Tuyên ngôn độc lập Việt NamBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được một số người coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của Việt Nam Lễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Đệ nhị thế chiến, Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản thua quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng. Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Cách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân. Phải có dân chủ thì mới có điều kiện để quyền tự do của con người được thực hiện. Có dân chủ và tự do thì con người mới có hạnh phúc thật sự. Như vậy là độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau, không thể có cái này mà không có cái kia, mà nếu không như vậy thì chỉ là hình thức bề ngoài chứ không có nội dung thực chất. Cho nên, chỉ một tháng rưỡi sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã cảnh báo "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" (1). Đây là một nguyên lý mà những người cách mạng chân chính đều hiểu rõ. Chẳng thế mà Nelson Mandela, người anh hùng dân tộc Nam Phi đã nhắc nhở nhân dân mình: "Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới giành được quyền tự do để có tự do". Bao xương máu đổ ra để "giành được quyền tự do để có tự do", nhưng để có tự do thực sự còn phải là một quá trình chiến đấu cực kỳ cam go. Bởi lẽ, phá bỏ tuy khó, song xây dựng thì khó hơn rất nhiều. Bằng sự trải nghiệm trong một thời đoạn lịch sử đầy kịch tính hơn nửa thế kỷ qua, thế hệ những người đang sống ngày càng thấm thía điều đó. Và vì vậy càng hiểu sâu hơn tầm nhìn Hồ Chí Minh và sự nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lẽ vào thời điểm của huy hoàng thắng lợi sau ngày 30.4.1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại nền độc lập, non sông quy vào một mối, không mấy ai nghĩ rằng rồi đất nước có thể rơi vào một giai đoạn khủng hoảng! Nhưng chính trong thế nước hiểm nghèo ấy, sức sống của dân tộc lại trỗi dậy để có sự nghiệp Đổi mới, đưa đất nước bước vào một bước ngoặt mới. Và chính ở đây, một lần nữa, tầm nhìn của Hồ Chí Minh đã tỏa sáng khi Người nhìn thấu được những gì sẽ phải vượt qua với những bước ngoặt như vậy trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Người khẳng định: "đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra
những cái mới mẻ, tốt tươi" và chỉ ra đó là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Mà muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ ấy thì "cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân" (2). Hãy nhìn trở lại hành trình lịch sử Bác Hồ tìm đường cứu nước, quanh một vòng trái đất để trở về xúc động hôn lên nắm đất Tổ quốc, rồi những lời "dặn lại công việc" với Võ Nguyên Giáp khi bị bệnh nặng sợ khó qua khỏi trong một lán nhỏ ở Tân Trào, Việt Bắc: "lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (3), cho đến khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cuối cùng là Di chúc kết thúc bằng "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Bôn ba khắp năm châu bốn biển với thân phận "người mất nước" thành "người yêu nước" và "người chiến sĩ cách mạng quốc tế", Nguyễn Ái Quốc đã trở thành Hồ Chí Minh. Con người ấy hiểu rất rõ những tinh hoa cũng như những khuyết tật mà phong trào cách mạng đã trải qua, Hồ Chí Minh biết thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại hạnh phục thật sự cho nhân dân. Người hiểu rõ mục tiêu của từng chặng trên con đường dài, không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặng với cái đích ở phía chân trời. Nhờ đó, đã tránh bớt đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng "đốt cháy giai đoạn", gây hậu quả ngược lại với mục tiêu. Hồ Chí Minh hiểu dân tộc mình, nhân dân mình đang cần điều gì nhất. Nói đến điều đó, thì tất cả mọi người Việt Nam, dù bất cứ ở đâu, đang làm gì cũng đều có thể hiểu được, đều có