem xét các vấn đề có liên quan đến sản lượng như khả áp dụng giống mới như thế nào?, khả năng tăng diện tích gieo trồng, khả năng tăng vụ, các điều kiện khác có liên quan như thuỷ lợi, kỹ thuật,... có đảm bảo cho việc tăng chỉ tiêu sản lượng lương thực không? Thẩm định các giải pháp tập trung vào -
Tính hiện thực của các giải pháp ( Nguồn vốn, nhân lực, sự hỗ trợ từ bên ngoài, tiến độ thực hiện có phù hợp không ).
Ví dụ: Đối với việc xây dựng các công trình: -
Thẩm định tính hiệu quả
-
Tính hợp lý về mặt kỹ thuật
-
Khả năng thực hiện ( Vốn, kỹ thuật ,... )
-
Khả năng tiêu thụ sản phẩm đối với những sản phẩm có tính hàng hoá
-
Huy động nội lực
1.3. Các bước thẩm định Cấp thôn bản, tổ dân phố Chỉnh sửa và họp thông qua toàn thể người dân, báo cáo gửi bản kế hoạch lên UBND Xã chậm nhất là ngày 15/8 Cấp xã ,phường: Việc thẩm định và thống nhất kế hoạch phải xong trước ngày 30/8 và báo cáo lên UBND Huyện bản kế hoạch đã tổng hợp, thẩm định.Tập trung vào: -
Đối với các chỉ tiêu: Tính hợp lý, khả năng thực hiện so với năng lực của xã, của từng thôn bản và sự hỗ trợ từ bên ngoài ( có thể có ).
-
Thứ tự ưu tiên các hoạt động đã phù hợp chưa?
-
Tiến độ thực hiện các giải pháp đã hợp lý chưa?
Cấp huyện: Việc thẩm định kế hoạch ở xã phải xong trong khoảng thời gian từ 20 - 25/9. Tập trung vào: -
Có phù hợp với định hướng, qui hoạch phát triển chung của huyện không?
-
Khả năng hỗ trợ của huyện đáp ứng những yêu cầu của xã như thế nào?
2. Phê duyệt kế hoạch Phê duyệt kế hoạch theo nguyên tắc: Cấp tỉnh phê duyệt cho cấp huyện, cấp huyện phê duyệt cho cấp xã. Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 6/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP Sau khi thẩm định kế hoạch, UBND huyện có thể yêu cầu xã chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài (huyện, tỉnh, các dự án nếu có ). Sau đó UBND huyện xem xét lại lần nữa rồi ra quyết định phê duyệt kế hoạch cho cấp xã.
3. Giao kế hoạch Cấp huyện UBND huyện tổ chức họp giao kế hoạch cho các xã, bao gồm các ngành liên quan vào cuối tháng 11 hàng năm. Nội dung giao kế hoạch ở cấp huyện: -
Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về các mặt kinh tế - xã hội
-
Các nguồn lực hỗ trợ từ huyện: vốn, vật tư, kỹ thuật,....
Cấp xã Căn cứ kế hoạch được giao tổ chức giao kế hoạch cho từng thôn bản (chậm nhất vào ngày 25/12 ). Nội dung: -
Các chỉ tiêu chủ yếu. Các nguồn lực hỗ trợ từ xã, huyện tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch tại bản.
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 7/14
Bộ tài liệu đào tạo VDP Tài liệu số.... Tổ chức đánh giá kế hoạch năm 200... và xây dựng kế hoạch năm 200...... (Thời gian 1 ngày tại bản đối với bản cũ đã làm 2-3 năm) Buổi sáng 1. Ban quản lý thôn bản và những nông dân được lựa chọn cùng với cán bộ hướng dẫn đánh giá lại từng hoạt động trong kế hoạch phát triển năm 200...: Những căn cứ để đánh giá -
Sử dụng bản kế hoạch năm 200.., những hoạt động đã thực hiện theo nhu cầu của người dân nhưng không nằm trong kế hoạch, kế hoạch hoạt động hàng tháng và sổ ghi chép của thôn bản, rà soát lại các hoạt động đã thực hiện, so sánh chỉ tiêu kế hoạch với việc thực hiện
-
Phân tích và tìm ra nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch, chưa thực hiện kế hoạch, hoặc thực hiện mà không đạt được kết quả
2. Thảo luận đưa ra những giải pháp, lựa chọn những hoạt động và dự thảo bản kế hoạch hoạt động năm 200....... Những căn cứ để xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo: -
Căn cứ vào những giải pháp vừa thảo luận ở phần đánh giá
-
Căn cứ vào nhu cầu hiện tại của người dân
-
Căn cứ vào định hướng phát triển của huyện, xã
Buổi chiều 3. Họp toàn thể dân bản -
Mời mỗi hộ gia đình ít nhất một người tham gia ( trong đó có 1/3 phụ nữ )
-
Trình bày mục đích của đợt đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản năm 200....
-
Trưởng thôn báo cáo kết quả đánh giá việc thực hiện kế haọch 200.... và dự kiến kế hoạch năm 200.....
-
Đóng góp ý kiến của dân bản.
-
Thống nhất kết quả đánh giá và kế hoạch năm tiếp theo.
-
Thống nhất thời gian gửi kế hoạch lên xã để tổng hợp.
Ghi chú: Trước khi triển khai đánh giá kế hoạch, trưởng thôn phải thoàn thành bản thu thập dữ liệu cơ bản và thống nhất lựa chọn ít nhất 10 nông dân đại diện cho các ban ngành và những nông dân am hiểu về các họat động của điạ phương tham gia.
Hướng dẫn VDP của tỉnh Sơn La 8/14