thể chấp nhận, đều có thể đồng thuận, đều có thể nhận ra đó là mong muốn của mình. Có hiểu như vậy mới thấm thía được "điều mong muốn cuối cùng" của Bác.Thì ra điều mong muốn cuối cùng đó cũng là nội dung cơ bản nhất, tập trung nhất của Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, càng thấy nổi bật lên tính nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và sau cùng là học cho được sự nhất quán ấy để thể hiện trong hành động thực tế. Mà hành động thực tế nhất đồng thời cũng là đòi hỏi bức xúc nhất hiện nay chính là động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân trong cuộc chiến đấu khổng lồ để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. 1, 2 3
. Hồ Chí Minh toàn tập. NXB CTQG 1995, 1996 tập 4, tr.56; tập 12, tr.505 . Võ Nguyên Giáp. "Những chặng đường lịch sử". NXB Văn học Hà Nội 1977, tr.203
Nguồn: Thanh Niên Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được một số người coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của Việt NamLễ tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba ĐìnhViệt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Đệ nhị thế chiến, Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản thua quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Cách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân. Phải có dân chủ thì mới có điều kiện để quyền tự do của con người được thực hiện. Có dân chủ và tự do thì con người mới có hạnh phúc thật sự. Như vậy là độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau, không thể có cái này mà không có cái kia, mà nếu không như vậy thì chỉ là hình thức bề ngoài chứ không có nội dung thực chất. Cho nên, chỉ một tháng rưỡi sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã cảnh báo "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" (1). Đây là một nguyên lý mà những người cách mạng chân chính đều hiểu rõ. Chẳng thế mà Nelson Mandela, người anh hùng dân tộc Nam Phi đã nhắc nhở nhân dân mình: "Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới giành được quyền tự do để có tự do". Bao xương máu đổ ra để "giành được quyền tự do để có tự do", nhưng để có tự do thực sự còn phải là một quá trình chiến đấu cực kỳ cam go. Bởi lẽ, phá bỏ tuy khó, song xây dựng thì khó hơn rất nhiều. Bằng sự trải nghiệm trong một thời đoạn lịch sử đầy kịch tính hơn nửa thế kỷ qua, thế hệ những người đang sống ngày càng thấm thía điều đó. Và vì vậy càng hiểu sâu hơn tầm nhìn Hồ Chí Minh và sự nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lẽ vào thời điểm của huy hoàng thắng lợi sau ngày
30.4.1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại nền độc lập, non sông quy vào một mối, không mấy ai nghĩ rằng rồi đất nước có thể rơi vào một giai đoạn khủng hoảng! Nhưng chính trong thế nước hiểm nghèo ấy, sức sống của dân tộc lại trỗi dậy để có sự nghiệp Đổi mới, đưa đất nước bước vào một bước ngoặt mới. Và chính ở đây, một lần nữa, tầm nhìn của Hồ Chí Minh đã tỏa sáng khi Người nhìn thấu được những gì sẽ phải vượt qua với những bước ngoặt như vậy trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Người khẳng định: "đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" và chỉ ra đó là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Mà muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ ấy thì "cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân" (2). Hãy nhìn trở lại hành trình lịch sử Bác Hồ tìm đường cứu nước, quanh một vòng trái đất để trở về xúc động hôn lên nắm đất Tổ quốc, rồi những lời "dặn lại công việc" với Võ Nguyên Giáp khi bị bệnh nặng sợ khó qua khỏi trong một lán nhỏ ở Tân Trào, Việt Bắc: "lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (3), cho đến khi đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cuối cùng là Di chúc kết thúc bằng "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Bôn ba
khắp năm châu bốn biển với thân phận "người mất nước" thành "người yêu nước" và "người chiến sĩ cách mạng quốc tế", Nguyễn Ái Quốc đã trở thành Hồ Chí Minh. Con người ấy hiểu rất rõ những tinh hoa cũng như những khuyết tật mà phong trào cách mạng đã trải qua, Hồ Chí Minh biết thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại hạnh phục thật sự cho nhân dân. Người hiểu rõ mục tiêu của từng chặng trên con đường dài, không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của từng chặng với cái đích ở phía chân trời. Nhờ đó, đã tránh bớt đi những ảo tưởng duy ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng "đốt cháy giai đoạn", gây hậu quả ngược lại với mục tiêu. Hồ Chí Minh hiểu dân tộc mình, nhân dân mình đang cần điều gì nhất. Nói đến điều đó, thì tất cả mọi người Việt Nam, dù bất cứ ở đâu, đang làm gì cũng đều có thể hiểu được, đều có thể chấp nhận, đều có thể đồng thuận, đều có thể nhận ra đó là mong muốn của mình. Có hiểu như vậy mới thấm thía được "điều mong muốn cuối cùng" của Bác. Thì ra điều mong muốn cuối cùng đó cũng là nội dung cơ bản nhất, tập trung nhất của Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, càng thấy nổi bật lên tính nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và sau cùng là học cho được sự nhất quán ấy để thể hiện trong hành động thực tế. Mà hành động thực tế nhất đồng thời cũng là đòi hỏi bức xúc nhất hiện nay chính là động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân trong cuộc
chiến đấu khổng lồ để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. TuyênngônđộclậpVNHồ Chí Minh toàn tập. NXB CTQG 1995, 1996 tập 4, tr.56; tập 12, tr.505
Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống là hai dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là, bàn bạc để hiểu một cách thấu đáo cũng như vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống và bản thân.Vấn đề đạo lí có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo đức nhân cách. Vấn đề hiện tượng đời sống mang tính thời sự nóng hổi nhằm mục đich rèn luyện ý thức công dân. Đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống nhau. Phần mở bài bạn nên tìm hiểu và nói rõ nguyên nhân vì sao xuất hiện vấn đề trên và giới thiệu đề bài. Phần thân bài bạn làm lần lượt các ý sau: 1. Giải thích chi tiết và tổng quát vấn đề nghị luận. 2. Đưa dẫn chứng cụ thể đồng thời phân tích để thấy việc đúng / sai của vấn đề. Nhận đinh khái quát việc đúng / sai, hoặc nửa đúng nửa sai của vấn đề. Khi lấy dẫn chứng bạn cần có phương pháp và tránh hiện tượng lấy quá nhiều hoặc quá ít dẫn chứng. 3. Bàn bạc mở rộng vấn đề: bạn nên tìm hiểu các khía cạnh còn lại của vấn đề; lật ngược vấn đề để hiểu chắc chắn hơn và tìm hiểu tác dụng, ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân và đời sống. Phần kết bài nên nhấn mạnh lần nữa giá trị của vấn đề. •
Thứ nhất, phải xác định cái đề cho về gì, về con người, về quan hệ xã hội hay về khía cạnh khác. Sau đó, phải xác định, mình có bao nhiêu cơ sở lý luận về vấn đề đó, có bằng chứng nào để chứng minh cho lý luận của mình. Lý luận phải sắc bén, chứng minh phải đầy đủ, như vậy mới có sức thuyết phục người đọc. NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
1/Mở bài Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. 2/ Thân bài a/ Nêu thực trạng tai nạn giao thông . Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. b/ Hậu quả Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. c/ Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có . d/ Giải pháp khắc phục Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng
góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông . Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông… e/ Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn giao thông Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. 3/Kết bài Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.
Làm văn nghị luận xã hội ( 8/2/2009) Một phần tuy nhỏ nhưng cũng khá quan trọng trong một đề tập làm văn của teen là mảng nghị luận xã hội. Một số teen khá sợ và e dè với phần này vì cho rằng mình chưa thật sự nắm vững cách làm bài. Nắm bắt thông tin Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật 100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy bạn cần sự tinh tế và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Bí quyết cho bạn là hãy chăm chút đọc bào hàng ngày, tốt nhất là lướt web đọc báo mạng để có thể tiếp cận nhanh chóng với những thông tin cực hot làm tài liệu cho riêng mình. Nên ghi chép lại những chi tiết cần thiết để làm dẫn chứng, nên chọn lọc những chi tiết hay để bài văn có được những dẫn chứng thiết thực và bám sát đề. Văn phong Cách viết văn nghị luận xã hội cần sự ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải đầy đủ ý và không được khô khan. Muốn làm được điều đó bạn cần có một dàn bài cụ thể trước khi đặt bút làm bài. Nếu như có những dẫn chứng hay thì nên chen vào giữa bài làm để tránh sự nhàm chán và khô khan cho bài văn. Đừng nên viết quà dài và lan man không sát chủ đề, khi ấy bài văn của bạn rất dễ bị điểm kém. Bên cạnh đó bạn nên tận dụng cách viết sáng tạo, nó sẽ giúp bạn ăn điểm tuyệt đối đấy. Chú ý thời gian Thường thì bạn chỉ có được khỏang từ 2-3 điểm cho một bài nghị luận xã hội trong một đề văn nên cần hết sức lưu ý về thời gian. Nếu như bạn có 90 phút cho một đề văn thì chỉ nên dành 1/3 khỏang thời gian ấy để làm nghĩ lụân xã
hội. Một bài nghị luận xã hội thường không đòi hỏi bạn phải viết dài nên teen không cần phải lo lắng về câu chữ, chỉ cần bạn cú ý đến nội dụng và chọn lọc những dẫn chứng thật sắc sảo và thuyết phục, bài viết của bạn sẽ sâu hơn và dễ đi vào lòng người đọc hơn! Phân tích đề Cầm đề trên tay bạn đừng vội làm ngay, hãy dùng bút chì gạch dưới những cụm từ khóa để có thể bám sát đề trong lúc làm bài và không bị lan man ý tứ, câu chữ cũng sẽ bớt vụng hơn. Sau khi đã gạch gưới những từ khóa ấy, bạn nên giải nghĩa thật chính xác, muốn có được kỹ năng này thì bạn phải đọc và tìm hiểu từ điển Tiếng Việt. Nếu như bạn giải thích chính xác và hiểu được từ khóa thì bài làm của bạn sẽ đi đúng hướng và chất lượng bài viết sẽ tăng lên đáng kể! Rèn luyện kỹ năng Có một chuyện không phải ai cũng biết - đó là việc viết bài cộng tác cho các báo cũng khiến bạn “lên tay” thấy rõ trong lúc làm bài nghị luận xã hội! Thường xuyên tiếp cận với những thông tin chắc chắn bạn sẽ chẳng cần phải bỏ thời gian lên mạng searh thông tin đâu nhé! Quan trọng là vừa rèn luyện được kỹ năng viết vừa có chút nhuận bút bỏ túi đi ăn kem thì còn gì sướng cho bằng, đúng không nào! Hãy nhanh tay cộng tác với MTO để rèn luyện phong cách viết văn nghị luận xã hội nhé! Môn Văn không khó nếu bạn thật sự đam mê và yêu thích nó, hãy đến với nó bằng tâm hồn, lúc ấy bạn sẽ nhận được những cái bạn muốn!
NHỚ NGUỒN Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn. Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước. Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể… và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ
mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động. Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay. “Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam. ( Sưu tầm )
đề văn nghị luận. I. Nghị luận xã hội và nghị luận văn học: 1. Vai trò của văn nghị luận trong lịch sử dân tộc: Văn nghị luận đã từng tồn tại và có tác dụng vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. a. Trong giữ nước: Thể hiện: + Lòng yêu nước nồng nàn (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) + Tinh thần tự hào, tư tưởng nhân nghĩa (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi) + Ý chí tự lập, tự cường, khát vọng hoà bình và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh) Phản ánh tư tưởng yêu nước, chống xâm lăng b. Trong dựng nước: Thể hiện : + Khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn) + Tư tưởng coi trọng người hiền tài (Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba – Thân Nhân Trung soạn thảo, 1484; Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm) + Phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha ông về văn chương nghệ thuật (Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương; Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh) Phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha ta trong công cuộc xây dựng đất nước. 2. Phân loại văn nghị luận: Đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu nhìn từ đề tài, có thể chia làm 2 loại. - NLXH: Những bài văn bàn về các vấn đề XH – chính trị. - NLVH: Những bài văn bàn về vấn đề văn chương - nghệ thuật. Nhìn chung cả 2 loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, văn học,… với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. II. Các dạng đề văn nghị luận: 1. Đề nghị luận xã hội: - NL về một tư tưởng đạo lí: Thường là một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá. VD: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói của Phran-xi Ba-công:
“Tình bạn là niềm vui tăng gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa” (Những vòng tay âu yếm, NXB trẻ, 2003) - NL về một hiện tượng đời sống: Thường bát đầu nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được nhiều người quan tâm. VD: + Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh rừng vẫn tiếp tục bị cháy. + Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã trót nghiện thuốc lá? - NL về một vấn đề XH đạt ra trong tác phẩm VH: Thường là từ một tác phẩm để rút ra ý nghĩa XH nào đấy. 2. Đề nghị luận văn học: - NL về tác phẩm VH: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích. VD: Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến. - NL về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM •
• • • •
•
• •
Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, con của nhà cách mạng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (Nguyễn Khoa Hải Triều), dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (Hải Dương cũ)[cần dẫn nguồn]. Quê gốc: làng An Cựu, xã Thuỷ An, thành phố Huế[cần dẫn nguồn]. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống tại Huế. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1975)[cần dẫn nguồn]. Lúc nhỏ đi học ở quê, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1964, vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Sau giải phóng tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó bí thư thường trực tỉnh uỷ Thửa Thiên - Huế. Đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn khoá 3. Năm 1994 ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bô Văn hoá - Thông tin. Năm 1995, được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa 5[cần dẫn nguồn]. Năm 1996, được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá X), Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin[cần dẫn nguồn]. Ông đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ chống Mỹ: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc…” Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước, tiếp nối mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước. Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận - trữ tình. Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người.
Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi: Tóc mẹ thì búi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng Đất Nước có từ ngày đó… Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang theo hơi thở tâm tình của ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” thấm thía tình nghĩa thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm... Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt : Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng... Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước – con người Nhân Dân không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm : Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mối quan hệ riêng tư để hướng về với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “anh và em hôm nay” đến với “mọi người”. Vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm với những vẻ đẹp “hài hoà nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lý trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ chống Mỹ không hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại đã nghĩ về thế hệ tương lai, về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “tháng ngày mơ mộng”. Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con người. giọng thơ tâm tình thấm thía:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời. Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước. Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kỳ vĩ và giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, cuộc chiến đấu của lương tri chống lại thế lực bạo tàn. Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng./. Ngày gửi: 03/11/2008 - 23:30 VĂN- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.
Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. -Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật”. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy. Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân: - Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông - Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông - Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn - Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. - Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. - Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ. - Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt. - Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Từ năm 2001, UNICEF hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu số trẻ em chết do các tai nạn thương tích, đặc biệt là thương tích do tai nạn giao thông vì đó là nguyên nhân tử vong lớn thứ 2 ở trẻ một tuổi trở lên sau đuối nước. Ở cấp quốc gia UNICEF cùng với Bộ Y tế, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc trong Sea Games 22 vừa qua.
UNICEF cũng vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. UNICEF cũng thúc đẩy sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông. Các hoạt động sau đang được triển khai nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ: - Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em - Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy - Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. - Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. - Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông. - Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông. - Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông. Ngày gửi: 16/08/2008 - 18:25
BÀI LÀM Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, “là một trong những hương nhụy trong mát